kiddung1985

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối


Lời mở đầu


Ngày nay, khi nền kinh tế nước ta đang dần bước vào quá trình hội nhập thế giới, chúng ta đang đứng trước một vận hội mới đầy triển vọng nhưng cũng không ít những khó khăn và thách thức. Ở đó, rất nhiều cơ hội kinh doanh sẽ mở ra đối với các doanh nghiệp đồng thời nó cũng chứa đựng, tiềm ẩn nhiều nguy cơ trong đó một nguy cơ trước mắt, hiện hữu mà các doanh nghiệp Việt Nam gặp phải đó là sự cạnh tranh mạnh mẽ của các doanh nghiệp nước ngoài. Đặc biệt sự cạnh tranh này sẽ diễn ra rất khốc liệt đối với các doanh ngiệp trong ngành dệt may, giầy da khi mà hàng dệt may Trung Quốc đang tràn ngập khắp các thị trường trên thế giới. Đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt đó, doanh nghiệp dệt may Việt Nam phải tạo ra được một sự chuyển mình, phải có sự thay đổi ở nhiều khâu, nhiều lĩnh vực. Chúng ta không thể chỉ dựa vào lợi thế về nhân công rẻ, dồi dào mà cần tạo ra được nhiều lợi thế cạnh tranh khác, đồng thời khắc phục những mặt yếu trong khâu quản lý. Với ngành dệt may, chúng ta có lợi thế về đất trồng nguyên liệu, nguồn nhân công, về giống cây trồng… song do ta yếu trong khâu quản lý, về chính sách, chiến lược, thiết bị công nghệ… nên dù là một ngành công nghiệp mũi nhọn, trọng điểm song những thành quả mà ngành dệt may đem lại vẫn chưa tương xứng với vai trò, vị trí và tiềm năng của nó.
Chính bởi vậy, với mong muốn đẩy mạnh ngành công nghiệp dệt may Việt Nam tiến nhanh hơn, xa hơn, bằng kiến thức đã học và những hiểu biết thực tế trong quá trình thực tập tại Công ty Dệt may Hà Nội, em xin đưa ra những ý kiến đóng góp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động quản trị nguyên vật liệu đầu vào của nhà máy Sợi – thành viên của Công ty Dệt may Hà Nội (Hanosimex).
Những ý kiến đóng góp của em sẽ được trình bầy cụ thể trong báo cáo thực tập chuyên đề đề tài :”Quản trị chất lượng nguyên vật liệu đầu vào của nhà máy Sợi”
Báo cáo thực tập chuyên đề gồm 3 phần:
Phần I: Tổng quan về Công ty dệt may Hà Nội – Hanosimex.
Phần II: Thực trạng quản lý nguyên vật liệu đầu vào của nhà máy sợi.
Phần III: Một số kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị nguyên vật liệu đầu vào của nhà máy sợi.
Em xin chân thành Thank sự chỉ bảo, hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của thầy Vũ Anh Trọng và các cô chú, anh chị tại Trung tâm thí nghiệm và kiểm tra chất lượng sản phẩm đã giúp em hoàn thành Báo cáo này

Phần 1: Tổng quan về Công ty dệt may
Hà Nội – Hanosimex

CÔNG TY DỆT MAY HÀ NỘI
HANOI TEXTILE – GARMENT COMPANY
HANOSIMEX
A leading textile and garment company of Viet Nam Industry

- Tên doanh nghiệp: Công ty Dệt-May Hà Nội
- Tên giao dịch quốc tế: HANOSIMEX
- Trụ sở chính: Số 1 Mai Động-Q.Hai Bà Trưng-Hà Nội
- Điện thoại: (04) 8621024, 8621470, 8624611, 8621492.
- Fax: (04) 8622334
- Email: [email protected]
- Website:

Chính sách chất lượng:
“Đảm bảo chất lượng sản phẩm và những điều đã cam kết với khách hàng là nền tảng cho sự phát triển lâu dài của công ty”
Quality policy:
“Assurance of product quality and commitments made to customers is the foundation for long-term development of the company”

I. Nét khái quát chung về doanh nghiệp
1.Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp.
c

ông ty Dệt – May Hà Nội (HANOSIMEX) trực thuộc Tổng Công ty Dệt May Việt Nam được thành lập ngày 21/11/1984 với tên gọi ban đầu là nhà máy Sợi Hà Nội.
Công ty là một doanh nghiệp nhà nước, là thành viên hạch toán độc lập của Tổng Công ty Dệt May Việt Nam. Công ty hoạt động theo luật doanh nghiệp nhà nước, các quy định của pháp luật và điều lệ tổ chức hoạt động của Công ty Dệt May Hà Nội được chủ tịch hội đồng quản trị Tổng Công ty Dệt May Việt Nam phê chuẩn.
Công ty là đơn vị sản xuất-kinh doanh-xuất nhập khẩu các ngành hàng sợi, dệt kim, dệt thoi, may mặc, khăn…theo giấy phép kinh doanh do Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp.
Ngày 7/4/1978, hợp đồng xây dựng nhà máy Sợi ( nay là Công ty Dệt may Hà Nội) được kí kết chính thức giữa Tổng công ty Nhập khẩu thiết bị Việt Nam và hãng UNIOMATEX (CHLB ĐỨC).
Tháng 2/1979, công trình được khởi công.
Tháng 1/1982, công nhân, kĩ sư Việt Nam cùng các chuyên gia CHLB Đức, Italia, Bỉ, bắt đầu lắp đặt thiết bị phụ trợ.
Ngày 21/11/1984, hoàn thành các hạng mục cơ bản, chính thức bàn giao công trình cho nhà máy quản lý và điều hành với tên gọi nhà máy Sợi Hà Nội.
Tháng 12/1987, toàn bộ thiết bị công nghệ, phụ trợ được đưa vào sản xuất, các công trình còn lại trong thiết kế của toàn xí nghiệp tiếp tục xây dựng và đưa vào sử dụng.
Tháng 12/1989, đầu tư xây dựng dây chuyền dệt kim số 1 và tháng 6/1990 dây chuyền được đưa vào sản xuất.
Tháng 4/1990, Bộ Kinh tế Đối ngoại cho phép xí nghiệp được kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp, với tên gọi là HANOSIMEX.
Tháng 4/1991, Bộ Công nghiệp nhẹ quyết định tổ chức hoạt động của nhà máy sợi Hà Nội thành xí nghiệp liên hiệp sợi dệt kim Hà Nội, tên giao dịch đối ngoại là HANOSIMEX.
Ngày 19/5/1994, nhà máy dệt kim được khánh thành bao gồm cả hai dây chuyền I và II.
Tháng 10/1993, Bộ Công nghiệp nhẹ quyết định sát nhập nhà máy sợi Vinh (tỉnh Nghệ An) vào xí nghiệp liên hợp
Tháng 1/1995, khởi công xây dựng nhà máy thêu Đông Mỹ và ngày 2/9/1995 khánh thành.
Tháng 6/1995, Bộ Công nghiệp nhẹ quyết định đổi tên xí nghiệp liên hợp sợi dệt kim Hà Nội thành Công ty Dệt Hà Nội.
Năm 1999, Công ty đổi tên thành Công ty Dệt May Hà Nội.
Ngày 30/12/2004, Bộ trưởng Bộ Công nghiệp đã ra quyết định về việc chuyển Công ty Dệt – May Hà Nội sang thí điểm tổ chức, hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con.
Hiện nay, công ty đã có 11 thành viên, trong đó gồm có 2 nhà máy sợi, 3 nhà máy dệt nhuộm, 6 nhà máy may với tổng diện tích mặt bằng trên 24 ha, hơn 5000 công nhân kỹ thuật và lao động lành nghề cùng trang thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến của các nước Đức, Ý, Nhật, Bỉ, Mỹ… với hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 và SA 8000.
Với tôn chỉ hàng đầu: “Đảm bảo chất lượng sản phẩm và những điều đã cam kết với khách hàng là nền tảng cho sự phát triển lâu dài của công ty”, sản phẩm của công ty nhiều năm liền được khách hàng yêu mến bình chọn là hàng Việt Nam chất lượng cao, không những đạt nhiều giải thưởng tại các hội chợ triển lãm trong và ngoài nước đồng thời từng bước khẳng định uy tín và chất lượng tại nhiều nước trên thế giới như: Mỹ, Canada, châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Nam Phi, Trung Cận Đông…

- Giảm tỷ lệ tái chế (giảm 2% so với các mức hiện tại, tái chế sau may từ 6% xuống 4%, trước bao gói từ 11,2% xuống 9%, sau bao gói từ 4,5% xuống 3%)
Phân phối thay đổi dự tính tăng lợi nhuận lên 500 triệu trong năm 2006
- Tăng kênh trực tiếp đối với bạn hàng truyền thống, người bán lẻ.
- Tăng kênh gián tiếp đối với hàng dệt kim tới các khu vực miền Trung và miền Nam.
- Phân phối qua Tổng công ty và Việt kiều nước ngoài.
Dự tính lợi nhuận tăng do tăng chất lượng sản phẩm từ 1 – 1,5 tỷ đồng
- Thiết kế nhiều loại sản phẩm dệt kim, sợi.
- Cải tiến kiểu dáng các sản phẩm dệt kim đa dạng.
- Giảm tỷ lệ lỗi ở các lô hàng theo đơn hàng.
Chiến lược đối với từng khách hàng nhằm thu hút 2% thị phần (đối với cả sản phẩm dệt kim và sản phẩm sợi).
- Thu nhập cao: Thiên về kiểu dáng thời trang.
- Thu nhập trung bình: Thiên về độ bền của vải và đa dạng mẫu mã.
- Thu nhập thấp: Giá rẻ, chất lượng bình thường.
Với mục tiêu cụ thể trên, Công ty Dệt may Hà Nội mong muốn trong năm 2006 tới sẽ có những bước chuyển mới nhiều triển vọng để khắc phục dần những nhược điểm còn tồn tại tạo cơ sở phát triển vững chắc cho tương lai. Tăng cường uy tín và vị thế của Công ty từ đó tăng khả năng cạnh tranh đối với các doanh nghiệp nước ngoài khi hội nhâp.




















Kết luận

Công ty Dệt may Hà Nội là một doanh nghiệp của Tổng công ty Dệt may Việt Nam, Công ty đã có uy tín và vị trí khá vững chắc không chỉ ở thị trường trong nước mà còn được khẳng định trị nhiều nước trên thế giới. Cùng với tiến trình hội nhập WTO, Công ty đã và đang nỗ lực từng bước nhanh chóng tạo ra một thế và lực vững chắc sẵn sàng trước những khó khăn, thử thách đồng thời nắm bắt những cơ hội mới sẽ đến. Để có thể cạnh tranh được với các doanh nghiệp nước ngoài khi bước vào hội nhập WTO, Công ty cần phát huy những thế mạnh của mình đồng thời hạn chế, khắc phục những mặt yếu cả trong khâu thiết kế, quản lý, marketing… Mối quan tâm trước hết đối với công ty nói riêng và đối với toàn ngành dệt may nói chung đó chính là khó khăn về nguồn nguyên liệu đầu vào của sản phẩm Sợi. Giải quyết tốt khó khăn này sẽ tạo ra động lực thúc đẩy ngành dệt may phát triển, thức dậy tiềm năng vốn có để ngành công nghiệp dệt may sẽ đóng góp giá trị nhiều hơn cho đất nước.
Qua những ý kiến được trình bầy trong báo cao thực tập chuyên đề, em mong góp phần để hoạt động quản trị nguồn nguyên liệu đầu vào của sản phẩm Sợi ngày càng có hiệu quả hơn, đóng góp tích cực hơn cho sự phát triển của Công ty Dệt may Hà Nội nói riêng và với ngành công nghiệp dệt may của nước ta nói chung.
Để hoàn thành báo cáo thực tập chuyên đề này em xin chân thành Thank sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của thầy giáo Ths.Vũ Anh Trọng, em cũng xin gửi lời Thank tới các anh chị cô chú tại Trung tâm thí nghiệm và kiểm tra chất lượng sản phẩm tại Công ty Dệt may Hà Nội đã giúp đỡ em trong quá trình thực tập.










Tài liệu tham khảo

1. Ngô Trần Ánh (chủ biên), Kinh tế & Quản lý Doanh nghiệp, NXB Thống kê, Hà Nội.

2. Nguyễn Tiến Dũng, Quản trị Marketting căn bản, NXB Thống kê, Hà Nội

3. Nguyễn Tấn Thịnh, Quản trị nhân lực, Hà Nội

4. Giáo trình Quản trị thương mại

5. Giáo trình quản trị chất lượng trong các tổ chức























Mục lục
Lời mở đầu 1

Phần 1: Tổng quan về công ty Dệt may Hà Nội – Hanosimex 3
I.Nét khái quát chung về doanh nghiệp 3
1.Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp 3
2.Chức năng và nhiệm vụ của doanh nghiệp 9
3.Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của doanh nghiệp 10
4.Cơ cấu sản xuất và quy trình công nghệ 15
5.Đặc điểm kinh tế kỹ thuật chủ yếu của doanh nghiệp 16
5.1Đặc điểm về sản phẩm 16
5.2Thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty 17
5.3Hệ thống phân phối 17
5.4Các hình thức xúc tiến bán hàng mà công ty đã áp dụng 20
5.5Đối thủ cạnh tranh của công ty 20
5.6Đặc điểm về lao động và tiền lương 22
6.Tình hình quản lý vật tư tài sản cố định 28
6.1Các loại nguyên vật liệu dùng cho hoạt động
sản xuất kinh doanh 28
6.2Cách xây dựng mức sử dụng nguyên vật liệu 28
6.3Tình hình sử dụng nguyên vật liệu 28
6.4Tình hình dự trữ, bảo quản và cấp phát nguyên vật liệu 29
II.Đặc điểm chung của nhà máy kéo sợi 30

Phần 2: Thực trạng quản lý nguyên vật liệu đầu vào
của nhà máy sợi 34
1.Tầm quan trọng của việc quản lý nguyên vật liệu đầu vào 34
2.Quy trình quản lý nguyên vật liệu đầu vào 34
3.Thực trạng nguồn nguyên liệu 36
4.Hệ thống kho 41
5.Hoạt động kiểm tra 42
6.Hệ thống các chỉ tiêu và phương tiện kiểm tra
đánh giá chất lượng 42
6.1Quy định tiêu chuẩn độ dài của bông xơ 43
6.2Quy định về độ nhỏ của bông 46
6.3Quy định về độ bền kéo đứt 47
6.4Quy định về độ chín 49
6.5Quy định về tỷ lệ tạp chất và khuyết tật 51
7.Về đội ngũ cán bộ chất lượng 52

Phần III: Một số giải pháp nhằm nâng cao kết quả của hoạt
động quản trị nguyên vật liệu đầu vào của nhà máy sợi 53
1.Giải pháp về nguồn nguyên liệu 53
2.Giải pháp về lưu trữ kho 54
3.Tăng cường hoạt động kiểm tra, găn kiểm tra với
kiểm soát hoạt động quản trị nguồn nguyên liệu bông, xơ 55
4.Đầu tư trang thiết bị, đổi mới công nghệ nâng cao chất lượng
của công tác đánh giá chất lượng nguyên vật liệu đầu vào 56
5.Đào tạo nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ chất lượng 57
6.Phương hướng phát triển của Công ty trong những năm tới 57

Kết luận 60
Tài liệu tham khảo 61
Mục lục 62


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
A Đánh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp quản lý chất thải rắn tại thành phố đông hà tỉnh Quảng trị Khoa học Tự nhiên 0
D Hoàn thiện công tác quản trị về cơ sở vật chất kỹ thuật tại nhà hàng luxury, khách sạn luxury Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu quản trị chất lượng dịch vụ lữ hành tại Công ty dịch vụ lữ hành Saigontourist Luận văn Kinh tế 0
D Một số giải pháp cải thiện hệ thống quản trị chất lượng dịch vụ tư vấn ở Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Vĩnh Phúc Khoa học kỹ thuật 0
G Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác quản trị tiêu thụ hàng hoá tại công ty thương mại dịch v Luận văn Kinh tế 0
N Một số giải pháp hoàn thiện hệ thống quản trị chất lượng sản phẩm ở công ty may Thăng Long Khoa học Tự nhiên 2
S Hoàn thiện quy trình nghiệp vụ lễ tân, bàn theo hệ thống quản trị chất lượng ISO 9001: 2000 tại khác Luận văn Kinh tế 0
P Một số giải pháp hoàn thiện hệ thống quản trị chất lượng sản phẩm tại Công ty May Thăng Long Luận văn Kinh tế 2
O Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác quản trị tiêu thụ mặt hàng nhựa xốp tại Công ty Đ Luận văn Kinh tế 0
J Các biện pháp năng cao chất lượng công tác quản trị tiêu thụ hàng hóa tại công ty TNHH thương mại Dư Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top