langdu_lukhach

New Member
Luận văn: Chủ nghĩa tư bản hiện đại và việc thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân : Luận văn ThS. Triết học: 60 22 03 08
Nhà xuất bản: ĐHKHXH & NV
Ngày: 2014
Miêu tả: 106 tr. + CD-ROM + Tóm tắt
Luận văn ThS. Chủ nghĩa xã hội khoa học -- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2014

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 3
1.Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 3
2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài .................................................. 4
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................... 9
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 9
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu ..................................................... 10
6. Đóng góp của luận văn ...................................................................................... 10
7. Cấu trúc của luận văn ........................................................................................ 10
NỘI DUNG ................................................................................................................ 11
Chương 1: BẢN CHẤT VÀ ĐẶC ĐIỂM CHỦ YẾU CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN
HIỆN ĐẠI ................................................................................................................... 11
1.1. Bản chất của chủ nghĩa tƣ bản hiện đại ....................................................... 11
1.1.1. Nguồn gốc ra đời của chủ nghĩa tư bản hiện đại ................................... 11
1.1.2. Đặc điểm và bản chất của chủ nghĩa tư bản hiện đại ............................ 18
1.2. Đặc điểm chủ yếu của chủ nghĩa tƣ bản hiện đại ........................................ 21
1.2.1. Hệ thống chính trị ..................................................................................... 21
1.2.2. Nền kinh tế của chủ nghĩa tư bản hiện đại ............................................. 32
1.2.3. Đặc điểm xã hội của chủ nghĩa tư bản hiện đại .................................... 37
Chương 2: THỰC HIỆN SỨ MỆNH LỊCH SỬ CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN
TRONG ĐIỀU KIỆN CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN HIỆN ĐẠI .............................. 47
2.1. Lý luận chung về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân ......................... 47
2.2. Giai cấp công nhân hiện đại: khái niệm và đặc điểm ................................. 51
2.2.1. Khái niệm giai cấp công nhân hiện đại ................................................... 51
2.2.2. Đặc điểm chủ yếu của giai cấp công nhân hiện đại ................................ 56
2.3. Một số vấn đề của quá trình thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công
nhân trong điều kiện của chủ nghĩa tƣ bản hiện đại .......................................... 60
2.3.1. Những nhân tố khách quan của quá trình thực hiện sứ mệnh lịch sử
của giai cấp công nhân........................................................................................ 602
2.3.2. Những nhân tố chủ quan của quá trình thực hiện sứ mệnh lịch sử của
giai cấp công nhân............................................................................................... 83
2.3.3. Một số xu hướng chủ yếu của việc thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai
cấp công nhân trong các nước tư bản phát triển .............................................. 91
KẾT LUẬN ............................................................................................................... 100
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................. 103
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi3
MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Vào những năm đầu của thế kỷ XXI, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học
công nghệ nhất là công nghệ thông tin, chủ nghĩa tư bản đã mang trong mình những
nội hàm mới khác với những phiên bản trước kia của nó. Chính sự thay đổi nội tại
của nó làm chúng ta buộc phải có những cách nhìn nhận mới về chủ nghĩa tư bản
hiện đại. Mâu thuẫn trong lòng chủ nghĩa tư bản hiện đại giờ đây nhờ cơ chế tự điều
chỉnh đã không quyết liệt đến mức dẫn tới tình thế cách mạng bạo lực như nhận
định của các nhà kinh điển triết học Mác – Lênin trước đây.
Trước tình hình ấy, một số người đã cho rằng, sự dự báo về buổi hoàng hôn
của chủ nghĩa tư bản là quá sớm, những giải thích về sự tiêu vong của nó là sai lầm.
Cũng có người lại coi những biến động của chủ nghĩa xã hội, cũng như những thay
đổi của chủ nghĩa tư bản hiện nay là ngẫu hứng của lịch sử.
Thực ra, nếu tính đến những kinh nghiệm lịch sử và những thực tế đang diễn
ra của thời đại, thì mọi biểu hiện của chủ nghĩa tư bản hiện đại đều có thể cắt nghĩa.
cách sản xuất tư bản chủ nghĩa đã có nhiều thay đổi, đã phát triển lên một
trình độ mới. Nhưng những mâu thuẫn cơ bản của chủ nghĩa tư bản vẫn tồn tại,
nhưng biểu hiện của mâu thuẫn ấy đã có những hình thức mới. Những vấn đề chính
trị - xã hội trong lòng chủ nghĩa tư bản hiện đại cho thấy những bất ổn tiềm tàng ẩn
chứa bên trong của chính chủ nghĩa tư bản hiện đại.
Trong lý luận của chủ nghĩa xã hội khoa học, vấn đề giai cấp công nhân và sứ
mệnh lịch sử của nó là vấn đề lý luận cốt lõi. Nghiên cứu những biến đổi trong quan
niệm về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân trong điều kiện ngày nay là một
phần rất quan trọng của việc phát triển học thuyết Mác – Lênin về chủ nghĩa xã hội.
Chính những đổi thay đến từ phía chủ nghĩa tư bản đã làm tình hình thế giới có
những diễn biến phức tạp và mới mẻ. Dù muốn hay không, dù trực tiếp hay gián
tiếp thì việc chủ nghĩa tư bản hiện đại với những nét mới trong quá trình phát triển
của mình đã tạo ra những nhân tố mới cho phong trào cách mạng thế giới, cũng như
quá trình đấu tranh của giai cấp công nhân, vì mục tiêu chung của toàn xã hội hiện4
đại. Thêm vào đó là sự biến đổi của chính giai cấp công nhân hiện đại đã góp phần
tạo ra cả những nhân tố chủ quan, khách quan thúc đẩy sự phát triển của phong trào
công nhân. Tạo ra cho phong trào công nhân những xu hướng đấu tranh mới hướng
tới vì lợi ích chung của cộng đồng, xã hội.
Vậy những đặc điểm chủ yếu nào của chủ nghĩa tư bản hiện đại đã góp phần
tạo ra những nhân tố khách quan, nhân tố chủ quan và xu hướng vận động của giai
cấp công nhân hiện đại nói riêng và của phong trào công nhân nói chung. Mối liên
hệ giữa chủ nghĩa tư bản hiện đại và sự biến đổi của nó đã tạo ra cho quá trình thực
hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân những biểu hiện mới ra sao. Trên cơ sở
nghiên cứu những vấn đề đó, có thể phát triển và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác
– Lênin vào điều kiện thực tiễn của Việt Nam trong điều kiện ngày nay.
Chính vì những lý do nói trên tui đã lựa chọn đề tài “Chủ nghĩa tư bản hiện
đại và việc thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân” để nghiên cứu nhằm
làm rõ hơn một số đặc điểm chủ yếu của chủ nghĩa tư bản ngày nay đồng thời từ đó
có những cách nhìn nhận toàn diện hơn về sự thay đổi của giai cấp công nhân và sứ
mệnh lịch sử của giai cấp công nhân trước những biến động của chủ nghĩa tư bản.
2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Chủ nghĩa tư bản hiện đại cũng như vấn đề sứ mệnh lịch sử của giai cấp công
nhân đã trở thành đối tượng nghiên cứu của rất nhiều nhà khoa học, các nhà hoạch
định nhằm mục tiêu lý giải những biến đổi nội tại của nó và ảnh hướng của điều đó
tới tất cả các quốc gia trên thế giới dù quốc gia đó đang tồn tại dưới hình thái kinh
tế xã hội nào. Đã có một số công trình nghiên cứu về chủ nghĩa tư bản hiện đại và
sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân như:
- Cuốn “ Chủ nghĩa tư bản phiên bản 3.0” , Peter Barnes (2007), Nxb Trẻ.
Cuốn sách đề cập đến vấn đề công sản của xã hội hiện đại, đó chính là thiên nhiên,
văn hóa, khoa học, cộng đồng… những thứ thuộc sở hữu của mọi người. Thế nhưng
những thứ đó đang dần bị đánh cắp mà chúng ta không hề hay biết. Qua cuốn sách
tác giả nhấn mạnh rằng: những quyền đương nhiên của con người không chỉ có
quyền sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc. Con người còn đương nhiên
có quyền không bị ô nhiễm, quyền thưởng thức văn hóa và hưởng các tiến bộ khoa
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi5
học không giới hạn, quyền được chữa bệnh, quyền được có những nền tảng công
bằng để bước vào đời. Không những thế tác giả còn vạch ra những quyền đương
nhiên có mà các thế hệ tương lai dù hiện chưa có mặt vẫn có quyền đòi hỏi chúng ta
phải đảm bảo cho họ: quyền được nhận từ chúng ta một môi trường sống đầy đủ và
nguyên vẹn như khi chúng ta nhận từ cha ông chúng ta. Tất cả những vấn đề này sẽ
được giải quyết theo đúng quy luật thị trường trong hệ điều hành kinh tế nâng cấp
của Chủ nghĩa tư bản 3.0 do tác giả đề xuất.
- Cuốn “ Chủ nghĩa tư bản những điều chỉnh mới”, Nguyễn Thị Quy (chủ
biên) (2000), Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia – Viện Thông tin
Khoa học xã hội. Cuốn sách là sự tập hợp các bài viết của các tác giả Việt Nam và
nước ngoài được dịch sang tiếng Việt như: Chủ nghĩa tư bản hiện đại những tìm
kiếm mới (Minh Hiền), Hệ thống thế giới mới (Michel Albert), Các thị trường tài
chính và tinh thần của chủ nghĩa tư bản (Nicolas Baverez), Cuộc suy thoái châu Á:
Một cuộc khủng hoảng của chủ nghĩa tư bản toàn cầu (Nick Beam), Hệ thống tư
bản chủ nghĩa thế giới – củng cố hạt nhân và trở về với bạo lực (G.K. Shirokov,
A.I.Salicki),…
- Cuốn “Chủ nghĩa tư bản đương đại mâu thuẫn và vấn đề”, PGS. TS. Nguyễn
Khắc Thân (1996), Nxb Chính trị quốc gia. Cuốn sách phân tích ngắn gọn, có cơ sở
khoa học, cung cấp nhiều tài liệu phong phú về chủ nghĩa tư bản hiện đại. Vận dụng
chủ nghĩa duy vật lịch sử và học thuyết hình thái kinh tế xã hội, tác giả đã làm sáng
tỏ: chủ nghĩa tư bản ngày nay được duy trì và tồn tại nhờ sử dụng những thành tựu
của cuộc cách mạng khoa học công nghệ, đang gia sức điều chỉnh các quan hệ xã
hội và quan hệ sản xuất trong phạm vi chế độ tư bản chủ nghĩa. Mặc dù vậy bản
chất bóc lột giá trị thặng dư, lao động không được trả công của công nhân và các
hình thức bóc lột có tính chất thực dân trong quan hệ kinh tế quốc tế là không thay
đổi. Sự vận động của những mâu thuẫn và những giới hạn vốn có trong bản thân
chế độ tư bản nhất định đi đến sự thay thế chủ nghĩa tư bản bằng chủ nghĩa xã hội
và chủ nghĩa cộng sản.
- Cuốn “Chủ nghĩa tư bản đầu thế kỷ XXI”, Đồng chủ biên: PGS.TS. Đỗ Lộc
Diệp, TS. Đào Duy Quát, PGS.TS. Lê Văn Sang (2003), Nxb Khoa học xã hội.6
Cuốn sách gồm 3 phần, 8 chương. Phần một gồm 3 chương xem xét những mâu
thuẫn và sự thích ứng nội tại của chủ nghĩa tư bản trong phạm vi quốc gia cùng với
sự phát triển lực lượng sản xuất quốc tế của chủ nghĩa tư bản hiện đại. Phần hai
gồm 4 chương xem xét những mâu thuẫn và sự điều chỉnh các quan hệ quốc tế của
chủ nghĩa tư bản hiện đại. Phần 3 gồm 1 chương xem xét địa vị lịch sử của chủ
nghĩa tư bản hiện đại thông qua nghiên cứu khủng hoảng kinh tế và khủng hoảng
chung của chủ nghĩa tư bản hiện đại.
- Cuốn “Thế giới thời hậu chiến tranh lạnh”, của tác giả Nguyễn Trường do
Nhà xuất bản Tri thức ấn hành năm 2010. Nội dung tác phẩm được chia thành năm
phần: Phần 1: Hoa Kỳ và thế giới. Đề cập tới vai trò và ảnh hưởng của Hoa Kỳ tới
các nước trên thế giới kể từ sau khi Liên Xô tan rã. Phần 2: Trung Quốc siêu cường
đang lên. Phần 3: đề cập tới khu vực Nam Á, Trung Đông và Mỹ La tinh. Phần 4:
Nói về cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Phần 5: đề cập tới vấn đề chính trị
năng lượng, về vai trò của nguồn năng lượng đối với kinh tế và chính trị của thế
giới trong giai đoạn hiện nay.
- Cuốn “Giai cấp công nhân ở các nước tư bản phát triển từ sau chiến tranh
lạnh đến nay thực trạng và triển vọng” của hai tác giả Nguyễn Thị Quế và Nguyễn
Hoàng Giáp. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Hà Nội ấn hành năm 2010. Cuốn sách
tập trung phân tích những biến động của giai cấp công nhân ở các nước tư bản phát
triển thuộc G7, Bắc Âu và Nam Âu về cơ cấu, số lượng, chất lượng; sự thay đổi về
mục tiêu, nội dung, phương pháp đấu tranh của giai cấp công nhân các nước tư bản
phát triển trên thế giới trong giai đoạn từ sau chiến tranh lạnh đến nay. Bên cạnh đó
đề xuất một số kiến nghị về xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam và tăng cường
mối quan hệ giữa Đảng cộng sản và giai cấp công nhân Việt Nam với các đảng
cộng sản và công nhân ở các nước tư bản phát triển.
- Cuốn “ Những chặng đường lịch sử vẻ vang của giai cấp công nhân và tổ
chức công đoàn Việt Nam: 1929 - 2011” do NXB Lao động xuất bản và phát hành
nhân hướng tới ngày truyền thống công đoàn Việt Nam 28/7/1929 – 28/7/2011.
Cuốn sách gồm có 6 phần. Phần 1 bàn đến vấn đề Chủ tịch Hồ Chí Minh với giai
cấp công nhân và công đoàn Việt Nam. Phần 2 nói về quá trình hình thành và phát
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi7
triển của giai cấp công nhân và tổ chức công đoàn Việt Nam. Phần 3 chỉ ra mười
mốc son lịch sử của công đoàn Việt Nam. Phần 4 xem xét nội dung đại hội X công
đoàn Việt Nam và mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ của công đoàn nhiệm kỳ
2008-2013. Phần 5 bàn tới việc đẩy mạnh mối quan hệ hợp tác giữa công đoàn Việt
Nam với công đoàn các nước. Phần 6 xem xét các quy định mới nhất về Pháp luật
lao động và Công đoàn.
- Cuốn “ Đảng lãnh đạo xây dựng giai cấp công nhân trong giai đoạn hiện
nay” . Nguyễn Văn Giang (chủ biên), (2009), NXB Chính trị quốc gia Hà Nội. Làm
rõ cơ sở lý luận của vấn đề Đảng cộng sản Việt nam lãnh đạo xây dựng giai cấp
công nhân Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Đánh giá thực trạng Đảng lãnh đạo
giai cấp công nhân và rút ra nguyên nhân kinh nghiệm đồng thời đề xuất một số giải
pháp chủ yếu tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong xây dựng giai cấp công nhân
Việt Nam giai đoạn hiện nay.
Bên cạnh đó còn có rất nhiều công trình nghiên cứu là luận văn thạc sĩ, luận án
tiến sĩ, các bài báo trên các tạp chí như:
- Luận văn thạc sĩ triết học : “Vai trò của giai cấp công nhân Việt Nam trong
công cuộc đổi mới đất nước” , Nguyễn Thị Thanh Hương (2009), Đại học Khoa học
xã hội và nhân văn – Đại học quốc gia Hà Nội. Luận văn trình bày tình hình chung
về giai cấp công nhân Việt Nam và quan niệm về vai trò của giai cấp này trong
công cuộc đổi mới của đất nước. Nghiên cứu thực trạng vai trò của giai cấp công
nhân Việt Nam trong công cuộc đổi mới của đất nước, đánh giá những thành tựu đạt
được, những hạn chế còn tồn tại của thực trạng trên. Đề xuất một số nhóm giải pháp
về nhận thức đối với giai cấp công nhân và vai trò của nó trong công cuộc đổi mới
của đất nước; đào tạo nghề và giáo dục ý thức chính trị cho giai cấp công nhân
trong công cuộc đổi mới đất nước; cơ chế chính sách của Đảng và Nhà nước đối với
giai cấp công nhân trong công cuộc đổi mới đất nước; tổ chức của giai cấp công
nhân trong công cuộc đổi mới…, nhằm tiếp tục phát huy vai trò của giai cấp công
nhân Việt Nam trong công cuộc đổi mới đất nước.
- “Phê phán sự phủ nhận sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân”, Nguyễn
Quốc Phẩm, (2008) Tạp chí lịch sử Đảng, số 1, trang 45-52. Đưa ra vấn đề sứ mệnh8
lịch sử của giai cấp công nhân theo chủ nghĩa Mác-Lênin là quyết định sự thành
công của Chủ nghĩa xã hội trong cuộc cải biến cách mạng. Từ sau khi hệ thống các
nước Xã hội chủ nghĩa sụp đổ, nhiều quan điểm xuyên tạc, phủ định sứ mệnh lịch
sử của giai cấp công nhân xuất hiện. Phân tích những quan điểm phê phán luận
điểm của Mác-Lênin: quan điểm của Toffler, phương Tây…
- “ Xây dựng phát triển toàn diện giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đổi
mới”, Nguyễn Hòa Bình, (2007), Tạp chí cộng sản, số 778, trang 46-49. Trình bày về
vấn đề Đảng luôn coi trọng và đánh giá cao vai trò của giai cấp công nhân trong cuộc
đấu tranh dành chính quyền và trong công cuộc đổi mới hiện nay. Một số đường lối,
chủ trương của Đảng nhằm xây dựng, phát huy vai trò của giai cấp công nhân
- “Tư duy mới về giai cấp công nhân và Đảng cộng sản”, Quang Cận, Tạp chí
cộng sản, số 778 (2007), trang 40-45. Bài viết phân tích bản chất, khả năng và yêu
cầu của giai cấp công nhân hiện đại; đồng thời khẳng định tính trí tuệ, tính hiện đại
của chính đảng giai cấp công nhân. Cơ sở chính trị - xã hội của Đảng cộng sản phải
là giai cấp công nhân trong quá trình phát triển từ văn minh công nghiệp sang văn
minh trí tuệ; Tư duy mới về giai cấp công nhân phải gắn liền với tư duy mới về chủ
nghĩa xã hội hiện đại. Đảng cộng sản Việt Nam là Đảng mang bản chất của giai cấp
công nhân Việt Nam, Đảng của giai cấp công nhân và của dân tộc Việt Nam
- “Chủ nghĩa tư bản trong bối cảnh toàn cầu hóa”, Nguyễn Hoàng Giáp, Tạp
chí cộng sản, số 810 (2010), trang 101-105. Bài viết đề cập tới những diễn biến của
chủ nghĩa tư bản trong bối cảnh toàn cầu hóa. Chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai
đoạn độc quyền, vẫn diễn ra các cuộc khủng hoảng kinh tế chu kỳ và mối quan hệ
với các nước đang phát triển
- “Một số điểm khác nhau về khủng hoảng kinh tế chu kỳ của chủ nghĩa tư bản
cổ điển và chủ nghĩa tư bản hiện đại”, Nguyễn Quyết Thắng, Nguyễn Thùy Chi,
Tạp chí Lý luận chính trị và truyền thông, số 3 (2009), trang 59-61. Bài báo chỉ ra:
Nghiên cứu chủ nghĩa tư bản Các Mác cho rằng: nguyên nhân khủng hoảng chu kì của
chủ nghĩa tư bản là do mâu thuẫn giữa tính chất xã hội hóa sản xuất với hình thức thức
chiếm hữu tư bản tư nhân về tư liệu sản xuất. Sự khác nhau cơ bản về chu kỳ khủng
hoảng kinh tế của chủ nghĩa tư bản cổ điển và chủ nghĩa tư bản hiện đại: Khoảng cách
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi9
giữa các chu kỳ ngắn dần, ranh giới cũng mờ dần...Có 2 thời kỳ nói chung tư bản tài
chính vừa là nguồn gốc vừa là động lực chủ yếu để thoát ra khỏi khủng hoảng.
Và còn khá nhiều những bài báo trên các tạp chí trong và ngoài nước trong thời
gian gần đây khi tình hình thế giới tiếp tục có nhiều biến động xung quanh chủ nghĩa
tư bản hiện đại và việc quay trở lại với học thuyết Mác – Lênin như việc tìm tới một
liều thuốc cho căn bệnh khủng hoảng trầm kha của chủ nghĩa tư bản. Nhìn chung các
công trình nghiên cứu kể trên đã nêu lên được những vấn đề mới của cả chủ nghĩa tư
bản hiện đại cũng như vấn đề sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân trong thời đại
mới. Tuy nhiên, những công trình đó hay chưa có hay có nhưng còn ít đề cập tới
những thay đổi của chủ nghĩa tư bản hiện đại đã làm việc thực hiện sứ mệnh lịch sử
của giai cấp công nhân có những biểu hiện mới như thế nào.
Vì vậy, trên cơ sở kế thừa những thành tựu đã nghiên cứu, luận văn hướng tới
làm rõ hơn các vấn đề kinh tế, chính trị xã hội cơ bản của chủ nghĩa tư bản hiện đại
đã có những biến đổi làm thay đổi giai cấp công nhân cũng như việc thực hiện sứ
mệnh lịch sử của giai cấp công nhân như thế nào, để từ đó khẳng định tính đúng đắn
và sáng tạo của học thuyết Mác – Lênin.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở làm rõ bản chất và đặc điểm của Chủ nghĩa tư bản hiện đại, luận
văn tập trung làm rõ những vấn đề mới nảy sinh trong quá trình thực hiện sứ mệnh
lịch sử của giai cấp công nhân trong các nước tư bản phát triển
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ bản chất và đặc điểm chủ yếu của chủ nghĩa tư bản hiện đại.
- Làm rõ đặc điểm của giai cấp công nhân hiện đại và việc thực hiện sứ mệnh
lịch sử của giai cấp công nhân hiện đại trong điều kiện của chủ nghĩa tư bản hiện
đại ở các nước tư bản phát triển.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Chủ nghĩa tư bản hiện đại và việc thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp
công nhân.
tin vào chính phủ dẫn tới phản đối mạnh mẽ chính sách “thắt lưng buộc bụng”.
Như vậy, trong quá trình điều chỉnh chủ nghĩa tư bản đã tạo ra một vòng luẩn
quẩn cho chính mình. Nhưng hướng giải quyết của họ bao giờ cũng là bảo vệ
tiên quyết quyền lợi của mình và có xâm phạm thì chỉ là xâm phạm tới lợi ích
của những người dân.
Theo quan điểm mác xít, nhìn nhận xu thế vận động và phát triển của xã
hội tư bản phải xuất phát từ chính hiện thực lịch sử của nó. Chủ nghĩa tư bản
tất yếu sẽ tới thời kỳ phải chất dứt và trở thành lịch sử của nhân loại. Về lý
thuyết, sự diệt vong của chủ nghĩa tư bản có thể do hai khả năng: một là, do sự
lớn mạnh và toàn thắng của chủ nghĩa xã hội; hai là do chính sự vận động và
phát triển của bản thân chủ nghĩa tư bản, bằng cách đó sẽ cho thấy không có
sức mạnh nào bên ngoài phủ định chủ nghĩa tư bản hơn chính sự phát triển của
những lực lượng cấu thành mâu thuẫn nội tại của nó. Về lý thuyết, hai khả năng
nói trên được tách rời nhau để nghiên cứu, nhưng trên thực tế, sự phát triển của
hai hệ thống này luôn tác động qua lại với nhau, cho dù mỗi một nước tư bản
chủ nghĩa cũng như xã hội chủ nghĩa có một chiều kích phát triển riêng của nó.
Điều này đòi hỏi giai cấp công nhân và chính đảng của nó phải bổ sung vào học
thuyết Mác – Lênin những điểm mới phù hợp với thực tiễn giai đoạn hiện nay,
thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình trong thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản
sang chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn cầu.
Tuy giai cấp công nhân cũng đã có những chuyển biến mới về chất song nó
vẫn là giai cấp hiện đại nhất, cách mạng nhất, thay mặt cho cách sản xuất
tiên tiến nhất. Và chỉ có nó mới có thể đưa con đường hiện thực hóa xã hội cộng sản
chủ nghĩa đi tới thắng lợi cuối cùng. Giai cấp công nhân giờ đây đã được trí thức
hóa. Nhưng đây chính là xu thế tất yếu của thời đại và là xu thế phát triển hợp lý
của bản thân giai cấp công nhân. Không ai khác chính những người công nhân là
những thành viên quan trọng nhất để thiết lập nên nền kinh tế tri thức với tốc độ
phát triển như vũ bão hiện nay. Dù ngày nay “tình thế cách mạng” theo cách mà
Lênin dùng ở thế kỷ XIX có thể sẽ không xảy ra và con đường dẫn tới sự thành
công của giai cấp công nhân không nhất thiết phải là cách mạng bạo lực song địa vị
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Vai trò các đảng chính trị nói chung, đảng cầm quyền nói riêng đối với nhà nước trong chủ nghĩa tư bản Môn đại cương 0
D những đặc điểm kinh tế cơ bản của chủ nghĩa đế quốc và ý nghĩa của nó đối với việc nghiên cứu chủ nghĩa tư bản hiện nay Môn đại cương 0
D Những đặc điểm kinh tế của chủ nghĩa đế quốc và địa vị lịch sử của nó trong chủ nghĩa đế quốc giai đoạn tột cùng của chủ nghĩa tư bản Môn đại cương 0
D Ảnh hưởng của học thuyết Keynes đối với sự vận động và phát triển của kinh tế tư bản chủ nghĩa Luận văn Kinh tế 0
S Sự phát triển của tư bản tài chính trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản ngày nay Luận văn Kinh tế 0
X Sự vận dụng lý luận của Lênin về chủ nghĩa tư bản Nhà nước ở Việt Nam Công nghệ thông tin 0
G Phân tích hiện tượng tiền lương trong chủ nghĩa tư bản thường thấp hơn giá trị sức lao động Luận văn Kinh tế 0
B Khủng hoảng kinh tế dưới chủ nghĩa tư bản là khủng hoảng sản xuất thừa (thừa so với sức mua eo hẹp c Luận văn Kinh tế 0
X Ba phương thức sản xuất trước chủ nghĩa tư bản, quan hệ sản xuất phải phự hợp với trỡnh độ phỏt triể Luận văn Kinh tế 0
D Quan điểm chủ nghĩa Mác – Lê-nin về chủ nghĩa tư bản độc quyền. Vận dụng vấn đề nghiên cứu trên phân Luận văn Kinh tế 4

Các chủ đề có liên quan khác

Top