Download miễn phí Tiểu luận Nghiên cứu quan điểm đức trị của Nho giáo





 

A, ĐẶT VẤN ĐỀ 1

B. NỘI DUNG 2

1. Học thuyết Đức trị của Nho giáo 2

1.1 Nho giáo là gi? 2

1.2 Học thuyết Đức trị 2

2. Đặc trưng của xã hội lý tưởng theo quan niệm của Nho giáo 3

2.1 Xã hội ổn định, trật tự, kỷ cương 4

2.2 Xã hội kết hợp hài hòa đời sống vật chất và tinh thần 5

2.3 Xã hội đề cao học tập, giáo dục 7

3. Mô hình xã hội lý tưởng theo quan niệm của Nho giáo và việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam 9

3.1 Quản lý nhà nước bằng pháp luật kết hợp với giáo dục đạo đức 10

3.1.1 Tác động tiêu cực của nền kinh tế thị trường 10

3.3.2 Nho giáo và việc khôi phục các giá trị đạo đức trong nền kinh tế thị trường 13

3.3.2.1 Nho giáo với việc phát huy giá trị gia đình 13

3.3.2.2 Nho giáo và mối quan hệ kinh tế xã hội 14

3.3.2.3 Nho giáo và việc tu dưỡng nhân cách của cán bộ 16

3.3.2.4 Nho giáo và công tác giáo dục 17

C. KẾT LUẬN 18

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 20

 

 

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


ến, nhằm duy trì vĩnh viễn sự bất công, bất bình đẳng. Xét đến cùng, quan niệm của Nho giáo về một xã hội lý tưởng - thái bình, ổn định, có trật tự, kỷ cương... là hết sức nghiệt ngã, hết sức hình thức và thù địch với cuộc sống, với con người, với nhân dân), là cản trở và đi ngược lại xu thế phát triển tất yếu của lịch sử.
2.2 Xã hội kết hợp hài hòa đời sống vật chất và tinh thần
Xã hội lý tưởng trong quan niệm của các nhà Nho là xã hội mà trong đó mọi người phải có đời sống đạo đức và đời sống vật chất tương đối đầy đủ. Có những ý kiến khẳng định Nho giáo chủ trương một xã hội nghèo, một xã hội mà trong đó, mọi người đều "an bần lạc đạo", vui với cảnh nghèo. Cũng đã có ý kiến khẳng định Nho giáo đối lập lợi ích vật chất với đạo đức, coi thường việc làm giàu và, Nho giáo chưa bao giờ là động lực của sự phát triển kinh tế. Hai loại ý kiến này đều đưa vào rất nhiều câu chữ trong các sách kinh điển của Nho giáo để luận chứng cho sự khẳng định của mình. Song vấn đề không hoàn toàn như vậy. Trong toàn bộ học thuyết của mình, các nhà Nho, từ người sáng lập ra Nho giáo là Khổng Tử trở đi không hoàn toàn đối lập lợi ích vật chất với đạo đức, không coi thường việc làm giàu, không phủ nhận vai trò tích cực của sự phát triển kinh tế đối với sự hoàn thiện con người và sự ổn định xã hội.
Đúng là Nho giáo coi Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín là những phẩm chất đạo đức cao cả mà mọi người cần tu dưỡng đề tự hoàn thiện mình, song nó cũng bàn về những vấn đề đạo đức trong sự thống nhất, gắn liền với Lợi (vật chất). Trong sách Luận ngữ, Khổng Tử không phản đối việc làm giàu, cũng không coi việc làm giàu là xấu, nếu "sự giàu” ấy không trái đạo. Ông nói rõ rằng:"Giàu với sang, ai lại chẳng muốn? Nhưng nếu chẳng phải đạo mà được giàu sang, thì người quân tử chẳng thèm. cùng kiệt với hèn, ai mà chẳng ghét? Nhưng nếu chúng nó đến với mình mà mình chẳng lỗi đạo thì người quân tứ chẳng từ bỏ. Ông còn nói thêm:"Như nước nhà yên trị mà mình chịu bần cùng, đê tiện, đó là sự xấu hổ. Còn như nước nhà loạn lạc mà mình hưởng phần giàu có, sang trọng, đó là điều đáng xấu hổ". Cho nên theo ông, "Nếu ai thấy món lợi bèn nhớ đến điều nghĩa mà chằng dám phạm... người như vậy cũng đáng gọi là bậc thánh nhân được rồi”. Đúng là Khổng Tử coi cánh giàu sang như “đám mây nổi" nhưng chỉ khi cảnh giàu sang ấy do hành vi bất nghĩa mà có được, và nếu giàu sang mà bất nghĩa, trái đạo thì ông khuyên mọi người cùng ông thà "ăn cơm thô, uống nước lã, sống trong cảnh đơn bạc" còn hơn! Khổng Tử cũng không chủ trương vứt bỏ hoàn toàn vật lợi, mà chỉ chủ trương bỏ cái vật lợi nhỏ bé trước mắt (ở Khổng Tử và các nhà Nho, so với đạo đức, lợi ích vật chất chỉ là nhỏ bé, là cái lợi trước mắt) để được cái lợi lớn hơn, lâu dài hơn. Không những thế, ở chương Tử Lộ, sách Luận ngữ, Khổng Tử còn khuyên nhà cầm quyền rằng khi dân đã đông thì phải giúp họ làm giàu, khi dân đã giàu thì phải giáo hoá họ.
Mạnh Tử cũng nhận thức rõ vai trò của đời sống vật chất, lợi ích vật chất đối với đời sống đạo đức, đối với công việc giáo hoá con người. Từ tư tưởng "dân vi bang bản", "dân vi quý”, Mạnh Tử đã từng đòi hỏi nhà cầm quyền phải làm cho dân có tài sản riêng (chế dân chi sản), phải tạo sản nghiệp cho dân. Bởi theo ông, dân "có hằng sản mới có hằng tâm", dân có đời sống vật chất đầy đủ thì họ mới thực hiện được đạo Hiếu, đạo Trung, mới học và làm theo Lễ, Nghĩa. Ngoài ra, Mạnh Tử không chỉ nhận thức được vai trò của đời sống vật chất đối với đời sống đạo đức, mà còn nhận thức được rằng kinh tế là cơ sở, động lực của công việc giáo dục, giáo hoá. Ông nói:"Đấng minh quân chế định điền sản mà chia cho dân cùng cày cấy cốt khiến cho họ trên đủ phụng dưỡng mẹ cha, dưới đủ nuôi dưỡng vợ con, nhằm năm trúng mùa thì mãi no đủ, phải năm thắt ngặt thì khỏi nạn chết đói. Được vậy rồi, nhà Vua mới khiến dân làm thiện. Tự nhiên họ sẽ theo điều thiện một cách dễ dàng.
Như vậy, Khổng Tử và Mạnh Tử không hoàn toàn coi thường Lợi, không đối lập Nghĩa với Lợi, cũng như không coi thường và phủ nhận sự giàu sang. Xét về thực chất, xã hội lý tưởng mà các ông đề xuất không phải là một xã hội nghèo. Nghiên cứu Nho giáo, chúng ta thấy rằng, những tư tưởng trên của Khổng Tử và Mạnh Tử được bổ sung và phát triển thêm ở các nhà Nho sau này.
Từ những câu chữ trên của Khổng Tử, chúng ta thấy, rõ ràng ông không chủ trương mọi người hãy "an bần lạc đạo", rằng, nếu phải cùng kiệt thì hãy bằng lòng với nó chứ đừng dua bợ (đánh mất nhân cách). Và với ông, giàu hay nghèo, điều đó không quan trọng mấy, cái quan trọng và cần thiết hơn là vui với đạo, học và làm theo đạo, theo lễ nghĩa. Nếu được như vậy thì theo ông, người cùng kiệt không nên oán trách, ghét bỏ cảnh phận cùng kiệt của mình (Bần nhi vô oán). Tất nhiên, với một đầu óc thực tế, Khổng Tử đã nhận ra rằng thật khó có người " cùng kiệt mà vui được", khó có ai lại không oán ghét cảnh cùng kiệt nàn. Ông nói: "Bần nhi vô oán, nan, phú nhi vô kiêu, dị” (Giàu có mà không kiêu căng thì còn dễ chớ cùng kiệt khổ mà chẳng sầu oán thì thật khó). Song, như trên đã trình bày, cái điều đáng sợ ở các nhà Nho không phải là cùng kiệt mà là xã hội không yên ổn.
Tóm lại, trong quan niệm của các nhà Nho, xã hội lý tưởng phải là xã hội bảo đảm được sự kết hợp hài hòa giữa đời sống kinh tế và đời sống tinh thần, đạo đức lành mạnh. Và theo họ, sự hài hòa ấy là một trong những yếu tố cơ bản để giữ vững ổn định, trật tự của xã hội phong kiến.
2.3 Xã hội đề cao học tập, giáo dục
Xã hội lý tưởng phải là xã hội có giáo dục, mọi người phải được giáo dục, giáo hoá và có đạo đức. Ở các nhà Nho, giáo dục, giáo hóa cũng là một trong những biện pháp chính trị căn bản để xây dựng một xã hội ổn định, thái bình, thịnh trị, có trật tự, kỷ cương, và tạo ra những con người có đạo đức, những mẫu người lý tưởng. Chính vì vậy mà Nho giáo đặc biệt đề cao, coi trọng giáo dục, giáo hóa. Nhận thức được vai trò của con người, của giáo dục, giáo hóa mà ngay từ đầu Khổng Tử đã đưa ra chủ trương "Hữu giáo vô loại", "Phú nhi hậu giáo" với phương châm "Học không biết chán, dạy không biết mỏi". Tất nhiên, nội dung giáo dục, giáo hóa trước sau vẫn là những lời dạy của các bậc Thánh hiền trong Tứ thư, Ngũ kinh - những nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức của đạo làm vua, đạo làm bề tui và đạo làm người. Hầu hết các nhà Nho đều khẳng định vai trò quyết định của đạo đức đối với việc hoàn thiện con người và ổn định, hoàn thiện xã hội. Khống Tử đã từng nói: "Muốn dẫn dắt dân chúng, nhà cầm quyền phải dùng đức hạnh, muốn trị dân, nhà cầm quyền phải dùng lễ tiết, thì chẳng những dân biết xấu hổi họ lại còn cảm hoá mà trở nên tốt lành”.
Song, để làm cho dân có đức hạnh và tuân phục, để làm tròn trách nhiệm là người "thay trời trị dân" , "cha mẹ của muôn dân", để xứng đáng với cương v

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top