nh0cthjckkh0c

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƢỜNG
THIỆT HẠI DO NHÀ CỬA, CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG
KHÁC GÂY RA
6
1.1. Khái niệm trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra 6
1.2. Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài
sản gây ra
9
1.3. Những vấn đề chung về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do
nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra
15
1.3.1. Khái niệm về nhà ở, công trình xây dựng 15
1.3.2. Khái niệm về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa,
công trình xây dựng khác gây ra
17
1.3.3. Đặc điểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công
trình xây dựng khác gây ra
19
1.3.4. Ý nghĩa của trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa,
công trình xây dựng khác gây ra
20
1.4. Khái quát lịch sử của pháp luật Việt Nam về trách nhiệm bồi
thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra
21
1.4.1. Theo cổ luật Việt Nam 21
1.4.2. Theo các bộ dân luật 23
1.4.3. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây
dựng khác gây ra theo quy định của pháp luật Việt Nam
hiện hành
26
1.5. Pháp luật của một số nước về bồi thường thiệt hại do nhà cửa,
công trình xây dựng khác gây ra
28
1.5.1. Pháp luật của Nhật Bản 28
1.5.2. Pháp luật của Thái Lan 29
1.5.3. Pháp luật của Cộng hòa Pháp 30
Chương 2: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ TRÁCH
NHIỆM BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI DO NHÀ CỬA,
CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG KHÁC GÂY RA
32
2.1. Chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa,
công trình xây dựng khác gây ra khi công trình đã đưa vào
khai thác sử dụng
32
2.1.1. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của chủ sở hữu nhà cửa,
công trình xây dựng khác
32
2.1.2. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người được chủ sở hữu
nhà cửa, công trình xây dựng khác giao quản lý, sử dụng
37
2.1.3. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây
dựng khác của vợ chồng gây ra
41
2.2. Chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa,
công trình xây dựng khác gây ra khi công trình đang thi công
xây dựng
44
2.2.1. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của chủ đầu tư 44
2.2.2. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của bên thi công 49
2.3. Những trường hợp loại trừ trách nhiệm bồi thường 53
2.3.1 Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại 53

2.3.2. Do sự kiện bất khả kháng 56
2.4. Giải quyết tranh chấp bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công
trình xây dựng khác gây ra
57
Chương 3: PHƢƠNG HƢỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN
THIỆN PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƢỜNG
THIỆT HẠI DO NHÀ CỬA, CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG
KHÁC GÂY RA
70
3.1. Phương hướng hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm bồi
thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra
70
3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm
bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra
75
KẾT LUẬN 79
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 81 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi
xướng và lãnh đạo, trong hơn hai mươi năm qua Quốc hội đã ban hành nhiều
đạo luật quan trọng không những nhằm góp phần vào thực hiện nhiệm vụ phát
triển kinh tế - xã hội, xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền Việt Nam
xã hội chủ nghĩa, chủ động hội nhập quốc tế mà còn đánh dấu sự phát triển
vượt bậc quá trình pháp điển hóa, hoàn thiện hệ thống pháp luật. Về cơ bản
nội dung pháp luật phản ánh tương đối phù hợp với thực tiễn cuộc sống đặt ra,
trong đó Bộ luật Dân sự (BLDS) năm 2005 có vai trò quan trọng quy định
chuẩn mực pháp lý để các chủ thể trong quan hệ pháp luật dân sự có cách ứng
xử cho phù hợp; có những đóng góp đáng kể vào việc giải quyết tranh chấp
dân sự để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức.
Đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng
hiện đại; đến giữa thế kỷ XXI nước ta trở thành một nước công nghiệp hiện
đại, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, quá trình đô thị hóa đã và đang
diễn ra với tốc độ nhanh, nhiều dự án đầu tư xây dựng công trình được triển
khai... Ngoài ra, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng cao
nên hoạt động xây dựng gia tăng mà nhà cửa, công trình xây dựng là tài sản
thuộc nhóm có khả năng gây thiệt hại cho con người về mặt tài sản, sức khỏe
và tính mạng, dễ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại (BTTH)
ngoài hợp đồng. Chế định BTTH ngoài hợp đồng là một trong những chế định
dân sự thể hiện nguyên tắc tôn trọng; bảo vệ quyền dân sự, khi người gây
thiệt hại có lỗi phải bồi thường cho người bị thiệt hại.
Trong BLDS, bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng
khác gây ra là một trường hợp cụ thể của BTTH do tài sản gây ra được quy
định tại Điều 627, mục 3, chương XXI, phần thứ ba của BLDS năm 2005. Với số lượng điều luật quá ít và chưa cụ thể dẫn đến nhiều vấn đề pháp lý
(vấn đề xác định chủ thể chịu trách nhiệm BTTH; vấn đề xác định lỗi...) chưa
được làm sáng tỏ, trong thực tiễn áp dụng làm đã làm cho Tòa án, cơ quan
nhà nước có thẩm quyền giải quyết gặp không ít vướng mắc, bất cập. Vì vậy,
"Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây
ra theo pháp luật dân sự Việt Nam" yêu cầu phải giải quyết được cả về mặt lý
luận lẫn thực tiễn.
Nhận thấy tầm quan trọng của vấn đề này, tác giả đã chọn đề tài
"Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác
gây ra theo pháp luật dân sự Việt Nam" để nghiên cứu và thực hiện đề tài
luận văn có thể đáp ứng được yêu cầu về tính cấp thiết trong lý luận và trong
thực tiễn thi hành, áp dụng pháp luật.
2. Tình hình nghiên cứu
Liên quan đến đề tài "Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa,
công trình xây dựng khác gây ra theo pháp luật dân sự Việt Nam" cũng đã
được một số công trình nghiên cứu đề cập như: Bồi thường thiệt hại ngoài
hợp đồng, của Nguyễn Văn Cường và Chu Thị Hoa, Tạp chí Nghiên cứu lập
pháp; Lỗi và trách nhiệm hợp đồng, của Phùng Trung Tập; Cần sửa đổi, bổ
sung chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, của Trần Thị Huệ, Tạp
chí Luật học; Những vấn đề cơ bản của trách nhiệm bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng, Luận văn cao học, của Lê Mai Anh; Trách nhiệm dân sự liên
đới bồi thường thiệt hại trong pháp luật dân sự Việt Nam, Luận án Tiến sĩ,
của Phạm Kim Anh; Bộ môn Luật dân sự, đề tài khoa học cấp trường: Trách
nhiệm dân sự do tài sản gây thiệt hại - vấn đề lý luận và thực tiễn; Trách
nhiệm bồi thường thiệt hại do cây cối, nhà cửa, công trình xây dựng khác gây
ra, của ThS. Vũ Thị Hồng Yến; Bàn về trách nhiệm bồi thường trong trường
hợp tài sản gây ra thiệt hại, của ThS. Vũ Thị Hồng Yến, Tạp chí Dân chủ và
pháp luật… Nội dung vụ việc:
Theo đơn kiện của bà A, ngụ tại quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh nộp
cho Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tháng 5-2008, năm 2007 chị
em bà T xây nhà mới nhưng không che chắn, không đảm bảo các quy tắc xây
dựng làm nhà bà bị lún nền, nứt tường, nứt mái gây dột và ngấm nước vào
nhà. Khi xảy ra hư hỏng, bà đã yêu cầu phía bà T sửa chữa nhưng không khắc
phục được. Nay bà yêu cầu bà T bồi thường cho bà 300 triệu đồng để khắc
phục hậu quả.
Ngược lại, phía bà T trình bày trong lúc xây nhà, bà A có sang yêu cầu
sửa chữa lại tường nứt, mái tôn hư hỏng nhưng sau đó lại không cho sửa chữa
iếp. Phía bà T không chấp nhận việc bà A đòi bồi thường 300 triệu đồng bởi
nhà bà A xây dựng đã lâu, đã xuống cấp và hư hỏng nặng từ trước khi họ xây
nhà. Phía bà T chỉ đồng ý bồi thường một triệu đồng cho bà A mà thôi.
Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã nhiều lần tổ chức hòa
giải nhưng cả hai bên vẫn không tìm được tiếng nói chung. Tháng 3, tòa phải
quyết định trưng cầu giám định nguyên nhân gây hư hỏng nhà và biện pháp
khắc phục, kinh phí sửa chữa để có cơ sở xét xử.
Sau đó, Công ty Kiểm định Sài Gòn xác định nguyên nhân gây hư
hỏng nhà bà A chủ yếu là do tác động từ quá trình xây dựng nhà bà T. Việc
này gây ra các hiện tượng rung động, gây nứt. Khi đào đất làm móng, bên bà
T đã gây sạt lở dưới nền móng nhà bà A làm tăng độ lún của căn nhà.
Cạnh đó, nhà bà A được xây dựng với thiết kế chịu lực chủ yếu là
gạch xây. Thời gian sử dụng nhà đã lâu nên có hiện tượng giảm chất lượng.
Căn nhà dễ bị ảnh hưởng khi có ngoại lực tác động trong trường hợp những
nhà kế bên xây mới...
Tại phiên sơ thẩm giữa tháng 7, bà A yêu cầu phía bà T phải BTTH
như giám định là hơn 81 triệu đồng, tiền án phí sáu triệu đồng và chi phí
kiểm định gần 10 triệu đồng. Ngược lại, phía bà T chỉ chấp nhận bồi thường... ba triệu đồng và không đồng ý trả chi phí kiểm định vì cho rằng mình không
yêu cầu.
Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh: kết luận giám định cho
thấy nhà bà A bị hư hỏng có nguyên nhân chính từ việc xây nhà của bà T
nhưng bên cạnh đó cũng còn có nguyên nhân phụ. Vì thế, chi phí sửa chữa
hơn 81 triệu đồng, phía bà T có trách nhiệm bồi thường 3/4 (gần 61 triệu
đồng), nhà bà A chịu 1/4. Vì nhà bà A hiện đã hư hỏng nặng nên tòa buộc
phía bà T phải bồi thường ngay khi bản án có hiệu lực pháp luật. Về chi phí
giám định, tòa cũng xác định theo mức độ lỗi mà buộc bị đơn chịu 3/4, về
phía nguyên đơn chịu phần còn lại.
Sau đó, cả hai bên đương sự đều kháng cáo. Tại phiên phúc thẩm, Tòa
phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Thành phố Hồ Chí Minh xác định cách
giải quyết của tòa sơ thẩm là thỏa đáng nên bác kháng cáo của cả hai bên.
Nhận xét: Trong vụ việc yêu cầu BTTH do nhà cửa, công trình xây
dựng gây ra, để xác định đúng người có trách nhiệm BTTH thì phải làm rõ
những điều kiện phát sinh trách nhiệm BTTH như có sự kiện gây thiệt hại trái
pháp luật; có thiệt hại thực tế xảy ra hay không và mức độ thiệt hại; mối quan
hệ nhân quả giữa giữa sự kiện gây thiệt hại trái pháp luật và thiệt hại thực tế
xảy ra và yếu tố lỗi của người gây thiệt hại, lỗi của người bị thiệt hại. Cơ sở
để giải quyết tranh chấp chủ yếu dựa trên kết luận giám định nguyên nhân gây
thiệt hại.
Trong vụ tranh chấp trên, kết luận giám định của Công ty Kiểm định
Sài Gòn là một trong những nguồn chứng cứ quan trọng, đã chỉ ra nguyên
nhân chính trực tiếp gây ra thiệt hại cho bà A là do hoạt động thi công xây
dựng làm móng công trình nhà của bà T gây ra nên việc gây thiệt hại đến nhà
của bà A là có thật. Do đó bà T có trách nhiệm BTTH cho bà A là đúng.
Cũng theo kết luận giám định, nguyên nhân phụ gây ra sự cố công
trình gây lún, nứt nhà bà A là do nhà bà đã xây dựng từ lâu, có hiện tượng
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

khanhchi11

New Member
Re: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra theo pháp luật dân sự Việt Nam : Luận văn ThS. Luật: 60 38 01 03

link die rồi ad ơi
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm pháp luật giao thông đường bộ - Qua thực tiễn xét xử tại Luận văn Luật 0
G Một số vấn đề pháp lý và thực tiễn về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có yếu tố nước Luận văn Luật 4
L Pháp luật Hoa Kỳ, Canada, Trung Quốc về trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với ô nhiễm dầu và bài Luận văn Luật 0
L Pháp luật Việt Nam và một số quốc gia trên thế giới về trách nhiệm bồi thường của nhà nước : Luận vă Luận văn Luật 0
H Giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong lĩnh vực bưu chính ở Việt Nam : Luận văn ThS. Luật: Luận văn Luật 0
A Những vấn đề về miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng theo pháp luật Việt Nam : Luận văn Luật 0
4 Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi của người khác gây ra theo pháp luật Việt Nam: Luận văn Luận văn Luật 0
D Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của cá nhân Luận văn Luật 2
H Miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng theo pháp luật Việt Nam : Luận văn ThS. Luật: 60 Luận văn Luật 0
P Lỗi trong trách nhiệm dân sự bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Luận văn Luật 2

Các chủ đề có liên quan khác

Top