daigai

Well-Known Member
Văn tự sự

I. Đặc điểm
1. Tự sự là cách trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối
cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa.
2. Những yếu tố cơ bản của bài tự sự:
1 Sự việc: Các sự kiện xảy ra.
1 Nhân vật: Người làm ra sự việc (gồm nhân vật chính và nhân vật phụ)
1 Cốt truyện: Trình tự sắp xếp các sự việc.
1 Người kể: Có thể là một nhân vật trong câu chuyện hay người kể vắng mặt.

II. Yêu cầu của bài văn tự sự ở lớp 6
1. Với bài tự sự kể chuyện đời thường
1 Biết sắp xếp sự việc theo một trình tự có ý nghĩa.
1 Trình bày bài văn theo một bố cục mạch lạc 3 phần.
1 Tuỳ theo yêu cầu đối tượng kể để lựa chọn tình huống và sắp xếp sự việc có ý nghĩa.
2. Với bài tự sự kể chuyện tưởng tượng
1 Biết xây dựng cốt truyện tạo tình huống tưởng tượng hợp lý.
1 Câu chuyện tưởng tượng phải có ý nghĩa và bố cục rõ ràng. (theo kết cấu 3 phần của bài tự sự)

III. Cách làm bài văn tự sự ở lớp 6
Tuỳ theo từng dạng bài tự sự ở lớp 6 để có cách trình bày dàn ý và viết bài cho phù hợp. Dướic
đây là một vài gợi dẫn.
1. Với dạng bài: Kể lại một câu chuyện vừa được học bằng lời văn của em
1 Yêu cầu cốt truyện không thay đổi.
1 Chú ý phần sáng tạo trong mở bài và kết luận.
1 Diễn đạt sự việc bằng lời văn của cá nhân cho linh hoạt trong sáng.
2. Với dạng bài: Kể về người
1 Chú ý tránh nhầm sang văn tả người bằng cách kể về công việc, những hành động, sự việc mà
người đó đX làm như thế nào. Giới thiệu về hình dáng tính cách thể hiện đan xen trong lời kể việc,
tránh sa đà vào miêu tả nhân vật đó.
3. Với bài: Kể về sự việc đời thường
1 Biết hình dung trình tự sự việc cho xác thực, phù hợp với thực tế.
1 Sắp xếp sự việc theo thứ tự nhằm nổi bật ý nghĩa câu chuyện
1 Lựa chọn ngôi kể cho đúng yêu cầu của bài văn.
4. Cách kể một câu chuyện tưởng tượng
*Các dạng tự sự tưởng tượng ở lớp 6:
1 Thay đổi hay thêm phần kết của một câu chuyện dân gian.
1 Hình dung gặp gỡ các nhân vật trong truyện cổ dân gian.
1 Tưởng tượng gặp gỡ những người thân trong giấc mơ....
*Cách làm:
1 Xác định được đối tượng cần kể là gì? (sự việc hay con người)
1 Xây dựng tình huống xuất hiện sự việc hay nhân vật đó.
1 Tưởng tượng các sự việc, hoạt động của nhân vật có thể xảy ra trong không gian cụ thể như thế nào?

Bài văn mẫu cho các bạn: :write:

tui là Cún con, hàng ngày tui rong ruổi dạo chơi loanh quanh trong nhà và ít khi được đi đâu
xa, do đó tui ít biết được những việc ngoài xà hội ngoại trừ những chuyện xảy ra quanh mình.
Một hôm tui tha thẩn chơi ngoài bờ ao xem mấy chú cá rô phi tung tăng bơi lội dưới nước, bỗng
tui thấy tiếng ộp, ộp rất to và thoắt một cái, một anh ếch xanh đà ngồi chồm hỗm trước mặt tôi. Đôi
mắt mắt anh mở to nhìn tui một hồi, rồi đằng hắng giọng, anh hỏi tôi:
1 Này nhà anh kia. Anh là ai mà dám ngồi trên đất của nhà ta.
tui nhận ra đó chính là anh ếch đà trú ngụ khá lâu ở trong ao nhà chủ tôi. Thấy anh ta lớn
tiếng, tui nói:
1 Sao anh lớn tiếng như vậy? Đây là nhà anh hả?
1 Phải rồi, trên thế gian này có chỗ nào không phải là đất của nhà ta. Bởi ta là chúa tể của muôn
loài mà. Ngươi có thấy mỗi khi ta lên tiếng là át hết tất cả muôn loài. Bởi vậy ai nghe thấy tiếng của
ta cũng phải khiếp sợ. Đồ nhài nhép như ngươi kia ta chỉ cần hô lên một tiếng là sợ ngay.
1 Anh nghĩ rằng kể cả chúa tể rừng xanh cũng phải khiếp sợ anh ư?
1 Đúng vậy, ta là nhất nhất, chẳng loài nào vượt qua được ta cả.
Nghe anh ta hênh hoang tui phì cười:
1 Anh dám khinh thường cả chúa sơn lâm kia à.
1 Với ta hắn chẳng là cái gì hết.
1 Vậy anh có dám đấu với hắn không?
1 Ta chẳng sợ, nếu ta mà gặp hắn, ta sẽ cho hắn một trận.
Vừa lúc đó bác Trâu đang nhai rơm ở góc vườn bỗng lên tiếng:
1 Thế ngươi có dám đấu với ta không?
Nhìn mặt bác Trâu đỏ nhừ, đôi mắt trợn lên, có lẽ bác bực mình vì sự huênh hoang của anh ếch
quá nên mới lên tiếng, chứ thường ngày bác rất hiền lành. ếch ta nghe thấy tiếng bác ồm ồm, và
trông dáng điệu lại có ì ạch, nên có vẻ chẳng sợ sệt gì cả. Anh ta nhìn bác một hồi từ đầu đến chân,
giọng đầy khinh miệt:
1 Hừ, cái thứ như ngươi mà cũng dám trêu ngươi với ta hả.
Bác Trâu lúc này đà bực mình thực sự, bác đi nhanh về phía chú ếch, lấy mõm hất tung chú ếch
xanh lên, làm chú ta lộn mấy vòng trên không trung. tui hoảng qua vội nhắm tịt mắt lại. Và tui
nghe rất rõ tiếng chú ếch xanh kêu cứu thất thanh.
Nhưng may quá khi rơi xuống thì anh ếch rơi đúng đám lá sen nên vẫn giữ được mạng sống.
Anh ta vùng dậy rối rít xin bác Trâu tha mạng. Bác Trâu không thèm nói câu nào, lừ lừ bước đi.
Chờ cho bác Trâu đi xa rồi tui mới thấy anh ếch lồm cồm nhảy về ổ. tui hỏi với theo:
1 Anh có bị làm sao không?
1 tui không sao. Nghe giọng anh ta không còn thấy tự cao như khi trước nữa.
Nói xong anh ếch lặn một mạch, có lẽ anh ta vẫn chưa hết run. Âu đó là một bài học nhớ đời
cho anh ta. Có lẽ từ sau anh ta sẽ không còn thói huênh hoang, phét lác nữa.
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top