Download miễn phí Khóa luận Khu phố cổ Hà Nội với việc phát triển du lịch của thủ đô Hà Nội





MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN! 4
PHẦN A: Mở đầu và một số vấn đề chung của đề tài 5
PHẦN B: Nội dung của khóa luận 7
CHƯƠNG 1: LỊCH SỬ HÌNH THÀNH KHU PHỐ CỔ HÀ NỘI 7
1.1. Phố cổ Hà Nội - giá trị truyền thống và hiện đại 7
1.1.1. Quan niệm về phố cổ 7
1.1.2. Giá trị khu phố cổ 9
1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của khu phố cổ Hà Nội qua các giai đoạn chính 13
1.2.1. Hà Nội thời kỳ tiền Thăng Long - thành Đại La: 13
1.2.2. Thăng Long thời Lý - Trần - Hồ 15
1.2.3. Thăng Long thời Lê - Mạc - Trịnh 18
1.2.4. Thăng Long - Hà Nội thời Tây Sơn và nhà Nguyễn
thế kỷ XIX 19
CHƯƠNG 2: NHỮNG TIỀM NĂNG CỦA KHU DI TÍCH KIẾN TRÚC - LỊCH SỬ - VĂN HÓA PHỐ CỔ HÀ NỘI ĐỂ PHỤC VỤ DU LỊCH 22
2.1. Khái quát chung về Khu Phố Cổ Hà Nội 22
2.1.1. Vị trí địa lý, cảnh quan môi trường 22
2.1.2. Sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển của khu phố cổ
Hà Nội 24
2.1.2.1. Khu phố cổ Hà Nội từ thế kỷ X đến thế kỷ XIV 24
2.1.2.2. Khu phố cổ Hà Nội từ thế kỷ XV đến thế kỷ XIX 25
2.1.2.3. Khu phố cổ từ thế kỷ XIX đến nay 26
2.1.3. Những giá trị chủ yếu của khu phố cổ Hà Nội 27
2.1.3.1. Giá trị lịch sử văn hóa 27
2.1.3.2. Giá trị về không gian đô thị, về quần thể kiến trúc 28
2.1.3.3. Giá trị của một trung tâm kinh tế 30
2.2. Đánh giá các tiềm năng để phát triển du lịch ở khu Phố Cổ
Hà Nội 31
2.2.1. Bản đồ hiện trạng và ranh giới khu Phố Cổ 31
2.2.2. Tiềm năng du lịch và giao lưu quốc tế 34
2.2.2.1. Tiềm năng các công trình di tích. 35
2.2.2.1.1. Di tích cư trú (kiến trúc nhà ở kiêm nhà hàng) 36
2.2.2.1.2. Kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng. 38
2.2.2.1.3. Di tích của ô 47
2.2.2.1.4. Kiến trúc công trình văn hoá công cộng. 48
2.2.2.1.5. Kiến trúc thương nghiệp 49
2.2.2.1.6. Di tích cách mạng kháng chiến 49
2.2.2.2. Tiềm năng làng nghề, phố nghề. 54
2.2.2.2.1. Giá trị của việc bảo tồn và duy trì nghề truyền thống trong khu phố Cổ Hà Nội phục vụ du lịch. 54
2.2.2.2.2. Một số khái niệm về ngành nghề, làng nghề, phường nghề và phố nghề thủ công truyền thống 55
2.2.2.3. Thực trạng về nghề truyền thống trong khu Phố Cổ
Hà Nội 57
2.2.2.4. Tham quan Phố Cổ Hà Nội 62
2.2.2.3.1. Lộ trình số 1 - Khu vực phía Đông phố cổ 63
2.2.2.3.2. Lộ trình số 2 - khu vực phía Tây Phố Cổ 68
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP KHAI THÁC TÀI NGUYÊN DU LỊCH CỦA KHU PHỐ CỔ ĐỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH HÀ NỘI 77
3.1. Bảo tồn và giữ gìn bản sắc văn hoá phố Cổ Hà Nội 77
3.1.1. Bảo tồn cảnh quan, kiến trúc phố cổ Hà Nội 78
3.1.2. Giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc 82
3.2. Một số mô hình thu hút khách du lịch tới phố Cổ Hà Nội 84
3.3. Đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, xúc tiến, quảng bá du lịch 88
3.4. Tổ chức và quản lý lực lượng kinh doanh du lịch theo hướng đa dạng hoá ngành nghề, chuyên môn hoá cao 90
3.5. Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật và hạ tầng du lịch 91
3.6. Thiết lập city tour (chương trình du lịch nội thành) khám phá các giá trị văn hoá vật thể, văn hoá phi vật thể của khu phố cổ 92
KẾT LUẬN 98
TÀI LIỆU THAM KHẢO 99
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

(biểu hiện mùa thu), phương Đông có thần Thanh Long (biểu hiện cho mùa xuân). Thần Huyền Thiên được thờ ở nhiều nơi trên địa bàn Hà Nội như Trấn Vũ Quán (Ba Đình), đền Trấn Vũ (Gia Lâm)..
Theo bài ký nghi trên bia “Trùng tu Huyền Thiên bi minh “ hiện còn bảo lưu tại quán, niên đại Vĩnh Tộ (1628-1669). Như vậy ” cho biết: vào thời kỳ này, quán đã có 13 gian với cung thờ phật, thờ tiên và pho tượng Huyền Thiên bằng gỗ trầm. Như vậy, vào thế kỷ 16, tượng phật đã được thờ trong quán. Cũng vì vậy, hiện nay quán Huyền Thiên còn có tên gọi chùa Huyền Thiên. Trên toàn bộ tư liệu văn bia hiện còn trng quán không xó tài liệu nào gọi là “chùa” và căn cứ vào sự sắp đặt bài trí thờ tự việc quản lý cùng những lễ tín ngưỡng hiện nay tại khu di tích gọi là Huyền Thiên.
Tuy là một di tích có kiến trúc khá lâu đời song do trải qua nhiều biến động, nhiều nấc thăng trầm của lịch sử nên Huyền Thiên cổ quán không còn mang dáng vẻ của ngày đầu khởi dựng nữa. Ngày nay Huyền Thiên cổ quán là dấu vết của cuộc đại trùng tu năm 1930 và năm 1984. Nhìn chung toàn thể kiến trúc quán khá cân đối, hoàn chỉnh. Khu kiến trúc quán khá cân đối, hoàn chỉnh. Khu kiến trúc chính của quán được bố trí theo một đường “thần đạo” thẳng từ cổng vào qua điểm giữa hai toà nhà chính và toà nhà ở phía sau. Kiến trúc của khu quán không theo sự phát triển chiều ngang mà theo chiều sâu hun hút, tạo nên một không gian uy nghiêm, thiêng liêng, huyền bí.
* Hội quán
Trong khu phố cổ Hà Nội còn hai hội quán: Hội quán Quảng Đông (22 Hàng Buồm) và Hội quán Phúc Kiến (40 Lan Ông, phường Hàng Bồ). Hội quán thường gặp trong các khu phố cư trú của người Hoa, là sản phẩm sinh hoạt cộng đồng của những người cùng quê.
Ngoài chức năng sinh hoạt cộng đồng, hội quán Quảng Đông thờ Quan Vân Trường, Hội quán Phúc Kiến thờ Thiên Hậu- một nữ thần được hầu hết các cộng đồng cư dân Nam Trung Hoa tôn thờ. Trong cấu dân cư của cộng đồng người Hoa ở Việt Nam, ở hi đầu địa giới đều có hai đền thờ: một thờ ông và một thờ bà. Trong khu phố cổ Hà Nội, ở trục Đông - Tây phố Hàng Buồm - Lãn Ông có hai Hội quán cũng là hai đền thờ, một thờ ông Quan Đế và một thờ bà Thiên Hậu.
Hội quán thường là công trình kiến trúc có quy mô lớn, cổng lớn ở phía trước, tiếp đến là một khoảng san rộng, sau đó là Phương Đình nơi diễn ra các nghi lễ, rồi đến các chính tẩm- lớn nhất trong tổng thể kiến trúc Hội quán
* Nhà thờ Họ
Trong phố cổ Hà Nội hiện còn 5 nhà thờ của các dòng họ:
Nhà thờ họ Lê(55 ngõ Phất Lộc, phường Hàng Buồm)
Nhà thờ họ Trịnh (144 Hàng Bạc, phường Hàng Bạc)
Nhà thờ họ Lê (39 Hàng Đậu, phường Hàng Bạc)
Nhà thờ họ Hoàng (58 ngõ Phất Lộc, phường Hàng Buồm)
Nhà thờ họ Phạm (86 Hàng Bạc, phường Hàng Bạc).
Nhà thờ họ thường có 2 loại mặt bằng:
Loại 1: giống nhà ống với kiểu nếp nhà thấp, kế tiếp nhau qua khoảng sân rộng. Loại nhà thờ họ này vốn trước là nhà ở, di tích cư trú trở thành nhà thờ chung của dòng họ. Điển hình của loại di tích này là nhà thờ họ Lê (55 ngõ Phất Lộc).
Loại 2: có kiến trúc nhỏ gồm một nếp nhà ngàn và phần hậu cung nhô ra ở phía sau thành mặt bừng chữ đinh đó là kiến trúc nhà thờ họ Trịnh ở 144 Hàng Bạc.
2.2.2.1.3. Di tích của ô
Trong khu phố cổ Hà Nội duy nhất còn lại một cửa ô của thành Thăng Long xưa đó là Ô Quan Chưởng.
Lịch sử: Ô Quan Chưởng hiện nay thuộc phường Đồng Xuân - Hàng Buồm đây là một ô cửa mở qua tường thành phía Đông của toà thành đất, vòng giữa bao bọc khu đông dân của kinh thành Thăng Long xưa.
Của Ô được xây dựng : mặt chính diện nhìn ra đê sông Hồng. Trước đây luồng chính của nước sông Hồng chảy về phía bên Hà Nội, chứ không vát về phía Gi Lâm như ngày nay. Do vậy trước Cửa Ô và dọc đường Trần Nhật Duật trước kia là một cảng sông nhộn nhịp, nơi tụ hội của các thuyền bè và tàu thuỷ để bốc dỡ vào kinh thành để buôn bán. Của Ô Quan Chưởng thời đó là kiểm sát thu thuế của các quan lại thời phong kiến. Hiện nay trên bức tường cổng chính của cửa ô còn gắn một tấm bia có niên hiệu Tự Đức, thứ 34 (1882). Trong dấu ấn khắc nổi của triều đình, ghi lệnh cấm người gác không được sách nhiễu nhân dân mỗi khi qua lại. Tên gọi của Cửa Ô Quan Chưởng cho đến nay đã có nhiều nhà nghiên cứu sử học, nhiều nguồn tư liệu ghi nhận, sách đường phố Hà Nội của Nguyễn Vinh Phúc và Trần Huy Bá cho viết tên gọi của Ô Quan Chưởng có nhiều cách giải thích:
1) Vào cuối đời Lê có một viên quan chưởng ẩn về hưu lập dinh cơ ở cạnh ô do đó mà thành tên.
2) Vào đời Nguyễn có một chức quan Chưởng Cơ kiểm soát cửa ô này, phàm thuyền bè ghé vào quanh đây đều phải trình giấy tờ ở viên quan ấy vì vậy thành tên.
3) Hồi giặc Pháp hạ thành lần thứ nhất (1873) có một viên quan họ Chưởng Vệ đã hi sinh ở đây để tưởng nhớ nhân dân quen gọi cửa ô này là cửa Ô Quan Chưởng. Gần đây Đào Trọng Tấn cũng có bài viết giải thích tên gọi này.
Các cách giải thích trên đều làm truyền thuyết, có lẽ chỉ có hàng chữ Hán khắc trên vòm cửa chính "Đông Hà Môn" - "cửa Đông Hà" là tên gọi chính xác nhất của cửa Ô này. Gọi như vậy vì, vào thời mà Thăng Long chỉ chia ra 36 phường thì đây là thuộc phường Đông Hà, phường này đã đi vào chính sử từ thế kỷ 16.
Kiến trúc: Cửa Ô Quan Chưởng được xây dựng theo lối kiến trúc "Vọng lâu" mang cấu trúc đặc trưng của thời kỳ nhà Nguyễn nhưng vật liệu xây dựng thời kỳ Lê Trung Hưng. Chất liệu chủ yếu để xây dựng Cửa Ô Quan Chưởng là gạch với các kích cỡ khác nhau.
Về niên đại: Trong sách cổ tích và thắng cảnh Hà Nội của Doãn Kế Thiện có ghi: "Cửa Ô Đông Hà là một trong 21 cửa ô tại thành ngoại vi Thăng Long cũ xây dựng năm Cảnh Hưng thứ 10 (1749), năm Cảnh Hưng 46 (1785) và đến năm Gia Long thứ 3 (1804) xây dựng lại kiểu cách hiện còn ngày nay".
Hiện nay Cửa Ô còn nguyên vẹn cửa chính và 2 cửa phụ. Năm 1995 di tích được tu sửa phần Vọng Lâu.
2.2.2.1.4. Kiến trúc công trình văn hoá công cộng.
Có 2 rạp biểu diễn nghệ thuật (rạp Chuông Vàng ở phố Hàng Bạc, rạp Hồng Hà ở phố Hàng Da). Có 3 rạp chiếu bóng (rạp Long Biên ở phố Hàng Chiếu, rạp Bắc Đô ở Hàng Giấy, rạp Đại Đồng ở phố Hàng Cót). Các công trình biểu diễn, chiếu bóng tuy sức chứa chỉ khoảng 1.000 chỗ ngồi song vẫn là những công trình có không gian thuộc loại lớn ở khu phố cổ; kiến trúc các công trình này tuy không có mối liên hệ nào với kiến trúc truyền thống, song hình thức kiến trúc với quy mô khối vẫn hoà hợp với khu phố cổ.
2.2.2.1.5. Kiến trúc thương nghiệp
Hiện có 3 khu chợ: chợ Đồng Xuân, chợ Hàng Da và chợ Hàng Bè (họp trên đường phố). Trong đó có chợ Đồng Xuân là chợ nổi tiếng không chỉ ở Hà Nội mà còn trong cả nước. Ngày xưa người ta xem chợ Đồng Xuân như cái "dạ dày" của Hà Nội. Chợ mua bán đủ thứ từ mọi miền đất nước đem đến. Chợ xây dựng vào cuối thế kỷ XIX, có 5 cầu chợ liên kết lại thành một không gian lớn, kiến trúc có phong cách theo kiểu hỗn hợp Âu - Á rất đặc trưng; với lối vào chính từ hàng loạt...
 

Buachu123

New Member
Mod ơi cho mình xin link tài liệu này được không, mình đang cần lắm lắm. Thank Mod trước nhé :)
 

daigai

Well-Known Member
Trích dẫn từ Buachu123:
Mod ơi cho mình xin link tài liệu này được không, mình đang cần lắm lắm. Thank Mod trước nhé :)


Bạn download tại link sau
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
T Nghiên cứu quá trình hình thành và các mô hình quản lý - sử dụng đất đô thị ở khu phố cổ Quận Hoàn K Luận văn Sư phạm 0
L Xây dựng mô hình cơ sở dữ liệu phục vụ công tác xác minh nguồn gốc nhà đất khu phố cổ tại thành phố Khoa học Tự nhiên 0
B THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP VỀ DỰ ÁN CẢI TẠO KHU CHUNG CƯ CŨ TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI CỦA TỔNG CÔNG TY CỔ P Tài liệu chưa phân loại 0
N Định giá bất động sản thế chấp tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu - khu vực thành phố Hà Nội Tài liệu chưa phân loại 0
J Cải tạo bảo tồn nâng cấp các khu phố cổ, cũ (TK XIX) trong các đô thị Việt Nam Tài liệu chưa phân loại 0
T Đề án: Xây dựng nhà hàng văn hoá Việt tại khu vực lân cận phố cổ Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
O Tôi muốn tham quan khu phố cổ Hội An, xin cho hỏi giá phòng khách sạn ở đó có mắc lắm không? Địa lý & Du lịch 0
T Khách sạn giá rẻ khu phố cổ Hà Nôi - 350 000 đồng? Địa lý & Du lịch 0
T Hoàn thiện tổ chức các hoạt động kinh doanh của khách sạn nhỏ ở khu phố cổ Hà Nội (lấy khách sạn Han Tài liệu chưa phân loại 0
D Lựa chọn căn hộ chung cư khu vực đô thị - Nghiên cứu trên địa bàn Thành phố Hà Nội Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top