yenbeckham

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, nền kinh tế nước ta đã có những bước phát triển rõ rệt, đời sống nhân dân được cải thiện và nâng cao, tạo tiền đề cho sự phát triển nền kinh tế, khoa học - công nghệ, ổn định về chính trị, từng bước khẳng định vị trí của đất nước ta trong trường khu vực và quốc tế.
Hành trang của mỗi sinh viên kinh tế khi rời khỏi giảng đường đại học không chỉ là những kiến thức đơn thuần là lý thuyết mà sinh viên cần biết ứng dụng lý thuyết trong phân tích hoạt động kinh doanh trên thực tế, đợt thực tập tốt nghiệp chính là nhằm giúp sinh viên đạt được mục đích đó; đồng thời định hướng hoàn thiện cho công việc (ngành nghề) khi ra trường mà sinh viên có mong muốn làm.
Ngành thép sản xuất ra các sản phẩm quan trọng góp phần xây dựng các công trình trên toàn cầu. Đây là ngành thiết yếu, có yếu tố xã hội cao. Công ty TNHH Thương Mại và Sản Xuất Ngọc Thanh hoạt động lĩnh vực sản xuất kinh doanh sắt thép. Đây là công ty có qui mô lớn, đầy đủ các phòng ban và khả năng thu thập dữ liệu tốt nên em quyết định thực tập tại Công ty.
Nội dung của bài báo cáo gồm 3 phần:
Phần I : Giới thiệu chung về Công ty
Phần II : Phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty
Phần III: Đánh giá chung và định hướng đề tài tốt nghiệp
Trong thời gian qua với sự nỗ lực của bản thân cùng sự tận tâm dậy bảo của cô Phạm Mai Chi, đồng thời được sự nhiệt tình giúp đỡ của ban giám đốc, các phòng ban chức năng khác cuả công ty Ngọc Thanh em đã hoàn thành báo cáo thực tập tổng hợp chuyên ngành quản trị kinh doanh.
Mặc dù đã có những cố gắng song thời gian thực tập có hạn nên báo cáo tổng hợp này em chưa nêu hết được những kế hoạch cụ thể trong hoạt động kinh doanh của công ty mà chỉ khái quát những nét có tính chất cơ bản nhất, phân tích các hoạt động phát triển của công ty.Em mong cô chỉ bảo và giúp đỡ để báo cáo lần sau em hoàn thành tốt hơn. Em xin chân thành cảm ơn!

PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI
VÀ SẢN XUẤT NGỌC THANH
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty
1.1.1 Tên, địa chỉ của công ty
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ SẢN XUẤT NGỌC THANH
* Hình thức pháp lý
- Là Công ty TNHH có hai thành viên trở lên.
- Có mức vốn điều lệ 5.000.000.000đ
* Địa chỉ giao dịch của công ty
Trụ sở chính : 529 đường Giải Phóng, Đồng Tâm, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh số: 0101425182
Nơi cấp: Phòng Đăng ký kinh doanh Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội
Ngày cấp: 12/02/2001
Tel/Fax : 38643193
1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
Công ty TNHH TM&SX NGỌC THANH được thành lập ngày 13/1/2001. Công ty ra đời tiền thân là công ty tư nhân được thành lập dựa trên cơ sở của luật doanh nghiệp, sau gần 9 năm xây dựng và phát triển, đến nay công ty đã trở thành công ty kinh doanh sắt thép công nghiệp có thương hiệu tại Việt Nam.
Từ lĩnh vực kinh doanh ban đầu một số sản phẩm thép đen ,nay công ty còn kinh doanh các loại như thép mạ kẽm, ống thép, thép không gỉ, và máy móc thiết bị …Ngọc Thanh không chỉ biết đến là công ty kinh doanh thương mại ,mà còn được đánh giá cao bởi sự đầu tư công nghệ cắt xẻ các loại sắt thép, với doanh thu khá lớn. Cán bộ công nhân viên trong công ty đang cùng trung sức xây thương hiệu Ngọc Thanh; để Ngọc Thanh ngày càng uy tín và quen thuộc với người Việt nam.
1.2 Chức năng, nhiệm vụ
1.2.2 Các chức năng nhiệm vụ của công ty
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình công ty phải đảm nhận những nhiệm vụ chính sau:
Tổ chức sản xuất kinh doanh theo đúng ngành nghề, mục đích đã được thành lập
Sản xuất gia công theo đơn đặt hàng của khách hàng
Chủ động tìm hiểu thị trường, khách hàng kí kết hợp đồng kinh tế với đối tác
Trên cơ sở đặt hàng tiến hành xây dựng kế hoạch sản xuất, kỹ thuật, tài chính và tổ chức thực hiện kế hoạch
Bảo toàn vốn, phát triển vốn, thực hiện nhiệm vụ và nghĩa vụ đối với Nhà nước
Thực hiện phân phối theo kết quả lao động, chăm lo và không ngừng cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ công nhân, bảo vệ doanh nghiệp, bảo vệ sản xuất, bảo vệ môi trường, giữ gìn trật tự an ninh và an toàn xã hội
Hàng năm nhà máy tổ chức nhiều đợt thi tay nghề, nâng bậc lương, đào tạo bồi dưỡng cán bộ quản lý, nâng cao tay nghề cho đội ngũ công nhân trong toàn nhà máy về trình độ văn hoá, khoa học, kỹ thuật và chuyên môn nghiệp vụ.
1.2.2 Các hàng hóa và dịch vụ hiện tại
Công ty chuyên kinh doanh các mặt hàng như: Sản xuất thép, gia công các sản phẩm thép; Mua bán sắt thép, ống thép, kim loại màu (Kết cấu thép, phôi thép, sắt xây dựng, kim loại màu.
1.3 Công nghệ sản xuất của một số sản phẩm chủ yếu
1.3.1 Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất
*Sơ đồ 1: Giới thiệu qua về quy trình công nghệ cán thép:
Phôi thép
Nung phôi
Cán thép
Làm nguội

Cắt nguội
Nắn thẳng
Phân loại
Đóng bó
1.3.2 Nội dung cơ bản của các bước công việc trong quy trình công nghệ
* Chuẩn bị vật liệu (Phôi thép)
Nguyên - vật liệu chính sử dụng trong sản xuất là phôi vuông nhập ngoại có thiết diện mặt cắt là 60x60mm, 65x65mm, 100x100mm, 120x120mm, 125x125mm, số lượng Phôi nguyên nhập ngoại, khoảng 50.000 tấn/năm. Tuỳ theo yêu cầu sản xuất, cắt Phôi bằng đèn của loại Phôi phù hợp với quy cách mà quy trình công nghệ quy định. Trong khi cắt phải tiến hành chi phôi của sản phẩm có liên quan để chia, cắt hợp lý nhằm tiết kiệm tối đa nguyên liệu. Phôi liệu được dùng để cán riêng cho từng sản phẩm được xếp thành đống theo quy hoạch của kho phôi.
* Nung Phôi
Phôi được xếp trên đường trượt một hay hai hàng tuỳ theo độ dài của từng loại Phôi (Phải bảo đảm bằng đầu, bằng đuôi) và được đưa vào lò bằng máy đẩy thuỷ lực. Phôi được nung trong lò đạt nhiệt độ từ 1150  12500ºC tại vùng nung. Trong quá trình nung Phôi phải điều chỉnh nhiệt độ hợp lý giữa các vùng nung trong lò, tránh các khuyết tật như nung nóng quá, quá cháy. Nhiệt phôi ra lò phải phù hợp với nhiệt độ cán và phải đạt nhiệt độ từ 1100  11500ºC.
* Cán thép
Nhiệt độ trượt đầu tiên tối thiểu phải đạt 1050  11500ºC thép được cán 10 lần trong đó 5 lần qua máy cán thành phẩm. Nhiệt độ kết thúc cán phải đạt từ 800  8500ºC. Trước khi cán phải kiểm tra trạng thái lắp trục, dẫn đỡ và thường xuyên phải chỉnh định trong quá trình sản xuất nhằm đảm bảo quá trình được liên tục cũng như chất lượng sản phẩm.
* Cắt thép
Thép cỡ nhỏ được cắt ở trạng thái nguội trên máy đột rập theo kích cỡ quy định trước. Trong khi nắn đồng thời tiến hành phân loại ngay những thanh không đạt tiêu chuẩn được xếp riêng ra nơi quy định để chờ xử lý.
* Đóng bó
Thép chính phẩm được đóng bó, trọng lượng mỗi bó được quy định từ 2.7  3 tấn. hay theo yêu cầu của khách hàng (nếu có). Sau khi đóng bó đánh dấu sơn vào đầu thép, mầu sơn theo quy định riêng của mỗi loại sản phẩm theo tiêu chuẩn. Tiến hành nhập kho thành phẩm hay xuất bán ngay.
1.4 Hình thức tổ chức sản xuất
Nhằm đảm bảo phục vụ tối đa yêu cầu bán hàng của công ty về số lượng và chủng loại hàng hoá cũng như thời gian giao hàng. Lập kế hoạch sản xuất cho các dây chuyền máy cắt, máy uốn, máy vét, máy mạ, máy ren và sơn đầu ống- áp dụng cho các bộ phận, cá nhân có liên quan tại Công ty TNHH Thương Mại và Sản Xuất Ngọc Thanh.
a. Lập lệnh sản xuất
Trưởng phó phòng kinh doanh chịu trách nhiệm lập kế hoạch sản xuất theo các kỳ kế hoạch dựa trên các yếu tố sau:
Báo cáo tồn nguyên vật liệu, bán thành phẩm.
Tình trạng khuôn mẫu, máy móc, thiết bị.
Đơn đặt hàng, nhu cầu thường xuyên của khách hàng.
Kết quả thực hiện KHSX của kỳ kế hoạch trước.
đoán nhu cầu thị trường.
Lượng tồn kho tối thiểu cần có.
Hoạch định chiến lược sản xuất của công ty,
Sau khi xem xét các yếu tố nêu trên trưởng phòng kinh doanh, phó phòng kinh doanh lập kế hoạch sản xuất và chuyển cho ban giám đốc xem xét phê duyệt.
KHSX kỳ sau có thể bao gồm một số loại hàng mà KHSX kỳ trước chưa thực hiện được .KHSX phải được chuyển xuống nhà máy trước ít nhất một ngày so với ngày đầu của kỳ kế hoạch.


b.Phê duyệt
Sau khi lập xong KHSX, trưởng phòng kinh doanh phó phòng kinh doanh có trách nhiệm trình cho Ban giám đốc xem xét phê duyệt. Nếu ban giám đốc không đồng ý với kế hoạch đã lập thì trưởng hay phó phòng kinh doanh phải lập lại. Nếu được phê duyệt thì phong kinh doanh chuyển một bản xuống nhà máy, giám đốc nhà mày và nhân viên điều độ sản xuất tiếp nhận KHSX mới phải xem xét lại KHSX cũ, thực tế tình trạng máy móc thiết bị, lượng tồn kho nguyên vật liệu để ra các lệnh sản xuất.
Sơ đồ 2 Quy trình sản xuất
Qua hơn 1 năm hoạt động tài sản của doanh nghiệp tăng 40.108.161.677 đồng chủ yếu là do các khoản phải thu tăng 19.538.696.482 đồng tương ứng tăng 11,74%; hàng tồn kho tăng 10.117.734.425 đồng tương ứng 9,36% và TSCĐ tăng 3.609.341.640 tương ứng với 5,62% do công ty đang trong giai đoạn đầu tư mở rộng sản xuất, trong kỳ mua thêm nhiều trang thiết bị phục vụ sản xuất nhưng tài sản tăng chủ yếu do tỷ trọng khoản phải thu tăng và hàng tồn kho tăng thì công ty cần có những biện pháp thích hợp để cơ cấu tài sản được tốt hơn.

2.5.3. Phân tích một số tỷ số tài chính:
●. Các tỷ số về khả năng thanh toán:
Tình hình tài chính được coi là lành mạnh trước hết phải được thể hiện ở khả năng chi trả. Đây là chỉ tiêu được rất nhiều người quan tâm như người đầu tư, người cho vay, người cung cấp nguyên vật liệu,…Họ luôn đặt câu hỏi: hiện doanh nghiệp có đủ khả năng chi trả các món nợ tới hạn không?
- Tỷ số khả năng thanh toán chung(hiện hành):
KHH = TS ngắn hạn
Nợ ngắn hạn

KHH (2008) = 289.079.701.362 = 0,927
311.912.699.195

KHH ( 2009) = 325.578.520.968 = 0,993
327.825.120.401
Cuối năm 2009 sau hơn một năm hoạt động thì chỉ số khă năng thanh toán hiện hành của công ty tăng lên. Nhưng chỉ số này nhìn chung là cao, có nghĩa là công ty đầu tư quá nhiều vào ngắn hạn, việc quản trị tài sản lưu động của công ty không hiệu quả bởi có quá nhiều hàng tồn kho (năm 2009 tăng 11,74%)và các khoản phải thu (năm 2009 tăng 9,39)
- Tỷ số khả năng thanh toán nhanh:
KN = TSNH – HTK
Nợ ngắn hạn

KN (2008) = 289.079.701.362-108.042.790.857 = 0,580
311.912.699.195

KN (2009) = 325.578.520.968 - 124.160.525.282 = 0,614
327.825.120.401
Hệ số khả năng thanh toán nhanh cho biết khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp mà không phụ thuộc vào việc bán tài sản dự trữ (tồn kho), nó phản ánh khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp trong thời gian ngắn . Năm 2009 khả năng thanh toán nợ của công ty tăng so với năm 2008.
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ SẢN XUẤT NGỌC THANH 2
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty 2
1.1.1 Tên, địa chỉ của công ty 2
1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty 2
1.2 Chức năng, nhiệm vụ 2
1.2.2 Các chức năng nhiệm vụ của công ty 2
1.2.2 Các hàng hóa và dịch vụ hiện tại 3
1.3 Công nghệ sản xuất của một số sản phẩm chủ yếu 3
1.3.1 Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất 3
1.3.2 Nội dung cơ bản của các bước công việc trong quy trình công nghệ 3
1.4 Hình thức tổ chức sản xuất 4
1.5 Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty 6
1.5.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức 6
1.5.2 Chức năng nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận quản lý 6
PHẦN 2. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 8
2.1Tình hình tiêu thụ sản phẩm và công tác marketing 8
2.1.1Tình hình tiêu thụ sản phẩm trong những năm gần đây 8
2.1.2Chính sách sản phẩm –thị trường 9
2.1.3 Chính sách giá 10
2.1.4 Chính sách phân phối 11
2.1.5 Chính sách xúc tiến bán 12
2.1.6. Công tác thu thập thông tin marketing của doanh nghiệp 14
2.1.7 Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn 15
2.1.8 Nhận xét về tình hình tiêu thụ và công tác marketing của công ty 15
2.2 Phân tích công tác lao động, tiền lương 16
2.2.1 Cơ cấu lao động của công ty 16
2.2.2 Định mức lao động 16
2.2.3 Tình hình sử dụng thời gian lao động 17
2.2.4. Năng suất lao động: 18
2.2.5 Tuyển dụng và đào tạo lao động 19
2.2.6 Tổng quỹ lương và đơn giá tiền lương 19
2.2.7. Tình hình trả lương cho các bộ phận và cá nhân: 20
2.2.8. Nhận xét về công tác lao động và tiền lương của Công ty 24
2.3 Phân tích công tác quản lý vật tư,tài sản cố định 24
2.3.1 Các loại nguyên vật liệu dung trong ngành 24
2.3.2. Cách xây dựng mức sử dụng nguyên vật liệu 24
2.3.3. Tình hình sử dụng nguyên vật liệu 24
2.3.4. Tình hình dự trữ, bảo quản và cấp phát nguyên vật liệu 26
2.3.5. Cơ cấu và tình hình hao mòn của tài sản cố định 26
2.3.6.Phân tích tình hình sử dụng Tài sản cố định 29
2.3.7. Nhận xét về công tác quản lý vật tư và tài sản cố định của Công ty 30
2.4. Phân tích chi phí và giá thành 31
2.4.1. Các loại chi phí của Công ty 31
2.4.2 Công tác xây dựng giá thành kế hoạch của công ty 32
2.4.3 Phương pháp tập hợp chi phí và tính giá thành thực tế 33
2.4.4 Các loại sổ sách kế toán 34
2.5 Phân tích tình hình tài chính của công ty 35
2.5.1. Phân tích bảng báo cáo hoạt động kinh doanh: 36
2.5.2. Phân tích bảng cân đối kế toán 37
2.5.3. Phân tích một số tỷ số tài chính: 40
2.5.4. Nhận xét tình hình tài chính của doanh nghiệp 44
PHẦN 3: ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP 44
3.1. Đánh giá chung về các mặt quản trị của doanh nghiệp 44
3.1.1. Các ưu điểm 44
3.1.2. Những hạn chế 44
3.2. Định hướng đề tài tốt nghiệp 44



Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

Các chủ đề có liên quan khác

Top