langthangvn33

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae

MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: NHỮNG ĐỀ PHÁP LÝ CHUNG VỀ THUẾ NHẬP KHẨU. 3
I. Khái quát chung về thuế nhập khẩu. 3
1. Khái niệm và vai trò của thuế nhập khẩu. 3
2. Tác động của thuế nhập khẩu đối với nền kinh tế quốc dân. 6
II. Pháp luật Việt Nam về thuế nhập khẩu. 7
1. Sự cần thiết phải ban hành Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. 7
2. Những điểm khác biệt về thuế nhập khẩu trong Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu 2005 so với Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu 1998. 9
3. Nội dung pháp luật thuế nhập khẩu. 13
III. Những cam kết quốc tế của Việt Nam về thuế nhập khẩu. 22
1. Cam kết của Việt Nam về thuế nhập khẩu trong khuôn khổ hiệp định thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung (CEPT). 22
2. Cam kết của Việt Nam về thuế nhập khẩu trong khuôn khổ Hiệp định Thương mại-Việt Nam Hoa Kỳ. 25
3. Cam kết của Việt Nam về thuế nhập khẩu trong khuôn khổ WTO. 27
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ THUẾ NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY TNHH IPC 30
I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH IPC. 30
1. Quá trình hình thành và phát triển 30
2. Chức năng, nhiệm vụ. 31
3. Cơ cấu tổ chức. 32
4. Các nguồn lực của công ty. 35
4.1. Vốn. 35
4.2. Công nghệ: 36
4.3. Lao động. 38
5. Những kết quả đạt được và phương hướng trong thời gian tới. 40
5.1 . Những kết quả đạt được. 40
5.2. Phương hướng hoạt động trong thời gian tới. 46
II. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NGHĨA VỤ NỘP THUẾ NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY 47
1. Thực thi pháp luật thuế nhập khẩu ở Việt Nam. 47
1.1. Vấn đề áp dụng pháp luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. 47
1.2. Vấn đề thực hiện các cam kết. 50
2. Thực trạng thực hiện pháp luật thuế nhập khẩu tại công ty 55
2.1. Nghiệp vụ nhập khẩu thép tại công ty TNHH IPC. 55
2.2. Danh mục các mặt hàng chịu thuế nhập khẩu của công ty. 60
2.3. Vấn đề kê khai thuế nhập khẩu. 62
2.4. Vấn đề xác định giá tính thuế tại công ty. 63
2.5. Về thuế suất thuế nhập khẩu của một số mặt hang chủ yếu của công ty. 65
2.6. Vấn đề miễn, hoàn thuế nhập khẩu. 65
2.7. Tình hình nộp thuế nhập khẩu tại công ty TNHH IPC. 66
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT THUẾ NHẬP KHẨU 69
I. Những bất cập trong pháp luật thuế nhập khẩu và thực thi pháp luật thuế nhập khẩu 69
1. Những bất cập từ phía Nhà nước. 69
2. Phía công ty TNHH IPC 76
II. Giải pháp đối với công ty TNHH IPC. 78
1. Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực. 79
2. Giải pháp về huy động vốn. 79
3. Giải pháp về hoạt động thị trường. 80
4. Giải pháp vận dụng chính sách giá linh hoạt. 80
5. Giải pháp về tìm kiếm thị trường xuất khẩu. 81
6. Giải pháp vận động hành lang trong thương mại quốc tế (lobby). 81
7. Giải pháp tăng cường hợp tác giữa doanh nghiệp với cơ quan hải quan và cộng đồng doanh nghiệp. 83
8. Giải pháp nhằm tránh các vụ kiện thương mại. 83
III. Kiến nghị đối với cơ quan hải quan. 84
1. Tổ chức bộ máy cán bộ thu thuế nhập khẩu. 84
2. Hiện đại hoá ngành hải quan trước yêu cầu hội nhập. 85
3. Tăng cường kiểm tra, kiểm soát. 85
IV. Một số kiến nghị với nhà nước nhằm hoàn thiện pháp luật thuế nhập khẩu. 86
1. Kinh nghiệm quốc tế về hoàn thiện pháp luật thuế nhập khẩu. 86
2. Một số kiến nghị với nhà nước nhằm hoàn thiện pháp luật thuế nhập khẩu. 89
KẾT LUẬN 101
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 102


Bước sang năm 2006, công ty IPC đã bắt đầu xúc tiến xuất khẩu thép ra thị trường nước ngoài, cụ thể là thị trường Mỹ, Việc xuất khẩu sản phẩm của mình ra thị trường nước ngoài là một định hướng quan trọng của IPC.
Ngoài ra, vấn đề đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cũng là một định hướng trong thời gian tới. Theo đó, mỗi nhóm nhân viên sẽ chuyên về một mảng thị trường hay nhóm sản phẩm, nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh và hoàn thành tốt kế hoạch đặt ra.
II. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NGHĨA VỤ NỘP THUẾ NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY
1. Thực thi pháp luật thuế nhập khẩu ở Việt Nam.
1.1. Vấn đề áp dụng pháp luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
Từ 1/1/2006, khi thực hiện Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật hải quan, thủ tục kê khai thuế, nộp thuế đã được cải tiến, chuyển từ việc ấn định số thuế phải nộp theo thông báo thuế sang cơ chế đối tượng nộp thuế tự kê khai, tự nộp thuế vào ngân sách nhà nước, cơ quan hải quan chịu trách nhiệm thực hiện chế độ kiểm tra việc chấp hành nghĩa vụ thuế.
Các thủ tục về thuế nhập khẩu đã từng bước được đơn giản, tạo điều kiện thuận lợi cho cơ sở kinh doanh, ý thức tuân thủ pháp luật thuế nói chung và thuế nhập khẩu nói riêng ngày càng được nâng cao. Năm 2006, với tổng số 1.315 cuộc đối thoại về thuế với doanh nghiệp, 4.499 lượt bài viết về thuế đăng tải trên các báo, tạp chí, 30.484 buổi phát thanh, 3.744 buổi truyền hình, 823.628 ấn phẩm tuyên truyền, 92.092 lượt tố chức, cá nhân được tập huấn về chính sách thuế, v.v… đã góp phần nâng cao ý thức và trách nhiệm của cán bộ thuế, của đối tượng nộp thuế, tạo điều kiện để họ thực hiện nghĩa vụ của mình.
Ngay từ khi bắt đầu chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường (1986), thực hiện mở cửa hội nhập và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, cùng với việc cải cách chính sách thuế Việt Nam nói chung (1990) đến nay, chính sách thuế nhập khẩu luôn được quan tâm xây dựng và hoàn thiện cho phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế đất nước từng thời kỳ. Chính vì thế, thuế nhập khẩu đã góp phần to lớn trong việc đảm bảo nguồn thu ngân sách, bảo hộ và tạo điệu kiện cần thiết cho một số ngành công nghiệp non trẻ như: Sắt thép, xi măng, điện tử, hoá chất, v.v…. có cơ hội đứng vững và từng bước chiếm lĩnh thị trường trước hàng nhập khẩu.
Theo thống kê của cơ quan hải quan, bình quân có khoảng 70% kim ngạch nhập khẩu áp dụng thuế suất ưu đãi, 27% áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt và 3% áp dụng thuế suất thông thường.
Vừa qua, Ngân hàng thế giới (WB) và Tổ chức Tài chính quốc tế (IFC) công bố Báo cáo môi trường kinh doanh năm 2007. Báo cáo này được WB và IFC nghiên cứu, điều tra và đưa ra công bố dựa trên 10 chỉ số đánh giá: Thành lập doanh nghiệp, cấp giấy phép, tuyển dụng và sa thải lao động, đăng ký tài sản, vay vốn, bảo vệ nhà đầu tư, thương mại quốc tế, đóng thuế, thực thi hợp đồng, giải thể doanh nghiệp. Theo đó, Việt Nam xếp hạng 104 trên tổng số 175 nền kinh tế thế giới, so với năm trước thì vị trí của Việt Nam đã bị sụt giảm 6 bậc. Về nộp thuế, khảo sát cho thấy, các doanh nghiệp Việt Nam phải thanh toán thuế 32 lần/năm, mất 1050h để thực hiện việc này và chịu 41.6% chi phí tổng lợi nhuận để đóng thuế. Việt Nam xếp 120/175 quốc gia về sự thuận lợi trong đóng thuế, đứng sau cả Thái Lan, Singapore, Malaysia, Campuchia, Philippines,.......
Các nội dung về quản lý thuế nhập khẩu đã được quy định trong các văn bản pháp luật thuế nhập khẩu tạo có sở pháp lý cho việc thực thi pháp luật trong thực tiễn. Điều này được thể hiện:
- Thủ tục hành chính thuế nhập khẩu đã từng bước được cải tiến. Các thủ tục về thuế nhập khẩu đã đơn giản hơn, thời gian giải quyết các công việc nhanh chóng hơn. Các cơ sở kinh doanh tự xác định các điều kiện ưu đãi, mức thuế suất ưu đãi, điều kiện miễn giảm thuế mà theo quy định của các văn bản pháp luật và thông báo cho cơ quan thuế biết mà không cần làm thủ tục xin miễn giảm thuế nhập khẩu.
- Cơ chế quản lý thuế nhập khẩu ngày càng được hoàn thiện phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế, phù hợp với trình độ quản lý của cơ quan thuế và hải quan, của cán bộ thuế và hải quan. Đó là cơ chế người nộp thuế tự tính, tự kê khai, và tự nộp thuế theo thông báo. Việc kiểm tra hàng hoá nhập khẩu được phân loại theo mức độ tín nhiệm, có trường hợp không cần kiểm tra, có trường hợp phái kiểm tra mẫu, có trường hợp phải kiểm tra 100%.
- Xây dựng các quy trình quản lý thuế nhập khẩu: Đó là quy trình thủ tục hải quan đối với hàng nhập khẩu theo Quyết định số 928/QĐ-TCHQ của Tổng cục hải quan-Bộ Tài chính; Quy trình kiểm tra xác định giá tính thuế nhập khẩu theo Quyết định số 640/QĐ-TCHQ của Tổng trưởng Tổng cục hải quan ban hành và Công văn số 2417/TCHQ-KTTT của Tổng cục hải quan-Bộ Tài chính hướng dẫn một số điểm của quy trình kiểm tra giá tính thuế.
1.2. Vấn đề thực hiện các cam kết.
1.2.1. Tình hình thực hiện CEPT/AFTA.
- Năm 1996, là năm đầu tiên Việt Nam thực hiện cắt giảm thuế theo chương trình CEPT, theo Nghị định số 91/CP ngày 18/12/1995 của Chính phủ, 875 mặt hàng đã được đưa vào danh mục mặt hàng tham gia CEPT của Việt Nam. Danh mục này đã có thuế suất thông thường 0-5% hay nhỏ hơn 20%. Đây mới chỉ là bước đưa các mặt hàng vào thực hiện CEPT chứ chưa thực hiện cắt giảm thuế trên thực tế.
- Năm 1998, chương trình CEPT của Việt Nam được thực hiện theo Nghị định số 15/1998/ NĐ-CP ngày 12/3/1998 của chính phủ. Danh mục CEPT 1998, gồm: 1733 mặt hàng, trong đó có 1496 mặt hàng đã được vào từ năm 1996-1997 và 137 mặt hàng mới. Do đó, việc tách mã số của một số mặt hàng được thực hiện trong năm 1998, tổng số mặt hàng của danh mục này được nâng lên 1719, chiếm 1/2 toàn bộ biểu thuế nhập khẩu của Việt Nam.
- Năm 1999, Danh mục hàng hoá của Việt Nam thực hiện CEPT năm 1999 được ban hành kèm theo Nghị định số 14/1999/NĐ-CP ngày 23/3/1999 của chính phủ. Danh mục CEPT 1999 gồm 3591 mặt hàng, tăng 1949 mặt hàng bao gồm cả các mặt hàng được chuyển từ danh mục TEL theo quy định và những mặt hàng tăng lên do việc chi tiết hoá một số mặt hàng trong biểu thuế nhập khẩu vừa qua.
- Năm 2000, Danh mục hàng hoá của Việt Nam thực hiện CEPT năm 2000 được ban hành kèm theo Nghị định số 9/2000/NĐ-CP ngày 21/3/2000 của chính phủ. Danh mục CEPT năm 2000 gồm 4234 mặt hàng trong đó co 3591 mặt hàng đã được thực hiện CEPT từ năm 1999 trở về trước và 643 mặt hàng mới chuyển từ danh mục TEL sang danh mục IL để thực hiện CEPT.
- Tính đến 5/2/2002, Việt Nam thực hiện cắt giảm 5500 mặt hàng, đạt gần 90% tổng các mặt hàng Việt Nam cam kết, trong số này có 2/3 mặt hàng có thuế suất 0-5%.
- Năm 2003, được xem là một năm sự kiện với tiến trình hội nhập AFTA của Việt Nam vì: đã đưa 750 mặt hàng còn lại vào danh mục cắt giảm thuế theo AFTA, đưa các mặt hàng có mức bảo hộ cao, thuế s...

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

ntabk001

New Member
Re: [Free] Chuyên đề Thực trạng áp dụng pháp luật thuế nhập khẩu tại công ty TNHH IPC

Thanks admin share tài liệu nhé
 

tctuvan

New Member
Re: [Free] Thực trạng áp dụng pháp luật thuế nhập khẩu tại công ty TNHH IPC

link mới cập nhật, mời các bạn xem lại bài đầu để tải
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Các phương tiện thanh toán quốc tế và đánh giá thực trạng áp dụng ở Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng và đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng thi công công trình xây dựng, áp dụng cho dự án đầu tư xây dựng bệnh viện sản nhi Quảng Ninh Y dược 0
D Thực trạng áp dụng 5S tại các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hà Khoa học kỹ thuật 0
D Áp dụng 5S tại các doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa ở Việt Nam - Thực trạng và khuyến nghị Khoa học kỹ thuật 0
D Thực Trạng Áp Dụng Hệ Thống 5S Và Giải Pháp Hoàn Thiện Tạo Môi Trường Làm Việc Hiệu Quả Tại Công Ty Khoa học Tự nhiên 0
C Pháp luật Quốc tế và Luật Việt Nam quy định Hoạt động nhập khẩu, thực trạng áp dụng tại Công ty Cổ P Luận văn Kinh tế 0
L Thực trạng áp dụng hình thức trả lương trong một số doanh nghiệp hiện nay Luận văn Kinh tế 0
A Kinh nghiệm một số nước và thực trạng áp dụng chế độ tỷ giá ở Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
N Thực trạng áp dụng chính sách thương mại nội địa và quốc tế của Indonesia Luận văn Kinh tế 2
D Đánh giá về thực trạng áp dụng pháp luật nước ngoài tại Việt Nam Luận văn Luật 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top