chjp01

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Tiểu thuyết viết về nông thôn trong văn học Việt Nam sau năm 1986 (Qua Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường, Ma làng của Trịnh Thanh Phong, Dòng sông mía của Đào Thắng)
Miêu tả:Luận văn ThS. Văn học Việt Nam -- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2013
Nghiên cứu những vấn đề về nội dung và nghệ thuật trong ba tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma (Nguyễn Khắc Trường), Ma làng (Trịnh Thanh Phong), Dòng sông mía (Đào Thắng). Tuy thời điểm sáng tác của mỗi tác giả không trùng lặp, nhưng tác phẩm của họ lại gặp nhau ở ý tưởng tái hiện lại gương mặt nông thôn một thời đã qua với những cái “có thật”. Qua đó thế hệ sau có thể biết thêm về làng quê xưa và nay có đặc điểm gì đã biến chuyển, có đặc trưng gì vẫn bảo tồn bền vững trở thành hồn cốt của nông thôn Việt Nam

3. Mục đích nghiên cứu...........................................................................................15
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu......................................................................16
5. Phƣơng pháp nghiên cứu....................................................................................16
6. Cấu trúc đề tài .....................................................................................................17
CHƢƠNG 1: TIỂU THUYẾT VIẾT VỀ NÔNG THÔN TRONG BỐI CẢNH
VĂN HỌC THỜI KÌ ĐỔI MỚI VÀ SỰ XUẤT HIỆN CỦA NGUYỄN KHẮC
TRƢỜNG, TRỊNH THANH PHONG, ĐÀO THẮNG........................................18
1.1 Đề tài nông thôn trong văn xuôi Việt Nam hiện đại ......................................18
1.1.1 Văn xuôi viết về nông thôn trước đổi mới (1986)..........................................18
1.1.2 Tiểu thuyết viết về nông thôn sau đổi mới (1986)..........................................21
1.2 Sự xuất hiện của Nguyễn Khắc Trƣờng, Trịnh Thanh Phong và Đào Thắng
trong dòng chảy của tiểu thuyết Việt Nam đƣơng đại.........................................27
1.2.1 Vài nét về sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Khắc Trường.............................27
1.2.2 Vài nét về sáng tác của Trịnh Thanh Phong.................................................28
1.2.3 Vài nét về sáng tác của Đào Thắng................................................................29
Chƣơng 2: HIỆN THỰC NÔNG THÔN VÀ CÁC KIỂU NHÂN VẬT TRONG
MẢNH ĐẤT LẮM NGƯỜI NHIỀU MA, MA LÀNG VÀ DÒNG SÔNG MÍA....31
2.1 Bức tranh hiện thực cuộc sống nông thôn ......................................................31
2.1.1 Hiện thực nông thôn thời kì tiền đổi mới.......................................................31
2.1.2 Vấn đề tàn dư của cái cách ruộng đất ...........................................................39
2.1.3 Hiện thực đời sống tâm linh và đời sống tính dục trong ba tiểu thuyết .......44
3.2 Các kiểu nhân vật trong ba tiểu thuyết...........................................................55
3.2.1 Nhân vật tha hóa .............................................................................................55 3.2.2 Nhân vật ki kịch ..............................................................................................64
3.2.3 Nhân vật vượt lên trên hoàn cảnh số phận....................................................70
Chƣơng 3: TIỂU THUYẾT VIẾT VỀ NÔNG THÔN NHÌN TỪ GÓC ĐỘ
PHƢƠNG THỨC BIỂU HIỆN ..............................................................................78
3.1 Nghệ thuật khắc họa nhân vật .........................................................................78
3.1.1 Xây dựng những chi tiết ngoại hình ..............................................................79
3.1.2 Khắc họa nội tâm nhân vật.............................................................................85
3.2 Đặc điểm ngôn ngữ............................................................................................89
3.2.1 Ngôn ngữ của người kể chuyện .....................................................................90
3.2.2 Ngôn ngữ nhân vật .........................................................................................93
3.3 Kết cấu................................................................................................................98
3.3.1 Kết cấu lồng ghép............................................................................................98
3.3.2. Kết cấu buông lửng để ngỏ ..........................................................................103
KẾT LUẬN ............................................................................................................107
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................109 PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong lịch sử văn học Việt Nam, đề tài nông thôn luôn có sức hấp dẫn đặc
biệt và là mảng hiện thực ghi danh nhiều tác giả, tác phẩm tiêu biểu. Mỗi thời kì tùy
theo hoàn cảnh lịch sử, văn hóa, xã hội mà nông thôn được tiếp cận dưới những góc
độ khác nhau. Trong dòng văn học hiện thực phê phán những năm 1930 – 1945,
nông thôn hiện lên với cái đói, cái nghèo, tối tăm, lạc hậu. Sau Cách mạng Tháng
Tám đến năm 1975, đề tài nông thôn được khai thác với cảm hứng ngợi ca những
mặt tích cực, tốt đẹp của cuộc sống. Sau năm 1975, đặc biệt là sau Đại hội Đảng VI
(1986) với tinh thần tự do dân chủ, nhìn thẳng vào sự thật, phát huy nhân tố con
người đã mang đến cho văn chương một luồng sinh khí mới. Các nhà văn đã mạnh
dạn bày tỏ tư tưởng, quan điểm nghệ thuật của mình về hiện thực. Dưới cái nhìn thế
sự, vấn đề người nông dân cũng được mổ xẻ, soi chiếu dưới nhiều góc độ. Chưa bao
giờ cuộc sống riêng tư, số phận con người lại được chú ý đến vậy. Thêm vào đó,
việc các phương tiện thông tin truyền hình của Việt Nam công chiếu hàng loạt
những bộ phim dài tập về đề tài nông thôn như: “Chuyện làng Nhô”, “Đất và
người”, “Ma làng”, “Gió làng Kình” … đã đưa hình ảnh nông thôn thời kì đổi mới
trở nên quen thuộc và hấp dẫn với người xem.
Trong hàng loạt những tác phẩm văn xuôi viết từ sau đổi mới về đề tài nông
thôn Việt Nam Mảnh đất lắm người nhiều ma (Nguyễn Khắc Trường), Ma làng
(Trịnh Thanh Phong), Dòng sông mía (Đào Thắng) là những tác phẩm tiêu biểu, đặc
sắc. Giá trị nội dung và nghệ thuật của ba tiểu thuyết này được khẳng định bằng
việc nhận giải thưởng của Hội nhà văn (Mảnh đất lắm người nhiều ma, Dòng sông
mía) và được chuyển thể thành phim (Ma làng, Mảnh đất lắm người nhiều ma) làm
lay động bao trái tim độc giả, khán giả.
Xuất phát từ lòng yêu thích, muốn tìm hiểu về cuộc sống của con người cũng
như hình ảnh về nông thôn trong những năm sau đổi mới, đồng thời cũng mong
muốn bổ sung thêm kiến thức, giúp ích cho việc học tập, nghiên cứu sau này, chúng tui quyết định chọn đề tài “ Tiểu thuyết viết về nông thôn trong văn học Việt Nam
sau năm 1986 (Qua Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường, Ma
làng của Trịnh Thanh Phong, Dòng sông mía của Đào Thắng” cho luận văn cao
học của mình. Chúng tui hi vọng đề tài được lựa chọn sẽ góp một tiếng nói nhỏ vào
định hướng chung của nền văn hóa nghệ thuật nước nhà, thêm một sự đồng thuận
trong thái độ của cộng đồng với vấn đề nông thôn Việt Nam.
2.Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Sau Đại hội Đảng VI (1986) văn học Việt Nam đã có một bước chuyển mình
rất lớn lao trên tất cả các thể loại, đặc biệt là thể loại tiểu thuyết. Sự nở rộ của tiểu
thuyết thời kì đổi mới, đặc biệt là các tiểu thuyết về nông thôn được coi như một
thành tựu của văn học thời kì này đã thu hút các nhà nghiên cứu quan tâm, chú ý.
Trong quá trình tìm hiểu các tư liệu liên quan đế đề tài, chúng tui có được
một số tư liệu có thể tạm phân ra một số vấn đề chính sau đây:
2.1 Những ý kiến chung về sự chuyển biến của văn xuôi viết về nông thôn
Sau khi Đảng phát động cuộc đổi mới, văn học nói chung và văn xuôi viết về
nông thôn nói riêng có bước chuyển biến căn bản. Nhờ không khí dân chủ của xã
hội, chưa bao giờ tác phẩm văn xuôi lại xuất hiện nhiều và đa dạng như thời kì này.
Giới nghiên cứu, phê bình cũng được rộng đường dư luận hơn trước nên số lượng
bài viết rất phong phú. Hầu hết các bài viết đều đề cập đến những khía cạnh khác
nhau của đời sống nông thôn trước và sau đổi mới, và thống nhất ghi nhận sau Đại
hội Đảng VI (1986), văn xuôi viết về nông thôn đã có sự thay đổi đáng kể. Tác giả
Trần Cương trong bài Văn xuôi viết về nông thôn nửa sau những năm 80 [12] đã
nhận thấy có hai sự chuyển biến của văn xuôi viết về nông thôn nửa sau những năm
80 so với những năm trước đó, đó là: Sự chuyển biến trong chủ đề và sự chuyển
biến trong phạm vi bao quát hiện thực. Ở bài viết này, khi nói về chuyển biến trong
chủ đề Trần Cương đã đánh giá “ dường như lần đầu tiên xuất hiện hai chủ đề thuộc
về con người mà trước kia chưa có đó là sản phẩm con người và hạnh phúc cá

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top