goodnight_8x

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae
Luận văn ThS. Quốc tế học --Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2009
Khái quát về lịch sử eo biển Đài Loan, một số vấn đề quan hệ hai bờ gần đây, và sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của Trung Quốc và Đài Loan. Phân tích, làm rõ chính sách đối ngoại của Trung Quốc có liên quan đến vấn đề Đài Loan, chính sách đối ngoại của Trung Quốc với Mỹ, Nhật Bản, ASEAN có liên quan đến vấn đề Đài Loan. Đưa ra một số dự báo, nhận xét về vấn đề Đài Loan trong quan hệ quốc tế, trong đó có dự báo các khả năng xảy ra ở eo biển Đài Loan; kinh nghiệm của các nước trong quan hệ với Trung Quốc và Đài Loan và sự tác động của vấn đề Đài Loan trong quan hệ giữa Việt Nam -Trung Quốc. Đề xuất một số giải pháp chủ yếu cho Việt Nam trong quan hệ với Trung Quốc và Đài Loan, đồng thời nhằm đẩy mạnh quan hệ chiến lược Việt Nam - Trung Quốc, và duy trì mối quan hệ kinh tế và văn hóa với Đài Loan trong thời gian tới
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Vấn đề Đài Loan là vấn đề phức tạp, có tác động không nhỏ đến chính
sách đối nội và đối ngoại của Trung Quốc, đặc biệt là từ khi Trung Quốc tiến
hành cải cách đến nay. Trung Quốc luôn xác định Đài Loan là một tỉnh của
Trung Quốc nên đặt ra mục tiêu chiến lược là thống nhất Đài Loan vào Đại
lục, kể cả bằng biện pháp vũ lực (mặc dù chính sách này đã có sự điều chỉnh
nhất định sau Đại hội XVII, Đảng Cộng sản Trung Quốc).
Từ khi thực hiện chính sách cải cách, mở cửa, Trung Quốc đề ra chủ
trương tập trung phát triển kinh tế, củng cố vị thế quốc tế. Trung Quốc đã tiến
hành điều chỉnh chính sách đối ngoại, trong đó có một số điều chỉnh liên quan
đến vấn đề Đài Loan nhằm tranh thủ sự ủng hộ của các nước, tạo môi trường
hoà bình, ổn định phục vụ cho công cuộc củng cố sức mạnh quốc gia và vị thế
của Trung Quốc trên trường quốc tế.
Nguyên tắc trong chính sách đối ngoại liên quan đến Đài Loan của
Trung Quốc là: các nước phải công nhận nguyên tắc "một nước Trung Hoa",
không quan hệ chính thức với Đài Loan, không ủng hộ Đài Loan "độc lập"
dưới mọi hình thức. Trung Quốc đẩy mạnh phát triển quan hệ với các nước,
đặc biệt là Mỹ và các nước Đông Nam Á, nhằm cô lập Đài Loan, từng bước
thống nhất Đài Loan.
Ngược lại, do vị trí địa chiến lược quan trọng của Đài Loan nên Mỹ và
một số nước khác luôn lợi dụng Đài Loan làm con bài để kiềm chế Trung
Quốc khiến mối quan hệ của các nước này với Trung Quốc luôn diễn biến
phức tạp, tác động đến tình hình an ninh, ổn định ở khu vực và thế giới.
Trong khi đó, Đài Loan là một nền kinh tế tương đối phát triển, có quan
hệ kinh tế với nhiều nước và tổ chức trên thế giới, đặc biệt là quan hệ thương mại, đầu tư. Đài Loan sử dụng ưu thế về kinh tế, quan hệ thương mại và đầu
tư để duy trì quan hệ với các nước, đôi khi đặt điều kiện trong quan hệ kinh tế
song phương vì mục đích chính trị.
Quan hệ kinh tế, văn hoá giữa Đài Loan và Việt Nam thời gian gần đây
có những bước phát triẻn mạnh mẽ, đặc biệt, Đài Loan là một trong những đối
tác thương mại, đầu tư hàng đầu của Việt Nam. Quan hệ thương mại, đầu tư,
giao lưu văn hoá giữa hai bên đã và đang đem lại lợi ích cho cả Đài Loan và
Việt Nam và không vi phạm nguyên tắc “một nước Trung Hoa” mà Việt Nam
đã cam kết. Mặc dù quan hệ Việt Nam và Đài Loan chỉ mang tính kinh tế, văn
hoá thuần tuý nhưng Trung Quốc vẫn tỏ ra không hài lòng, đôi khi còn gây
sức ép với Việt Nam trong quan hệ với Đài Loan. Điều này đã và đang đặt ra
nhiều vấn đề trong xử lý các vấn đề nhạy cảm liên quan đến quan hệ song
phương với Trung Quốc và cả Đài Loan của Việt Nam.
Để có cách ứng xử hợp lý nhằm vừa duy trì quan hệ hữu nghị truyền
thống với Trung Quốc, vừa thúc đẩy quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư và
văn hoá với Đài Loan, việc nghiên cứu đề tài "Vấn đề Đài Loan trong chính
sách đối ngoại của Trung Quốc thời kỳ mở cửa" có ý nghĩa khoa học và thực
tiễn sâu sắc.
Đề tài giúp đưa ra một số đánh giá chính sách đối ngoại của Trung
Quốc có liên quan đến vấn đề Đài Loan với Mỹ, Nhật Bản, ASEAN, trong đó
có Việt Nam, xu thế chính sách đối ngoại của Trung Quốc, tác động tới quan
hệ đối ngoại của các nước, từ đó rút ra kinh nghiệm và đề xuất cách xử lý
những vấn đề nảy sinh trong quan hệ giữa Việt Nam với Trung Quốc và Đài
Loan.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Vấn đề Đài Loan đã tồn tại và kéo dài hơn 60 năm nay do đó đã có rất
nhiều công trình nghiên cứu và các bài viết của các học giả thế giới bàn luận về
vấn đề này. Ở nước ngoài, có nhiều công trình nghiên cứu rất lớn như tác phẩm
"Đại Đài Loan phòng ngự" của Trần Phúc Thành do Nhà xuất bản Kim Đài
Loan phát hành năm 1995, trong đó chủ yếu tập trung bàn về chiến lược phòng
ngự của Đài Loan.
Đặc biệt, trong phần mềm Ancata cập nhật hàng năm của Microsoft, các
học giả quốc tế đã có một dữ liệu tương đối đầy đủ về vấn đề Đài Loan, nêu chi
tiết lịch sử vấn đề Đài Loan từ những năm 1940. Tuy nhiên, trong dữ liệu
Ancata chỉ cập nhật các sự kiện là chính và trong phần sự kiện thì chỉ cập nhật
đến những năm cuối thế kỷ XX.
Ngoài ra, phần lớn các công trình nghiên cứu và sách xuất bản không đề
cập riêng đến vấn đề Đài Loan mà được lồng ghép trong các vấn đề lớn hơn.
Trong ấn phẩm: "Chiều hướng kinh tế - chính trị Trung Quốc lúc chuyển giao
thế kỷ", của Trình Hiểu Nông (học giả Đài Loan) xuất bản năm 1999, tác giả đã
đề cập một phần rất lớn đến quan hệ hai bờ eo biển Đài Loan. Tác giả đã đưa ra
những nhận định, phân tích các khía cạnh cụ thể của Đại hội XV Đảng Cộng sản
Trung Quốc có liên quan đến quan hệ hai bờ. Tác phẩm này cũng đã làm rõ các
mối quan hệ hai bờ vào cuối thế kỷ XX, những vấn đề tồn tại trong quan hệ hai
bờ và triển vọng quan hệ hai bờ trong những năm đầu của thế kỷ XXI.
Trong ấn phẩm: "Trung Quốc trước thách thức thế kỷ XXI" của Lưu Kim
Hâm (học giả Trung Quốc), xuất bản năm 2000, tác giả đã dành Phần II bàn về
vấn đề lãnh thổ của Trung Quốc, trong đó có vấn đề thống nhất Đài Loan. Tác
giả đã khái quát lịch sử vấn đề Đài Loan, quan hệ Mỹ - Trung liên quan đến vấn
đề Đài Loan, đặc biệt là về âm mưu, ý đồ và chủ trương của Mỹ trong sử dụng
vấn đề Đài Loan để bao vây, kiềm chế Trung Quốc. Tác giả đã đề cập đến sự

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

daigai

Well-Known Member
link mới cập nhật, mời các bạn xem lại bài đầu để tải
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
J Vấn đề khiếu nại, tố cáo của công dân thủ đô trên sóng Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội Văn học 0
C Vấn đề Bảo tồn đa dạng sinh học trên kênh VTV2 Đài truyền hình Việt Nam (Khảo sát 2012-2013) Văn học 0
T Vấn đề xã hội hóa sản xuất chương trình truyền hình trên hệ thống truyền hình cáp của Đài phát thanh Văn học 0
H Vấn đề quảng bá du lịch trên Truyền hình (Khảo sát trên kênh VTV 1 Đài truyền hình Việt Nam, QTV3 Đà Văn học 0
B Báo chí với việc tuyên truyền về vấn đề nông nghiệp, nông thôn tại Đài Phát Thanh – Truyền Hình tỉnh Văn hóa, Xã hội 0
P Tiểu luận: Vấn đề nguồn nhân lực cho các cơ quan báo, Đài PT – TH Văn hóa, Xã hội 0
Y Báo cáo Vấn đề nguồn nhân lực cho các cơ quan Báo, Đài Phát Thanh – Truyền Hình Tài liệu chưa phân loại 0
B Báo cáo Báo chí với việc tuyên truyền về vấn đề nông nghiệp, nông thôn tại Đài Phát Thanh – Truyền H Tài liệu chưa phân loại 0
D Vận dụng quan điểm dạy học giải quyết vấn đề khi dạy học chương Dòng điện không đổi Vật lí 11 Luận văn Sư phạm 0
D Quyền an tử và vấn đề hợp pháp hóa an tử ở Việt Nam Luận văn Luật 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top