lop9c0708_pro

New Member
Download Khóa luận Chế độ pháp lý về thế chấp tài sản bảo đảm thực hiện các hoạt động tín dụng của Ngân hàng Thương mại miễn phí

MỤC LỤC
LỜI CÁM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU TỪ VIẾT TẮT
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THẾ CHẤP TÀI SẢN BẢO ĐẢM THỰC HIỆN CÁC HOẠT ĐỘNG TÍNH DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI. 4
1.Tổng quan về ngân hàng thương mại và hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại. 4
1.1 Ngân hàng thương mại. 4
1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của Ngân hàng Thương mại 4
1.1.2 Các hoạt động chủ yếu của Ngân hàng thương mại. 7
1.1.3 Sự cần thiết phải điều chỉnh pháp luật đối với hoạt động của Ngân hàng Thương mại. 9
1.2 Hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại. 10
1.2.1 Khái niệm và bản chất của tín dụng ngân hàng. 10
1.2.2 Hoạt động tín dụng của ngân hàng. 12
1.2.2.1 Khái niệm 12
1.2.2.2 Phân loại hoạt động tín dụng ngân hàng. 14
1.2.2.3 Vai trò của hoạt động tín dụng trong nền kinh tế thị trường. 15
2. Những lý luận về thế chấp tài sản bảo đảm thực hiện các hoạt động tín dụng của Ngân hàng Thương mại. 17
2.1 Khái niệm và đặc trưng của các biện pháp bảo đảm hoạt động tín dụng. 17
2.2 Khái niệm và đặc điểm pháp lý, bản chất của biện pháp bảo đảm bằng thế chấp tài sản trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại. 19
2.2.1 Khái niệm 19
2.2.2 Đặc điểm pháp lý của biện pháp thế chấp. 19
2.2.3 Bản chất của biện pháp bảo đảm bằng thế chấp tài sản để thực hiện các hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại. 21
2.3 Biện pháp bảo đảm thế chấp tài sản và các biện pháp bảo đảm khác trong hoạt động tín dụng của NHTM. 22
3. Hình thức và các yếu tố của biện pháp thế chấp tài sản bảo đảm thực hiện các hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại. 26
3.1 Hình thức thế chấp tài sản trong quan hệ tín dụng Ngân hàng thương mại. 26
3.2 Các yếu tố thế chấp tài sản đảm bảo thực hiện các họat động tín dụng của ngân hàng. 29
3.2.1 Yếu tố chủ thể. 29
3.2.2 Yếu tố khách thể. 30
3.2.3 Các thỏa thuận về thế chấp tài sản. 30
Kết luận chương 1 31
CHƯƠNG 2: PHÁP LUẬT VỀ THẾ CHẤP BẢO ĐẢM THỰC HIỆN CÁC HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM 32
1. Đối tượng của thế chấp tài sản theo pháp luật hiện hành. 32
2. Điều kiện của tài sản thế chấp 38
3. Hợp đồng thế chấp tài sản và thủ tục thế chấp tài sản. 41
3.1 Hình thức của hợp đồng thế chấp tài sản. 41
3.2 Nội dung của hợp đồng thế chấp tài sản. 42
3.3 Chủ thể ký kết hợp đồng, quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ hợp dồng thế chấp tài sản. 43
3.4 Hiệu lực của hợp đồng thế chấp tài sản. 45
3.5 Công chứng, chứng thực hợp đồng thế chấp tài sản. 46
3.6 Đăng ký thế chấp tài sản. 47
4. Xác định giá trị tài sản thế chấp. 49
5. Phạm vi bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ và giá trị một tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ. 50
5.1Phạm vi bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ. 50
5.2 Giá trị một tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ. 51
6. Việc xử lý tài sản thế chấp để bảo đảm các hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại. 52
6.1 Các trường hợp xử lý tài sản thế chấp. 52
6.2 cách xử lý tài sản thế chấp. 53
6.3 Nguyên tắc xử lý tài sản thế chấp. 54
Kết luận chương 2 55
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ THẾ CHẤP TÀI SẢN BẢO ĐẢM CÁC HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI - KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN 56
1.Việc thế chấp tài sản là nhà ở hình thành trong tương lai theo quy định của pháp luật hiện hành. 56
2. Điều kiện Nhà ở được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ. 59
3.cách xử lý tài sản thế chấp. 62
Kết luận chương 3 63
KẾT LUẬN 64
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 66


LỜI MỞ ĐẦU
Thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà Nước – “ đến năm 2020 đưa Việt Nam từ một nước nông nghiệp trở thành một nước công nghiệp tiên tiến ”, trong những năm qua, nước ta đã không ngừng đẩy mạnh cải cách kinh tế và thực hiện CNH-HĐH trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh của đất nước, gắn liền với nhu cầu thị trường trong ngoài nước nhằm mục tiêu phát triển kinh tế xã hội nhanh, có hiệu quả và bền vững. Để thực hiện được mục tiêu này thì vốn là một yếu tố quan trọng, vốn là tiền đề cho sự tăng trưởng kinh tế, mức tăng trưởng kinh tế cao hay thấp phụ thuộc đáng kể vào quy mô và hiệu quả của vốn đầu tư.
Với chức năng thu hút và phân bổ vốn trong nền kinh tế, NHTM đã thâm nhập vào mọi hoạt động kinh tế - xã hội như là người mở đường, người tham gia, người quyết định đối với mọi quá trình sản xuất kinh doanh. NHTM ngày càng đóng vai trò là trung tâm tiền tệ, tín dụng và thanh toán của các thành phần kinh tế, là chế định tài chính quan trọng nhất của nền kinh tế.
NHTM là một doanh nghiệp đặc biệt kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ. Trong số các hoạt động kinh doanh của ngân hàng thì tín dụng là hoạt động quan trọng nhất, quan hệ tín dụng là quan hệ xương sống, quyết định mọi hoạt động của nền kinh tế quốc doanh và nó còn là nguồn sinh lợi chủ yếu, quyết định sự tồn tại phát triển của ngân hàng. Nhưng nó cũng là nghiệp vụ chứa đựng nhiều rủi ro nhất. Có vô số các rủi ro khác nhau khi cho vay, xuất phát từ nhiều yếu tố và có thể dẫn đến việc không chi trả được nợ khi đến hạn làm cho ngân hàng bị phá sản gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến toàn bộ nền kinh tế.
Chính vì vậy an toàn trong hoạt động tín dụng là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu không chỉ ở nước ta mà ở tất cả các quốc gia trên thế giới. Để hạn chế bớt thiệt hại khi gặp rủi ro từ phía khách hàng, ngân hàng thường áp dụng hình thức cho vay có bảo đảm bằng tài sản của khách hàng đặc biệt là biện pháp thế chấp tài sản. Trong thời gian qua nhiều nghị định, thông tư được ban hành, hướng dẫn việc bảo đảm tiền vay bằng tài sản, đáp ứng được sự mong đợi của khách hàng trong quá trình nhận và xử lý tài sản bảo đảm, góp phần hạn chế rủi ro trong cho vay đối với ngân hàng. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện cho vay thế chấp bằng tài sản, nội dung của bộ phận pháp luật này đã nảy sinh một số vướng mắc, bất cập so với yêu cầu cuộc sống, hiệu quả áp dụng còn chưa cao. Bức xúc nhất hiện nay là ở các lĩnh vực: Xác định loại tài sản thế chấp, công chứng chứng thực Giao dịch bảo đảm, xử lý tài sản thế chấp…dẫn đến hậu quả là hàng nghìn tỷ đồng trên vốn vay của NHTM không thể thu hồi được, đóng băng trong các bất động sản thế chấp. Những thực tiễn đó bắt nguồn từ nguyên nhân trực tiếp là các văn bản pháp luật về vấn đề này còn tản mạn, vừa chồng chéo, thậm chí mâu thuẫn nhau, chưa hình thành một hệ thống văn bản pháp luật hoàn chỉnh.
Xuất phát từ những lý do đó, tác giả đã mạnh dạn chọn đề tài “Chế độ pháp lý về thế chấp tài sản bảo đảm thực hiện các hoạt động tín dụng của Ngân hàng Thương mại” đề làm đề tài cho khoá luận của mình, đồng thời góp phần hoàn thiện các quy định về bảo đảm tiền vay nói riêng và hoàn thiện các quy định về pháp luật ngân hàng nói chung.
Mục đích nghiên cứu
Tác giả nghiên cứu đề tài nhằm làm rỏ cơ sở khoa học và thực tiễn của quan hệ thế chấp tài sản, đồng thời nêu ra những điểm còn bất cập trong quy định của pháp luật ngân hàng hiện hành về thế chấp tài sản để bảo đảm thực hiện hoạt động tín dụng ngân hàng. Từ đó, đề xuất một số các kiến nghị góp phần hoàn thiện chế độ pháp lý về thế chấp tài sản trong hoạt dộng tín dụng của ngân hàng thương mại.
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là những quy định của pháp luật về thế chấp tài sản mà chủ yếu là các quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ thế chấp tài sản để bảo đảm thực hiện các hoạt động tín dụng ngân hàng, đặc biệt là hoạt động cho vay. Ngoài ra, khóa luận còn làm rõ những điểm mới, tiến bộ trong quy định của pháp luật ngân hàng liên quan đến thế chấp tài sản trong hoạt động tín dụng của NHTM cũng như những hạn chế, thiếu sót của những quy định đó.
Là công trình nghiên cứu luật học nên khóa luận của tác giả chỉ tiếp cận thế chấp tài sản dưới góc độ là loại quan hệ xã hội chịu sự điều chỉnh của pháp luật. Mặt khác, khóa luận không nghiên cứu toàn bộ các vấn đề liên quan đến thế chấp tài sản với tư cách là một biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự mà nghiên cứu nó ở tư cách là một biện pháp đảm bảo thực hiện các hoạt động tín dụng của NHTM, đặc biệt là hoạt động cho vay.


Phương pháp nghiên cứu
Để khóa luận mang tính khoa học, tác giả đã sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu chủ yếu và phổ biến như: phương pháp luật học so sánh, phương pháp đối chiếu, phương pháp phân tích kết hợp giải thích và tổng hợp, khái quát hóa.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Đề tài là công trình nghiên cứu có giá trị tham khảo cho những người làm công tác pháp luật trong quá trình hoàn thiện những quy định của pháp luật ngân hàng về thế chấp tài sản để đảm bảo thực hiện các hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại. Đồng thời, có thể làm tài liệu học tập cho các bạn sinh viên có nhu cầu tìm hiểu.
Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung khóa luận được chia làm ba chương:
- Chương 1: Những vấn đề lý luận về thế chấp tài sản bảo đảm các hoạt động tín dụng của Ngân hàng Thương mại.
- Chương 2: Pháp luật về thế chấp bảo đảm thực hiện các hoạt động tín dụng của Ngân hàng Thương mại ở Việt Nam.
- Chương 3:Thực trạng pháp luật Việt Nam về thế chấp tài sản bảo đảm thực hiện các hoạt động tín dụng của Ngân hàng Thương mại - Kiến nghị hoàn thiện.

CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THẾ CHẤP TÀI SẢN BẢO ĐẢM THỰC HIỆN CÁC HOẠT ĐỘNG TÍNH DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.
1.Tổng quan về ngân hàng thương mại và hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại.
1.1 Ngân hàng thương mại.
1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của Ngân hàng Thương mại
Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng thương mại gắn liền với sự phát triển của nền sản xuất hàng hóa. NHTM ra đời là kết quả của một quá trình hình thành và phát triển lâu dài, phù hợp và gắn liền với tiến trình phát triển của nền sản xuất hàng hóa. Nó được xem như là sản phẩm của nền sản xuất hàng hóa, là một bộ phận không thể tách rời và tồn tại như một tách yếu trong nền kinh tế hiện đại.
Vậy NHTM là gì? Nó hoạt động như thế nào? Tại sao nó lại đóng một vai trò quan trọng như vậy đối với sự phát triển của nền kinh tế? Xung quanh vấn đề này tồn tại nhiều quan điểm khác nhau.
 Trên giác độ tài chính ngân hàng các nhà kinh tế học hiện đại quan điểm rằng:
Ngân hàng thương mại là một loại hình doanh nghiêp – Một doanh nghiệp đặc biệt hoạt động và kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ và tín dụng. Theo quan điểm của Peter Rose thì ngân hàng là loại hình tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất – đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm và dịch vụ thanh toán – và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế”. Còn các nhà kinh tế học Việt Nam thì cho rằng “Ngân hàng thương mại là một tổ chức mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi, trên nguyên tắc hoàn trả, tiến hành cho vay, chiết khấu và làm các phương tiện thanh toán.”

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

nodick1

New Member
Re: Chế độ pháp lý về thế chấp tài sản bảo đảm thực hiện các hoạt động tín dụng của Ngân hàng Thương mại

gửi cho mình bài này nhé
 

daigai

Well-Known Member
Re: Chế độ pháp lý về thế chấp tài sản bảo đảm thực hiện các hoạt động tín dụng của Ngân hàng Thương mại

Trích dẫn từ nodick1:
gửi cho mình bài này nhé

Mới update link down cho bạn đó
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top