jbhoan82

New Member

Download miễn phí Chuyên đề Nghiên cứu thành phần hoá học và tác dụng kháng kháng khuẩn của phương thuốc Tam Hoàng Thang





- Bột Hoàng Liên

 Bột HL màu vàng, vị rất đắng. Soi kính hiển vi thấy: tế bào mô mềm chứa tinh bột; tế bào mô cứng màu vàng; hạt tinh bột hình trứng hay hình bầu dục; mảnh bần màu nâu; sợi màu vàng sẫm có thành dày đứng riêng rẽ hay tụ với nhau thành từng bó; mảng mạch màu nâu ( hình 8 ).

- Bột Hoàng Bá

 Bột HB màu vàng lục, dưới đèn tử ngoại có huỳnh quang màu vàng sáng, vị rất đắng. Soi kính hiển vi thấy: đám sợi màu vàng có vách rất dày; sợi chứa tinh thể canxioxalat hình lập phương; tế bào mô cứng màu vàng tươi đứng riêng rẽ hay tụ tập thành từng đám; tinh bột hình cầu nhỏ ( hình 6 ).

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


bộ ở não do giảm sự ngưng kết tiểu cầu và giảm lượng Thomboxan A2. Nó tăng cường chức năng tâm thất trái khi đã suy yếu bởi tính hướng cơ đặc hiệu và giãn mạch nhẹ toàn cơ thể [19].
- HL chế gừng có tác dụng hạ sốt tốt, HL chế giấm có tác dụng lợi mật tốt [1].
- Ngoài ra HL còn có tác dụng trên virus cúm, amip và một số nấm gây bệnh ngoài da [14].
- Sản phẩm hydro hoá của Berberin là Tertrahydroberberin, có tác dụng an thần, mềm cơ, hạ huyết áp nhẹ [3].
* Công dụng, liều dùng.
Theo đông y HL vị đắng tính hàn, qui vào 5 kinh: can, đởm, tâm, vị, đại
tràng. HL có tác dụng thanh nhiệt táo thấp, giải độc hạ hoả, chỉ huyết, thanh tâm trừ phiền, thanh can sáng mắt. Dùng để chữa sốt cao, mê sảng, lỵ, tâm hoả thịnh, nôn ra máu, đau mắt đỏ, mất ngủ.
Ngày dùng 2-12g dưới dạng thuốc sắc hay bột [2,4,8,23,24].
1.3.2 Hoàng bá
* Đặc điểm thực vật, phân bố , thu hái.
Có 2 loài HB: Phellodendron amurense Rurp. và Phellodendron chinense Schneider, thuộc họ Cam - Rutaceae.
Hình 2: Hoàng Bá
HB thuộc cây gỗ, cao 10-25cm, cành rất phát triển.Vỏ màu nâu hay màu xám nhạt, vỏ phân thành hai lớp; lớp bần dày có đường rách dọc, lớp trong màu vàng tươi. Lá kép lông chim, có khoảng 5-13 lá chét, mép lá có răng cưa. Phần gốc của gân mang lông che chở mềm. Hoa nhỏ màu vàng, mẫu 5, đơn tính khác gốc. Quả mọng hình cầu [3,7,10,13,21].
HB mọc hoang và trồng nhiều ở Trung Quốc, Xiberi. Việt Nam đã di thực và trồng thí nghiệm thấy cây mọc tốt nhưng chưa trồng trên qui mô lớn, còn phải nhập của Trung Quốc [3].
Vỏ thu hái ở cây đã trồng trên 10 năm, thường thu hái vào mùa hạ, cạo sạch lớp bần, cắt thành từng miếng phơi khô [3,13].
* Bộ phận dùng.
Vỏ thân, vỏ cành già - Cortex Phellodendri.
Vỏ thân màu nâu, dày 0,3 - 0,5cm, dài 20 - 40cm, rộng 3-6 cm. Mặt ngoài có chỗ còn sót lại lớp bần mầu nâu đất, có những vết lõm sần sùi và rãnh dọc. Mặt trong màu nâu nhạt, có các vết nhăn dọc nhỏ, dài. Vết bẻ lởm chởm màu vàng rơm.Thể chất chắc, nhẹ [3,7,20,21].
- Bột: Màu vàng tươi, vị rất đắng. Soi kính hiển vi có: đám sợi màu vàng có vách dày hoá gỗ; sợi chữa tinh thể hình lăng trụ; mảnh mô mềm với các tế bào hình tròn; mảnh bần màu vàng nâu hình chữ nhật [3,7].
* Chế biến.
HB được chế biến bằng nhiều cách khác nhau, cụ thể được chế thành: HB phiến, HB sao, HB trích rượu, HB trích muối, HB thán [16].
* Thành phần hoá học.
Obakunon
H3C
CH3
H3C
CH3
H3C
Thành phần hoá học chính là Alcaloid trong đó chủ yếu là Berberin còn có một lượng nhỏ Palmatin, Phellodendrin, Magnoflorin, Jatrorizin, Candixin,…. Ngoài ra còn có một hợp chất Sterolic, chất béo [3,19,22].
OH
OCH3
CH3
H3CO
HO
Phellodendrin
Công thức hoá học của một số chất trong cây:
HO
CH2
CH2
N(CH3)3
Candixin
OH
OR
OH
R1O
R2O
R R1 R2
Phellodendrozid glucose H H
Phellamurin H glucose H
Dihydrophellozid H glucose glucose
* Tác dụng sinh học của Hoàng Bá.
- Tác dụng kháng khuẩn: HB có tác dụng kháng khuẩn tốt, đặc biệt tốt trên Bạch hầu, Liên cầu, Tả, Lỵ, Salmonella [3,14,19].
- HB có tác dụng kích thích hoạt động thực bào của bạch cầu. Nó có tác dụng giãn mạch, tăng tuần hoàn vành, hạ huyết áp [15,19].
- Hợp chất Lacton trong HB có tác dụng ức chế thần kinh trung ương và gây hạ đường huyết ở thỏ [13].
- Phellodendrin có tác dụng ức chế miễn dịch nhưng khác Prednisolon và Cyclophosphamid do không ảnh hưởng đến sự sản xuất kháng thể của hồng cầu cừu và chuột [19].
* Công dụng, liều dùng.
Theo đông y, HB vị đắng tính hàn quy vào 3 kinh: thận, bàng quang, tỳ.
HB có tác dụng tư âm giáng hoả, thanh nhiệt táo thấp, giải độc tiêu viêm được dùng trong các trường hợp âm hư, phát sốt, hạ tiêu thấp nhiệt ( như bàng quang thấp nhiệt dẫn đến tiểu tiện ngắn đỏ hay buốt rắt ), còn dùng khi cơ thể bị thấp chẩn, lở ngứa, mun nhọt.
Ngày dùng: 6 - 12 g dưới dạng thuốc sắc hay thuốc bột [2,4,23,24].
1.3.3 hoàng cầm.
* Đặc điểm thực vật, phân bố, thu hái.
HC - Scutellaria baicalensis Georgi, Họ hoa môi - Lamiaceae.
Hình 3: Hoàng Cầm
HC là cây thuộc thảo nhiều năm, cao khoảng 20 - 50 cm, thân đứng vuông, lá mọc đối, cuống ngắn hay không có. Phiến lá hình mác, mép nguyên. Hoa mọc hướng về một phía ở ngọn. Hoa hình môi, màu xanh lơ, có 4 nhị, bầu 4 ngăn [3,7,9,10,13,21].
HC mọc hoang và trồng nhiều ở Trung Quốc ( Hắc Long Giang, Hà Bắc, Vân Nam...). Hiện nay HC còn phải nhập từ Trung Quốc [3,13].
Rễ HC được thu hái vào mùa xuân hay mùa thu. Khi thu hái, bỏ rễ con, thân lá, phơi gần khô thì đập bỏ lớp vỏ ngoài rồi lại phơi khô.
* Bộ phận dùng.
Là rễ cây HC Radix Scutellariae.
Dược liệu hình truỳ, vặn xoắn, dài 8 - 25 cm, đường kính 1 - 3 cm. Mặt ngoài màu nâu vàng hay vàng thẫm, rải rác có vết rễ con hơi lồi. Trên vỏ có những vết dọc vặn vẹo hay vân dạng mạng. Phần dưới có các sọc dọc và các vết ngăn nhỏ. Thể chất chắc, dòn, dễ bẻ. Mặt bẻ màu vàng thẫm, giữa có lõi màu nâu đỏ. Rễ già bên trong có bột vụn màu nâu hay đen nâu. Dược liệu bị ẩm sẽ chuyển thành màu xanh vàng [3,7,20].
- Bột màu vàng hay màu nâu, vị đắng. Soi kính hiển vi thấy: sợi rải rác hay tập trung thành bó, hình thoi, thành dày, ống lỗ nhỏ; mảnh mô mềm chứa hạt tinh bột; tinh bột kép đôi hay kép ba; tế bào mô cứng có thành dày; mảng mạch chấm và mạch điểm [3,7].
* Chế biến.
HC được chế biến bằng nhiều cách khác nhau, cụ thể được chế thành: HC phiến, HC tẩm rượu, HC sao tồn tính, HC sao cháy cạnh, HC trích mật, HC trích gừng [16].
* Thành phần hoá học.
Thành phần chính là flavonoid như Baicalein, Baicalin, Scutellarein, Scutellarin, Wogonin, Wogonosid, 7- Metroxynorwogonin, Scullcapflavon I, II. Ngoài ra còn có Tanin thuộc nhóm Pyrocatechin, nhựa [3,19,22].
RO
HO
HO
O
R1
Baicalein R= - H; R1= - H
Baicalin R= - Gluc; R1= - H
Scutellarein R= - H; R1= - OH
Scutellarin R= - Gluc; R1= - OH
Công thức cấu tạo một số chất trong rễ Hoàng Cầm:
RO
O
OR1
Wogonin R= - H; R1= - CH3
Wogonosid R= - Gluc; R1= - CH3
7- Metroxynorwogonin
R= - CH3; R1= - H
OH
Skullcapflavon I R= - H; R1= - CH3
Skullcapflavon II R= - OCH3; R1= -OCH3
R
O
OCH3
H3CO
HO
R1
OH
* Tác dụng sinh học của Hoàng Cầm.
- Tác dụng kháng khuẩn: HC có tác dụng trên Staphylococcus, Streptococcus, E. coli, Tả, Lỵ, Thương hàn, Bạch hầu... [3,13].
- Tác dụng chống Virus: HC có tác dụng ức chế đối với Virus Influenza [19].
- HC có tác dụng hạ nhiệt, chữa ho, lợi tiểu, an thần, hạ huyết áp [3,15].
- Baicalein có tác dụng hạ sốt yếu hơn Aspirin, còn là tác nhân kháng độc tố.
Glycosid của Baicalein là baicalin có tác dụng chống viêm, chống khối u. Baicalin ngăn ngừa lây nhiễm HIV do ức chế HIV - 1 RT [19].
- Cả Baicalin và Baicalein đều có tác dụng bảo vệ hồng cầu tốt hơn a- tocoferol. Ngoài ra Baicalein có tác dụng lợi mật tốt hơn Baicalin [19].
* Công dụng, liều dùng.
HC vị đắng tính hàn, qui vào kinh: tâm, phế, can đởm, đại tràng, tiểu tràng.
HC có tác dụng thanh thấp nhiệt, trừ hoả độc ưu tiên ở thượng tiêu ( tạng phế ), lương huyết an thai; dùng cho các bệnh phế ung, phế có mủ, viêm phổi... gây sốt cao. Ngoài ra còn có tác dụng trừ thấp nhiệt ỏ vị tràng, thanh can nhiệt, chỉ huyết.
Ngày dùng 6 - 15 g dưới dạng thuốc sắc hay bột [2,4,23,24].
Phần 2 thực nghiệm và kết quả
Nguyên vật liệu.
* Nguyên liệu.
- Thân rễ HL chân gà (Coptis chinensis Franch.) thu hái trên dãy núi Hoàng Liên Sơn - Thôn Séo Mý Tỷ, X...

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top