Alphonsus

New Member
Download miễn phí Chuyên đề Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính doanh nghiệp trong bảo lãnh tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội



MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 2
CHƯƠNG I: THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP TRONG HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3
1.1 Hoạt động bảo lãnh của ngân hàng thương mại 3
1.1.1 Khái niệm về hoạt động bảo lãnh của ngân hàng thương mại 3
1.1.2 Đặc điểm của hoạt động bảo lãnh 5
1.1.3 Các loại Bảo lãnh Ngân hàng 6
1.1.4 Tầm quan trọng của hoạt động bảo lãnh 8
1.1.5 Quy trình nghiệp vụ bảo lãnh 9
1.2 Thẩm định tài chính doanh nghiệp trong hoạt động bảo lãnh của Ngân hàng thương mại 11
1.2.1 Khái niệm và sự cần thiết của công tác thẩm định tài chính doanh nghiệp 11
1.2.2 Phương pháp thẩm định tài chính doanh nghiệp 13
1.2.3 Nội dung thẩm định tài chính doanh nghiệp 13
1.2.3.1 Thẩm định các chỉ tiêu tài chính doanh nghiệp 13
1.2.3.2 Thẩm định các chỉ tiêu phi tài chính 16
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác thẩm định tài chính doanh nghiệp trong hoạt động cấp bảo lãnh của Ngân hàng thương mại 19
1.3.1 Các nhân tố thuộc về ngân hàng 19
1.3.2 Các nhân tố thuộc về khách hàng doanh nghiệp 21
1.3.3 Các nhân tố khác 22
1.2.4 Đặc điểm công tác thẩm định tài chính doanh nghiệp trong hoạt động bảo lãnh 24
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP TRONG HOẠT ĐỘNG CẤP BẢO LÃNH TẠI 26
NGÂN HÀNG TNCP QUÂN ĐỘI 26
2.1 Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP Quân Đội 26
2.1Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Quân Đội - MB 28
2.1.1 Tình hình hoạt động của Ngân hàng TMCP Quân Đội 28
2.2 Thực trạng công tác thẩm định tài chính doanh nghiệp trong hoạt động cấp bảo lãnh tại MB 31
2.2.1 Tình hình hoạt động cấp bảo lãnh tại MB 31
2.2.2 Thẩm định tài chính đối với hồ sơ đề nghị bảo lãnh 32
2.2.2.1 Quy trình nghiệp vụ 32
2.2.2.2 Thẩm định về tư cách pháp lý khách hàng 32
2.2.2.3 Thẩm định về lịch sử hình thành, tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, tư cách của chủ doanh nghiệp 32
2.2.2.4 Thẩm định phương án, dự án kinh doanh 33
2.2.2.5 Thẩm định tình hình tài chính doanh nghiệp 34
2.2.2.6 Thẩm định nhu cầu bảo lãnh 36
2.2.2.7 Đánh giá chung và kết luận 36
2.2.3 Ví dụ minh họa về công tác thẩm định tài chính doanh nghiệp trước khi cấp bảo lãnh 38
2.2.3.1 Thẩm định tư cách khách hàng 39
2.2.3.2 Thẩm định tình hình hoạt động kinh doanh: 40
2.2.3.3 Rủi ro và kiểm soát rủi ro 46
2.3 Đánh giá thực trạng thẩm định tài chính doanh nghiệp trong hoạt động cấp bảo lãnh tại MB 47
2.3.1 Kết quả đạt được 47
2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân 47
2.3.2.1 Hạn chế 47
2.3.2.2 Nguyên nhân 48
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP TRONG HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH TẠI MB 50
3.1 Định hướng phát triển của ngân hàng 50
3.2 Giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định tài chính doanh nghiệp trong hoạt động bảo lãnh tại MB 51
3.2.1 Hoạt động Marketing 51
3.2.2 Nâng cao chất lượng nguồn thông tin 52
3.2.3 Hoàn thiện nội dung thẩm định 53
3.2.4 Tăng cường số lượng và chất lượng cán bộ thẩm định 54
3.2.5 Hiện đại hóa công nghệ Ngân hàng 56
3.3 Một số kiến nghị hoàn thiện công tác thẩm định tài chính doanh nghiệp trong hoạt động cấp bảo lãnh tại MB 56
3.3.1 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước 56
3.3.2 Kiến nghị với các khách hàng doanh nghiệp 57
KẾT LUẬN 58


Trong nhiều năm qua cùng với sự phát triển của kinh tế khu vực, nền kinh tế nước ta cũng đã đạt được nhiều bước tiến đáng kể (GDP đạt khoảng 7-9%). Một trong những lĩnh vực thành công nhất là lĩnh vực Ngân hàng-Tài chính. Các hoạt động Ngân hàng phát triển mạnh mẽ, nổi bật là hoạt động bảo lãnh có số dư liên tục tăng qua các năm, hứa hẹn là một dịch vụ có lợi nhuận tiềm năng. Tuy nhiên, để bảo lãnh thực sự phát huy ưu điểm thì trước khi thực hiện bảo lãnh không thể xem nhẹ công tác phân tích tài chính của doanh nghiệp. Công tác này không chỉ quan trọng trong hoạt động bảo lãnh mà còn quan trọng trong nhiều hoạt dộng ngân hàng khác.
Mặc dù được soạn thảo về quy trình khá chặt chẽ song phân tích tài chính doanh nghiệp trước khi thực hiện bảo lãnh ở ngân hàng không tránh khỏi những hạn chế nhất định. Chính vì vậy em lựa chọn đề tài : “Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính doanh nghiệp trong bảo lãnh tại Ngân hàng TMCP Quân Đội
Bố cục chuyên đề gồm 3 phần :
Chương I : Thẩm định tài chính doanh nghiệp trong hoạt động bảo lãnh của Ngân hàng thương mại.
Chương II : Thực trạng công tác thẩm định tài chính doanh nghiệp trong hoạt động bảo lãnh tại Ngân Hàng TMCP Quân Đội
Chương III : Giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định tài chính doanh nghiệp trong hoạt động bảo lãnh tại Ngân Hàng TMCP Quân Đội




CHƯƠNG I
THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP TRONG HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
Ngay từ những ngày đầu tiên ra đời, các nhà kinh doanh ngân hàng thương mại đã mang đến cho khách hàng của mình nhiều dịch vụ tài chính phong phú, đáp ứng hầu hết các nhu cầu tài chính tiêu dùng cá nhân cũng như tài chính doanh nghiệp.Trong đó phải kể tới bảo lãnh ngân hàng, một loại hình dịch vụ ngân hàng hiện đại, xuất hiện lần đầu tiên vào những năm 60 tại một thị trường nội địa nước Mỹ nhưng chỉ 10 năm sau đó nghĩa là vào đầu những năm 70, bảo lãnh bắt đầu được sử dụng trong các giao dịch thương mại quốc tế và đến ngày nay dịch vụ bảo lãnh đã phát triển mạnh mẽ ở hầu khắp các quốc gia trên thế giới. Không đứng ngoài xu thế đó, dịch vụ này trong những năm gần đây đã phát triển không ngừng và mang lại cho các ngân hàng thương mại Việt Nam nhiều lợi ích. Chúng ta sẽ cùng nghiên cứu bảo lãnh ngân hàng là gì và tính ưu việt nào của dịch vụ bảo lãnh khiến vị trí của nó ngày càng được củng cố một cách chắc chắn trong các loại giao dịch. Và vì sao trước khi cung ứng một gói dịch vụ bảo lãnh cho khách hàng, các cán bộ tín dụng ngân hàng phải thẩm định tài chính doanh nghiệp? Những thắc mắc trên đây sẽ được lý giải trong chương này.
1.1 Hoạt động bảo lãnh của ngân hàng thương mại
1.1.1 Khái niệm về hoạt động bảo lãnh của ngân hàng thương mại
Bảo lãnh ngân hàng là cam kết bằng văn bản của tổ chức tín dụng (bên bảo lãnh) với bên có quyền (bên nhận bảo lãnh) về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng (bên được bảo lãnh) khi khách hàng không thực hiện hay thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh. Khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho tổ chức tín dụng số tiền đã được trả thay.
Về cơ bản, quan hệ bảo lãnh ngân hàng gồm các bên như sau:
Bên bảo lãnh là các tổ chức tín dụng, bao gồm: ngân hàng thương mại nhà nước, ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng đầu tư, ngân hàng phát triển, ngân hàng chính sách, ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, ngân hàng hợp tác, và các tổ chức tín dụng khác thành lập và hoạt động theo Luật các Tổ chức tín dụng (gọi chung là các tổ chức tín dụng).
Bên được bảo lãnh là các tổ chức bao gồm:
Các doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh hợp pháp tại Việt Nam như doanh nghiệp Nhà nước, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh, doanh nghiệp của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam, doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh cá thể.
Các tổ chức tín dụng được thành lập và hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng.
Hợp tác xã và các tổ chức khác có đủ điều kiện quy định tại Điều 94 của Bộ luật Dân sự.
Các tổ chức kinh tế nước ngoài tham gia các hợp đồng hợp tác liên doanh và tham gia đấu thầu các dự án đầu tư tại Việt Nam hay vay vốn để thực hiện các dự án đầu tư tại Việt Nam.
Bên nhận bảo lãnh là các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước có quyền thụ hưởng các cam kết bảo lãnh của các tổ chức tín dụng phát hành bảo lãnh. Trong đó, cam kết bảo lãnh là cam kết đơn phương bằng văn bản của tổ chức tín dụng hay văn bản thỏa thuận giữa tổ chức tín dụng, khách hàng được bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh về việc tổ chức tín dụng sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng khi khách hàng không thực hiện đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh.


1.1.2 Đặc điểm của hoạt động bảo lãnh
Nhìn chung, bảo lãnh ngân hàng có các đặc điểm sau đây:
Ngân hàng dựa trên chính uy tín của mình để cung ứng dịch vụ bảo lãnh cho khách hang: Ngân hàng đứng ra bảo đảm với bên nhận bảo lãnh rằng khách hàng của mình sẽ thực hiện đúng, đủ nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh. Nếu khách hàng không thực hiện hay thực hiện không đúng, ngân hàng sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay thế. Nhờ đó, ngân hàng đã tạo được sự tin tưởng cho bên nhận bảo lãnh và góp phần làm cho các hoạt động thương mại giữa các bên được tiến hành nhanh chóng hơn, thuận tiện hơn.
Bảo lãnh ngân hàng là một nghiệp vụ ngoại bảng: Do ngân hàng dùng uy tín của mình để cung cấp dịch vụ và ngay tại thời điểm phát hành bảo lãnh, ngân hàng chưa phải chịu trách nhiệm tài chính thay cho khách hàng nên bảo lãnh được theo dõi ngoại bảng. Vì thế trong thời gian bảo lãnh, tạm thời nghiệp vụ tín dụng này chưa tác động làm thay đổi nguồn vốn hay tài sản của ngân hàng phát hành. Nó sẽ được theo dõi nội bảng khi hết thời hạn bảo lãnh, nếu khách hàng không thực hiện được cam kết của mình với bên đối tác buộc ngân hàng phải chịu trách nhiệm thay thế. Có nghĩa là việc này tương đương với việc ngân hàng cấp cho khách hàng một món vay mà khách hàng phải có nghĩa vụ nhận nợ và hoàn trả nợ cho tổ chức tín dụng số tiền đã được trả thay.
Bảo lãnh là mối quan hệ nhiều bên phụ thuộc lẫn nhau: Đối với một gói dịch vụ bảo lãnh thường có sự kết hợp giữa 3 hợp đồng độc lập. Một là hợp đồng giữa bên được bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh (hợp đồng gốc – hợp đồng giao dịch các loại), hai là hợp đồng giữa bên được bảo lãnh và bên bảo lãnh, cuối cùng là hợp đồng giữa bên nhận bảo lãnh và bên bảo lãnh.
Bảo lãnh ngân hàng có tính độc lập so với hợp đồng: Mặc dù mục đích của bảo lãnh ngân hàng là bồi hoàn cho người thụ hưởng những thiệt hại từ việc không thực hiện hợp đồng của người được bảo lãnh trong quan hệ hợp đồng, nhưng việc thanh toán một bảo lãnh chỉ hoàn toàn căn cứ vào các điều khoản và điều kiện được quy định trong bảo lãnh.
Tính phù hợp của bảo lãnh: Khi người thụ hưởng bảo lãnh đến yêu cầu tổ chức tín dụng thanh toán thì tổ chức tín dụng có trách nhiệm kiểm tra các chứng từ do người thụ hưởng xuất trình. Tổ chức tín dụng bảo lãnh có quyền từ chối thanh toán nếu như chứng từ có dấu hiệu không hợp lệ hay những điều kiện của bảo lãnh không được đáp ứng.
1.1.3 Các loại Bảo lãnh Ngân hàng
Có nhiếu tiêu thức khác nhau để phân loại Bảo lãnh Ngân hàng như: căn cứ vào bản chất của bảo lãnh, căn cứ vào cách phát hành, vào điều kiện và quy trình…Nhưng đa phần các ngân hàng thương mại tại Việt Nam căn cứ vào theo mục đích bảo lãnh để phân loại.Và theo mục đích của bảo lãnh, bảo lãnh có thể được chia ra các loại sau:
Bảo lãnh vay vốn: là một bảo lãnh ngân hàng do ngân hàng phát hành cho bên nhận bảo lãnh, về việc cam kết trả nợ thay cho khách hàng trong trường hợp khách hàng không trả nợ hay không trả đầy đủ, đúng hạn. Bảo lãnh vay vốn gồm: bảo lãnh vay vốn trong nước và bảo lãnh vay vốn nước ngoài (chủ yếu dưới hình thức bảo lãnh mở L/C trả chậm)
Bảo lãnh thanh toán: là một bảo lãnh do ngân hàng phát hành cho bên nhận bảo lãnh cam kết sẽ thanh toán thay cho khách hàng trong trường hợp khách hàng không thực hiện hay thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ của mình khi đến hạn.
Bảo lãnh dự thầu: là một bảo lãnh ngân hàng do ngân hàng phát hành cho bên mời thầu để bảo đảm nghĩa vụ tham gia dự thầu của khách hàng. Trong trường hợp khách hàng bị phạt do vi phạm quy định dự thầu mà không nộp hay nộp không đủ tiền phạt cho bên mời thầu thì ngân hàng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đã cam kết.
Bảo lãnh thực hiện hợp đồng: là bảo lãnh do ngân hàng phát hành cho bên nhận bảo lãnh bảo đảm việc thực hiện đúng, đầy đủ các nghĩa vụ của khách hàng với bên nhận bảo lãnh theo hợp đồng đã ký kết. Trường hợp khách hàng không thực hiện đúng và đầy đủ các nghĩa vụ trong hợp đồng, ngân hàng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đã cam kết.
Bảo lãnh đảm bảo chất lượng sản phẩm: là một bảo lãnh ngân hàng do tổ chức tín dụng phát hành cho bên thụ hưởng bảo đảm khách hàng thực hiện đúng các thỏa thuận về chất lượng sản phẩm theo hợp đồng đã ký kết với bên nhận bảo lãnh. Trường hợp khách hàng bị phạt tiền do không thực hiện đúng các thỏa thuận trong hợp đồng về chất lượng sản phẩm với bên nhận bảo lãnh mà không nộp hay nộp không đủ tiền phạt cho bên nhận bảo lãnh, tổ chức tín dụng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đã cam kết.
Bảo lãnh hoàn thanh toán: là một bảo lãnh ngân hàng do tổ chức tín dụng phát hành cho bên nhận bảo lãnh về việc bảo đảm nghĩa vụ hoàn trả tiền ứng trước của khách hàng theo hợp đồng đã ký kết với bên nhận bảo lãnh. Trường hợp khách hàng vi phạm các cam kết với bên nhận bảo lãnh và phải hoàn trả tiền ứng trước nhưng không hoàn trả hay hoàn trả không đủ số tiền ứng trước cho bên nhận bảo lãnh thì tổ chức tín dụng sẽ hoàn trả số tiền ứng trước cho bên thụ hưởng bảo lãnh.
Bảo lãnh đối ứng: là một bảo lãnh do một tổ chức tín dụng (bên phát hành bảo lãnh đối ứng) phát hành cho một tổ chức tín dụng khác (bên bảo lãnh) về việc đề nghị bên bảo lãnh thực hiện bảo lãnh cho các nghĩa vụ của khách hàng của bên phát hành bảo lãnh đối ứng với bên nhận bảo lãnh. Trường hợp khách hàng vi phạm các cam kết với bên nhận bảo lãnh, bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh thì bên phát hành bảo lãnh đối ứng phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đối ứng cho bên bảo lãnh.
Xác nhận bảo lãnh: là bảo lãnh ngân hàng do ngân hàng (bên xác nhận bảo lãnh) phát hành cho bên nhận bảo lãnh về việc bảo đảm khả năng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của ngân hàng được xác nhận bảo lãnh (bên được xác nhận bảo lãnh) đối với khách hàng. Trường hợp bên được xác nhận bảo lãnh không thực hiện hay thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ của mình đã cam kết với bên nhận bảo lãnh thì bên xác nhận bảo lãnh sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được xác nhận bảo lãnh.
Đồng bảo lãnh: là việc nhiều tổ chức tín dụng cùng bảo lãnh cho một nghĩa vụ của khách hàng thông qua một tổ chức làm đầu mối. Trong một số trường hợp, để giảm thiểu rủi ro các ngân hàng có thể thực hiện đồng bảo lãnh. Trường hợp này, một ngân hàng đứng ra đóng vai trò là ngân hàng đầu mối phát hành bảo lãnh và có sự tham gia của các ngân hàng thành viên khác. Nếu phải chi trả cho người thụ hưởng theo bảo lãnh đã lập, ngân hàng đầu mối có thể đòi bồi hoàn theo tỷ lệ tham gia của họ, dựa trên các bảo lãnh đối ứng do các ngân hàng này phát hành. Đến lượt mình, các ngân hàng này lại tiến hành truy đòi từ bên được bảo lãnh.
1.1.4 Tầm quan trọng của hoạt động bảo lãnh
Một nền kinh tế phát triển luôn tồn tại trong nó nhiều loại hình giao dịch đa dạng, bao gồm giao dịch tài chính lẫn phi tài chính, giao dịch thương mại lẫn phi thương mại. Sự an toàn trong các giao dịch luôn được coi là vấn đề của các doanh nghiệp. Với ra sụ đời của bảo lãnh đã góp phần như một chất xúc tác, giúp các bên đối tác tham gia bảo lãnh có thể tiến hành giao dịch một cách thuận lợi an toàn hơn, giúp cho nền kinh tế có đà phát triẻn nhanh hơn và vững chắc hơn .

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

kien15

New Member
Re: [Free] Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính doanh nghiệp trong bảo lãnh tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội

bạn có thể gủi giúp mình tài liệu này dc ko.
[email protected]
thanks!!!
 

kien15

New Member
Re: Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính doanh nghiệp trong bảo lãnh tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội

add có thể gủi tài liệu này giúp t vs t đang rất cần
[email protected]
thanks
 

daigai

Well-Known Member
Re: Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính doanh nghiệp trong bảo lãnh tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội

Trích dẫn từ kien15:
add có thể gủi tài liệu này giúp t vs t đang rất cần
thanks


Link download đây, mời bạn
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Hoàn thiện công tác thẩm định các dự án đầu tư trong lĩnh vực xây dựng tại Ngân hàng Vietcombank Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính đối với các dự án đầu tư dài hạn của Tổng công ty Sông Đà Luận văn Kinh tế 0
E Nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng đầu tư và Luận văn Kinh tế 0
L Thực trạng công tác thẩm định các dự án đầu tư ngành thủy điện tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam - V Luận văn Kinh tế 0
D Công tác thẩm định dự án ngành du lịch - Dịch vụ tại Sở giao dịch NHTMCP Ngoại Thương Việt Nam: Thực Luận văn Kinh tế 0
Q Giải pháp nâng cao chất lượng công tác thẩm định Doanh nghiệp tại Chi nhánh Ngân hàng Thương mại Cổ Luận văn Kinh tế 0
H Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư bất động sản tại Ngân hàng No&PTNT Chi nhánh Thủ Đô Luận văn Kinh tế 2
T Hoàn thiện công tác thẩm định dự án vay vốn ngành dệt tại ngân hàng Vietcombank Thăng Long Luận văn Kinh tế 2
S Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Luận văn Kinh tế 0
C Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án vốn vay tại SGD ngân hàng ngoại thương Việt Nam Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top