Jamal

New Member
Chia sẻ miễn phí cho các bạn tài liệu: Thực trạng về công tác quản lý và dùng lòng đường, hè phố trên địa bàn Quận Ba Đình
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
DANH MỤC VIẾT TẮT 3
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG LÒNG ĐƯỜNG, HÈ PHỐ 4
1.1.Khái niệm về lòng đường, hè phố. 4
1.2 Nguyên tắc quản lý và sử dụng lòng đường, hè phố 4
1.3 Một số quy định cụ thể trong việc quản lý sử dụng lòng đường, hè phố. 5
1.3.1 Quản lý việc sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố để xe đạp, xe máy, ôtô. 5
1.3.2 Quản lý việc sử dụng tạm thời hè phố để kinh doanh buôn bán. 5
1.3.3 Quản lý việc sử dụng tạm thời hè phố để trung chuyển vật liệu xây dựng phục vụ thi công, xây dựng công trình. 5
1.3.4 Quản lý việc sử dụng tạm thời hè phố phục vụ việc cưới, việc tang. 6
1.3.5 Quản lý đào, lấp hè phố, lòng đường để thi công công trình hạ tầng kỹ thuật. 6
1.3.6 Quản lý việc xây dựng, lắp đặt các công trình nổi trên hè phố, lề đường. 6
1.3.7 Quản lý việc lắp đặt kiốt, mái che trên hè phố. 7
1.3.8 Quản lý việc lắp đặt biển báo hiệu giao thông trên lòng đường, hè phố. 7
1.3.9 Quản lý công tác vệ sinh lòng đường, hè phố. 7
1.4 Phân công trách nhiệm quản lý. 7
1.4.1 Sở giao thông vận tải. 7
1.4.2 Công an Thành phố. 8
1.4.3 Cục Thuế và Sở Tài chính. 8
1.4.4 Sở Văn hóa thông tin và các cơ quan báo, đài Thành phố. 8
1.4.5 Ủy ban nhân dân quận, huyện. 8
1.4.6 Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn. 9
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG LÒNG ĐƯỜNG, HÈ PHỐ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN BA ĐÌNH 10
2.1 Giới thiệu chung về quận Ba Đình. 10
2.2 Thực trạng quản lý và sử dụng lòng đường, hè phố trên địa bàn quận. 11
2.2.1 Một số thống kê số liệu về các tuyến phố. 11
2.2.2 Thực trạng sử dụng lòng đường, hè phố. 12
2.2.3 Hoạt động quản lý của UBND Quận, Phường và các cơ quan chuyên trách. 23
2.2.3.1 Công tác cấp giấy phép tạm thời sử dụng hè, đường phố. 23
2.2.3.2 Công tác quản lý phí, lệ phí tại các điểm sử dụng lòng đường, hè phố. 25
2.2.3.3 Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm. 27
2.2.3.4 Công tác duy tu, bảo dưỡng lòng đường, hè phố. 30
2.2.4 Một số nguyên nhân cơ bản. 30
2.2.4.1 Nguyên nhân chủ quan. 30
2.2.4.2 Nguyên nhân khách quan. 31
CHƯƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG LÒNG ĐƯỜNG, HÈ PHỐ 32
3.1 Những mục tiêu và yêu cầu đặt ra trong công tác quản lý và sử dụng lòng đường, hè phố với Quận Ba Đình. 32
3.1.1 Những mục tiêu đặt ra. 32
3.1.2 Những yêu cầu trong quản lý chỉ đạo. 33
3.2 Một số giải pháp tăng cường công tác quản lý và sử dụng lòng đường, hè phố. 34
3.2.1 Bổ sung và hoàn thiện các quy định của Nhà nước về quản lý lòng đường và hè phố. 34
3.2.2 Nâng cao vai trò, trách nhiệm của chính quyền các cấp, các ngành trên lĩnh vực đảm bảo TTĐT. 35
3.2.3 Tăng cường và nâng cao hiệu quả hoạt động của các lực lượng chuyên trách trong công tác quản lý lòng đường, hè phố. 38
3.2.3.1 Nâng cao hiệu quả hoạt động của lực lượng Thanh tra GTVT 38
3.2.3.2 Tăng cường hiệu quả hoạt động của lực lượng CA phường. 39
3.2.3.3 Tăng cường hiệu quả hoạt động của lực lượng CSTT, CS 113. 40
3.2.3.4 Nâng cao vai trò và hiệu quả hoạt động của tổ chức quần chúng, đội tự quản. 40
3.2.4 Tổ chức đợt tập trung xử lý vi phạm về TTĐT – VSMT. 41
3.2.5 Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trật tự an toàn giao thông nói chung và quy định của Thành phố về quản lý và sử dụng lòng đường, hè phố nói riêng. 42
KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 45
TÀI LIỆU THAM KHẢO 48

LỜI MỞ ĐẦU

- Lý do chọn đề tài
Là một quận nội thành của Thủ đô với sức hấp dẫn tự nhiên, quận Ba Đình trở thành một trong những địa điểm hội tụ dòng di dân tự do, các hoạt động kinh tế - xã hội khác kèm theo từ các quận, huyện khác của Hà Nội cũng như các vùng, miến khác của các tỉnh, thành phố trong phạm vi cả nước. Điều này khiến tốc độ đô thị hóa tăng nhanh đòi hỏi sự thích ứng của tốc độ phát triển cơ sở hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật và trình độ quản lý đô thị. Điều này càng trở nên bức xúc hơn với giới hạn về cả số lượng và chất lượng của quỹ đất đai quận Ba Đình, gây nên tình trạng quá tải về mọi mặt của đời sống đô thị hiện đại. Nhất là công tác quản lý cơ sở hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn quận về hệ thống hè phố, đường giao thông công chính, hệ thống cấp nước, thoát nước, cấp điện, hệ thống chiếu sáng, thông tin liên lạc, vườn hoa, cây xanh, hồ nước, công viên, còn gặp nhiều khó khăn.
Tình trạng chiếm dụng hè phố, lòng đường để kinh doanh dịch vụ, để xe đạp, xe máy, ôtô, bán hàng rong…tái diễn phức tạp, gây mất trật tự, an toàn giao thông và mỹ quan đô thị. Đặc biệt sắp tiến tới lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, mọi người khắp nơi trên thế giới sẽ đến Việt Nam để dự lễ kỉ niệm trọng đại này, nên hoạt động quản lý và sử dụng lòng đường, hè phố đang trở nên vô cùng cấp thiết. Nhưng do công tác quản lý của các cấp chính quyền chưa đề ra được các giải pháp thích hợp, đồng bộ nhằm giải quyết tình trạng trên. Việc xử lý còn thiếu chiều sâu, các chế tài chưa đủ mạnh do vậy kết quả còn hạn chế. Chính vì vậy, chúng ta cần nhận thức rõ hơn những vấn đề xung quanh hoạt động này, nhận thức đúng tầm quan trọng của nó sẽ giúp chúng ta nhanh chóng nâng cao mỹ quan đô thị và đảm bảo trật tự an toàn giao thông để góp phần thực hiện thành công chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 của nước ta.
Là một sinh viên học chuyên ngành kinh tế và quản lý đô thị, em rất muốn nhìn nhận chính xác về hoạt động này, đồng thời đóng góp vài ý kiến của mình để giúp cơ quan hoàn thiện công tác. Vì những lý do trên em chọn đề tài : “ Thực trạng về công tác quản lý và sử dụng lòng đường, hè phố trên địa bàn Quận Ba Đình.”

- Mục tiêu nghiên cứu.
- Tìm hiểu việc thực hiện công tác quản lý và sử dụng lòng đường, hè phố của Quận Ba Đình để đánh giá những mặt tích cực và những mặt còn tồn tại.
- Trên cơ sở của việc đánh giá đóng góp những biện pháp để việc quản lý đạt hiệu quả cao hơn.

- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động quản lý và sử dụng trên bề mặt lòng đường, hè phố. Không nghiên cứu về các công trình cấp, thoát nước, chiếu sáng, thông tin khác dưới lòng đường, hè phố.
- Phạm vi nghiên cứu: Quận Ba Đình.

- Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp thông tin, phương pháp tổng kết thực tiễn được sử dụng nhiều.

- Nội dung nghiên cứu.
Đề tài nghiên cứu chia làm ba chương với các vấn đề sau:
Chương I: Cơ sở lý luận khoa học về quản lý và sử dụng lòng đường, hè phố.
Chương II: Thực trạng về công tác quản lý và sử dụng lòng đường, hè phố trên địa bàn Quận Ba Đình.
Chương III: Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng lòng đường, hè phố trên địa bàn Quận Ba Đình.

Tuy nhiên, đây là một vấn đề phức tạp mặt khác do thời gian và trình độ còn hạn nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót; em mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô là giảng viên của khoa Kinh tế và quản lý Môi trường- Đô thị, Trường Đại học Kinh tế quốc dân HN và các bạn đọc để đề tài được hoàn thiện hơn.




Link download:


- Bạn nào có tài liệu gì hay , up lên đây chia sẻ cùng anh em.
- Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở forum, , đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
 

dongta0611

New Member
Chủ thớt hình như chưa đặt bản thân vào vị trí của người lao động, họ vất vả mưu sinh để kiếm sống nuôi gia đình, nuôi con ăn học....chưa kể nếu không có họ, chúng ta liệu có định hình được trong tư tưởng rằng cần vật liệu xây dựng cứ lên Cát Linh, cần đồ công nghệ cứ ra Thái Hà, v.v....

Theo mình, điều quan trọng nhất vẫn là giúp người dân, người lao động nhận thức chính xác hơn điều họ cần thực hiện. Ví dụ như lấy yếu tố "người văn minh" để thuyết phục họ tự đảm bảo trật tự lòng hè đường, giữ môi trường luôn sạch đẹp không chỉ về cảm quan. Thiết nghĩ, ai cũng muốn mình là "người văn minh", bởi ai cũng có thể diện của mình cả, bạn ạ.
 

tctuvan

New Member
Re: Thực trạng về công tác quản lý và dùng lòng đường, hè phố trên địa bàn Quận Ba Đình

Do người thực thi luật hết, làm nghiêm thì họ sẽ tự có ý thức không lấn chiếm lòng đường. Chứ như hiện nay cứ xuề xòa cho qua, thì kiểm tra xong đâu lại vào đấy.
 

dongta0611

New Member
Re: Thực trạng về công tác quản lý và dùng lòng đường, hè phố trên địa bàn Quận Ba Đình

Trích dẫn từ tctuvan:
Do người thực thi luật hết, làm nghiêm thì họ sẽ tự có ý thức không lấn chiếm lòng đường. Chứ như hiện nay cứ xuề xòa cho qua, thì kiểm tra xong đâu lại vào đấy.


Luật vốn dĩ là thứ được lập ra dựa vào thống kê từ quá khứ, không thể đem ra áp dụng với thực trạng của hiện tại được, vì sẽ không phù hợp và gây phát sinh những hệ quả khó lường. Bạn thử hình dung một gia đình chỉ trông chờ vào cái gian hàng sập sệ, mà bạn cầm dùi cui đi "càn quét" thì số phận họ sẽ đi về đâu?
 

tctuvan

New Member
Re: Thực trạng về công tác quản lý và dùng lòng đường, hè phố trên địa bàn Quận Ba Đình

Trích dẫn từ dongta0611:
Trích dẫn từ tctuvan:
Do người thực thi luật hết, làm nghiêm thì họ sẽ tự có ý thức không lấn chiếm lòng đường. Chứ như hiện nay cứ xuề xòa cho qua, thì kiểm tra xong đâu lại vào đấy.


Luật vốn dĩ là thứ được lập ra dựa vào thống kê từ quá khứ, không thể đem ra áp dụng với thực trạng của hiện tại được, vì sẽ không phù hợp và gây phát sinh những hệ quả khó lường. Bạn thử hình dung một gia đình chỉ trông chờ vào cái gian hàng sập sệ, mà bạn cầm dùi cui đi "càn quét" thì số phận họ sẽ đi về đâu?


Không phù hơp thì đóng góp để sửa luật. Thế theo bạn thì nên làm thế nào?
 

dongta0611

New Member
Re: Thực trạng về công tác quản lý và dùng lòng đường, hè phố trên địa bàn Quận Ba Đình

Trích dẫn từ tctuvan:
Trích dẫn từ dongta0611:
Trích dẫn từ tctuvan:
Do người thực thi luật hết, làm nghiêm thì họ sẽ tự có ý thức không lấn chiếm lòng đường. Chứ như hiện nay cứ xuề xòa cho qua, thì kiểm tra xong đâu lại vào đấy.


Luật vốn dĩ là thứ được lập ra dựa vào thống kê từ quá khứ, không thể đem ra áp dụng với thực trạng của hiện tại được, vì sẽ không phù hợp và gây phát sinh những hệ quả khó lường. Bạn thử hình dung một gia đình chỉ trông chờ vào cái gian hàng sập sệ, mà bạn cầm dùi cui đi "càn quét" thì số phận họ sẽ đi về đâu?


Không phù hơp thì đóng góp để sửa luật. Thế theo bạn thì nên làm thế nào?



Hãy thử đặt mình vào vị trí của người khác, ở đây là người lao động, bạn sẽ tự có câu trả lời thôi :)
 

tctuvan

New Member
Re: Thực trạng về công tác quản lý và dùng lòng đường, hè phố trên địa bàn Quận Ba Đình

Trích dẫn từ dongta0611:
Hãy thử đặt mình vào vị trí của người khác, ở đây là người lao động, bạn sẽ tự có câu trả lời thôi :)


Hãy thử đặt bạn vào vị trí người quản lý xem có dễ dàng không? Mình không ủng hộ việc càn quét, tịch thu người bán rong... cơ bản là phải bắt người ta bán đúng chỗ đã sắp xếp. Còn tịch thu mà không định hướng chỗ bán cho người ta thì nhẫn tâm
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Tìm hiểu về bộ chứng từ trong thanh toán xuất nhập khẩu thực trạng và các giải pháp hoàn thiện tại Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng kiến thức thái độ hành vi về sức khỏe sinh sản ở học sinh trung học phổ thông huyện Đại Từ Thái Nguyên Y dược 0
C Tìm Thực trạng và giải pháp về đầu tư và sử dụng vốn cho cơ sở hạ tầng nông nghiệp nông thôn Tài liệu chưa phân loại 0
D lý luận chung về gia đình – liên hệ với thực trạng gia đình ở việt nam hiện nay Văn hóa, Xã hội 0
D Nghiên cứu đánh giá tiềm năng về sản lượng Biogas và thực trạng sử dụng năng lượng biogas tại khu vực Đan – Hoài – Hà Nội Khoa học Tự nhiên 0
D Tìm hiểu về thực trạng công tác tổ chức phân công hiệp tác lao động tại một tổ chức, từ đó đưa ra đánh giá, nhận xét và hướng hoàn thiện Luận văn Kinh tế 0
D Nguyên nhân và thực trạng về giao thông ở các đô thị nước ta Văn hóa, Xã hội 1
V Thực trạng về lao động việc làm và vấn đề giải quyết việc làm ở tỉnh Thỏi Bỡnh Luận văn Kinh tế 0
Y Thực trạng về cấu trúc tài chính và chi phí sử dụng vốn tại công ty cổ phần chế biến thủy sản xuất k Luận văn Kinh tế 0
V Thực trạng về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Nhà Máy Chế Biến Gỗ FORIMEX II Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top