khidotxuongnui

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

Luận văn ThS. Luật kinh tế -- Khoa Luật. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2012
Nghiên cứu cơ sở lý luận hợp đồng góp vốn trong dự án đầu tư bất động sản ở Việt Nam. Nghiên cứu, đánh giá thực trạng pháp luật về hợp đồng góp vốn trong đầu tư bất động sản ở Việt Nam và thực trạng tình hình giao kết hợp đồng góp vốn trong một số dự án đầu tư bất động sản ở Việt Nam. Đề xuất hệ thống giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về hợp đồng góp vốn trong dự án đầu tư bất động sản ở Việt Nam hiện nay

MỞ ĐẦU .................................................................................................. 10
Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ HỢP ĐỒNG GÓP
VỐN TRONG DỰ ÁN ĐẦU TƢ BẤT ĐỘNG SẢN Ở VIỆT NAM .. 15
1.1. Dự án đầu tư bất động sản và các hình thức huy động vốn đầu tư bất
động sản .................................................................................................... 15
1.1.1. Dự án đầu tư bất động sản ........................................................................ 15
1.1.2. Các hình thức huy động vốn đầu tư bất động sản..................................... 18
1.1.3. Điều kiện huy động vốn............................................................................ 21
1.2. Hợp đồng góp vốn trong dự án đầu tư bất động sản................................. 25
1.2.1. Khái niệm hợp đồng góp vốn trong dự án đầu tư bất động sản................ 25
1.2.2. Chủ thể của hợp đồng góp vốn trong dự án đầu tư bất động sản ............. 26
1.2.3. cách và hình thức góp vốn........................................................... 36
1.2.4. cách phân chia lợi nhuận ............................................................. 37
1.2.5. Hiệu lực của hợp đồng góp vốn................................................................ 38
1.2.6. Sự kiện bất khả kháng............................................................................... 39
1.2.7. Giải quyết tranh chấp giữa các bên trong hợp đồng góp vốn................... 39
1.3. Sự khác biệt giữa hợp đồng góp vốn và hợp đồng mua bán nhà, công
trình xây dựng hình thành trong tương lai................................................ 41
1.4. Ý nghĩa của hợp đồng góp vốn trong dự án đầu tư bất động sản ............. 43
1.4.1. Đối với chủ đầu tư cấp I ........................................................................... 43
1.4.2. Đối với chủ đầu tư cấp II .......................................................................... 44 1.4.3. Đối với người góp vốn.............................................................................. 44
1.4.4. Đối với xã hội và nền kinh tế đất nước..................................................... 45
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG GIAO KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP
ĐỒNG GÓP VỐN TRONG DỰ ÁN ĐẦU TƢ BẤT ĐỘNG SẢN Ở
VIỆT NAM .............................................................................................. 46
2.1. Thực hiện hợp đồng góp vốn trong dự án đầu tư bất động sản ................ 46
2.1.1. Thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào thị trường bất động sản.................... 47
2.1.2. Thu hút dự án đầu tư bất động sản ........................................................... 49
2.1.3. Đáp ứng nhu cầu về chỗ ở cho người dân ................................................ 52
2.2. Khó khăn tồn tại khi giao kết hợp đồng góp vốn trong dự án đầu tư bất
động sản .................................................................................................... 53
2.2.1. Khung pháp lý và hướng dẫn giao kết hợp đồng góp vốn........................ 53
2.2.2. Cơ chế kiểm tra, giám sát của cơ quan Nhà nước .................................... 59
2.2.3. Hiệu quả huy động vốn của chủ đầu tư..................................................... 62
2.2.4. Khó khăn tiếp cận thông tin của chủ thể................................................... 64
2.2.5. Định giá bất động sản trong các giao dịch thực tế.................................... 66
2.3. Rủi ro trong việc áp dụng pháp luật về huy động vốn thông qua hợp
đồng góp vốn đầu tư bất động sản ............................................................ 67
2.3.1. Rủi ro khi người góp vốn không thực hiện việc góp vốn......................... 68
2.3.2. Rủi ro do khi hợp đồng góp vốn vi phạm điều kiện huy động vốn.......... 68
2.3.3. Rủi ro khi hợp đồng góp vốn giao kết trái luật......................................... 71
2.3.4. Rủi ro khi vốn góp bị chủ đầu tư chiếm dụng .......................................... 74
2.3.5. Rủi ro khi có sự thay đổi cách thanh toán hợp đồng ................... 77
2.4. Nguyên nhân của những khó khăn tồn tại khi thực hiện hợp đồng góp
vốn trong dự án đầu tư bất động sản......................................................... 79
2.4.1. Nguyên nhân chủ quan ............................................................................. 79
2.4.2. Nguyên nhân khách quan.......................................................................... 81 Chƣơng 3: HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG GÓP
VỐN TRONG DỰ ÁN ĐẦU TƢ BẤT ĐỘNG SẢN Ở VIỆT NAM .. 85
3.1. Yêu cầu hoàn thiện pháp luật về hợp đồng góp vốn vào dự án đầu tư
bất động sản ở Việt Nam .......................................................................... 85
3.1.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện pháp luật...................................................... 85
3.1.2. Định hướng hoàn thiện pháp luật điều chỉnh hợp đồng góp vốn trong
dự án đầu tư bất động sản ......................................................................... 89
3.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về hợp đồng góp vốn trong dự án đầu tư
bất động sản .............................................................................................. 90
3.2.1. Giải pháp về cơ chế, chính sách, pháp luật............................................... 90
3.2.2. Giải pháp về tổ chức thực hiện hợp đồng góp vốn trong dự án đầu tư
bất động sản .............................................................................................. 94
3.3. Kiến nghị để thực hiện các giải pháp........................................................ 99
3.3.1. Nâng cao trình độ của luật sư, tổ chức tư vấn, môi giới bất động sản ..... 99
3.3.2. Phát huy hiệu quả hoạt động của sàn giao dịch bất động sản................. 101
3.3.3. Phát triển hệ thống thông tin truyền thông ............................................. 102
3.3.4. Nâng cao vai trò của các Hiệp hội bất động sản..................................... 103
3.3.5. Phát triển hệ thống tài chính về bất động sản ......................................... 103
3.3.6. Hạn chế giao dịch tư lợi trong kinh doanh bất động sản........................ 105
KẾT LUẬN............................................................................................ 107
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................ 109
PHỤ LỤC 1............................................................................................ 115
PHỤ LỤC 2............................................................................................ 119
PHỤ LỤC 3............................................................................................ 124
PHỤ LỤC 4............................................................................................ 129
PHỤ LỤC 5............................................................................................ 137 1. Lý do chọn đề tài
Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá nhưng diện tích đất đai lại
có hạn, trong khi dân số ngày càng tăng, nhu cầu về đất ở rất cao, do đó đòi
hỏi chúng ta phải sử dụng, khai thác và đầu tư đất có hiệu quả và triệt để,
tránh tình trạng lãng phí đất đai mà người dân vẫn không có đất ở.
Hiện nay, để đáp ứng nhu cầu về nhà ở và đất ở của người dân thì có rất
nhiều dự án đầu tư xây nhà ở và đất ở đã, đang và sẽ triển khai trên thực tế.
Tuy nhiên, các dự án đầu tư thường có nhu cầu vốn rất lớn mà chủ đầu tư
thường thiếu vốn để triển khai dự án. Trong khi người có nhu cầu về nhà ở và
đất ở muốn có tài sản họ mong muốn đầu tư. Nếu mua ngay thì họ không có
đủ tiền còn nếu mua sau thì họ càng không có khả năng tài chính để mua. Nếu
lựa chọn hình thức đầu tư dài hạn thì họ có thể trang trải vì thời gian thực hiện
dự án thường kéo dài có thể từ một đến ba năm. Đây có lẽ là hình thức đầu tư
mà các nhà đầu tư ưa thích.
Trên thực tế, pháp luật Việt Nam không cho phép chủ đầu tư có thể bán
nhà từ trong dự án nhưng các chủ đầu tư đã lách luật bằng cách họ sáng tạo ra
một loại “hợp đồng góp vốn” với hình thức là để huy động vốn từ các nhà đầu
tư nhưng bản chất nó lại là hợp đồng mua bán nhà. Các nhà đầu tư không có
sự lựa chọn nào khác và cũng không được quyền thỏa thuận thêm điều khoản
nào khác ngoài những điều khoản mà chủ đầu tư đã soạn thảo sẵn. Đến khi
thực hiện hợp đồng trên thực tế thì có rất nhiều tranh chấp phát sinh trong tiến
độ góp vốn và triển khai dự án mà phần nhiều lại rủi ro xảy ra đối với người
đầu tư.
Trước thực tế này, tui đã chọn đề tài “Hợp đồng góp vốn trong dự án
đầu tư bất động sản ở Việt Nam”, không có tham vọng sẽ giải quyết toàn bộ những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến hợp đồng góp vốn trong dự
án đầu tư bất động sản mà chỉ dừng lại ở việc hiểu rõ bản chất của các quy
định pháp luật hiện hành hợp đồng góp vốn trong dự án đầu tư bất động sản ở
Việt Nam, thực trạng áp dụng pháp luật về HĐGV và qua đó đưa ra một số
kiến nghị nhằm khắc phục được phần nào của thực trạng nêu trên.
2. Tình hình nghiên cứu
Pháp luật về huy động vốn đầu tư BĐS là một bộ phận pháp luật có vị
trí quan trọng trong pháp luật về đất đai, nhà ở. Vấn đề này đã được nhiều nhà
khoa học quan tâm nghiên cứu. Đã có một số công trình nghiên cứu đề tài này
như: cuốn sách “Thị trường bất động sản – Những vấn đề lý luận và thực tiễn
ở Việt Nam” của PGS.TS Thái Bá Cẩn, Th.S. Trần Nguyên Nam nhà xuất bản
Tài Chính năm 2003; TS.Doãn Hồng Nhung “Hoàn thiện pháp luật về sàn
giao dịch kinh doanh bất động sản ở Việt Nam” nhà xuất bản Đại học Quốc
gia Hà Nội năm 2010; bài viết của Th.S Luật Nguyễn Mai Phương “Mạo
hiểm với hợp đồng góp vốn”, tạp chí điện tử Doanh nhân 3600, cập nhật ngày
04/08/2010; “Sự tiếp cận một số vấn đề lý luận về vai trò can thiệp và điều
tiết của Nhà nước đối với thị trường BĐS theo Luật Đất đai 2003” của TS.
Nguyễn Quang Tuyến, Lê Văn Sự, tạp chí Luật học số 5, năm 2005; đề tài
nghiên cứu khoa học “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về bảo vệ quyền và
lợi ích người mua nhà chung cư hình thành trong tương lai ở Việt Nam hiện
nay” do Lê Gia Tùng, Nguyễn Hoàng Minh, Hoàng Đình Khuê – Khoa Luật,
Đại học Quốc Gia Hà Nội; “Báo cáo rà soát Luật Kinh doanh bất động sản
năm 2006” của TS. Nguyễn Văn Minh tại Hội thảo hoàn thiện báo cáo rà soát
Luật đất đai, Luật Kinh doanh BĐS ngày 21/09/2011 do Phòng thương mại và
công thương Việt Nam tổ chức… Các công trình nói trên của các tác giả đã
tiếp cận nghiên cứu về hoạt động huy động vốn đầu tư BĐS từ nhiều góc độ
khác nhau và đó là nguồn tài liệu quý giá cho tui trong quá trình nghiên cứu Tuy nhiên, vẫn chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống
và đánh giá toàn diện thực trạng các quy định pháp luật về HĐGV trong dự án
đầu tư BĐS và trên cơ sở đó đưa ra những kiến nghị nhằm xây dựng và hoàn
thiện pháp luật về HĐGV trong dự án đầu tư BĐS. Chính vì vậy, việc nghiên
cứu đề tài “Hợp đồng góp vốn trong dự án đầu tư bất động sản ở Việt Nam”
trở nên hết sức cấp thiết góp phần làm rõ thêm về mặt lý luận và đáp ứng yêu
cầu thực tiễn của hoạt động huy động vốn đầu tư BĐS thông qua HĐGV.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
Khi nghiên cứu đề tài cần tìm hiểu rõ cơ sở lý luận của hợp đồng nói
chung và hợp đồng góp vốn trong các dự án đầu tư bất động sản nói riêng, kết
hợp với việc nghiên cứu thực trạng tình hình của việc giao kết hợp đồng góp
vốn trong các dự án đầu tư bất động sản tại một số thành phố lớn ở Việt Nam.
Trên cơ sở đó, luận văn đề xuất một số kiến nghị nhằm góp phần hoàn thiện
các quy định của pháp luật về hợp đồng góp vốn trong các dự án đầu tư bất
động sản tại Việt Nam; giúp hoạt động quản lý các dự án đầu tư bất động sản
được thuận lợi hơn; giúp người dân có thể yên tâm hơn khi đầu tư vào các dự
án bất động sản vì quyền lợi của họ được đảm bảo hơn.
Xuất phát từ các mục đích cơ bản nêu trên, luận văn có những nhiệm
vụ cơ bản sau:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận hợp đồng góp vốn trong dự án đầu tư bất
động sản ở Việt Nam.
- Nghiên cứu, đánh giá thực trạng pháp luật về hợp đồng góp vốn trong
đầu tư bất động sản ở Việt Nam và thực trạng tình hình giao kết hợp đồng góp
vốn trong một số dự án đầu tư bất động sản ở Việt Nam.
- Đề xuất hệ thống giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về hợp đồng
góp vốn trong dự án đầu tư bất động sản ở Việt Nam hiện nay.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

phongb1202979

New Member
Re: Hợp đồng góp vốn trong dự án đầu tư Bất động sản ở Việt Nam : Luận văn ThS. Luật: 60 38 50

link hỏng rồi, cho mình xin link với

Trích dẫn từ khidotxuongnui:
Luận văn luật:Hợp đồng góp vốn trong dự án đầu tư Bất động sản ở Việt Nam : Luận văn ThS. Luật: 60 38 50
Nhà xuất bản:Khoa Luật
Ngày:2012
Chủ đề:Bất động sản
Dự án đầu tư
Pháp luật Việt Nam
Hợp đồng kinh tế
Miêu tả:135 tr. + CD-ROM + tóm tắt
Luận văn ThS. Luật kinh tế -- Khoa Luật. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2012
Nghiên cứu cơ sở lý luận hợp đồng góp vốn trong dự án đầu tư bất động sản ở Việt Nam. Nghiên cứu, đánh giá thực trạng pháp luật về hợp đồng góp vốn trong đầu tư bất động sản ở Việt Nam và thực trạng tình hình giao kết hợp đồng góp vốn trong một số dự án đầu tư bất động sản ở Việt Nam. Đề xuất hệ thống giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về hợp đồng góp vốn trong dự án đầu tư bất động sản ở Việt Nam hiện nay
Electronic Resources
Kiểu:text
Định dạng:text/pdf
Link tải Free download cho anh em Ketnooi:
00050001518_Noi_dung.pdf
00050001518_Tom_tat.pdf
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top