Download Luận văn Mặt trận ngoại giao từ tháng 3-1946 đến tháng 7-1954

Download miễn phí Luận văn Mặt trận ngoại giao từ tháng 3-1946 đến tháng 7-1954





MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Mục lục
MỞ ĐẦU . 1
1. Lý do chọn đề tài . 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề . 2
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và nhiệm vụ của đề tài . 4
3.1. Đối tượng nghiên cứu . 4
3.2. Phạm vi nghiên cứu . 5
3.3. Nhiệm vụ của đề tài . 5
4. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu . 5
4.1. Phương pháp nghiên cứu . 5
4.2. Nguồn tài liệu . 5
5. Đóng góp của đề tài . 6
6. Bố cục của đề tài . 6
Chương 1. ĐẤU TRANH NGOẠI GIAO TRONG NHỮNG
THÁNG ĐẦU SAU CÁCH MẠNG THÁNG TÁM (9/1945 - 3/1946) . 7
1.1. Tầm quan trọng của đấu tranh ngoại giao . 7
1.2. Quá trình đấu tranh ngoại giao dẫn đến Hiệp định sơ bộ 6 tháng 3 năm 1946 . . . 10
1.3. Ý nghĩa của Hiệp định sơ bộ 6 tháng 3 năm 1946 . 25
Chương 2. HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI CỦA NHÀ NƯỚC VIỆT NAMTỪ SAU NGÀY 6/3/1946 ĐẾN NĂM 1953 . 30
2.1. Từ sau ngày 6/3/1946 đến ngày 19/12/1946 . 30
2.2. Từ sau ngày 19/12/1946 đến năm 1949 . 38
2.3. Từ năm 1950 đến năm 1953. 56
Chương 3. ĐẤU TRANH NGOẠI GIAO TẠI HỘI NGHỊ
GIƠNEVƠ NĂM 1954 VỀ CHẤM DỨT CHIẾN
TRANH LẬP LẠI HOÀ BÌNH Ở ĐÔNG DƯƠNG . 68
3.1. Hoàn cảnh lịch sử dẫn tới Hội nghị Giơnevơ về Đông Dương . 68
3.2. Hội nghị Giơnevơ về Đông Dương (8/5 - 21/ 7/ 1954) . 74
3.2.1. Mục đích cuộc đàm phán . 74
3.2.2. Tiến trình cuộc đàm phán . 77
3.2.3. Nội dung cơ bản của Hiệp định Giơnevơ về chấm dứt chiến tranh,
lập lại hoà bình ở Đông Dương . 84
3.3. Ý nghĩa Hiệp định Giơnevơ . 87
KẾT LUẬN . 93
TÀI LIỆU THAM KHẢO . 97
PHỤ LỤC



Để tải bản DOC Đầy Đủ xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung:

Nam có quan hệ mật thiết với hai
dân tộc Lào và Campuchia, các dân tộc địa phương, các nước láng giềng, các
nước trong khu vực, các lực lượng hoà bình dân chủ và tiến bộ trên thế giới.
Chỉ thị "Toàn dân kháng chiến" của Ban Thường vụ Trung ương Đảng
chủ trương: "Đoàn kết hai dân tộc Miên, Lào và các dân tộc bị áp bức trong
khối Liên hiệp Pháp", "Thân thiện với các dân tộc Tàu, Xiêm, Miến Điện, Ấn
Độ, Nam Dương và các nước yêu chuộng dân chủ, hoà bình trên thế giới"
[21, tr.151].
Tháng 12/1946, trong lời kêu gọi Liên hợp quốc, Hồ Chí Minh tuyên
bố những nguyên tắc trong chính sách đối ngoại rộng mở và hợp tác của Việt
Nam, kể cả chính sách hội nhập kinh tế quốc tế. Người khẳng định Việt Nam
sẵn sàng thực thi chính sách mở rộng cửa và hợp tác trong mọi lĩnh vực:
- Dành sự tiếp nhận thuận lợi cho đầu tư của các nhà tư bản, nhà kỹ
thuật nước ngoài trong tất cả các kỹ nghệ của mình.
- Sẵn sàng mở rông các cảng, sân bay và đường giao thông cho việc
buôn bán và quá cảnh quốc tế.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
45
- Chấp nhận tham gia mọi tổ chức hợp tác kinh tế quốc tế dưới sự lãnh
đạo của Liên hợp quốc.
- Sẵn sàng ký kết với các lực lượng hải quân, lục quân trong khuôn khổ
của Liên hợp quốc những hiệp định an ninh đặc biệt và những hiệp ước liên
quan đến việc sử dụng một vài căn cứ hải quân và không quân.
Sự phân biệt bạn và thù là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, góp phần phân
hoá và cô lập cao độ kẻ thù. Đó cũng là một yêu cầu khách quan của cuộc kháng
chiến. Trong thư gửi Quốc hội và nhân dân Pháp (7/1/1947), Hồ Chí Minh viết:
"Thay mặt Chính phủ và nhân dân Việt Nam, tui trịnh trọng tuyên bố
với nước Pháp rằng:
1. Nhân dân Việt Nam không đấu tranh chống nước Pháp và nhân dân
Pháp. Đối với nước Pháp và nhân dân Pháp, nhân dân Việt Nam vẫn thân
thiện, tin cậy và khâm phục.
2. Nhân dân Việt Nam thành thực muốn cộng tác với nhân dân Pháp
như anh em trên một căn bản tín nghĩa và bình đẳng.
3. Nhân dân Việt Nam chỉ đòi độc lập và thống nhất quốc gia trong
khối Liên hiệp Pháp, một khối liên hiệp do sự tự do thoả thuận tạo nên.
4. Nhân dân Việt Nam chỉ mong muốn có hoà bình, một nền hoà bình
thật sự, để kiến thiết quốc gia với sự cộng tác của những người bạn Pháp
chân chính.
5. Nhân dân Việt Nam cam kết không những tôn trọng những quyền lợi
kinh tế và văn hoá Pháp ở Việt Nam, mà còn giúp cho những quyền lợi đó
phát triển thêm để lợi ích chung cho cả hai nước.
6. Nhân dân Việt Nam đã bị chính sách vũ lực, chính sách xâm lăng
của một vài người thay mặt Pháp ở Đông Dương xô đẩy vào một cuộc chiến
tranh tự vệ thảm khốc. Những người thay mặt đó tìm mọi cách để chia rẽ dân
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
46
tộc chúng tôi, cắt xén Tổ quốc chúng tôi, xâm phạm chủ quyền quốc gia của
chúng tôi, ngăn cản không cho chúng tui độc lập và phá hoại sự hợp tác
thành thực của hai dân tộc Việt - Pháp" [62, tr.11].
Những quan điểm cơ bản về chính sách đối ngoại hữu nghị và hợp tác
rộng rãi của Đảng và Chính phủ Việt Nam được Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng
định nhiều lần trong Thư gửi các lãnh tụ và nhân dân các nước (13/1/1947),
các thư gửi Chính phủ, Quốc hội và nhân dân Pháp, trong trả lời phỏng vấn
của phóng viên báo chí nước ngoài. Người khẳng định: "Việt Nam chỉ muốn
hoà bình và độc lập, để cộng tác thân thiện với các dân tộc trên thế giới,
trước là với các dân tộc anh em Á Đông và dân tộc Pháp" [62, tr.22]. "Thái
độ nước Việt Nam đối với các nước Á Châu là một thái độ anh em, đối với
ngũ cường là một thái độ bạn bè" [62, tr.136].
Tháng 7/1947, khi trả lời một nhà báo nước ngoài, Chủ tịch Hồ Chí
Minh nêu rõ: Chính sách đối ngoại là thân thiện với các láng giềng Trung
Hoa, Ấn Độ, Xiêm, Lào, Campuchia, v.v... mà không thù oán gì với nước
nào.
Về quan điểm hội nhập kinh tế quốc tế, Người khẳng định: "Chúng tui
chủ trương làm cho tư bản Việt Nam phát triển, mà chỉ có sự thống nhất và
độc lập thì tư bản Việt Nam mới có thể phát triển.
Đồng thời chúng tui rất hoan nghênh tư bản Pháp và các tư bản các
nước khác thật thà cộng tác với chúng tôi. Một là, xây dựng lại Việt Nam sau
lúc bị chiến tranh tàn phá, hai là để điều hoà kinh tế thế giới và giữ gìn hoà
bình" [62, tr.170].
Trả lời câu hỏi của nhà báo Mĩ S.Elie Maissi (9/1947) về chính sách
đối ngoại của Việt Nam, Người đáp: "Làm bạn với tất cả các nước dân chủ và
không gây thù oán với một ai".
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
47
Trong tác phẩm "Kháng chiến nhất định thắng lợi", Tổng Bí thư Đảng
Trường Chinh viết: "Ta phải làm cho các lực lượng tiến bộ trên thế giới
nhận rõ rằng: ta hy sinh, cố gắng vì hoà bình trên thế giới nữa. Đấu tranh
cho hoà bình và dân chủ, các lực lượng ấy không thể đứng bàng quan hay
chỉ ủng hộ Việt Nam bằng lời nói mà phải ủng hộ Việt Nam bằng việc làm.
Phải lôi thực dân Pháp ra toà án dư luận quốc tế mà hỏi tội mà bắt chúng
đình chỉ cuộc chiến tranh ăn cướp ở Đông Dương, một cuộc chiến tranh trái
hẳn Hiến chương Liên hợp quốc" [13, tr.248].
Giải thích cụ thể đường lối kháng chiến của Đảng, về mặt đối ngoại,
Tổng Bí thư Trường Chinh chỉ rõ:
"Phải cô lập kẻ thù, kéo theo nhiều bạn, làm cho nhân dân Pháp và
nhân dân các thuộc địa Pháp tích cực ủng hộ ta, chống lại thực dân phản
động Pháp; làm cho các lực lượng hoà bình và dân chủ trên thế giới bênh vực
ta, tán thành mục đích kháng chiến của ta" [13, tr.248].
Hội nghị Trung ương mở rộng (1/1948) chủ trương: "Mở rộng tuyên
truyền ở nước ngoài là cho thế giới hiểu ta và giúp ta nhiều hơn" [22, tr.37].
Hội nghị chỉ rõ: "Cuộc kháng chiến của nước ta trực tiếp chịu ảnh
hưởng lớn lao của tình hình Pháp và Trung Hoa". Cho nên, Đoàn thể ta phải
chuẩn bị đối phó với mọi biến chuyển quốc tế, nhất là biến chuyển ở hai nước
đó. "Phải theo dõi thật sát tình hình chính trị thế giới, đặc biệt là tình hình
Pháp, Trung Hoa và các nước Đông Nam Á, Châu Á và các chính sách thủ
đoạn của phản động Mĩ, có thể thấy trước các biến cố. Liên lạc chặt chẽ với
các Đảng anh em để thi hành những phương sách giúp đỡ nhau một cách
thiết thực, tích cực chuẩn bị về quân sự, chính trị để lâm thời có thể hành
động một cách táo bạo và mau lẹ, xoay chuyển tình thế, để thu thật nhiều
thắng lợi cho cuộc kháng chiến, giành lấy vinh quang cho dân tộc" [22, tr.44].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
48
Bản báo cáo "Chúng ta chiến đấu cho độc lập và dân chủ" đọc tại Hội
nghị cán bộ Trung ương lần thứ năm (8/1948) nêu rõ các dân tộc Đông
Dương đứng trong hàng ngũ phe dân chủ chống đế quốc là một đoàn quân
xung trận của phe dân chủ. "Cuộc chiến đấu của các dân tộc Đông Dương
thật là vì tự do độc lập của mình mà cũng vì hoà bình và dân chủ...
 

daigai

Well-Known Member
Trích dẫn từ zoulll:
cho mình xin tài liệu này được ko, mình cảm ơn!


Bạn download tại đây
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
H Kế toán các khoản chi của phòng kế toán ủy ban mặt trận Tổ Quốc Việt Nam huyện Tĩnh Gia Luận văn Kinh tế 0
D Ngã ba Đồng Lộc- quyết chiến điểm trên mặt trận giao thông vận tải trong chống chiến tranh phá hoại Lịch sử Việt Nam 0
S Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về nguyên tắc của Mặt trận dân tộc thống nhất vào việc đổi mới tổ chức Văn hóa, Xã hội 0
B Mặt trận tổ quốc tỉnh Hà Tĩnh với việc thực thi quyền lực chính trị của nhân dân trong giai đoạn hiệ Văn hóa, Xã hội 0
I Tiếp tục đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam qua nghiên cứu thực tiễn ở t Văn hóa, Xã hội 0
L Báo chí mặt trận với việc tuyên truyền về nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2013 Văn học 0
M Báo chí của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với hoạt động kinh tế báo chí Văn học 0
G Mối quan hệ giữa Nhà nước và Mặt trận Tổ quốc trong hệ thống chính trị Việt Nam : Luận văn ThS. Luật Luận văn Luật 0
A Vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong bầu cử đại biểu Quốc hội ở nước ta hiện nay Luận văn Luật 2
A Vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tham gia xây dựng và củng cố chính quyền nhân dân : Luận văn T Luận văn Luật 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top