vanlongnguyen89

New Member
Download Những quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật miễn phí

NHỮNG QUY LUẬT CƠ BẢN CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT
Trong đời sống hằng ngày, đằng sau các hiện tượng muôn hình muôn vẻ, con người dần dần nhận thức được trật tự và mối liên hệ có tính lặp lại của các hiện tượng, từ đó hình thành nên khái niệm “qui luật”. với tư cách là phạm trù của lí luận nhận thức, khái niệm quy luật là sản phẩm của tư duy khoa học phản ánh sự liên hệ giữa các sự vật và tính chỉnh thể của chúng. V.I.Lênin viết : “ khái niệm quy luật là một trong những giai đoạn của sự nhận thức của con người về tính thống nhất và về liên hệ, về sự phụ thuộc lẫn nhau và tính chỉnh thể của quá trình thế giới”.
Với tư cách là một khoa học, phép biện chứng duy vật nghiên cứu những quy luật phổ biến tác động trong tất cả các lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy của con người. các quy luật cơ bản cảu phép biện chứng duy vật phản ánh sự vận động, phát triển dưới những phương diện cơ bản nhất. quy luật chuyển hóa từ những thay đổi về lượng thành những thay đổi về chất và ngược lạ icho biết cách của vận động, phát triển ; quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập cho biết nguồn gốc của sự vận động và phát triển; quy luật phủ định của phủ định cho biết khuynh hướng của sự phát triển.
1. Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập
Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập là “hạt nhân ” của phép biện chứng, là quy luật về nguồn gốc, động lực cơ bản, phổ biến của mọi quá trình vận động và phát triển. Theo quy luật này, nguồn gốc và động lực cơ bản , phổ biến của moi quá trình vận động, phát triển chính là mâu thuẫn khách quan, vốn có của sự vật.
1.1. Khái niệm mâu thuẫn:
Mỗi sự vật hiện tượng trong thế giới đều chứa đựng những mặt trái ngược nhau (trắng –đen, âm-dương, trai-gái…) những mặt trái ngược nhau đó gọi là mặt đối lập. Mặt đối lập là những mặt có những đặc điểm những thuộc tính những qui định có khuynh hướng biến đổi trái ngược nhau tồn tại một cách khách quan trong tự nhiên xã hội và tư duy.
Mâu thuẫn biện chứng là mâu thuẫn trong đó bao hàm cả sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập. Các mặt đối lập thống nhất ở chổ chúng lien hệ với nhau thâm nhập vào nhau và tác động qua lại lẫn nhau làm tiền đề để tồn tại cho nhau.Ví dụ như trong cơ thể con người có cơ quan hâp thụ và bài tiết đó là hai mặt đối lập với nhau, nhưng nó thống nhất với nhau và tác động qua lại lẫn nhau làm cho con người có thể sinh sống và phát triển được.Và các mặt đối lập đấu tranh thể hiện ở chỗ chúng bài trừ phủ định lẫn nhau. Như trong cuộc sống của con người khả năng nhận thức là có hạn nhưng nhu cầu là vô hạn hai cái nó đối lâp nhau.
1.2. Những nội dung cơ bản của quy luật :
1.2.1. Sự vật nào cũng là thể thống nhất của các mặt đối lập chúng có mối liên hệ ràng buộc lẫn nhau, các măt đối lập này nương tưạ vào nhau làm tiền đề tồn tại cho nhau không có mặt đối lập này thì không có mặt đối lập kia và ngược lại. Thật vậy trong xã hội chiếm hữu nô lệ thì có mặt đối lập giữa chủ nô và nô lệ, nếu không có một trong hai mặt đối lập này thì đó không phải là xã hội chiếm hữu nô lệ, trong xã hội phong kiến cũng vây phải có mặt đối lập giữa địa chủ và nông dân thì đó mới là xã hội phong kiến…
1.2.2. Các mặt đối lập trong mỗi sự vật vừa thống nhất vừa đấu tranh với nhau, sự đấu tranh giữa các mặt đối lập là quá trình phức tạp chia thành nhiều giai đoạn với những đặc trưng riêng, sự đấu tranh giữa các mặt đối lập đưa đến sự chuyển hóa các mặt đối lập :
 Có thể thay đổi các yếu tố các bộ phận của các mặt đối lập: Như hai người A và B nhận xét một người C. Bạn A cho rằng người C này là có đôi mắt là đẹp nhất nhưng theo người B thì người C này có đôi môi đẹp và nhiều cái để tranh luận khác nữa nhưng sau một hồi thì cả hai đã thống nhất với nhau nghe ý kiến của từng người và đã đi đến thống nhất, nhưng trong mỗi cái nó có sự dung nạp cái thứ hai
 Có thể làm cho hai mặt đối lập chuyển lên một trình độ cao hơn: Trong xã hội nó tồn tại nhiều mâu thuẫn và các mâu thuẫn nó chuyển sang trình độ cao hơn với từng xã hội mà nó tồn tại, trong xã hội phong kiến thì mâu thuẫn cơ bản là giữa địa chủ với nông dân, hình thức bóc lột của nó là sưu cao, thuế nặng để bóc lột sức lao động của người dân, nhưng khi chuyển lên chế độ TBCN thì hình thức bóc lột nó khác đó là bóc lột giá trị thặng dư.
 Có thể làm cả hai mặt đối lập đó mất đi và hình thành hai mặt đối lặp mới: Như trong kinh doanh hai công ty cạnh tranh với nhau để được hợp tác với công ty thứ ba nhưng cả hai công ty này đều không đáp ứng được yêu cầu của đối tác nên mỗi công ty phải phát huy phương hướng để còn có thể tiếp tục cạnh trranh với nhau.
1.2.3 Đấu tranh của các mặt đối lập là nguồn gốc là đông lực cho sự phát triển , sự vật là thể thống nhất của các mặt đối lập chưng nào thể thống nhất này còn tồn tại thì sự vật còn tồn tại, đấu tranh giữa các mặt đối lập làm cho thể thong nhất cũ bị phá vỡ thể thống nhất mới được xác lập, sự vật phát triển trong thể thống nhất mới ấy cuộc đấu tranh giữa các mặt đối lập diễn ra không ngừng và cuối cùng lại làm cho thể thống nhất mới ấy bị phá vỡ, thể thống nhất mới khác lại được thiết lập cư như vậy giới tự nhiên , xã hội, loài người và tư duy của con người vận động và phát triển không ngừng.
Ví dụ trong xã hội ngày nay vẫn còn tồn tại nhiều mâu thuẫn đấu tranh lẫn nhau nhưng sự đấu tranh đó nó đã tiến tới thống nhất nền kinh tế công nghiệp hóa, hiện đại hóa làm cho xã hội phát triển không ngừng.
1.2.4 Đấu tranh giữa sự thống nhất của các mặt đối lập là tuyệt đối còn thống nhất là tương đối
Tuyệt đối vì nó diễn ra liên tục không bao giờ ngừng trong suốt quá trình tồn tại của các mặt đối lập , ngay trong thống nhất cũng có đấu tranh , đấu tranh làm thể thống nhất này mất đi thể thống nhất mới ra đời và đấu tranh lại tiếp tục, đấu tranh gắn liền với vận động mà vận động của vật chất là tuyệt đối nên đấu tranh cũng là tuyệt đối. Như ví dụ hấp thụ và bài tiết ở trên.
Tương đối vì bất cứ sự thống nhất nào cũng là thống nhất có điều kiện tạm thời thoáng qua gắn liền với đứng yên tương đối của sự vật đó là thời điểm các mặt đối lập phù hợp đồng nhất và tác dụng ngang nhau.
Ví dụ trong lớp chỉ chọn ra một người giỏi nhất để được đi thi, thì trong lớp nó diễn ra cuộc đấu tranh giữa các thành viên để chưng tỏ năng lực của mình .Nhưng để chọn ra người đó và tồn tại được là kết quả của cuộc đấu tranh bên trong, mâu thuẫn ở bên trong nó quyết định.
1.3 Phân loại mâu thuẫn:
Mâu thuẫn tồn tại trong tất cả các sự vật, hiện tượng, cũng như trong tất cả các giai đoạn phát triển của chúng. Mâu thuẫn hết sức phong phú, đa dạng. Tính phong phú, đa dạng đó được quy định một cách khách quan bởi đặc điểm của các mặt đối lập, bởi điều kiện tác động qua lại của chúng, bởi trình độ tổ chức hệ thống mà trong đó mâu thuẫn tồn tại.
Căn cứ vào quan hệ đối với sự vật được xem xét, người ta phân biệt các mâu thuẫn thành mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài
Mâu thuẫn bên trong là sự tác động qua lại giữa các mặt, các khuynh hướng đối lập của cùng một sự vật. Mâu thuẫn bên ngoài đối với một sự vật nhất định là mâu thuẫn diễn ra trong mối quan hệ giữa sự vật đó với sự vật khác.
Việc phân chia mâu thuẫn thanh mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài chỉ là tương đối, tùy theo phạm vi xem xét. Cùng một mâu thuẫn nhưng xét trong mối quan hệ này là mâu thuẫn bên ngoài, nhưng xét trong mối quan hệ khác lại là mâu thuẫn bên trong. Như trong phạm vi nước ta, mâu thuẫn trong nội bộ nền kinh tế quốc dân là mâu thuẫn bên trong; còn mâu thuẫn về kinh tế giữa nước ta với các nước khác trong ASEAN là mâu thuẫn bên ngoài. Nếu trong phạm vi ASEAN thì mâu thuẫn giữa các nước trong khối lại là mâu thuẫn bên trong.Vì vậy, để xác định một mâu thuẫn nào đó là mâu thuẫn bên trong hay mâu thuẫn bên ngoài trước hết phải xác định phạm vi sự vật được xem xét.
Mâu thuẫn bên trong có vai trò quyết định trực tiếp đối với quá trình vận động và phát triển của sự vật.Tuy nhiên mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài không ngừng tác động qua lại lẫn nhau.Việc giải quyết mâu thuẫn bên trong không thể tách rời việc giải quyết mâu thuẫn bên ngoài; việc giải quyết mâu thuẫn bên ngoài là điều kiện để giải quyết mâu thuẫn bên trong.Như trong thực tiễn cách mang nước ta cũng cho thấy: việc giải quyết những mâu thuẫn trong nước không tách rời việc giải quyết những mâu thuẫn giữa nước ta với các nước khác.
Căn cứ vào ý nghĩa đối với sự tồn tại và phát triển của toàn bộ sự vật, mâu thuẫn được chia thành mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn không cơ bản
Mâu thuẫn cơ bản là mâu thuẫn tồn tai trong suốt quá trình tồn tại của sự vật, nó qui định quá trình vận động và phát triển của sự vật, bản chất của sự vật thay đổi khi mâu thuẫn cơ bản được giải quyết.
Mâu thuẫn không cơ bản là mâu thuẫn không qui định bản chất của sự vật.
Ví dụ trong lòng xã hội Việt Nam luôn tồn tại mâu thuẫn trong từng giai đoạn:
Từ 938-1958: Nước ta là một nước phong kiến tồn tai mâu thuẫn cơ bản là giữa địa chủ với nông dân và mâu thuẫn không cơ bản là giữa các địa chủ với nhau…
Từ 1958-1945: Nước ta là nước thuộc địa nửa phong kiến tồn tại mâu thuẫn giữa địa chủ với nông dân, giữa toàn thể dân tôc Việt Nam với thực dân Pháp.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

tctuvan

New Member
Re: [Free] Những quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật

link mới cập nhật, mời bạn xem lại bài đầu để tải nhé
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Những quy định của luật thương mại Việt Nam năm 2005 về môi giới thương mại thực tiễn áp dụng và những vấn đề đặt ra Luận văn Luật 0
D Quy chế pháp lý của đảo theo quy định của công ước luật biển năm 1982 và những vấn đề đặt ra đối với Luận văn Luật 0
D Bằng những quy định của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2016, hãy chứng minh thuế nhập khẩu Luận văn Kinh tế 0
C Những vấn đề lý luận chung về quy luật phân phối Công nghệ thông tin 0
D Phân tích những quy định của pháp luật về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng và thực tiễn áp dụn Luận văn Kinh tế 0
T Tổng hợp Đề thi: Những quy định chung về luật dân sự Việt Nam Luận văn Luật 0
V Quy trình xây dựng pháp lệnh ở Việt Nam - những vấn đề lý luận và thực tiễn : Luận văn ThS. Luật: 60 Luận văn Luật 0
P Một số quy định của pháp luật Hoa Kỳ về hàng hoá nhập khẩu : những bài học thực tiễn đặt ra cho Việt Luận văn Luật 0
R Những quy định pháp luật về thủ tục phục hồi doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản, thực trạng và Luận văn Luật 0
N Những quy định chủ yếu của pháp luật về thẻ tín dụng và xu hướng hoàn thiện : Luận văn ThS. Luật: 60 Luận văn Luật 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top