Download miễn phí Đồ án Hệ thống thông tin di động Mobifone từ GSM sang 3G WCDMA



MỤC LỤC
Lời mở đầu 1
Phần I: 3
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA HỆ THỐNG THÔNG TIN DI ĐỘNG TOÀN CẦU 3
Phần II : 10
MẠNG THÔNG TIN DI ĐỘNG GSM 10
I. Cấu trúc hệ thống và các thành phần của mạng : 10
1.1.Cấu trúc hệ thống: 10
1.2. Cấu trúc đia lý của mang GSM 16
1.2.4. Ô vô tuyến (Cell) 17
II. Cấu trúc kênh, Giao diện và báo hiệu 18
2.1. Cấu trúc kênh: 18
2.2. Các giao diện cơ bản của mạng di động GSM 20
2.4. Khái niệm cụm ( Burst ) trong thông tin di động. 25
2.5. Sắp xếp các kênh vật lý lên kênh logic. 28
2.6. Đo cường độ trường ở trạm di động. 31
2.7.Vấn đề sử dụng lại tần số và quy hoạch tần số: 33
Phần III : 41
DỊCH VỤ VÔ TUYẾN GÓI CHUNG GPRS 41
1. Nguyên lý của GPRS 41
2.chức năng của GPRS 42
3.Mô hình mạng GPRS 43
3.1.Cấu trúc mạng GPRS 43
3.2 Các thành phần cơ bản của mạng GPRS 44
Phần IV: 50
CÔNG NGHỆ 3G WCDMA / IMT 2000 50
1. Nguyên lý CDMA 50
1.1.Nguyên lí trải phổ CDMA 50
1.2. Kĩ thuật trải phổ vầ giải trải phổ: 51
1.3. Kỹ thuật truy nhập CDMA : 51
2. Một số đặc trưng củ lớp vật lý trong hệ thống WCDMA. 53
2.1.Các mã trải phổ. 53
2.2. cách song công: 54
2.3.Dung lượng mạng: 55
2.4. Phân tập đa đường – thu RAKE 55
2.5. Các kênh giao diện vô tuyến UTRA FDD 56
2.6. Trạng thái cell 56
2.7. Cấu trúc Cell 58
3.Kiến trúc mạng: 59
3.1. kiến trúc hệ thống UMTS 59
3.2.Mạng truy nhập vô tuyến UTRAN 62
4. Các dịch vụ và ứng dụng UMTS 64
4.1.Giới thiệu: 64
4.2. Các lớp QoS UMTS 64
4.3. Khả năng hỗ trợ dịch vụ của các lớp đầu cuối: 67
5. Tổng kết công nghệ truy nhập vô tuyến WCDMA trong hệ thống UMTS 67
LỘ TRÌNH TRIỂN KHAI NÂNG CẤP MẠNG LÊN 3G CỦA VMS-MOBIFONE 71
1. Cơ sở hạ tầng của MobiFone 71
1.1. Mạng chuyển mạch MSC 78
1.2. Mạng truyền dẫn 78
1.3. Mạng truy nhập vô tuyến 78
2. Dự báo về sự phát triển mạng MobiFone trong 10 năm tới 79
3. Lộ trình triển khai nâng cấp mạng Mobifone lên 3G 80
4. Triển khai hệ thống GPRS 82
4.1. Cấu hình tổng quát mạng GPRS trong mạng GSM 82
4.2. Hệ thống GPRS triển khai trên mạng VMS 83
5. Triển khai thử nghiệm hệ thống 3G 84
5.1. Mục đích thử nghiệm 84
5.2. Lựa chọn tiêu chuẩn và công nghệ 85
6. Phương án triển khai 92
6.1. Đăng ký tần số thử nghiệm 92
6.2. Phạm vi thử nghiệm 92
KẾT LUẬN 93
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 95
LỜI CAM ĐOAN 97
TÀI LIỆU THAM KHẢO 98

SỰ PHÁT TRIỂN CỦA HỆ THỐNG THÔNG TIN DI ĐỘNG TOÀN CẦU

Thông tin di động đầu tiên ra đời vào cuối năm 1940, khi đó nó chỉ là hệ thống thông tin di động điều vận. Đến nay, thông tin di động đã trải qua nhiều thế hệ. Thế hệ thứ nhất là thế hệ thông tin di động tương tự, sử dụng công nghệ truy nhập phân chia theo tần số (FDMA). Tiếp theo là thế hệ thứ hai và hiện nay là thế hệ thứ ba đang được chuẩn bị đưa vào hoạt động. Thế hệ thứ tư cũng đang được nghiên cứu. Thông tin di động thế hệ thứ hai sử dụng kỹ thuật số với các công nghệ đa truy nhập phân chia theo thời gian (TDMA) và phân chia theo mã (CDMA). Đây là các hệ thống thông tin di động băng hẹp với tốc độ bít thông tin của người sử dụng là 8-13 kbit/s. Hai thông số quan trọng đặc trưng của các hệ thống thông tin di động số là tốc độ bít thông tin của người sử dụng và tính di động, ở các thế hệ tiếp theo các thông số này ngày càng được cải thiện. Thông tin di động thế hệ thứ ba có tốc độ bít lên tới 2Mbit/s. Thế hệ thứ tư có tốc độ lên tới 34Mbit/s và cao hơn nữa.
Các hệ thống thông tin di động thế hệ thứ hai được xây dựng theo các tiêu chuẩn như : GSM, IS-95, PDC, IS-96 phát triển rất nhanh những năm 1990. Các yêu cầu về dịch vụ mới của các hệ thống thông tin di động, nhất là các dịch vụ truyền số liệu đòi hỏi các nhà khai thác phải đưa ra được các hệ thống thông tin di động mới. Trong bối cảnh đó, ITU đã đưa ra đề án tiêu chuẩn hoá hệ thống thông tin di động thế hệ thứ 3 với tên gọi IMT-2000 với mục tiêu:
Tốc độ truy nhập cao để bảo đảm các dịch vụ băng rộng như truy nhập Internet nhanh hay các dịch vụ đa phương tiện
Linh hoạt để bảo đảm các dịch vụ mới như đánh số cá nhân toàn cầu và điện thoại vệ tinh. Các chức năng này sẽ cho phép mở rộng đáng kể tầm phủ sóng của cả các hệ thống thông tin di động
Tương thích với các hệ thống thông tin di động hiện có để bảo đảm sự phát triển liên tục của thông tin di động
Nhiều tiêu chuẩn cho hệ thống thông tin di động thế hệ thứ 3 IMT-2000 đã được đề xuất trong đó có hai hệ thống WCDMA và CDMA-2000 đã được ITU chấp thuận và sẽ đưa vào hoạt động trong những năm đầu của thập kỷ 2000. Các hệ thống này đều sử dụng công nghệ CDMA do vậy cho phép thực hiện tiêu chuẩn toàn thế giới cho giao diện vô tuyến của hệ thống thông tin di động thế hệ thứ 3.
WCDMA sẽ là sự phát triển tiếp theo của các hệ thống thông tin di động thế hệ thứ hai sử dụng công nghệ TDMA như GSM, PDC, IS-136 còn CDMA-2000 sẽ là sự phát triển tiếp theo của hệ thống thông tin di động thế hệ thứ hai sử dụng cộng nghệ CDMA: IS-95.
Các hệ thống thông tin di động tổ ong tương tự thế hệ thứ nhất:
AMPS: Advanced Mobile Phone Service: Dịch vụ điện thoại di động tiên tiến.
NAMPS: Narrow AMPS: AMPS băng hẹp.
TACS: Total Access Communication System: Hệ thống thông tin truy nhập toàn bộ.
ETACS: Extended TACS: TACS mở rộng.
NMR 450: Nordic Mobile Telephone 450: Hệ thống điện thoại di động Bắc Âu băng tần 450 MHz.
NMT900: Hệ thống điện thoại di động Bắc Âu băng tần 900MHz.
NTT: Nippon Telegraph and Telephone: Hệ thống do NTT phát triển.
JTACS: Japanish TACS.
NTACS: Narrow TACS.
Các hệ thống thông tin di động tổ ong thế hệ hai
IS- 54B TDMA
IS-136 TDMA
IS-95 CDMA
GSM: Global System for Mobile Communicatión: Hệ thống thông tin di động toàn cầu.
PCN: Personal Communication Network: Mạng thông tin cá nhân.
CT-2: Cordless Phone –2: Điện thoại không dây.
DECT: Digital Enhanced Cordless Telecommunication: Viễn thông không dây số tiên tiến.
PDC: Personal Digital Cellular: Hệ thống tổ ong số cá nhân..
Các hệ thống nhắn tin
POCSAG: Post Office Code Standardization Advisory Group: Nhóm cố vấn tiêu chuẩn hoá mã Bưu điện.
ERMES: European Radio Message System: Hệ thống nhắn tin vô tuyến châu Âu.

Các hệ thống thông tin di động số hiện nay đang ở giai đoạn chuyển từ thế hệ hai cộng sang thế hệ ba. Để đáp ứng các nhu cầu ngày càng tăng về các dịch vụ thông tin di động, ngay từ những năm đầu của thập niên 90 người ta đã tiến hành nghiên cứu hoạch định hệ thống thông tin di động thế hệ ba. ITU-R đang tiến hành công tác tiêu chuẩn hóa cho hệ thống thông tin di động toàn cầu ITM mà trước đây là FPLMTS. Tại Châu Âu, Viện tiêu chuẩn viễn thông châu Âu (ETSI) đang tiến hành tiêu chuẩn hoá phiên bản của hệ thống này với tên gọi là UMTS (Univesal Mobile Telecommunication System): Hệ thống viễn thông di động toàn cầu. Hệ thống mới này sẽ làm việc ở dải tần 2 GHz. Nó sẽ cung cấp rất nhiều loại hình dịch vụ bao gồm từ các dịch vụ thoại và số liệu thấp hiện nay cho đến các dịch vụ số liệu tốc độ cao, video và truyền thanh. Tốc độ cực đại của người sử dụng sẽ lên đến 2Mbít/s. Tốc độ cực đại này sẽ chỉ có ở các picô trong nhà, còn các dịch vụ với tốc độ 14,4 kbit/s sẽ được đảm bảo cho di động thông thường ở các ô macro. Người ta cũng đang tiến hành nghiên cứu các hệ thống vô tuyến thế hệ thứ tư có tốc độ cho người sử dụng lớn hơn 2 Mbit/s. Hệ thống di động băng rộng MBS (Mobile Broadband System) dự kiến nâng tốc độ của người sử dụng đến STM-1. Đối với MBS các sóng mang được sử dụng ở các bước sóng mm và độ rộng băng tần 64 GHz.
Một số ưu thế mà thế hệ hai cộng (GSM) đã đạt được
ã Các dịch vụ mạng mới và cải thiện các dịch vụ liên quan tới truyền số liệu như nén số liệu của người sử dụng, số liệu chuyển mạch kênh tốc độ cao (HSCSD: High Speed Circuit Switched Data), dịch vụ vô tuyến gói đa năng (GPRS: General Packet Radio Service) và số liệu 14,4 kbit/s.
ã Các công việc liên quan tới dịch vụ thoại như: Codec tiếng toàn tốc cải tiến (EFC: Enhanced Full Rate Codec), Codec đa tốc độ thích ứng và khai thác tự do đầu cuối các Codec tiếng.
ã Các dịch vụ bổ sung như : chuyển hướng cuộc gọi, hiển thị tên chủ gọi, chuyển giao cuộc gọi và các dịch vụ cấm gọi mới.
ã Cải thiện liên quan đến dịch vụ bản tin ngắn (SMS: Short Message Service) như móc nối các SMS, mở rộng bảng chữ cái, mở rộng tương tác giữa các SMS.
ã Các công việc liên quan tới tính cước như: dịch vụ trả tiền trước, tính cước nóng và hỗ trợ ưu tiên vùng gia đình.
ã Tăng cường công nghệ SIM, tích hợp thêm các chức năng mở rộng cho SIM.
ã Dịch vụ mạng thông minh như CAMEL.
ã Các cải thiện chung như chuyển mạch mạng GSM- AMPS, các dịch vụ định vị, tương tác với các hệ thống thông tin di động vệ tinh và hỗ trợ định tuyến tối ưu. Thông tin di động thế hệ thứ ba sẽ phải là thế hệ thông tin di động cho các dịch vụ di động truyền thông cá nhân đa phương tiện. Hộp thư thoại sẽ được thay thế bằng bưu thiếp điện tử được lồng ghép với hình ảnh và các cuộc thoại thông thường trước đây sẽ được bổ sung các hình ảnh để trở thành thoại có hình.... Sau đây là một số yêu cầu chung đối với hệ thống thông tin di động thế hệ ba:
ã Mạng phải là mạng băng rộng và có khả năng truyền thông đa phương tiện. Nghĩa là mạng phải đảm bảo tốc độ bít của người sử dụng đến 2 Mbit/s.
ã Mạng phải có khả năng cung cấp độ rộng băng tần (dung lượng) theo yêu cầu. Điều này xuất phát từ việc thay đổi tốc độ bít của các dịch vụ khác nhau. Ngoài ra cần đảm bảo đường truyền vô tuyến không đối xứng chẳng hạn với: tốc độ bit cao ở đường xuống và tốc độ bít thấp ở đường lên và ngược lại.
ã Mạng phải cung cấp thời gian truyền dẫn theo yêu cầu. Nghĩa là đảm bảo các kết nối chuyển mạch cho thoại, các dịch vụ video và các khả năng số liệu gói cho các dịch vụ số liệu.
ã Chất lượng dịch vụ phải không thua kém chất lượng dịch vụ mạng cố định, nhất là đối với thoại.
ã Mạng phải có khả năng sử dụng toàn cầu, nghĩa là bao gồm cả thông tin vệ tinh.
ã WARC-92 (The World Administrative Radio Conference held in 1992) đã dành băng tần 1885-2025 MHz và 2110-2200 MHz cho IMT-2000. Hiện nay châu Âu và các quốc gia sử dụng GSM cùng với Nhật đang phát triển W- CDMA (Wide Band Code Division Multiple Access- Đa truy nhập phân chia theo mã băng rộng) trên cơ sở UMTS, còn Mỹ thì tập trung phát triển thế hệ thứ hai (IS-95) và mở rộng tiêu chuẩn này đến IS-2000.
ã Các tiêu chuẩn di động băng rộng mới được xây dựng trên cơ sở CDMA hay CDMA kết hợp TDMA.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

thanhvp89

New Member
Re: Hệ thống thông tin di động Mobifone từ GSM sang 3G WCDMA

Cho mình xin tài liệu với nhé. Thanks!
 

tctuvan

New Member
Re: [Free] Hệ thống thông tin di động từ GSM sang 3G WCDMA

Link tải đã có, mời bạn xem bài trên nhé
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D triển khai hệ thống thông tin di động 4g LTE cho mạng di động mobifone tại tỉnh tuyên quang Công nghệ thông tin 0
D Phân tích thiết kế hệ thống thông tin – Quản lý thư viện Công nghệ thông tin 2
D Bài Tập Lớn Mô Phỏng Hệ Thống Truyền Thông - Tìm Hiểu về Vệ Tinh VINASAT-1 Khoa học kỹ thuật 1
D Tìm hiểu về hệ thống thông tin di động CDMA và mô phỏng trải phổ trực tiếp DS – SS Trên Matlab Khoa học kỹ thuật 0
D Thiết kế sơ đồ tư duy hệ thống hóa lý thuyết hóa hữu cơ phổ thông Luận văn Sư phạm 0
D Ứng dụng PLC vào điều khiển hệ thống tòa nhà thông minh Công nghệ thông tin 0
D Quản lý hệ thống giao thông quận Hà Đông, thành phố Hà Nội Khoa học kỹ thuật 0
D Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý xuất nhập khẩu nông sản tại Bộ nông nghiệp Nông Lâm Thủy sản 0
D Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin kế toán quản lý nhân sự và tiền lương tại công ty TNHH Huy Thông Công nghệ thông tin 0
D Nghiên cứu ứng dụng giao thông thông minh (ITS) trong quản lý khai thác, điều hành giao thông và thu phí trên hệ thống đường ô tô cao tốc Việt Nam Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top