hero_20_vn

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae


CHUYÊN ĐỀ XÊNINA
NHÓM 5:pHÁP LUẬT CẠNH TRANH

I. Cạnh tranh trong kinh doanh
Cạnh tranh trong kinh doanh là hành vi của các doanh nghiệp đối lập với nhau và là đối thủ của nhau cung ứng hàng hoá, dịch vụ, nhằm làm thoả mãn nhu cầu giống nhau với sự may rủi của mỗi bên, thể hiện qua việc lôi kéo được hay để bị mất đi một lượng khách hàng thường xuyên.
Chủ thể có thẩm quyền giải quyết vụ việc cạnh tranh bao gồm: Cơ quan quản lý cạnh tranh thuộc Bộ Công thương, Hội đồng cạnh tranh là cơ quan thuộc Chính phủ với các thành viên Hội đồng được Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm và Tòa án nhân dân.
1. Kiểm soát hành vi hạn chế cạnh tranh
Hạn chế cạnh tranh là hành vi của doanh nghiệp làm giảm, sai lệch, cản trở cạnh tranh trên thị trường.
Đối với những hành vi hạn chế cạnh tranh, pháp luật quy định về các hành vi như thế nào là hạn chế cạnh tranh, những hành vi nào bị cấm tuyệt đối và những hành vi bị cấm nhưng có những trường hợp được miễn trừ (có thời hạn và không có thời hạn) khi đạt những điều kiện nhất định.
2. Các hành vi hạn chế cạnh tranh
Các hành vi hạn chế cạnh tranh bao gồm:
• Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh.
• Lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường .
3. Xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh
Theo quy định của Luật Cạnh tranh, cạnh tranh không lành mạnh là hành vi cạnh tranh của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh trái với các chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh, gây thiệt hại hay có thể gây thiệt hại đến lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác hay người tiêu dùng. Như vậy, chủ thể của vi phạm pháp luật cạnh tranh dưới hình thức cạnh tranh không lành mạnh là cá nhân, tổ chức kinh doanh.
- Hành vi cạnh tranh chỉ bị coi là không lành mạnh nếu hành vi đó thỏa mãn các dấu hiệu sau:
• Trái với chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh.
• Gây thiệt hại hay có thể gây thiệt hại đến lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác hay người tiêu dùng.
 Theo điều 39 ,luật cạnh tranh năm 2004 có các hành vi cạnh tranh không lành mạnh sau :
• Chỉ dẫn gây nhầm lẫn;
• Xâm phạm bí mật kinh doanh;
• Ép buộc trong kinh doanh;
• Gièm pha doanh nghiệp khác;
• Gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác;
• Quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh;
• Khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh;
• Phân biệt đối xử của hiệp hội;
• Bán hàng đa cấp bất chính;

Chỉ dẫn gây nhầm lẫn là những chỉ dẫn chứa đựng thông tin gây nhầm lẫn về tên thương mại, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, bao bì, chỉ dẫn địa lý và các yếu tố khác nhằm làm sai lệch nhận thức của khách hàng về hàng hóa, dịch vụ nhằm mục đích cạnh tranh.
Ví dụ : Sản phẩm trà chanh Nestea của Nestle và trà chanh Freshtea của Công ty Thuý Hương.
Sản phẩm trà chanh Nestea hiện được ưa chuộng trên thị trường nhưng không ít khách hàng, nhất là khách hàng ở các tỉnh, bị nhầm lẫn với Freshtea của công ty Thuý Hương. Theo tài liệu của Công ty sở hữu trí tuệ Banca được công bố công khai trong cuộc hội thảo do Bộ Công thương tổ chức thì, công ty Thuý Hương (Thanh Trì, Hà Nội) đã có hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Cụ thể, Thuý Hương đã sử dụng chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn giữa Freshtea và Nestea. Sự tương tự về phần chữ: Cấu tạo, cách phát âm và tương tự cả về cách trình bày, bố cục, mầu sắc. Trông bề ngoài, nếu không để ý sẽ khó phát hiện hai gói trà chanh này là do hai công ty khác nhau sản xuất. Một số người tiêu dùng được hỏi thì cho rằng, cả Freshtea và Nestea cùng là sản phẩm của công ty Nestle, vì trông chúng rất... giống nhau! Cùng nằm trong dòng sản phẩm của công ty Nestlé, sản phẩm sữa Milo bị tới hai hãng khác cạnh tranh không lành mạnh thông qua các chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn. Sản phẩm sữa Good Cacao của Cty Mina được sản xuất với những điểm tương tự sữa Milo như:Tương tự về bao gói sản phẩm, cách thức trình bày, bố cục, mầu sắc.
Xâm phạm bí mật kinh doanh là hành vi của doanh nghiệp sử dụng các thủ đoạn khác nhau nhằm đạt được một cách bất hợp pháp bí mật kinh doanh của doanh nghiệp khác. Thường được thực hiện dưới các hình thức như:tiếp cận,thu nhập thông tin bí mật bất hợp phápVi phạm hợp đồng bảo mật hay lừa gạt,Sử dụng cách chống lại các biện pháp bảo mật của cơ quan nhà nước.
Ví dụ: Một doanh nghiệp tư nhân có bí quyết về bào chế dược liệu, nhờ đó sản phẩm bán chạy trên thị trường.
Đối thủ cạnh tranh tìm cách lôi kéo nhân viên chủ chốt của doanh nghiệp này về làm việc cho mình bằng cách hứa hẹn trả lương cao. Khi tuyển dụng được người nhân viên, đối thủ cạnh tranh đã thông qua người này nắm được bí quyết và ứng dụng sản xuất sản phẩm cạnh tranh trên thị trường, gây thiệt hại cho chủ sở hữu bí mật kinh doanh. Trong vụ việc này, mặc dù hành động tiết lộ thông tin là của cá nhân người nhân viên chuyển việc, nhưng việc làm của đối thủ cạnh tranh vẫn cấu thành một hành vi cạnh tranh không lành mạnh.
Ép buộc trong kinh doanh là hành vi của doanh nghiệp cưỡng ép hay đe dọa
khách hàng hay đối tác kinh doanh của doanh nghiệp khác để buộc họ không giao
dịch hay ngừng giao dịch với doanh nghiệp đó.
Ví dụ: Khi đưa sản phẩm mới ra thị trường, danh nghiệp A yêu cầu các nhân viên của minh ngừng sử dụng sản phẩm cùng loại của các doanh nghiệp khác để “ủng hộ” sản phẩm của doanh nghiệp và coi đây là tiêu chí đánh giá thi đua, khen thưởng, bổ nhiệm cán bộ trong doanh nghiệp.
Nhân viên của một doanh nghiệp hoàn toàn có quyền là khách hàng, sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp khác theo nhu cầu riêng của họ. Do đó, hành vi của doanh nghiệp A nói trên bị coi là ép buộc trong kinh doanh, vi phạm quy định của Luật Cạnh tranh.
 Gièm pha doanh nghiệp khác là hành vi của doanh nghiệp trực tiếp hay gián tiếp đưa ra những thông tin không trung thực gây ảnh hưởng xấu đến uy tín, tình trạng tài chính và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác.
Ví dụ: Trên các phương tiện thông tin đại chúng hiện nay xuất hiện nhiều trường hợp doanh nghiệp quảng cáo sản phẩm của mình, đồng thời đưa ra thông báo đối với người tiêu dùng rằng sản phẩm cạnh tranh là hàng giả, hàng kém chất lượng, mặc dù không có căn cứ chứng minh đầy đủ. Những việc làm này có thể bị coi
là hành vi Gièm pha doanh nghiệp khác, vi phạm pháp luật cạnh tranh.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

bibi221194

New Member
Re: [Free] Xênina - Pháp luật cạnh tranh

Bạn ơi cho mình xin link tải dc không hihi^^
 

daigai

Well-Known Member
link mới cập nhật, mời các bạn xem lại bài đầu để tải
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Tìm hiểu về bộ chứng từ trong thanh toán xuất nhập khẩu thực trạng và các giải pháp hoàn thiện tại Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Một số biện pháp đổi mới phương pháp tổ chức để nâng cao hiệu quả Hoạt động giáo dục ngoài giờ Luận văn Sư phạm 0
D Bằng chứng kiểm toán và các phương pháp thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán BCTC Kế toán & Kiểm toán 0
D So sánh kết quả điều trị sốt xuất huyết độ iii ở trẻ dư cân béo phì bằng hai phương pháp truyền dịch Y dược 0
D Quyền an tử và vấn đề hợp pháp hóa an tử ở Việt Nam Luận văn Luật 0
D Giải pháp nâng cao chất lượng thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Vietinbank Luận văn Kinh tế 0
A Đánh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp quản lý chất thải rắn tại thành phố đông hà tỉnh Quảng trị Khoa học Tự nhiên 0
D Nguyên tắc quyền yêu cầu tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong tố tụng dân sự Luận văn Luật 0
D Biện pháp phát triển kỹ năng tiền học đường cho trẻ 5 – 6 tuổi Luận văn Sư phạm 0
D Phương pháp điều khiển trực tiếp momen đối với hệ truyền động biến tần động cơ đồng bộ kích thích vĩnh cửu Khoa học kỹ thuật 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top