Frasier

New Member
Link tải miễn phí Luận văn: Hiện thực nông thôn qua một số tiểu thuyết Việt Nam đương đại : Luận văn ThS. Văn học: 60 22 32
Nhà xuất bản: ĐHKHXH&NV
Ngày: 2013
Chủ đề: Tiểu thuyết
Văn học Việt Nam
Văn học đương đại
Lý luận văn học
Miêu tả: 104 tr. + CD-ROM + tóm tắt
Luận văn ThS. Lý luận văn học -- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2013
Nghiên cứu về bức tranh đời sống xã hội và văn hóa làng quê nông thôn trong bốn tiểu thuyết Thời xa vắng, Bến không chồng, Mảnh đất lắm người nhiều ma, Dòng sông Mía, phác hoạ những tồn tại và nảy sinh trong bức tranh văn hoá làng quê Việt Nam thời kì đổi mới. Nghiên cứu đến vấn đề con người cũng như quan tâm đến việc phát hiện những chuyển biến trong lối sống, tâm lí, tình cảm của người nông dân trước sự thay đổi của xã hội. Bên cạnh những tìm tòi về nội dung thể hiện của tác phẩm, làm rõ phong cách chiếm lĩnh và phản ánh hiện thực của các tác giả trong thời kỳ này

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................... 1
MỞ ĐẦU....................................................................................................... 4
Chƣơng 1: BỨC TRANH ĐỜI SỐNG XÃ HỘI VÀ VĂN HOÁ LÀNG
QUÊ TRONG BỐN TIỂU THUYẾT: THỜI XA VẮNG, BẾN KHÔNG
CHỒNG, MẢNH ĐẤT LẮM NGƯỜI NHIỀU MA , DÒNG SÔNG MÍA.... 12
1.1 . Bức tranh nông thôn đa dạng với nhiều phong tục tập quán .............. 12
1.2. Một xã hội nhức nhối những vấn đề nóng bỏng khó giải quyết .......... 22
1.2.1. Nông thôn với những lý tƣởng và niềm đau trong chiến tranh......... 22
1.2.2. Quan hệ lao động sản xuất đầy khắc nghiệt...................................... 36
1.2.3 . Sự đối đầu khốc liệt giữa các dòng họ ............................................ 44
1.3. Đời sống nông thôn trƣớc những biến đổi của xã hội.......................... 50
1.3.1. Lối sống theo kiểu “một ngƣời làm quan cả họ đƣợc nhờ”, dựa vào
uy danh dòng họ .......................................................................................... 50
1.3.2 . Sức mạnh nằm trong tay kẻ lắm tiền................................................ 56
Chƣơng 2 BI KỊCH CỦA CON NGƢỜI NÔNG THÔN ........................... 61
2.1. Con ngƣời bị trói buộc bởi uy danh dòng họ. ...................................... 61
2.2. Con ngƣời nô lệ của khát vọng quyền lực ........................................... 70
2.3. Con ngƣời cam chịu khuất phục trƣớc định kiến của gia đình và xã hội
..................................................................................................................... 79
2.4. Ngƣời phụ nữ - những thân phận đa đoan……………………………………..
Chƣơng 3: ĐÔI NÉT VỀ NGHỆ THUẬT BIỂU HIỆN............................. 90
3.1. Nghệ thuật khắc họa nhân vật:............................................................. 90
3.1.1. X ây dựng những chi tiết ngoại hình: ............................................... 90
3.2.2. Biểu hiện nội tâm nhân vật: .............................................................. 91
3.1.3. Miêu tả hành động nhân vật: ............................................................ 91
3.2. Ngôn ngữ:............................................................................................. 92
3.2.1. Ngôn ngữ trần thuật (ngôn ngữ người kể chuyện): .......................... 92
3.2.2. Ngôn ngữ nhân vật............................................................................ 933.3. Không gian và thời gian nghệ thuật:.................................................... 93
3.3.1. Không gian nghệ thuật:..................................................................... 93
3.3.2. Thời gian nghệ thuật:........................................................................ 94
. KẾT LUẬN ............................................................................................... 97
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................... 103
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Trong cuốn Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại, nhà nghiên cứu Phan
Cự Đệ đã nhận xét về tình hình sáng tác văn chƣơng giai đoạn này: “mở
rộng đề tài và các phƣơng thức tiếp cận, chấp nhận cả lãng mạn, tƣợng
trƣng, huyền thoại, viễn tƣởng, quan niệm cởi mở hơn về vai trò của chủ
thể nhà văn, về điển hình hoá, về các kiểu ngôn ngữ trần thuật, nhìn chung
là khuyến khích sự đa dạng về hình thức và phong cách biểu hiện” và
“chúng ta đƣợc mùa về truyện ngắn và tiểu thuyết”. Đặc biệt là tiểu thuyết.
Cũng theo sự thống kê do chúng tui tổng hợp thì độc giả đã đƣợc đón nhận
đến vài trăm cuốn tiểu thuyết, trong đó nổi bật là tên tuổi những nhà tiểu
thuyết nhƣ: Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng, Lê Lựu, Chu Lai, Bảo
Ninh,Khuất Quang Thụy, Hồ Anh Thái, Tạ Duy Anh, Hoàng Minh Tƣờng,
Trung Trung Đỉnh, Ngô Ngọc Bội, Vũ Huy Anh, Xuân Đức, Nguyễn Trí
Huân, Đào Thắng... Sau này, còn xuất hiện thêm nhiều tác giả, tác phẩm
khác.
Trong văn học Viêṭ Nam đƣơng đại , tiểu thuyết chiếm môṭ vị trí quan
trọng, chính vì thế từ giữa thâp̣ kỷ 90, với cảnh hôị nhâp̣ , tiểu thuyết đã có
sự tìm tòi theo môṭ hƣớng mới, ở đó “hình thức của tiểu thuyết đã trở thành
chủ đề quan trọng. Một nền văn học không có cỗ trọng pháo tiểu thuyết thì
đó là một khoảng trống rất đáng sợ”. Muốn biết một nền âm nhạc thì nhìn
vào nhạc giao hƣởng, muốn biết một nền văn học nhƣ thế nào thì nhìn vào
tiểu thuyết. Nói nhƣ vậy để thấy vai trò của tiểu thuyết trong văn học nghệ
thuật và cũng lý giải vì sao cái đích của nhiều ngƣời cầm bút là hƣớng tới
tiểu thuyết, nói nhƣ nhà thơ Hữu Thỉnh thì: “Tiểu thuyết là hàn thử biểu
của nền văn học”.
Với số lƣợng tác phẩm, tác giả nhƣ thế, có thể nói, để tìm hiểu,
nghiên cứu tất cả các đề tài, nội dung của tiểu thuyết thời kì này là một điều
khó, thậm chí không thể. Vì vậy, trong luận văn này, chúng tui chỉ đi sâu2
nghiên cứu một khía cạnh nội dung của tiểu thuyết thời kì này, đề tài mang
tên: “Hiện thực nông thôn qua một số tiểu thuyết Việt Nam đương đại”.
Lí do để chúng tui chọn đề tài này là:
Thứ nhất, đề tài này có liên quan đến những tiểu thuyết đoạt giải của Hội
Nhà Văn, đã đƣợc công bố rộng rãi và đƣợc công chúng đón nhận.
Thứ hai, các tiểu thuyết đều nằm trong giai đoạn 1986-nay, là giai đoạn có
ý nghĩa quan trọng, mở đầu thời kì đổi mới và kết thúc một thế kỉ. Thứ ba,
khi tìm hiểu, nghiên cứu tiểu thuyết thời kì đổi mới, ngƣời ta chủ yếu xoáy
sâu vào các nội dung nhƣ: vấn đề chiến tranh, vấn đề xây dựng chủ nghĩa
xã hội, vấn đề số phận con ngƣời trong thời kì mới, sự thay đổi trong
những quan niệm về giá trị con ngƣời... Ít ngƣời chú ý tới khía cạnh nội
dung phản ánh hiện thực nông thôn trong các tác phẩm.
Chính vì những lí do kể trên mà chúng tui quyết định chọn đề tài này.
Chúng tui mong muốn việc nghiên cứu đề tài sẽ phần nào đó đóng góp một
cách nhìn khách quan và tƣơng đối toàn diện cho bức tranh xã hội Việt
Nam trong thời kì vốn đƣợc xem là cực kì nhạy cảm này.
2. Lịch sử vấn đề
Đề tài chủ yếu tập trung khảo sát bốn tiểu thuyết Thời xa vắng (Lê
Lựu), Bến không chồng (Dƣơng Hƣớng) và Mảnh đất lắm người nhiều
ma (Nguyễn Khắc Trƣờng), Dòng sông Mía ( Đào Thắng) những tiểu
thuyết đã đoạt giải chính thức của Hội nhà văn nên thu hút đƣợc sự quan
tâm, chú ý của các nhà nghiên cứu và độc giả. Trong quá trình tìm hiểu và
thu thập tài liệu, chúng tui sƣu tập đƣợc một số bài viết về các tiểu thuyết
này.
Hoàng Ngọc Hiến trong bài “Đọc Thời xa vắng của Lê Lựu” đăng
trên tạp Tạp chí văn nghệ quân đội, số 4, năm 1987 đã tập trung nghiên cứu
tiểu thuyết Thời xa vắng trong giới hạn vấn đề số phận cá nhân, số phận
của ngƣời nhà quê trƣớc những biến động của xã hội, cụ thể là cuộc đời, số
phận của nhân vật Giang Minh Sài. Theo Hoàng Ngọc Hiến thì anh nông
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi3
dân Giang Minh Sài “ “người nhà quê” của Lê Lựu hai lần khốn khổ, vừa
xung đột với hệ tư tưởng gia trưởng, vừa xung đột với thành phố ở bộ phận
phức tạp nhất của nó là đàn bà, con gái.”[16, tr119], thế nên cuộc sống của
anh cứ bùng nhùng, bế tắc, vƣớng vào hết bi kịch này đến bi kịch khác. Và
từ những vấn đề thuộc về nhân vật, thuộc về tác phẩm, tác giả Hoàng Ngọc
Hiến suy luận đến những vấn đề lớn, những vấn đề bức xúc của xã hội suốt
một thời: “Lê Lựu chỉ đụng đến đề tài “người nhà quê và đô thị” một cách
ngẫu nhiên: chỉ là câu chuyện thương tâm một “anh nhà quê” chơi trèo với
thành phố bị bại. Trên đất nước ta sau khi thống nhất, không phải cán bộ
tiếp quản nào cũng trở thành người chủ của thành phố, không ít “người
nhà quê” tiếp xúc với đô thị đã bị bại hoàn toàn,sống dở chết dở, điêu
đứng bi thảm, sự thất bại của họ mang ý nghĩa xã hội sâu sắc” [16, tr119].
Thiếu Mai cũng trong Tạp chí Văn nghệ quân đội, số 4, năm 1987 có bài:
“Nghĩ về một “thời xa vắng” chƣa xa”. Bài viết của Thiếu Mai nghiên cứu
khá sâu sắc cả khía cạnh nội dung lẫn nghệ thuật của Thời xa vắng. Ở khía
cạnh nội dung, tác giả phân tích sự tác động của hoàn cảnh đến quá trình
hình thành tính cách của nhân vật. Trong tác phẩm, nhân vật Giang Minh
Sài cả cuộc đời đã phải gánh trên vai hệ tƣ tƣởng gia trƣởng, những quan
niệm, những định kiến... khiến cho anh không lúc nào đƣợc sống bằng
chính cuộc đời của mình, chỉ biết nghe và chiều ý mọi ngƣời, đến nỗi theo
lời của tác giả Thiếu Mai thì: “trong con người anh, luôn luôn tồn tại hai
thế lực: chống đối và khuất phục. Hai thế lực ấy ngày càng phát triển, càng
mâu thuẫn, và đẩy bi kịch trong con người Sài lên một mức độ ngày càng
cao hơn.” [32, tr121]. Và cũng theo sự đánh giá của Thiếu Mai thì “ Lê Lựu
đã tỏ ra hiểu nhân vật của mình đến tận chân tơ kẽ tóc, đến tận những
ngọn ngành sâu thẳm nhất của tình cảm, suy nghĩ. Xót xa cho cuộc đời Sài
bao nhiêu, tác giả lại giận dữ lên án cách sống, cách ứng xử thiếu bản lĩnh
của anh ta bấy nhiêu” [32, tr122]. Mà đâu chỉ có Sài, bên cạnh anh còn biết
bao nhiêu ngƣời cũng làm những điều mình không muốn chỉ vì không dám4
làm phật ý hay làm khác với mọi ngƣời xung quanh nhƣ ông đồ Khang, anh
Tính, chú Hà, Chính uỷ Đỗ Mạnh, anh Hiền, anh Hiển... Nói cách khác, Sài
và những nhân vật liên quan đến tấn bi kịch của cuộc đời anh vừa là đại
diện cho những cá nhân riêng lẻ nhƣng cũng là sản phẩm chung của “một
thời, thời xa vắng, nhưng chưa xa là bao”, cái thời mà do hoàn cảnh lịch sử
của nó, ý thức cá nhân phải tạm lu mờ, nhƣờng chỗ cho những vấn đề lớn
lao mang ý nghĩa dân tộc. Đấy là xét về mặt nội dung. Xét về mặt nghệ
thuật, mặc dù “nhiều người có ý đánh giá là văn Lê Lựu không chuốt, mộc quá,
và không phải là không có những câu què, hay trúc trắc, thậm chí có câu
ngữ pháp chưa chỉnh” , nhƣng tác giả Thiếu Mai vẫn cho rằng tiểu thuyết
Thời xa vắng đƣợc xây dựng bằng “một giọng văn trầm tĩnh vừa giữ được
vẻ đầm ấm chân tình, vừa khách quan, không thêm bớt, tô vẽ, đặc biệt là
không cay cú, chính giọng văn như vậy đã góp phần đáng kể vào sức thuyết
phục, hấp dẫn của tác phẩm” [32, tr.123]. Tuy chƣa thích thú với kết cấu
ba phần mà phần kết “khó chấp nhận vì tính chất bất hợp lí của nó, và vì nó
thể hiện một sự áp đặt do ý muốn chủ quan của tác giả” [32,tr.125]. Thế
nhƣng, với tác giả Thiếu Mai, Thời xa vắng “tuy vẫn còn có những nhược
điểm, còn thiếu một sự chặt chẽ, nhất quán cần thiết, nhưng với ưu điểm
rất trội của nó, nó là một thành công, một đóng góp vào nền văn học đang
có đà phát triển khởi sắc cùng chúng ta mấy năm vừa qua.” [32, tr.125]
Đinh Quang Tốn trong cuốn Tản mạn và chính kiến văn chương có
bài: “Lê Lựu - Thời xa vắng”. Trong bài viết này, Đinh Quang Tốn muốn
nói đến sự hoá thân của cuộc đời tác giả Lê Lựu vào trong các tác phẩm
của mình. Trong khi giới thiệu về cuộc đời, sự nghiệp sáng tác của Lê Lựu,
những dấu ấn cá nhân của tác giả để lại trong các sáng tác..., Đinh Quang
Tốn có vài dòng nhận xét về tiểu thuyết Thời xa vắng: “Thời xa vắng viết
về hậu phương miền Bắc trong cuộc chống Mĩ cứu nước với cả cái vui và
cái buồn, cái nồng nhiệt và sự non nớt, những quầng sáng và những bóng
mờ, có cả nụ cười và nước mắt...” [49, tr.18]. Nhìn chung, đề tài hậu
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi5
phƣơng nông thôn miền Bắc trong chiến tranh chống Mĩ có nhiều ngƣời
viết, nhƣng theo sự đánh giá của Đinh Quang Tốn thì: “Lê Lựu là người
viết thành công nhất” [49, tr.22] và “ Nếu trong tổng số sáu trăm hội viên
Hội nhà văn Việt Nam, cứ mười người chọn lấy một người tiêu biểu, thì Lê
Lựu là một trong tổng số 60 nhà văn ấy. Nếu về văn xuôi Việt Nam hiện
đại, chọn lấy 30 tác phẩm, thì có mặt Thời xa vắng. Nói thế để thấy, trong
văn học Việt Nam hiện đại, Lê Lựu đã có một vị trí đáng kể.” [49, tr.22]
Trung Trung Đỉnh trong bài “Dƣơng Hƣớng và Bến không chồng”
đăng trên Tạp chí Văn nghệ Quân đội, số 12 năm 1991 đã đƣa ra một số
nhận xét về mặt đề tài, nội dung và kết cấu của tiểu thuyết Bến không
chồng của Dƣơng Hƣớng. Về mặt đề tài, tác giả Trung Trung Đỉnh nhận
xét: “ Có người nói, tiểu thuyết Bến không chồng viết về đề tài nông thôn.
Lại có người nói, tiểu thuyết này viết về đề tài chiến tranh. Có người lại
cho rằng đây là cuốn sách viết về đề tài xã hội. Tất cả đều có đấy, nhưng
theo tui Dương Hướng không nhằm vào đề tài. Anh khai thác đến tận cùng
thân phận những nhân vật chính....” [8, tr.99]. Để lí giải cho ý kiến của
mình, tác giả bài viết đã đƣa ra dẫn chứng về cuộc đời, thân phận các nhân
vật nhƣ: nhân vật Nguyễn Vạn suốt cả đời gìn giữ cái bóng của vinh quang
mà đánh mất đi cái chính yếu là bản thân mình, cá nhân mình; các nhân vật
nữ nhƣ bà Nhân, bà Khiêm, mụ Hơn, cô Hạnh, cô Thủy, cô Dâu..., mỗi
ngƣời một hoàn cảnh, một thân phận khác nhau và đều để lại ấn tƣợng sâu
sắc trong lòng ngƣời đọc; Về mặt nội dung, tác giả Trung Trung Đỉnh cảm
nhận đƣợc sự chân thật, giản dị trong ngòi bút hiện thực của Dƣơng Hƣớng
qua việc miêu tả ngôi làng Đông, những con ngƣời của làng Đông, những
cảnh sinh hoạt thƣờng nhật, những nếp nghĩ, tình cảm, cách cƣ xử... tự
nhiên, gần gũi nhƣ nó đang diễn ra trƣớc mắt ngƣời đọc, khiến ngƣời đọc
nhƣ đang đƣợc sống trong không khí của làng, đƣợc hòa nhập vào cuộc
sống của ngƣời dân; Còn về kết cấu của tiểu thuyết, Trung Trung Đỉnh chỉ
ra: “Cuốn sách được kết cấu một cách hồn nhiên, thuận theo chiều thời6
gian, theo sự kiện chung của đất nước trong khoảng thời gian đó, và theo
sự đến với thân phận từng nhân vật. Chính vì thế anh không mất nhiều thời
gian trong việc tính toán chương hồi, mặc dù vẫn có chương hồi” [8, tr.99].
Ở đây, tác giả Trung Trung Đỉnh cũng có chỉ ra những mặt hạn chế của
cuốn tiểu thuyết này, đó là quá trình dẫn dắt “có những chỗ sắp xếp vụng
và đôi khi lại thiếu sự tế nhị của nghề nghiệp”, “ phần đầu dài quá. Câu
chữ có chỗ hơi luộm thuộm quá. Cái cười của cô Dâu cứ hi hí thế, e tự
nhiên chủ nghĩa quá” [8, tr.100]... Thế nhƣng, tác giả bài viết lại đánh giá
“đây là nhược điểm của người say”, đấy là biểu hiện cái say của ngƣời
nghệ sĩ Dƣơng Hƣớng giữa làng Đông. Nhƣng cuối cùng, ƣu điểm vẫn là
chủ yếu, tác giả Trung Trung Đỉnh thừa nhận: “Anh chiếm lĩnh được tâm
hồn người đọc bằng sức hút của tấm lòng yêu thương nhân hậu, tự nhiên,
không ồn ào văn vẻ với một bút lực dồi dào đầy trách nhiệm. Dương
Hướng là người có bản lĩnh, dám chịu trách nhiệm trước những số phận bi
ai, không né tránh nửa vời khiến cho thiên truyện càng tới những trang
cuối càng dồn nén, dồn nén đến nghẹt thở” [8, tr.98]
Về tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma, Nguyễn Hữu Sơn,
trong cuốn Điểm tựa phê bình văn học có bài: “Bóng đêm - Một phƣơng
diện tƣ duy nghệ thuật trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma”
chủ yếu khảo sát thủ pháp nghệ thuật, cụ thể là thời gian nghệ thuật của
tiểu thuyết này. Theo tác giả Nguyễn Hữu Sơn thì tiểu thuyết Mảnh đất
lắm người nhiều ma “không có những trang miêu tả, thể hiện thời gian
tâm lí, tâm trạng gây ấn tượng như Sầu đong càng lắc càng đầy – Ba thu
dồn lại một ngày dài ghê! (Truyện Kiều), song chính mối liên hệ giữa các
biến cố, sự kiện với thời điểm nảy sinh các biến cố, sự kiện đó mới là đặc
điểm chính yếu tạo nên đặc trưng thời gian cho tác phẩm” [43, tr.131-132].
Và đặc trƣng thời gian của tác phẩm là thời gian bóng đêm. Các phân đoạn
mở đầu hay kết thúc trong tác phẩm cũng gắn liền với cảnh chiều tà, bóng
tối. Phần lớn những thời gian đƣợc đặc tả trong tác phẩm là thời gian bóng
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi7
đêm, hơn thế nữa “chúng lại thuộc về đêm cuối tháng không trăng sao,
hay có trăng thì chỉ thấy hình hài kì dị, không bao giờ được miêu tả như
cái đẹp vĩnh hằng của thiên nhiên” [43, tr.133]; Đêm cũng là thời điểm bộc
lộ thân phận, tính cách của con ngƣời: ngay đầu tác phẩm là những hồi ức
về chuyện mấy mƣơi năm trƣớc lão Quềnh đã từng gặp ma và ăn ở với ma
trong đêm, rồi đến cảnh đám ma cụ cố Đại trong đêm, cảnh Thó lợi dụng
đêm tối bê trộm hũ rƣợu, cảnh bí thƣ Thủ và phó công an Cao đã bày trận
địa giả đẩy bà Son phải ra mặt chống ông Phúc - ngƣời tình của bà năm xƣa
nay là là kẻ thù của dòng họ nhà chồng cũng đƣợc tiến hành trong đêm, bà
Son bị dồn đẩy cũng lao mình xuống sông tự vẫn giữa đêm tối...; Thời gian
bóng tối là thời gian của ma quỉ, hắc ám, hiểm họa, là sự đồng lõa với tâm
địa đen tối của từng con ngƣời, những phe nhóm , những “chi bộ gia đình”,
những sự ăn chia ngấm ngầm của các đối thủ, hay nói cách khác nó là thời
gian cho phần ma trong con ngƣời đƣợc bộc lộ....Chính vì thế, tác giả
Nguyễn Hữu Sơn đã kết luận: “Thời gian đêm tối là sự thống lĩnh trong
Mảnh đất lắm người nhiều ma, đồng thời nó lấn át ánh sáng của trăng
sao, càng vượt qua, thậm chí triệt tiêu sự mô tả ánh bình minh, mặt trời,
nắng ấm rực rỡ, hoa nở, chim bay...”. Và trong khi khảo sát cái không khí
hắc ám, ngột ngạt của bóng tối trong tác phẩm, tác giả Nguyễn Hữu Sơn đã
tìm ra một tầng giá trị khác của tiểu thuyết này: “phải chăng ý nghĩa thanh
lọc, khát khao hoàn thiện tính người, dứt bỏ bóng đêm ma quỉ mới chính là
thông điệp tác giả muốn gửi tới bạn đọc”[43, tr.135].
Lê Thị Tâm Hoài trong luận văn thạc sĩ đã nghiên cứu đề tài: “Ngƣời
phụ nữ trong ba tiểu thuyết đoạt giải năm 1991”. Bến không chồng của
Dƣơng Hƣớng và Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc
Trƣờng là hai trong số ba tiểu thuyết đó. Ở bài viết này, tác giả Lê Thị Tâm
Hoài đi sâu khai thác hình ảnh, vẻ đẹp và bi kịch của những ngƣời phụ nữ
thể hiện trong ba tiểu thuyết. Đọc bài viết này ta sẽ thấy bà Nhân, cô
Hạnh...(Bến không chồng), bà Son, cô Đào...(Mảnh đất lắm người nhiều8
ma) đã đƣợc nhìn nhận ở nhiều góc độ khác nhau. Họ đều là những ngƣời
phụ nữ đẹp, đẹp ở hình thể, đẹp ở tâm hồn, đẹp trong bản năng... Nhƣng
cuộc đời họ cũng đầy bất hạnh, đầy bi kịch chỉ vì họ sinh ra là phụ nữ, họ
phải chịu đựng biết bao áp lực, định kiến ở đời....
Trong cuốn sách “Đồng cảm và sáng tạo”, PGS.TS Lý Hoài Thu
dành sự ƣu ái cho “Dòng sông Mía”, tác giả quan tâm đến diện và điểm,
chú ý đến các hiện tƣợng và sự kiện có tiếng vang trong dƣ luận. Khả năng
nắm bắt và bình luận của Lý Hoài Thu thể hiện rõ ở các bài viết có sức khái
quát cao về lý luận: Dòng sông Mía - Một không gian tiểu thuyết vừa quen
thuộc vừa mới mẻ, Với Dòng sông Mía của Đào Thắng, tác giả nhận xét:
“Rõ ràng là, ẩn sau câu chuyện về đòn trả thù khủng khiếp của cá ông, ngòi
bút tác giả hƣớng tới một đời sống tâm linh nguyên sơ và huyền bí, một thứ
tín ngƣỡng dân gian trong trẻo nhƣng rất mực linh thiêng. Cùng với nó là
lời thông báo về sự ứng xử thô bạo, ngu muội của con ngƣời trƣớc thiên
nhiên, kêu gọi con ngƣời hãy biết sống hài hoà với thiên nhiên” (tr.229).
Về hình thức, Dòng sông Mía của Đào Thắng “có đƣợc nhiều dấu hiệu
thành công, mở ra đƣợc những hƣớng tiếp cận mang ý nghĩa cách tân về
mặt thể loại” (tr.232).
Trên đây chỉ là một số trong rất nhiều bài viết chúng tui muốn lấy
làm ví dụ minh họa cho sự quan tâm, những vấn đề nghiên cứu khác nhau
của các tác giả về ba tiểu thuyết Thời xa vắng, Bến không chồng, Mảnh
đất lắm người nhiều ma, Dòng sông Mía. Có thể nói, khi nghiên cứu bốn
tiểu thuyết này, các nhà nghiên cứu hầu nhƣ không phân tích sâu bức tranh
xã hội nông thôn thể hiện trong các tác phẩm, mà chỉ chạm tới, chỉ nói qua.
Dẫu không phải là tiền sử của vấn đề luận văn nghiên cứu, nhƣng các bài
viết vẫn có giá trị tham khảo rất lớn. Tuy nhiên, chúng tui muốn nhấn mạnh
rằng vấn đề nông thôn không mới, không đặc biệt trong nghiên cứu văn
học, cũng không mới trong phạm vi nghiên cứu các tiểu thuyết Thời xa
vắng, Bến không chồng, Mảnh đất lắm người nhiều ma, Dòng sông
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi9
Mía. Nhƣng việc đi sâu nghiên cứu bức tranh nông thôn miền Bắc Việt
Nam một cách có hệ thống dựa trên bốn tiểu thuyết kể trên lại là một việc
tƣơng đối mới mẻ, tƣơng đối khái quát.
3.Đối tượng nghiên cứu
Viết về nội dung nông thôn Việt Nam giai đoạn 1986-nay, có thể kể
tên nhiều tác phẩm nhƣ: Thuỷ hoả đạo tặc (Hoàng Minh Tƣờng), Ngƣời
giữ đình làng (Dƣơng Duy Ngữ), Chuyện làng Cuội (Lê Lựu)...
Nhƣng, trong phạm vi đề tài nghiên cứu, luận văn chỉ tập trung khảo sát
bức tranh nông thôn miền Bắc Việt Nam qua bốn tác phẩm: Thời xa vắng
(Lê Lựu), Bến không chồng (Dƣơng Hƣớng), Mảnh đất lắm người nhiều
ma (Nguyễn Khắc Trƣờng), Dòng sông Mía (Đào Thắng).
4. Phạm vi nghiên cứu.
Nhìn chung, các tiểu thuyết thời kì đổi mới phản ánh nhiều vấn đề xã hội
nhƣ: vấn đề xây dựng chủ nghĩa xã hội, vấn đề chiến tranh, vấn đề con
ngƣời và quan niệm về giá trị con ngƣời trong thời kì mới... Ở đề tài này,
chúng tui chủ yếu tập trung nghiên cứu các vấn đề của nông thôn miền Bắc
qua một số tiểu thuyết nhƣ đã xác định ở trên.
5.Mục tiêu của việc nghiên cứu - Những đóng góp.
Khi tiến hành nghiên cứu đề tài này, chúng tui hƣớng tới những mục tiêu
sau:
Thứ nhất, trong khi nghiên cứu các vấn đề thuộc về nông thôn đƣợc trình
bày trong bốn tiểu thuyết Thời xa vắng, Bến không chồng, Mảnh đất lắm
người nhiều ma, Dòng sông Mía chúng tui sẽ cố gắng phác hoạ những tồn
tại và nảy sinh trong bức tranh văn hoá làng quê Việt Nam thời kì đổi mới.
Thứ hai, chúng tui quan tâm đến vấn đề con ngƣời cũng nhƣ quan tâm đến
việc phát hiện những chuyển biến trong lối sống, tâm lí, tình cảm của ngƣời
nông dân trƣớc sự thay đổi của xã hội.
Thứ ba, bên cạnh những tìm tòi về nội dung thể hiện của tác phẩm, chúng10
tui cũng thực sự chú ý đến phong cách chiếm lĩnh và phản ánh hiện thực
của các tác giả.
Đạt đƣợc những mục tiêu kể trên, đề tài cũng có những đóng góp nhất định,
đó là đƣa ra một cái nhìn tƣơng đối khách quan, toàn cảnh về nông thôn
miền Bắc Việt Nam trong thời kì mới, đồng thời tạo hứng thú cho những ai
cùng có mối quan tâm đến vấn đề này trong việc nghiên cứu văn học.
6.Phương pháp nghiên cứu.
Xuất phát từ yêu cầu của đối tƣợng nghiên cứu và mục đích cần hƣớng tới
của luận văn, chúng tui đã vận dụng một số phƣơng pháp nghiên cứu:
Phương pháp phân tích - loại hình: Nắm vững đặc trƣng, phƣơng pháp
luận loại hình thể loại tiểu thuyết để khái quát bức tranh nông thôn, tìm ra
và phân tích những vấn đề chung, những biến đổi của xã hội, của con ngƣời
và những bi kịch mà con ngƣời phải chịu đựng sau luỹ tre làng.
Phương pháp lịch sử: Trên quan điểm lịch sử cụ thể, luận văn xem xét sự
vận động và chuyển biến của xã hội theo xu thế tất yếu của nó, để từ đó cố
gắng tiếp cận một cách đầy đủ nhất những quan điểm của tác giả về đời
sống, xã hội và con ngƣời thể hiện trong các tiểu thuyết.
Phương pháp so sánh: Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng không nhiều,
nhƣng chúng tui có sử dụng để so sánh ba tiểu thuyết kể trên với một số
tiểu thuyết khác cùng thời có phản ánh những vấn đề liên quan đến vấn đề
luận văn đang nghiên cứu.
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tui có ý thức vận dụng những hiểu biết
về thi pháp học hiện đại kết hợp với cảm thụ truyền thống để nghiên cứu,
chiếm lĩnh tác phẩm theo quan niệm của mình. Đồng thời, cũng có ý thức
tham khảo những ý kiến đánh giá, nhận xét đã có về từng tác phẩm. Nhƣng,
cái chính yếu là chúng tui luôn cố gắng cảm nhận tác phẩm dựa trên ý
nghĩa bản thân nó. Chúng tui hi vọng những gì thể hiện trong luận văn này
sẽ hạn chế đƣợc phần phiến diện chủ quan.
7. Kết cấu luận văn.
họa thành công, họ có khả năng biểu hiện động cách cảm, cách nghĩ
của nhà văn về một đối tƣợng, một lớp ngƣời nào đó trong xã hội. Đó à
những nhân vật dị ƣờ ƣ ềnh, Lẹp…
Có thể khẳng định việc xây dựng nhân vật từ những chi tiết ngoại hình
là một thế mạnh của tiểu thuyết viết về nông thôn thời kì đổi mới. Sức sống
của hình tƣợng các nhân vật chính là ấn tƣợng mạnh mẽ về những đặc điểm
bề ngoài của mỗi con ngƣời. Ngoại hình của họ vừa cá thể hóa sâu sắc nhân
vật, vừa có sức khái quát hiện thân cho một lớp ngƣời, một kiểu ngƣời nào đó
ở nông thôn xƣa.
3.2.2. Khắc hoạ nội tâm nhân vật:
Nghệ thuật khắc họa tâm lí nhân vật là yếu tố quan trọng đá h dấu sự đổi
mới hiện đại của tiểu thuyết. Thế giới nội tâm bao gồm tâm trạng, suy nghĩ,
cảm xúc, cảm giác và những phản ứng tâm lí của nhân vật trƣớc những cảnh
ngộ, tình huống mà nhân vật trải nghiệm hay chứng kiến.
Nội tâm nhân vật có khi đƣợc thể hiện trực tiếp qua ngôn ngữ của ngƣời
kể chuyện, hay khi nhân vật tự bộc bạch tâm trạng, tấm lòng mình; có khi
hiện lên qua cách cảm nhận của nhân vật khác, có khi bộc lộ trong những
cảm nhận về ê ê đời sống… Việc khắc họa nhân vật bằng những
chi tiết nội tâm khiến cho những nhân vật ấy trở nên gần gụi hơn với đời
thƣờng. Với tất cả cảm xúc buồn vui, yêu ghét, căm giận hay tự hào, họ
bƣớc vào trang sách từ chính cuộc đời. Thế giới tâm hồn của nhân vật làm
cho bức tranh hiện thực đời sống đƣợc phản ánh có chiều sâu hơn. Các hình
tƣợng nghệ thuật thể hiện chân thực hơn suy nghĩ, đá giá của ngƣời viết
về con ngƣời.
3.1.3. Miêu tả hành động nhân vật:
Miêu tả hành động nhân vật là một cách thức khá quan trọng và hiệu quả
để khắc hoạ tính cách nhân vật. Những kẻ bạc ác hành động trong sự lạnh
lùng, tàn nhẫn; những ngƣời có tâm, có đức trong hành động luôn ẩn chứa sự
suy nghĩ, dằn vặt…
So với các nhà văn khác cùng thời, bốn nhà văn trong những tiểu92
thuyết viết về nông thôn của mình đã xây dựng đƣợc những hình tƣợng nhân
vật khá đầy đặn từ ngoại hình, nội tâm, hành động. Với hiện thực nông thôn
bề bộn, xây dựng nhân vật theo lối truyền thống là lựa chọn hợp lí để mang
lại cho ngƣời đọc cái nhìn tƣờng tận về cuộc sống, số phận con ngƣời sống
nơi làng quê.
3.2. Ngôn ngữ:
Một đặc điểm khá quan trọng mang tính thể loại, đó là tiểu thuyết lấy
nghệ thuật kể chuyện làm giọng điệu chính cho tác phẩm. Chính ngôn ngữ
là hình thức cụ thể và vật chất hóa cho nghệ thuật kể chuyện ấy.
3.2.1. Ngôn ngữ trần thuật (ngôn ngữ người kể chuyện):
Ngƣời kể chuyện đó vai trò cầu nối tạo nên mối quan hệ giữa nhân
vậtngƣời kể chuyện và độc giả. Có thể thấy trong năm tiểu thuyết về nông
thôn viết trong thời kì đổi mới thƣờng có hai nhân vật kể chuyện. Đó là
ngƣời kể chuyện ở ngôi thứ ba tiềm ẩn và ngƣời kể chuyện ở ngôi thứ
nhất. Nếu nhƣ trong tiểu thuyết thời kì trƣớc thế kỉ XX ngƣời kể chuyện
thƣờng đứng ở điểm nhìn biết tuốt, có thể nhìn thấy mọi việc của nhân vật,
thì văn học hiện đại không chấp nhận điều đó nữa. Nhà văn trong văn học
hiện đại thƣờng chỉ sử dụng điểm nhìnbên ngoài, điểm nhìn bên trong, và sự
giao thoa giữa hai điểm nhìn ấy. bên ngoài, điểm nhìn bên trong, và sự giao
thoa giữa hai điểm nhìn ấy. Đặc biệt, các nhà tiểu thuyết thời đổi mới không
một mình kể chuyện từ đầu đến cuối, mà luôn đặt nhân vật vào các tình
huống đối thoại. Và nhờ đối thoại mà các vấn đề trong tác phẩm đƣợc đặt ra
xem xét dƣới các điểm nhìn khác nhau. Chính sự di chuyển điểm nhìn liên
tục ấy tạo cho ngôn ngữ của ngƣời kể chuyện tính chất tự nhiên và góp phần
thể hiện tính cách nhân vật. Khi tìm hiểu ngôn ngữ trần thuật trong tiểu
thuyết, chúng ta không chỉ tìm thấy điểm nhìn trần thuật mà còn thấy một yếu
tố đó vai trò hết sức quan trọng trong nghệ thuật kể chuyện: giọng điệu
trần thuật. Năm tiểu thuyết đã tái hiện một hiện thực nông thôn bề bộn và thế
giới nhân vật phong phú, phức tạp trong cái nhìn đa diện. Để tái hiện đƣợc
bức tranh nông thôn Việt Nam từ nhiều chiều ấy, các nhà văn đã lựa chọn và
sử dụng giọng điệu trần thuật hết sức linh
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi93
hoạt và sinh động. Khi là giọng điệu trầm lắng đầy suy tƣ khi nhân vật tự vấn
bản thân, chiêm nghiệm về cuộc đời. Khi là giọng điệu mạnh mẽ, quyết liệt
trong hoàn cảnh có sự đối kháng. Khi là giọng điệu mỉa mai đầy cay nghiệt
trƣớc nghịch lý đầy đau đớn của cuộc đời. Khi là giọng trữ tình, nhẹ nhàng
khimiêu tả về thiên nhiên quê hƣơng làng xóm…
3.2.2. Ngôn ngữ nhân vật.
Đọc tiểu thuyết viết về nông thôn, ngƣời đọc cảm nhận về một trƣờng
ngôn ngữ rất khác so với ngôn ngữ trong tiểu thuyết về ngƣời trí thức thành
thị. Để cá thể hóa ngôn ngữ nhân vật, đồng thời tạo nên sự chân thật trong
việc khắc họa hình tƣợng con ngƣời sống nơi làng quê, nhà văn đã đƣa vào lời
văn nhiều khẩu ngữ, từ địa phƣơng, cùng lối “chửi đổng” rất đặc trƣng của
những ngƣời ít học, cùng kiệt khổ. Bằng cách đƣa ngôn ngữ thông tục, dân dã
của đời sống vào lời đối thoại giữa các nhân vật mà hƣơng vị, đặc trƣng làng
quê đƣợc hiện lên rõ nét. Hơn thế, các nhà tiểu thuyết thời kì đổi mới còn rất
chú trọng đến cá thể hóa ngôn ngữ nhân vật. Ngƣời đọc dễ dàng nhận ra
ngôn ngữ của những kẻ cố cùng, dị dạng nhƣ Quyềnh, Thó, Lẹp… sự bặm
trợn, tợn tục; khác hẳn với ngôn ngữ của những chàng trai, cô gái mới lớn với
tâm hồn khao khát tự do tình yêu đầy thánh thiện. Nếu nhƣ trong lời nói của
các bậc “đại trƣởng cự” dòng tộc toát lên đầy triết lí, tƣ tƣởng nho giáo phong
kiến cứng nhắc; thì ngôn ngữ của các bậc lãnh đạo hợp tác xã, xã, huyện lại
“thở ra” toàn là chủ trƣơng, chính sách, đƣờng lối của Đảng và Nhà nƣớc.
Đó là thứ ngôn ngữ trịch thƣợng, đầy tính thuyết giáo.
3.3. Không gian và thời gian nghệ thuật:
3.3.1. Không gian nghệ thuật:
Tiểu thuyết về đề tài nông thôn viết từ sau đổi mới 1986 đã khai thác triệt
để, sinh động một không gian chung, rộng lớn: không gian làng quê. Đó là
sân khấu chính để các nhân vật diễn vai, nhân vật hành động, suy ngẫm và
bộc lộ tâm tƣ tình cảm của mình. Với nhu cầu “nhận thức lại thực tại xã hội”,
năm tiểu thuyết đã tái hiện đầy đủ các dạng thức không gian khác nhau, thể
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

Wsahiwhashi

New Member
Link tải miễn phí Luận văn:Hiện thực nông thôn qua một số tiểu thuyết Việt Nam đương đại : Luận văn ThS. Văn học: 60 22 32
Link tải Free download cho anh em Ketnooi:

file bị hỏng rồi ạ. Bạn yêu owiii cho mình xin link mới để tải. Thank bạn nhiều thật nhiềuuuu
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện U Minh Thượng tỉnh Kiên Giang Văn hóa, Xã hội 0
D Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện hải hậu Nông Lâm Thủy sản 0
D Vai trò của giai cấp nông dân việt nam thực trạng và những vấn đề bức xúc đặt ra hiện nay Nông Lâm Thủy sản 0
D đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp thực hiện xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện thanh oai, thành phố hà nội Nông Lâm Thủy sản 0
D Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất biện pháp thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới tại xã Đồng Liên huyện Phú Bình Nông Lâm Thủy sản 0
D đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp thực hiện xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện hoài đức thành phố hà nội Nông Lâm Thủy sản 0
D Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội Nông Lâm Thủy sản 0
T Nâng cao hiệu quả thực hiện hợp đồng xuất khẩu hàng nông sản sang thị trường Châu á ở Công ty xuất n Luận văn Kinh tế 0
M Phân tích tình hình thực hiện lợi nhuận của công ty TNHH sản xuất và thương mại Lương Nông Luận văn Kinh tế 0
Y Xây dựng chiến lược kinh doanh để thực hiện tốt chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong sản xuất nông nghiệ Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top