shamanking2008s

New Member
Luận văn: Nhu cầu tiếp nhận thông tin báo chí của công chúng tỉnh Nghệ An : Luận văn ThS. Truyền thông đại chúng: 60 32 01 01
Nhà xuất bản: ĐHKHXH&NV
Ngày: 2014
Chủ đề: Báo chí học
Tài chính
Doanh nghiệp nhà nước
Truyền thông đại chúng
Miêu tả: Luận văn hoàn thành sẽ cung cấp được những số liệu điều tra mới nhất về nhu cầu công chúng đối với báo chí. Trong giới hạn nhất định, luận văn sẽ cung cấp thông tin về nhu cầu báo chí của công chúng tới các cơ quan báo chí Tỉnh Nghệ An nói riêng và báo chí Việt Nam nói chung. Điều này giúp xây dựng chiến lược phát triển báo chí lâu dài.Mặt khác, công trình nghiên cứu này được tiến hành tại một địa phương có nền văn hóa, lối sống, phong phú đa dạng, mang tính tiêu biểu cao. Điều naỳ làm tăng tính khách quan của kết quả nghiên cứu, đồng thời cung cấp đầy đủ, chính xác hơn về nhu cầu thông tin thật sự của công chúng, cũng như mối quan hệ đời sống đối với nhu cầu tiếp nhận thông tin. Cùng với các công trình nghiên cứu về nhu cầu thông tin của công chúng tại các địa phương khác (T.p Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh…), luận văn sẽ đóng góp thêm một góc nhìn mới về đối tượng công chúng trong tổng thể đất nước. Và dựa trên những kết quả điều tra cụ thể thu thập được, luận văn sẽ đúc rút được những giải pháp hữu ích đối với nền báo chí Việt Nam. Việc đẩy mạnh đầu tư phát triển hệ thống thông tin báo chí về số lượng và chất lư ợng đã được khẳng định trong chiến lược của Chính phủ nói chúng và tỉnh Nghệ An nói riêng. Đó là cơ sở quan trọng, là nền tảng để báo chí vươn lên làm tốt nhiệm vụ bảo đảm quyền được thông tin của người dân.
Luận văn ThS. Báo chí học -- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2014
MỤC LỤC
DANH SÁCH SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU ......................................................................... 6
DANH MỤC VIẾT TẮT............................................................................................. 7
MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... 4
CHƢƠNG 1:
NHU CẦU TIẾP NHẬN THÔNG TIN BÁO CHÍ CỦA CÔNG CHÚNG – LÝ
THUYẾT TIẾP CẬN................................................................................................ 15
1.1 Khái niệm, thuật ngữ liên quan ............................................................................. 15
1.2. Đặc điểm công chúng báo chí .............................................................................. 24
1.3. Công chúng báo chí Nghệ An .............................................................................. 26
1.4. Đƣờng lối chính sách của Đảng, Nhà nƣớc về đáp ứng nhu cầu thông tin cho công
chúng ........................................................................................................................... 31
CHƢƠNG 2:
THỰC TRẠNG NHU CẦU TIẾP NHẬN THÔNG TIN BÁO CHÍ CỦA CÔNG
CHÚNG NGHỆ AN .................................................................................................. 35
2.1. Vài nét về báo chí Nghệ An ................................................................................. 35
2.2 Thực trạng báo chí Nghệ An đáp ứng nhu cầu thông tin cho CCBC Nghệ An.... 43
2.3. Khảo sát nhu cầu tiếp nhận thông tin báo chí của công chúng báo chí Nghệ An 49
2.4. Cung cấp thông tin cho công chúng báo chí Nghệ An - Nhận xét bƣớc đầu....... 78
CHƢƠNG 3:
MỘT SỐ GIẢI PHÁP KÍCH THÍCH NHU CẦU VÀ CẢI THIỆN ĐIỀU KIỆN
TIẾP NHẬN BÁO CHÍ CỦA CÔNG CHÚNG...................................................... 86
3.1. Nhóm giải pháp chung ......................................................................................... 86
3.2 Nhóm giải pháp chuyên môn ................................................................................ 95
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 115
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 1196
DANH SÁCH SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Sơ đồ 1.1 Những nghiên cứu của xã hội học truyền thông đại chúng...................................... 20
Bảng 2.1: Điều kiện xã hội của công chúng Nghệ An ............................................................. 51
Bảng 2.2: Địa điểm đọc báo in của công chúng Nghệ An ....................................................... 54
Bảng 2.3: Địa điểm theo dõi báo truyền hình của công chúng Nghệ An ................................. 58
Bảng 2.4: Tần suất tiếp nhận thông tin báo in của công chúng Nghệ An ............................... 61
Bảng 2.5: Tần suất tiếp nhận thông tin báo truyền hình của công chúng Nghệ An ................. 64
Bảng 2.6: Mức độ quan tâm nội dung báo in của công chúng Nghệ An.................................. 69
Bảng 2.7: Mức độ quan tâm nội dung báo truyền hình của công chúng Nghệ An74
Biểu đồ 2.1: Cơ cấu điều kiện xã hội của công chúng T.p Vinh.............................................. 51
Biểu đồ 2.2:Cơ cấu điều kiện xã hội của công chúng huyện Nghi Lộc ................................... 52
Biểu đồ 2.3: Cơ cấu điều kiện xã hội của công chúng huyện Kỳ Sơn ..................................... 52
Biểu đồ 2.4:Cơ cấu địa điểm đọc báo in của công chúng T.p Vinh......................................... 54
Biểu đồ 2.5:Cơ cấu địa điểm đọc báo in của công chúng huyện Nghi Lộc ............................. 55
Biểu đồ 2.6:Cơ cấu địa điểm đọc báo in của công chúng huyện Kỳ Sơn ................................ 55
Biểu đồ 2.7: Cơ cấu địa điểm theo dõi báo truyền hình của công chúng T.p Vinh.................. 58
Biểu đồ 2.8: Cơ cấu địa điểm theo dõi báo truyền hình của công chúng huyện Nghi Lộc ...... 59
Biểu đồ 2.9: Cơ cấu địa điểm theo dõi báo truyền hình của công chúng huyện Kỳ Sơn ......... 59
Biểu đồ 2.10: Tần suất nhu cầu tiếp nhận thông tin báo in của công chúng huyện Nghi Lộc . 61
Biểu đồ 2.11: Tần suất nhu cầu tiếp nhận thông tin báo in của công chúng huyện Nghi Lộc . 62
Biểu đồ 2.12: Tần suất nhu cầu tiếp nhận thông tin báo in của công chúng huyện Nghi Lộc . 63
Biểu đồ 2.13: Cơ cấu tần suất tiếp nhận thông tin báo truyền hình của công chúng T.p Vinh 65
Biểu đồ 2.14: Cơ cấu tần suất tiếp nhận thông tin báo truyền hình của công chúng huyện Nghi
Lộc............................................................................................................................................ 65
Biểu đồ 2.15: Cơ cấu tần suất tiếp nhận thông tin báo truyền hình của công chúng huyện Kỳ Sơn
.................................................................................................................................................. 66
Biểu đồ 2.16: Cơ cấu mức độ quan tâm về nội dung báo in của công chúng T.p Vinh.......... 69
Biểu đồ 2.17: Cơ cấu mức độ quan tâm về nội dung báo in của công chúng huyện Nghi Lộc70
Biểu đồ 2.18: Cơ cấu mức độ quan tâm về nội dung báo in của công chúng huyện Kỳ Sơn . 70
Biểu đồ 2.19: Cơ cấu mức độ quan tâm về nội dung báo truyền hình của công chúng T.p Vinh74
Biểu đồ 2.20: Cơ cấu mức độ quan tâm về nội dung báo truyền hình của công chúng huyện Nghi
Lộc............................................................................................................................................ 75
Biểu đồ 2.21: Cơ cấu mức độ quan tâm về nội dung báo truyền hình của công chúng huyện Kỳ
Sơn......................................................................................................................75
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi7
DANH MỤC VIẾT TẮT
TW Trung ƣơng
DLXH Dƣ luận xã hội
PTTH Phát thanh Truyền hình
UBND Ủy ban nhân dân
T.p Thành phố
SPBC Sản phẩm báo chí
TTĐC Thông tin đại chúng
VTV Đài Truyền hình Việt Nam
NTV Đài Phát thanh Truyền hình Nghệ An
CCBC Công chúng báo chí
PTTTĐC Phƣơng tiện truyền thông đại chúng
ĐHKHXHNVHN Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội4
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cùng với sự phát triển của xã hội, đời sống của ngƣời dân ngày càng đƣợc
nâng cao, họ không còn phải e sợ đến việc làm sao thoả mãn đƣợc nhu cầu
nhƣ: ăn, ở, mặc mà bắt đầu chú trọng hơn đến việc thoả mãn các nhu cầu ở cấp
độ cao hơn, nhu cầu văn hoá tinh thần, thông tin, giải trí… Đặc biệt trong giai
đoạn hiện nay thì nhu cầu về thông tin là cấp thiết hơn lúc nào hết. Phƣơng tiện
thông tin là một bộ phận quan trọng trong đời sống sinh hoạt của các cá nhân,
gia đình cũng nhƣ ngoài xã hội. Báo chí là phƣơng tiện truyền tin đang ngày
càng có vị trí quan trọng trong việc cung cấp thông tin cho quần chúng nhân
dân, các tổ chức xã hội cũng nhƣ các doanh nghiệp trên thị trƣờng. Báo chí
ngoài chức năng là một phƣơng tiện thông tin thoả mãn nhu cầu đƣợc thông tin
của quần chúng, nó còn là công cụ tuyên truyền của các tổ chức chính trị, xã
hội. Ngoài ra, báo chí còn là một công cụ truyền thông hiệu quả giúp cho các
doanh nghiệp quảng bá về mình.
Trong sự nghiệp đổi mới của đất nƣớc, báo chí đã làm tốt công tác thông
tin, tuyên truyền đối ngoại, góp phần quan trọng vào việc nâng cao vị thế, hình
ảnh đất nƣớc, con ngƣời Việt Nam trên trƣờng quốc tế; củng cố và mở rộng
quan hệ của Việt Nam với các nƣớc và các tổ chức quốc tế, thúc đẩy hội nhập
quốc tế, thu hút đầu tƣ và du khách nƣớc ngoài vào Việt Nam, tăng cƣờng gắn
kết, vận động cộng đồng ngƣời Việt Nam ở nƣớc ngoài đóng góp vào công
cuộc xây dựng và phát triển đất nƣớc.
Đặc biệt, báo chí đã tham gia làm tốt vai trò là diễn Đàn của nhân dân, đƣa
tiếng nói của nhân dân đến với Đảng và Nhà nƣớc cũng nhƣ tuyên truyền các
chủ trƣơng, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc đến với đông đảo
ngƣời dân, góp phần to lớn trong việc thúc đẩy việc thực thi Nghị quyết của
Chính phủ.
Thực tế, báo chí Việt Nam đang phát triển rất mạnh mẽ với 838 cơ quan
báo in, 67 đài phát thanh - truyền hình và 104 kênh truyền hình, hàng trăm
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi5
trang báo điện tử. Trong bối cảnh đó, đòi hỏi mỗi cơ quan báo phải xác định
hƣớng đi cho riêng mình, biết nắm bắt cơ hội và tự mình phát triển đi lên. Do
đó, để có thể chiếm lĩnh đƣợc thị trƣờng thu hút đƣợc đông đảo độc giả thì bắt
buộc những ngƣời làm báo phải hiểu thị hiếu thông tin của công chúng. Để đạt
đƣợc điều này chỉ có thể thông qua hoạt động nghiên cứu hành vi độc giả đọc
báo.
Có thể nhận thấy hiện nay, cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội đời
sống vật chất tinh thần của ngƣời dân đƣợc nâng cao thì nhu cầu về thông tin
giải trí của ngƣời dân cũng ngày một tăng. Để đáp ứng nhu cầu này của ngƣời
dân các phƣơng tiện thông tin đã không ngừng cải tiến và phát triển nhằm thoả
mãn tốt hơn nhu cầu của công chúng, trong đó có báo chí. Tuy nhiên, báo chí
vẫn chƣa thực sự thoả mãn tốt đƣợc nhu cầu của bạn đọc, về mặt nội dung và
hình thức cũng nhƣ trong khâu phát hành còn có những hạn chế nhất định. Đây
là một vấn đề mà tất cả những ngƣời làm báo cần quan tâm và tìm cách
khắc phục. Mỗi tờ báo trên thị trƣờng đều có độc giả của mình, mục tiêu của
ngƣời làm báo là tăng đƣợc số lƣợng độc giả của mình. Để làm đƣợc điều này,
chỉ có cách duy nhất là thoả mãn tốt đƣợc nhu cầu của bạn đọc. Câu hỏi này
chỉ có thể trả lời đƣợc thông qua nghiên cứu nhu cầu công chúng.
Nghệ An là tỉnh có diện tích lớn nhất nƣớc, với số dân đông. Tại Nghệ An
có các cơ quan báo chí trung ƣơng (văn phòng đại diện), và báo chí của tỉnh.
Với vị trí nhƣ vậy, tỉnh Nghệ An đƣợc coi là nơi lý tƣởng đã tiến hành các cuộc
nghiên cứu.
Việc khảo sát nhu cầu tiếp nhận thông tin, của các bộ phận công chúng
nhất định, ở khía cạnh định lƣợng và định tính, có sơ sở khoa học, khách quan,
cụ thể…là một nhu cầu cấp thiết đối với không chỉ với các cơ quan báo chí, mà
còn với cả các cấp quản lý Nhà nƣớc trên lĩnh vực văn hoá. Chính vì thế, tôi
chọn “Nhu cầu tiếp nhận thông tin của công chúng Nghệ An” làm đề tài nghiên
cứu cho luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ báo chí học của mình.6
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Nghiên cứu công chúng truyền thông đã đƣợc tiến hành từ lâu và thƣờng
xuyên ở nhiều quốc gia phát triển. Công chúng truyền thông đã trở thành đối
tƣợng nghiên cứu của nhiều chuyên ngành khoa học: xã hội học, báo chí, tâm
lý học, văn hóa học,…
Cho đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu phong phú về truyền
thông đại chúng, từ những công trình nghiên cứu về báo chí từ góc độ sử học,
những công trình điều tra nghiên cứu về các giới công chúng độc giả và khán
thính giả dƣới góc độ tâm lý học xã hội, cho tới những công trình phân tích nội
dung về các thông điệp của truyền thông đại chúng theo cách tiếp cận của ngôn
ngữ học, của ngôn ngữ học xã hội…
2.1 Tổng quan nghiên cứu công chúng truyền thông trên thế giới
Những công trình nghiên cứu về truyền thông đại chúng đƣợc bắt đầu tiến
hành từ đầu thế kỷ XX, nhất là kể từ năm 1933 trở đi, khi mà Hitler lên nắm
chính quyền ở Đức – sự kiện mà nhiều ngƣời đánh giá là nhờ vào những chiến dịch
tuyên truyền trên các phƣơng tiện truyền thông.
Trong lịch sử nghiên cứu về truyền thông đại chúng trên thế giới, ngƣời ta
thƣờng phân biệt ba giai đoạn khác nhau sau đây [44, tr. 16-18].
Giai đoạn thứ nhất, bắt đầu từ khoảng đầu thế kỷ XX cho tới cuối thập
niên 1930, là giai đoạn mà giới học thuật quan niệm rằng các phƣơng tiện
truyền thông có một sức tác động to lớn lên trên lối ứng xử và suy nghĩ của
ngƣời dân. Nhóm tác giả tiêu biểu trong thời kỳ này là nhóm “trƣờng phái
Frankfurt” ở Đức vốn bao gồm những nhà trí thức chống đối lại Hitler và do đó
về sau bị chính quyền quốc xã trục xuất ra nƣớc ngoài. Các học giả này cho
rằng các phƣơng tiện truyền thông đại chúng ở Đức đã đóng một vai trò then
chốt để những ngƣời theo chủ nghĩa quốc xã lên nắm đƣợc chính quyền. Lúc
đã định cƣ ở Mỹ, trƣờng phái này tiếp tục cảnh cáo rằng các phƣơng tiện
truyền thông đại chúng cũng đang ở trong quá trình gây ra những tác động
tƣơng tự trong xã hội Mỹ, tuy không phải là theo chủ nghĩa quốc xã nhƣ ở
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi7
Đức, mà là làm tha hóa ngƣời dân. Họ cho rằng các phƣơng tiện truyền thông ở
Mỹ đang biến các cá nhân thành “những khối đại chúng” (masses), tàn phá văn
hóa, và trở thành một thứ ma túy làm cho mọi ngƣời chỉ biết làm theo ngƣời
khác và không còn tƣ duy độc lập và óc phê phán.
Ngƣời ta thƣờng gọi quan điểm của các nhà nghiên cứu theo khuynh hƣớng
này là quan điểm theo mô hình “mũi kim tiêm” (hypodermic-needle model). Các
nhà xã hội học theo khuynh hƣớng này cho rằng quá trình công nghiệp hóa đã tiêu
diệt những mối liên hệ giữa ngƣời và ngƣời vốn tồn tại trong những cộng đồng
truyền thống, tiền công nghiệp. Điều này dẫn tới hậu quả là hình thành nên một
thứ “xã hội đại chúng” trong đó các cá nhân sống rời rạc nhau, không còn một
chỗ dựa đáng tin cậy của cộng đồng cũ nữa, và trong bối cảnh mất phƣơng hƣớng
đó, chỗ dựa mới duy nhất của họ là các phƣơng tiện truyền thông đại chúng. Họ
cho rằng xã hội đại chúng đã sản sinh ra những cá nhân không còn khả năng đề
kháng trƣớc sức thuyết phục của truyền thông đại chúng. Những thông điệp của
các phƣơng tiện truyền thông đƣợc “chích” vào cơ thể con ngƣời cũng dễ dàng
nhƣ chích thuốc bằng một mũi kim tiêm vậy.
Giai đoạn phát triển thứ hai trong quá trình nghiên cứu về truyền thông đại
chúng là từ khoảng năm 1940 tới đầu những năm 1960. Đặc điểm của giai đoạn
này là bắt đầu xuất hiện quan điểm đánh giá bớt bi quan hơn về vai trò của các
phƣơng tiện truyền thông đại chúng. Một số công trình điều tra ở Mỹ về ảnh
hƣởng của các phƣơng tiện truyền thông đối với việc bầu cử và đối với sự chọn
lựa của ngƣời tiêu dùng đã chứng minh cho thấy truyền thông đại chúng ít có
hay thậm chí không có tác động trực tiếp đối với thái độ và ứng xử của ngƣời
dân. Trái ngƣợc với lập luận của các nhà nghiên cứu trong giai đoạn đầu nói
trên (vốn cho rằng truyền thông đại chúng có tác động trực tiếp giống nhƣ một
mũi kim chích), lúc này, ngƣời ta chỉ nói tới những tác động gián tiếp, thông
qua nhiều bƣớc trung gian. Khi phân tích ảnh hƣởng của truyền thông đại
chúng, các nhà xã hội học thời kỳ này chú ý nhấn mạnh đến vai trò của các
nhóm xã hội (nhƣ bạn bè, gia đình, hàng xóm, những ngƣời “hƣớng dẫn dƣ8
luận” – opinion leaders) : các thông điệp của các phƣơng tiện truyền thông đại
chúng thƣờng đƣợc “lọc” qua những kênh đó rồi mới đi tới cá nhân. Ngƣời ta
nhìn nhận rằng công chúng của các phƣơng tiện truyền thông không phải là
một khối “đại chúng” đồng dạng, không có hình thù; trái lại, đấy là một tập
hợp bao gồm nhiều giới và tầng lớp xã hội khác nhau.
Giai đoạn thứ ba trong lịch sử nghiên cứu về truyền thông đại chúng bắt
đầu từ khoảng thập niên 1960 trở đi, với đặc điểm là xuất hiện nhiều xu hƣớng
quan điểm nghiên cứu khác nhau và rất nhiều đề tài. Chẳng hạn nhƣ ngoài việc
nghiên cứu về công chúng và về tác động của truyền thông đại chúng, ngƣời ta
còn nghiên cứu về nội dung các thông điệp của truyền thông đại chúng, về quá
trình truyền thông đại chúng, quá trình sản xuất của các phƣơng tiện truyền
thông, nghiên cứu về đặc điểm của các nhà truyền thông và hoạt động của họ...
2.2 Nghiên cứu xã hội học truyền thông đại chúng ở Việt Nam
Có hai hƣớng nghiên cứu: Nghiên cứu lý thuyết về xã hội học công chúng và
nghiên cứu thực nghiệm công chúng truyền thông theo phƣơng pháp xã hội học.
Xét từ góc độ báo chí học, đáng chú ý là các công trình nghiên cứu của
các cơ sở đào tạo nhƣ ĐH KHXH và NV, Học viện Báo chí Tuyên truyền:
Truyền thông đại chúng (Tạ Ngọc Tấn,Truyền thông đại chúng, NXB Chính trị
Quốc gia 2001), Cơ sở lý luận báo chí truyền thông (Đinh Văn Hƣờng, Dƣơng
Xuân Sơn, Trần Quang, Nxb. ĐH Quốc gia Hà Nội 2004), Thể loại báo chí
chính luận (Trần Quang, Nxb ĐH Quốc gia Hà Nội 2005), Thể loại báo chí
thông tấn (Đinh Văn Hƣờng, Nxb ĐH Quốc gia Hà Nội 2006), Phê bình tác
phẩm văn học nghệ thuật trên báo chí (Nguyễn Thị Minh Thái, Nxb ĐH Quốc
gia Hà Nội 2005), Nguyễn Văn Dững (Về hệ thống khái niệm truyền thông đại
chúng) và một số tác giả khác... Những công trình nghiên cứu này đã cung cấp
kiến thức cơ bản và nâng cao về truyền thông đại chúng, từ khái niệm đến mô
hình, quá trình truyền thông cho đến thực tế hoạt động truyền thông và nghiên
cứu truyền thông trong nƣớc và trên thế giới. Đây chính là kho kiến thức và là
nguồn tƣ liệu quý giá cho các sinh viên, giảng viên trẻ, đội ngũ nghiên cứu
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi9
truyền thông cũng nhƣ các tổ chức, cá nhân quan tâm đến hoạt động truyền
thông tại Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung.
Ở hƣớng thứ nhất, PGS. TS Mai Quỳnh Nam đã công bố nhiều công trình
nghiên cứu liên quan tới công chúng học - một chuyên ngành nhỏ và mới của
xã hội học Việt Nam, dựa trên mối quan hệ giữa truyền thông đại chúng và dƣ
luận xã hội.
Trong tác phẩm Truyền thông đại chúng trong công tác lãnh đạo, quản lý
(Vũ Đình Hòe chủ biên, 2000), các tác giả đã làm rõ mối quan hệ giữa các
phƣơng tiện truyền thông đại chúng với các đối tƣợng phục vụ là đông đảo nhân
dân; quá trình tiếp nhận thông tin của công chúng – đối tƣợng qua năm bƣớc.
Chuyên sâu hơn, Xã hội học báo chí của Trần Hữu Quang (2006) là công
trình nghiên cứu tƣơng đối toàn diện, có hệ thống, trực tiếp về lĩnh vực xã hội
học báo chí ở nƣớc ta. Tác giả trình bày có hệ thống cách tiếp cận xã hội học
đối với các quá trình truyền thông, đối với nghề báo, những quan điểm và
phƣơng pháp nghiên cứu xã hội học về công chúng và nội dung truyền thông
về ảnh hƣởng xã hội của truyền thông đại chúng. Đây là công trình đầu tiên ở
trong nƣớc đề cập trực tiếp, chuyên sâu về xã hội học báo chí.
Ở hƣớng nghiên cứu thứ 2, những nghiên cứu, khảo sát thực nghiệm đƣợc
áp dụng nhiều hơn.
Ở góc độ xã hội học, nghiên cứu truyền thông đại chúng gần đây thƣờng
tập trung vào hƣớng nghiên cứu công chúng. Ngƣời ta nhất trí rằng, các nhà xã
hội học đã có những đóng góp đáng kể trong hoạt động nghiên cứu truyền
thông đại chúng ở nƣớc ta, đặc biệt là các công trình nghiên cứu của Viện Xã
hội học. Cụ thể, nghiên cứu lý thuyết về xã hội học công chúng có PGS TS
Mai Quỳnh Nam (Dƣ luận xã hội –Mấy vấn đề lý luận và phƣơng pháp nghiên
cứu, Tạp chí Xã hội học, số 1/1995, tr.3-8; Truyền thông đại chúng và dƣ luận
xã hội, Tạp chí Xã hội học, số 1/1996, tr.3-7; Về vấn đề nghiên cứu hiệu quả
truyền thông đại chúng, Tạp chí Xã hội học, số 4/2001, tr.21-25)…, PGS Trần
Hữu Quang (Xã hội học báo chí, Nxb Trẻ 2006), Nguyễn Quý Thanh (Xã hội10
học về dƣ luận xã hội, Nxb ĐH Quốc gia Hà Nội, 2008)... Trong đó, PGS TS
Mai Quỳnh Nam đã chỉ ra mối quan hệ giữa truyền thông đại chúng và dƣ luận
xã hội chịu tác động trực tiếp của mối quan hệ giữa truyền thông và công
chúng truyền thông. Ông đƣa ra quan điểm bao quát đƣợc sự cần thiết của hoạt
động truyền thông. PGS Trần Hữu Quang khẳng định, nghiên cứu về công
chúng là một trong 4 lĩnh vực nghiên cứu xã hội học về truyền thông đại
chúng. Đây cũng là một trong những công trình nghiên cứu báo chí truyền
thông đại chúng từ hƣớng tiếp cận xã hội học tiêu biểu của Việt Nam.
Hƣớng nghiên cứu khảo cứu thực nghiệm, xuất hiện nhiều hơn với các bài
viết, công trình nghiên cứu có ý nghĩa. Đó là PGS TS Mai Quỳnh Nam với
hàng loạt bài viết đăng trên tạp chí Xã hội học từ năm 1995 – 2005 nhƣ “Báo
thiếu nhi dân tộc và công chúng thiếu nhi dân tộc” (Tạp chí Xã hội học, số
4/2002, tr.46-58), “Truyền thông và phát triển nông thôn (Tạp chí Xã hội học,
số 3 (83), tr.9-14), Sinh viên Hà Nội với giao tiếp đại chúng (Tạp chí Tâm lý
học, số 12/2003, tr.19-26)… Đây là các công trình nghiên cứu hữu ích về mối
quan hệ qua lại giữa công chúng và cơ quan/nhà truyền thông; cụ thể là nghiên
cứu cách thức tiếp nhận của công chúng, nội dung truyền thông; hiệu quả
truyền thông và kiến nghị của công chúng đối với phƣơng tiện truyền thông đó.
Năm 1982, tác giả Đỗ Thái Đồng, qua điều tra xã hội học ở thủ đô Hà Nội
về Hệ thống mass media với công chúng trên số ra đầu tiên của tạp chí Xã hội
học. Công trình vừa đề cập bao quát “các loại công chúng” vừa đƣa ra những
chỉ báo về mức độ quan tâm của họ trong cách tiếp nhận hệ thống thông tin.
Trong Thông tin đại chúng và lối sống thanh niên tại một xã Thái Bình,
tạp chí Xã hội học, Phạm Bích (T2/ 1985) có cách đặt vấn đề mới: Sự theo dõi
đài, đọc báo của thanh niên là một chỉ dẫn quan trọng đối với việc xây dựng lối
sống mới cho thanh niên.
Vũ Tuấn Huy (1994) nghiên cứu một nhóm xã hội – nghề nghiệp, nhóm
công chúng đặc thù của báo chí trong bài viết Những vấn đề về kiến thức, tâm
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi11
thế và vai trò của hệ thống thông tin đại chúng trong cuộc vận động kế hoạch
hóa gia đình trên tạp chí Xã hội học T3/1994.
Luận án tiến sỹ xã hội học Truyền thông đại chúng và công chúngtrường hợp thành phố Hồ Chí Minh của Trần Hữu Quang (1998) và Nhu cầu
tiếp nhận thông tin báo chí của Trần Bá Dung (2007) là hai công trình mang
tính thay mặt về nghiên cứu công chúng truyền thông tại hai thành phố lớn Hà
Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
Một số luận văn thạc sỹ về công chúng truyền thông, nghiên cứu một
nhóm công chúng đặc trƣng nhƣ: Nhu cầu đọc báo của sinh viên Thành phố Hồ
Chí Minh (Bành Tƣờng Chân, 1999) nghiên cứu nhu cầu sinh viên với Báo in,
Sinh viên Hà Nội và truyền thông đại chúng của Lý Hoàng Ngân (2000), Công
chúng Hà Nội với việc đọc báo in và báo điện tử của Nguyễn Thu Giang
12/2007,Tốt nghiệp thạc sĩ Khoa Báo chí – Truyền thông, ĐHKHXH&NV Hà
Nội. Những công trình nghiên cứu này đã đi sâu nghiên cứu đặc điểm công
chúng ở một số địa phƣơng tiêu biểu, góp phần tổng quan về công chúng
truyền thông cả nƣớc.
Nhìn chung, trên cả hai hƣớng nghiên cứu lý thuyết và nghiên cứu thực
nghiệm, giới nghiên cứu truyền thông trên thế giới và Việt Nam đã tiếp cận
dƣới nhiều góc độ, nhiều quan điểm và phƣơng pháp nghiên cứu, đều đề cao
vai trò tác động tích cực trở lại của công chúng đối với truyền thông; đề cao
việc nghiên cứu công chúng - đối tƣợng tác động của truyền thông; coi đây là
một bộ phận, một khâu không thể thiếu trong khi nghiên cứu truyền thông đại
chúng nhƣ một quá trình; là hoạt động có ý nghĩa sống còn đối với các cơ quan
truyền thông trên phƣơng diện hoạch định chiến lƣợc phát triển cũng nhƣ
phƣơng diện tác nghiệp hằng ngày.
Ở Việt Nam, rất ít những công trình nghiên cứu tác động của cả 4 loại hình
báo chí tới tất cả các nhóm công chúng có tính đại diện, nhất là từ khi xuất hiện
loại hình báo mạng điện tử - internet. Các công trình thƣờng chỉ nghiên cứu riêng
rẽ tác động của từng loại hình báo chí (báo in, truyền hình, phát thanh...). Mặt12
khác, ý nghĩa của việc nghiên cứu công chúng và thực tế nghiên cứu ở Việt Nam,
là những gợi mở ban đầu đối với chúng tui khi chọn nghiên cứu vấn đề này. Tuy
nhiên, hầu nhƣ chƣa có công trình nghiên cứu nào tiếp cận nghiên cứu công
chúng báo chí theo đặc thù địa phƣơng Nghệ An. Chính vì vậy, đề tài nghiên cứu
của chúng tui không trùng lắp với các công trình đã có từ trƣớc.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng nhu cầu tiếp nhận thông tin báo chí của công chúng
Nghệ An hiện nay và sự đáp ứng nhu cầu công chúng của các cơ quan truyền
thông đại chúng, từ đó, đề ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả, chất lƣợng
hoạt động thông tin của báo chí nói chung, báo chí Nghệ An nói riêng.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu đƣờng lối, chính sách của Đảng, Nhà nƣớc về vấn đề chủ
trƣơng phổ biến nội dung thông tin tới công chúng.
- Điều tra xã hội học bằng bảng hỏi/ trƣng cầu ý kiến công chúng Nghệ
An đối với vấn đề nhu cầu tiếp nhận thông tin báo chí. Mẫu nghiên cứu đƣợc
tiến hành trên 500 ngƣời (500 phiếu điều tra).
- Xác định những việc báo chí cần làm để đáp ứng đƣợc đầy đủ,
nhanh chóng nhu cầu thông tin của công chúng.
- Đƣa ra giải pháp hợp lý nhằm nâng cao chất lƣợng thông tin trên báo chí,
thoả mãn nhu cầu thông tin bạn đọc, bạn xem truyền hình.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là Nhu cầu tiếp nhận thông tin của công
chúng Nghệ An.
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài khảo sát các cơ quan báo chí sau: báo Nghệ An (cơ quan ngôn luận
Tỉnh Uỷ Tỉnh Nghệ An), Đài Phát thanh- Truyền hình tỉnh Nghệ An, và một số
báo Trung ƣơng phát hành trên địa bàn Tỉnh. Thời gian: T9/2012 đến T9/2013.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi13
Việc nghiên cứu đối tƣợng này đƣợc thực hiện thông qua khách thể
nghiên cứu là một nhóm công chúng thay mặt cho công chúng báo chí Nghệ
An, qua 3 địa điểm thay mặt là thành phố Vinh (tỉnh lỵ của tỉnh Nghệ An),
huyện Nghi Lộc (huyện trung du, ven biển), và huyện Kỳ Sơn (huyện miền núi
giáp biên giới CHDCND Lào).
Số lƣợng khảo sát ý kiến cho đề tài: 500 ngƣời.
Đề tài giới hạn phạm vi trong một khâu trong mô hình truyền thông. Đó là
tập trung nghiên cứu khâu ngƣời nhận thông tin (receiver). Qua đó, phân tích
mối quan hệ khác có liên quan ngƣời nhận nhƣ: nguồn (source), thông điệp
(message), kênh (channel), hiệu quả (effect).
Đề tài khảo sát nhu cầu tiếp nhận, mô thức tiếp nhận thông tin của công
chúng đối với 2 loại hình báo chí: báo in và báo truyền hình.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1 Cơ sở lý luận nghiên cứu
Cơ sở lý luận nghiên cứu đề tài “Nhu cầu tiếp nhận thông tin báo chí công
chúng tỉnh Nghệ An” là dựa trên chủ trƣơng, quan điểm của Đảng, Nhà nƣớc
về báo chí và lý thuyết khoa học liên ngành nhƣ: xã hội học về truyền thông,
tâm lý học, truyền thông đại chúng.
5.2 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện các mục tiêu đã nêu phần trên, chúng tui sử dụng các phƣơng
pháp nghiên cứu sau:
- Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu, văn bản.
- -Khảo sát hoạt động thông tin tuyên truyền hiện nay của các cơ quan
truyền thông đại chúng trên địa bàn tỉnh Nghệ An (báo in và báo truyền
hình).
- Để khảo sát nội dung các chƣơng trình truyền hình và trên các tờ báo,
chúng tui sử dụng các phƣơng pháp cụ thể sau:
 Phƣơng pháp thống kê.
 Phƣơng pháp phân tích.14
 Phƣơng pháp tổng hợp.
- Nhóm phƣơng pháp điều tra xã hội học:
 Phƣơng pháp điều tra xã hội học: bảng hỏi.
 Phƣơng pháp phân tích thực nghiệm.
 Xử lý thông tin định lƣợng bằng phần mềm SPSS 16.0.
6. Những đóng góp mới của luận văn
Luận văn đóng góp ở lĩnh vực nghiên cứu công chúng báo chí. Luận văn
nếu hoàn thành sẽ cung cấp đƣợc những số liệu điều tra mới nhất về nhu cầu
thông tin của công chúng đối với báo chí.
Trong giới hạn nhất định, luận văn sẽ cung cấp thông tin công chúng tới
các cơ quan báo chí Tỉnh Nghệ An nói riêng và báo chí Việt nam nói chung.
Điều này sẽ giúp các nhà hoạch định chính sách xây dựng chiến lƣợc phát triển
báo chí lâu dài.
Mặt khác, công trình nghiên cứu này đƣợc tiến hành tại một địa phƣơng
có truyền thống văn hóa với lối sống rất phong phú đa dạng. Điều naỳ làm tăng
tính khách quan của kết quả nghiên cứu, đồng thời cung cấp đầy đủ, chính xác
hơn về nhu cầu thông tin thật sự của công chúng, cũng nhƣ mối quan hệ đời
sống đối với nhu cầu hƣởng thụ thông tin. Cùng với các công trình nghiên cứu
về nhu cầu thông tin của công chúng tại các địa phƣơng khác (T.p Hà Nội,
thành phố Hồ Chí Minh…), luận văn sẽ đóng góp thêm một góc nhìn mới về
đối tƣợng công chúng trong tổng thể đất nƣớc.
Và dựa trên những kết quả điều tra cụ thể thu thập đƣợc, luận văn sẽ đúc
rút đƣợc những giải pháp hữu ích đối với sự phát triển của báo chí Việt Nam
nói chung, của Nghệ An nói riêng.
7. Kết cấu luận văn
Luận văn gồm: Mở đầu, 3 chƣơng nội dung, Kết luận, Danh mục tài liệu
tham khảo và Phụ lục.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi15
CHƢƠNG 1:
NHU CẦU TIẾP NHẬN THÔNG TIN BÁO CHÍ CỦA CÔNG CHÚNG –
LÝ THUYẾT TIẾP CẬN
1.1 Khái niệm, thuật ngữ liên quan
1.1.1. Truyền thông, truyền thông đại chúng và báo chí
Truyền thông (Communication) là quá trình chia sẻ thông tin. Truyền
thông là một kiểu tƣơng tác xã hội trong đó ít nhất có hai tác nhân tƣơng tác
lẫn nhau, chia sẻ các qui tắc và tín hiệu chung. Ở dạng đơn giản, thông tin đƣợc
truyền từ ngƣời gửi tới ngƣời nhận. Ở dạng phức tạp hơn, các thông tin trao đổi
liên kết ngƣời gửi và ngƣời nhận. Phát triển truyền thông là phát triển các quá
trình tạo khả năng để một ngƣời hiểu những gì ngƣời khác nói (ra hiệu, hay
viết), nắm bắt ý nghĩa của các thanh âm và biểu tƣợng, và học đƣợc cú pháp
của ngôn ngữ.
Cũng có thể hiểu “Truyền thông là hoạt động truyền phát và trao đổi
thông tin giữa người với người nhằm đạt được sự hiểu biết và tạo ra sự giao
tiếp, liên kết xã hội”.[12]
Truyền thông thƣờng gồm ba phần chính: nội dung, hình thức và mục
tiêu. Nội dung truyền thông bao gồm các hành động trình bày kinh nghiệm,
hiểu biết, đƣa ra lời khuyên hay mệnh lệnh, hay câu hỏi. Các hành động này
đƣợc thể hiện qua nhiều hình thức nhƣ động tác, bài phát biểu, bài viết, hay
bản tin truyền hình. Mục tiêu có thể là cá nhân khác hay tổ chức khác, thậm chí
là chính ngƣời/tổ chức gửi đi thông tin.
Có nhiều cách định nghĩa về truyền thông, trong đó truyền thông không
bằng lời, truyền thông bằng lời và truyền thông biểu tƣợng. Truyền thông
không lời thực hiện thông qua biểu hiện trên nét mặt và điệu bộ. Khoảng 93%
“ý nghĩa biểu cảm” mà chúng ta cảm nhận đƣợc từ ngƣời khác là qua nét mặt
và tông giọng. 7% còn lại là từ những lời nói mà chúng ta nghe đƣợc. Truyền
thông bằng lời đƣợc thực hiện khi chúng ta truyền đạt thông điệp bằng ngôn từ16
tới ngƣời khác. Truyền thông biểu tƣợng là những thứ chúng ta đã định sẵn
một ý nghĩa và thể hiện một ý tƣởng nhất định, ví dụ nhƣ quốc huy của một
quốc gia.
Có 3 loại truyền thông:
- Truyền thông liên cá nhân: là sự chia sẻ giữa ngƣời này với ngƣời khác
về tất cả các lĩnh vực trong đời sống hằng ngày. Tâm tƣ tình cảm, các vấn đề
xã hội đƣợc trò chuyện cùng nhau bằng lời nói trực tiếp hay các phƣơng tiện
thông tin nhƣ điện thoại, máy tính, in ấn …. nhằm giúp đỡ nhau giữa ngƣời này
và ngƣời khác
- Truyền thông tập thể: là truyền thông trong nội bộ một tổ chức về các
vấn đề mà tổ chức đó cần thực hiện nhằm mục đích phát triển tổ chức đó
- Truyền thông đại chúng: Nếu truyền thông là một hành vi xuất hiện từ
trƣớc khi hình thành xã hội loài ngƣời và có thể diễn ra không có chủ đích, thì
truyền thông đại chúng (mass communication) với tƣ cách là một quá trình xã
hội có chủ đích – quá trình truyền đạt thông tin một cách rộng rãi đến mọi
nguời trong xã hội thông qua các phƣơng tiện truyền thông đại chúng, Thuật
ngữ truyền thông đại chúng chỉ xuất hiện trên thế giới từ khoảng cuối thế kỷ
XVI, trên cơ sở của nhiều loại tiến bộ kỹ thuật khác nhau, đặc biệt là kỹ thuật
in ấn. Bƣớc sang thế kỷ XX, với sự ra đời của phát thanh, truyền hình, điện
thoại và tiếp đó là sự xuất hiện của máy tính điện tử cá nhân, đến mạng máy
tính toàn cầu và mạng internet, truyền thông đại chúng đã có sự phát triển
mạnh mẽ cả về quy mô lẫn mức độ ảnh hƣởng tới từng cá nhân riêng lẻ đến
toàn xã hội.
Truyền thông đại chúng không chỉ là một định chế đóng vai trò quan
trọng trong việc phổ biến thông tin và kiến thức cho dân chúng, mà còn tác
động trở lại một cách sâu xa và mạnh mẽ vào tất cả các định chế xã hội khác,
từ chính trị, kinh tế cho đến văn hóa, gia đình.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi17
Các phƣơng tiện truyền thông đại chúng (hay cũng còn gọi là “các
phƣơng tiện thông tin đại chúng” - mass media) là những công cụ kỹ thuật hay
những kênh mà phải nhờ vào đó ngƣời ta mới có thể thực hiện quá trình truyền
thông đại chúng.
Mặt khác, cũng có thể hiểu truyền thông đại chúng là một quá trình
truyền đạt thông tin đến các nhóm cộng đồng đông đảo trong xã hội thông qua
các phƣơng tiện truyền thông đại chúng.
Các phƣơng tiện truyền thông đại chúng nhƣ báo in, phát thanh, truyền
hình, internet, quảng cáo, các loại băng, đĩa âm thanh, hình ảnh… đã trở thành
nhu cầu “không thể thiếu” trong đời sống của đại đa số ngƣời dân trên toàn
cầu. Theo thống kê mới nhất của Hiệp hội Xuất bản – Báo chí thế giới (WANIFRA), hơn 3 tỷ ngƣời, hay 72% số ngƣời lớn biết chữ trên toàn thế giới đọc,
theo dõi thƣờng xuyên các phƣơng tiện thông tin đại chúng. [62]
Truyền thông đại chúng có một vai trò quan trọng trong đời sống xã hội
hiện nay. Nó đã tăng cƣờng và phát triển dân chủ hóa các mặt của đời sống xã
hội; tổ chức và động viên nhân dân tham gia vào các hoạt động quản lý xã hội,
thông tin cho nhân dân về tình trạng của dƣ luận xã hội trên các vấn đề đang
tạo nên mối quan tâm chung của toàn thể xã hội, nhất là các vấn đề có tính cấp
bách; tác động lên các thiết chế xã hội và đề xuất các phƣơng án hoạt động;
hình thành dƣ luận xã hội về một vấn đề nào đó nhằm thúc đẩy hay hạn chế sự
phát triển của thực tế đó; xây dựng lòng tin, thế giới quan và ý thức quần
chúng; điều chỉnh hành vi của các cá nhân trong xã hội, làm tăng cƣờng tính
tích cực chính trị - xã hội của quần chúng. Nhƣ vậy, bằng việc chọn lọc, nhấn
mạnh, giải thích các sự kiện đặc biệt, cung cấp thông tin tới đối tƣợng tiếp
nhận qua các kênh, khuyến khích dƣ luận đóng góp ý kiến, tiếng nói của cá
nhân mình về các vấn đề đƣa ra, truyền thông đại chúng đã tác động vào dƣ
luận xã hội bằng hai con đƣờng: tình cảm và lý trí.18
Việc truyền tải thông tin trên các phƣơng tiện truyền thông đại chúng đòi
hỏi lƣơng tâm của những ngƣời phát ngôn. Họ có quyền tự do báo chí, song
không vì thế mà cố ý gieo rắc những thông tin sai lệch làm tổn hại đến danh dự
và nhân phẩm của cá nhân, kích động, gây thù hằn giữa các nƣớc, dân tộc, tôn
giáo, xâm phạm đời tƣ cá nhân…Việc một tờ báo Đan Mạch Jyllands-Posten
đăng tải bức tranh biếm họa của nhà tiên tri Mohamed vào ngày 30-10-2005 là
hành động đăng tin thiếu trách nhiệm, vì nó đã làm bùng phát làn sóng phản
đối trong thế giới Hồi giáo, khiến quan hệ giữa phƣơng Tây với thế giới Hồi
giáo bị ảnh hƣởng nghiêm trọng, biểu tình và bạo lực chết ngƣời cũng xảy ra
khắp nơi. Những ngƣời chống đối bức tranh này cho rằng, nó đã sỉ nhục và
lăng mạ đạo Hồi. Tòa đại sứ của Đan Mạch tại một số nƣớc đã bị phóng hỏa và
hàng chục ngƣời đã bị thiệt mạng trong các cuộc biểu tình. Đặc biệt, rất nhiều
ngƣời khi đó đã đòi tìm giết ngƣời họa sỹ vẽ bức tranh này.
Báo chí (xuất phát từ hai từ "báo" - thông báo - và "chí" - giấy), có thể
hiểu một cách khái quát là những xuất bản phẩm định kỳ, nhƣ nhật báo hay tạp
chí nhƣng cũng để chỉ cả các loại hình truyền thông khác nhƣ báo phát thanh,
báo truyền hình. Định nghĩa này cũng áp dụng đƣợc cho một tạp chí, một tờ
báo liên tục xuất bản trên web (báo mạng điện tử). Báo chí, dựa trên những
điều tra, tìm hiểu để làm sáng tỏ đời sống xã hội, văn hóa. Đây chính là một bộ
máy của chính quyền (điều này đặc biệt đúng ở Việt Nam) để tìm hiểu thông
tin, phổ biến và phân tích tin tức. Đây là những cơ quan ngôn luận, cung cấp
thông tin và ý kiến về mọi vấn đề. Báo chí nếu đƣợc nhân dân sử dụng đúng,
thì sẽ góp phần nói lên sự thật, góp phần nói lên nguyện vọng của ngƣời dân,
qua đó, cải tiến bộ máy xã hội. Báo chí hiện giờ đã phát triển rất đa dạng: bản
in, bản điện tử, kênh truyền hình, phát thanh…
Báo chí là một hình thái ý thức xã hội, lấy hiện thực khách quan làm đối
tƣợng phản ánh, nghĩa là đối tƣợng phản ánh đó phải xác thực cụ thể. Báo chí
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi19
là một hoạt động thông tin đại chúng nhất, năng động nhất trong các loại hình
hoạt động truyền thông đại chúng hiện nay.
1.1.2. Thông tin và thông tin báo chí
Thông tin (inform) có nghĩa là thông báo tin tức. Nên dùng nhƣ động từ,
không nên dùng nhƣ danh từ. Tin tức có thể dùng nhƣ danh từ chẳng hạn: tin
tức về máy móc, điện toán, … Ngày nay, thuật ngữ thu thập tin tức đƣợc sử
dụng khá phổ biến. Tin tức chính là tất cả những gì mang lại hiểu biết cho con
ngƣời. Con ngƣời luôn có nhu cầu thu thập tin tức bằng nhiều cách khác nhau:
đọc báo, nghe đài, xem truyền hình, giao tiếp với ngƣời khác...Thông tin giúp
làm tăng hiểu biết của con ngƣời, là nguồn gốc của nhận thức và là cơ sở của
quyết định.
Cũng có thể hiểu Thông tin là sự phản ánh sự vật, sự việc, hiện tƣợng
của thế giới khách quan và các hoạt động của con ngƣời trong đời sống xã hội.
Điều cơ bản là con ngƣời thông qua việc thu nhận thông tin làm tăng hiểu biết
cho mình và tiến hành những hoạt động có ích cho cộng đồng.
Thông tin báo chí là thông tin đƣợc truyền tải trên các phƣơng tiện báo
chí, là những gì mang lại sự hiểu biết cho chúng ta thông qua báo chí. Xă hội
càng phát triển thì nhu cầu thông tin ngày càng cao, phong phú và đa dạng. Tuy
nhiên, thông tin báo chí đòi hỏi phải chính xác, đầy đủ và cập nhật kịp thời.
1.1.3. Xã hội học về truyền thông đại chúng
Xã hội học về truyền thông đại chúng thƣờng phân biệt mấy lĩnh vực
nghiên cứu chính nhƣ sau:
- Nghiên cứu về công chúng của các phƣơng tiện truyền thông đại
chúng;
- Nghiên cứu về các tổ chức truyền thông và hoạt động của các nhà
truyền thông
- Phân tích nội dung các thông điệp truyền thông;20
- Nghiên cứu về ảnh hƣởng hay tác động xã hội của các phƣơng tiện
truyền thông đại chúng.
Mục tiêu của xã hội học về công chúng là:
- Đối tƣợng, chức năng, quá trình hình thành và phát triển truyền thông
đại chúng
- Các hƣớng tiếp cận, một số quan điểm lý luận và kết quả thực nghiệm
trong nghiên cứu xã hội học truyền thông đại chúng
- Những ảnh hƣởng của truyền thông đại chúng đến đời sống xã hội,
- Điều tra và khảo sát để hiểu công chúng là ai, thuộc những tầng lớp
nào, họ theo dõi các phƣơng tiện thông tin đại chúng nào nhiều nhất, đọc báo
hay xem ti-vi có thƣờng xuyên hay không, họ có phản ứng hay thái độ thế
nào đối với báo chí, rađiô và ti-vi... Nói chung, mục tiêu là tìm hiểu xem các
giới công chúng khác nhau tiếp nhận và sử dụng các phƣơng tiện truyền thông
đại chúng nhƣ thế nào.
Sơ đồ 1.1: Những nghiên cứu của xã hội học truyền thông đại chúng
KẾT LUẬN
Báo chí đã đáp ứng đƣợc khá tốt nhu cầu thông tin của công chúng Nghệ
An. Thông tin có chọn lọc, đánh giá sắc sảo, có tính định hƣớng, góp phần
nâng cao trình độ và sự hiểu biết chính xác cho độc giả, giúp họ hình thành nên
cái nhìn toàn diện và đúng đắn về tình hình nƣớc ta và thế giới.
Báo chí đã tích cực tuyên truyền , hƣớ ng dâñ , cổ vũ nhân dân thƣc̣ hiêṇ
các chủ trƣơng , đƣờ ng lối của Đảng cũng nhƣ các chính sách , pháp luật của
Nhà nƣớc, góp phần phản ánh trung thực diễn biến mọi mặt của đời s ống xã
hôị , phản ánh tâm tƣ , nguyêṇ voṇ g chính đáng của nhân dân ,qua đó , góp phần
cùng Đảng, Nhà nƣớc bổ sung, hoàn thiện các chủ trƣơng, chính sách hợp lòng
dân.”
Tuy nhiên, trong quá trình đƣa tin, không phải báo chí không có những
sai sót hay những chi tiết phản cảm.
Báo chí đã thực hiện tốt chức năng quan trọng hàng đầu của báo chí. Báo
chí ra đời là nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin giao tiếp của công chúng và sự
phát triển của báo chí cũng dựa trên sự gia tăng nhu cầu thông tin -giao tiếp
trong xã hội. Một xã hội từ thời nguyên thuỷ cũng đã có nhu cầu thông tin, kết
nối xã hội, hợp tác lao động, chống lại các mối nguy hiểm… Sự ra đời của báo
chí chính là một cột mốc quan trọng đánh dấu nhu cầu thông tin- giao tiếp đã ở
một mức độ nóng bỏng, cấp thiết hơn rất nhiều và khả năng đáp ứng của các
phƣơng tiện truyền tin đã đạt đến trình độ cao hơn hẳn trƣớc đó.
Báo chí thực hiện chức năng thông tin - giao tiếp là nhằm thực hiện các
chức năng khác. Mọi chức năng của báo chí đều đƣợc thực hiện thông qua con
đƣờng thông tin. Báo chí thông tin để thực hiện chức năng giáo dục, thông tin
để thực hiện vai trò giám sát, quản lý xã hội, thông tin để thực hiện chức năng
văn hoá, giải trí...
Thực hiện chức năng thông tin, báo chí phải bảo đảm độ chân thực, xác
đáng, tính nhanh nhạy, kịp thời… Thông tin báo chí phải ngồn ngộn tính thời116
sự, diễn tả những điểm nóng nhất, những vấn đề nổi cộm nhất trong đời sống.
Tuy vậy, mảng thứ hai của thông tin báo chí là những thông tin có tính chuyên
đề, ẩn chứa tầng sâu tri thức… Điều này thể hiện rõ mục tiêu phục vụ xã hội,
đáp ứng mọi nhu cầu thông tin chính đáng của công chúng.
Từ nhiệm vụ có tính chất đƣơng nhiên đó, báo chí đã góp phần quan
trọng đáp ứng quyền đƣợc thông tin của công chúng. Đây là một nội dung cơ
bản đƣợc hiến pháp và pháp luật thừa nhận và đƣợc thực tiễn chứng minh một
cách sinh động. Các văn bản pháp luật nhƣ hiến pháp, luật báo chí, luật phòng
chống tham nhũng… đều nêu cao vai trò của báo chí trong việc thực hiện chức
năng thông tin cho ngƣời dân. Quy chế ngƣời phát ngôn, các quy định về cung
cấp thông tin cho báo chí đang đƣợc quan tâm và hoàn thiện nhằm giúp báo chí
tiếp cận thông tin nhanh, chính xác và hiệu quả nhất.
Công chúng báo chí Nghệ An là một nhân tố quan trọng góp phần thúc
đẩy sự phát triển của báo chí tại địa phƣơng.Hiếu học trở thành một phẩm chất
nổi trội, một hằng số trong văn hóa tính cách của ngƣời Nghệ An, một đặc
điểm quan trọng của công chúng Nghệ An nữa là tính phản biện cao, bộc trực
và thẳng thắn. Quần chúng Nghệ An biết nói lên tiếng nói của mình và tiếng
nói ấy đƣợc chuẩn bị một cách chuyên nghiệp bằng trí tuệ, bằng sự thông hiểu
lẫn cả đoán về sự xung đột lợi ích khi tiến hành một hành động xã hội.
Tuy nhiên,việc tiếp nhận thông tin trên các phƣơng tiện truyền thông đại
chúng của công chúng Nghệ An cũng đang còn một số những khó khăn, do vấn
đề về cuộc sống, thời gian và cách sinh hoạt của họ, đây cũng là vấn đề các cấp
lãnh đạo tỉnh cần tìm ra những biện pháp phù hợp để giải quyết.
Trong bối cảnh tình hình quốc tế và trong nƣớc có những diễn biến phức
tạp nhƣng có thể nói báo chí Nghệ An đã làm tốt vai trò, trách nhiệm là cơ
quan ngôn luận của Đảng, Nhà nƣớc và diễn đàn của nhân dân, với những kết
quả đáng ghi nhận.
- Báo chí Nghệ An đã bám sát tƣ tƣởng chỉ đạo, quan điểm, giải pháp
của Đảng, Nhà nƣớc ta về những vấn đề phức tạp, nhạy cảm.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi117
- Báo chí Nghệ An đã góp phần quan trọng trong việc phát triển dân chủ
xã hội, kịp thời phát hiện, đấu tranh kiên quyết với những hành vi tham nhũng,
lãng phí và các hành vi tiêu cực xã hội khác, góp phần củng cố niềm tin của
ngƣời dân đối với Đảng, Nhà nƣớc, chế độ.
- Báo đã có những loạt bài, những chuyên đề có tính chiến đấu cao, tăng
cƣờng tính phản biện, chống tiêu cực, tham nhũng.
- Báo chí Nghệ An đã làm tốt việc đấu tranh phản bác các quan điểm,
thông tin sai trái của các thế lực thù địch và những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự
chuyển hóa” trong nội bộ cán bộ, đảng viên.
- Đặc biệt, báo chí Nghệ An đã tham gia làm tốt vai trò là diễn đàn của
nhân dân, đƣa tiếng nói của nhân dân đến với Đảng và Nhà nƣớc cũng nhƣ
tuyên truyền các chủ trƣơng, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc đến
với đông đảo công chúng Nghệ An.
Nhìn lại chặng đƣờng phát triển của báo chí Nghệ An trong những năm
qua, có thể khẳng định rằng, những ƣu điểm, thành tựu của báo chí là dòng chủ
đạo.
Mục tiêu chung đặt ra là phấn đấu thực hiện giáo dục , bồi dƣỡng phẩm
chất chính tri ,̣ nghề nghiêp̣ và đaọ đƣ́ c nghề nghiêp̣ của ngƣờ i làm báo Viêṭ
Nam; triển khai thƣc̣ hiêṇ tốt các măṭ công tác để nâng cao vai trò, vị trí và chất
lƣơṇ g hoaṭ đôṇ g báo chí
Tuy nhiên, cũng nhận thấy rất rõ rằng, một số thiếu sót, khuyết điểm,
thậm chí là những khuyết điểm nghiêm trọng, kéo dài trong hoạt động báo chí
chậm đƣợc khắc phục đang đặt ra những suy nghĩ về trách nhiệm của những
ngƣời làm báo, quản lý báo chí đối với sứ mệnh mà Đảng, Nhà nƣớc và nhân
dân giao phó.
- Thông tin không đúng với tôn chỉ, mục đích, không đúng đối tƣợng
phục vụ đã đƣợc quy định trong giấy phép.
- Thông tin thiếu nhạy cảm về chính trị, không phù hợp với lợi ích của
tỉnh, của nhân dân, không phù hợp định hƣớng thông tin
- Thông tin bịa đặt hoàn toàn đã diễn ra ở một số tờ báo địa phƣơng118
- Có bài báo, tờ báo thông tin sai sự thật, thiếu kiểm chứng, không khách
quan, mang tính một chiều.
- Thông tin không phù hợp với thuần phong mỹ tục, văn hoá Việt Nam
vẫn còn khá phổ biến trên các trang báo mạng và nhiều trang thông tin điện tử.
- Tình trạng sai về văn phạm, chính tả diễn ra khá phổ biến.
Việc tìm ra những giải pháp để tháo gỡ những tồn tại, hạn chế đó thực sự
là cấp bách trong thực tại. cần có những giải pháp cụ thể về trách nhiệm
đối với các cấp ủy, chính quyền, các tổ chức quần chúng; đồng thời đẩy mạnh
công tác quản lý báo chí. Về các giải pháp chuyên môn: cần cải tiến nội dung
và hình thức các sản phẩm báo chí , đối với các cơ quan báo chí và ngƣời làm
báo cần nghiêm túc thực hiện đúng trách nhiệm của ḿ nh , kích thích sự
chủ động trong tiếp nhận sản phẩm báo chí của công chúng.
Công chúng ở Nghệ An tại một số vùng miền chƣa có cơ hội tiếp cận
đƣợc hết với các loại báo chí, thậm chí khi họ có nhu cầu. Sự phát triển của báo
chí đang còn gắn liền với sự phát triển kinh tế cục bộ, chƣa có định hƣớng mới
để khai thác triệt để nhu cầu của công chúng thành thị, mà còn có thể đi gần
hơn tới vùng nông thôn miền núi.
Nhƣ vậy, việc đẩy mạnh đầu tƣ phát triển hệ thông thông tin báo chí về
số lƣợng đã đƣợc khẳng định trong chiến lƣợc của Chính phủ nói chung và tỉnh
Nghệ An nói riêng. Đó là cơ sở quan trọng, là nền tảng để báo chí vƣơn lên
làm tốt nhiệm vụ, bảo đảm quyền đƣợc thông tin của ngƣời dân. Tuy vậy, bên
cạnh việc tăng về “lƣợng” thì yêu cầu bức thiết vẫn là nâng cao về “chất”.
Ngoài việc tăng số lƣợng phát hành báo in, tăng phạm vi phủ sóng và thời
lƣợng phát thanh truyền hình, một yếu tố quan trọng và không thể thiếu chính
là nâng cao chất lƣợng, tăng tính hấp dẫn của các loại hình báo chí với công
chúng.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

Các chủ đề có liên quan khác

Top