chjken_b0y2904

New Member

Download miễn phí Đề tài Các chính sách khuyến khích xuất khẩu đối với mặt hàng cà phê của chính phủ Việt Nam





MỤC LỤC
Lời mở đầu 1
I. Tình hình xuất khẩu cà phê Việt Nam trong năm gần đây 1
II. Các chính sách khuyến khích xuất khẩu cà phê của chính phủ Việt Nam 3
1. Chính sách đối với sản xuất 3
1.1 Chính sách đất đai 3
1.2 Chính sách về nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ và đào tạo 3
1.3 Chính sách tài chính, tín dụng 4
1.4 Chính sách thuế 6
2. Chính sách đối thương mại 6
III. Các mặt đạt được và chưa được đối với các chính sách khuyến khích xuất khẩu cà phê của chính phủ Việt Nam 7
1. Đối với các chính sách nói chung 7
2. Các mặt còn hạn chế đối với việc xuất khẩu cà phê của Việt Nam 9
IV. Các giải pháp cho việc xuất khẩu cà phê Việt Nam 10
1. Xây dựng chiến lược phát triển thị trường, điều chỉnh hợp lý cơ cấu sản phẩm hướng đến các thị trường có giá trị gia tăng cao 10
2. Ổn định diện tích trồng cà phê theo quy hoạch; thực hành các quy trình canh tác bền vững 10
3. Tập trung nâng cao chất lượng, đa dạng hoá sản phẩm chế biến; xây dựng và khẳng định thương hiệu cà phê Việt Nam trên trường Quốc tế 11
4. Xây dựng hệ thống tiêu thụ cà phê hiện đại, thích ứng với quá trình giao dịch mua bán trong nước và quốc tế 12
5. Đổi mới các hình thức tổ chức sản xuất, tạo liên kết, gắn bó lợi ích giữa người trồng, doanh nghiệp chế biến và các cơ sở dịch vụ 13
6. Tăng cường vai trò quản lý Nhà nước và của Hiệp hội ngành hàng 13
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

triệu bao, thấp hơn so với mức 63,9 triệu bao năm ngoái, trong khi đó, lượng cà phê Robusrta xuất khẩu là 32,6 triệu bao, cũng thấp hơn năm ngoái với 34,2 triệu bao.
Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) dự báo xuất khẩu cà phê thế giới vụ 2008/09 sẽ tăng 6 % so với vụ trước: Brazil tăng 22 %; Việt Nam tăng 20 %; Colombia tăng 1,5 %; Indonesia tăng 8 %.
Trước tình hình biến động cà phê thế giới, có thế nói rằng niên vụ 2007 – 2008 là giảm hơn so với năm trước cùng kỳ, tuy nhiên do cầu về cà phê của thế giới vẫn ổn định 2%/năm, vì vậy mà luợng tiêu thụ cà phê thế giới sẽ vấn tiếp tục gia tăng. Với tình hình biến động càphê thế giới, tình hình càophê của Việt Nam sẽ ra sao?
Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê lớn thứ 2 thế giới, hàng năm lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam khoảng 850.000 tấn cà phê sang hơn 70 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó năm 2007 là hơn 1 triệu tấn, đạt kim ngạch hơn 1,6 tỷ USD. Riêng trong 6 tháng đầu năm nay, trong bối cảnh giá cà phê thế giới tăng theo chiều hướng tích cực,kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này đã đạt trên 1 tỷ USD, vượt xa con số cùng kỳ năm ngoái.
Số liệu thống kê cho thấy, năm 2006 Việt Nam xuất khẩu cà phê đạt 0,97 tỷ USD, năm 2007 đã tăng lên hơn 1,64 tỷ USD. Chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm 2008, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này đã đạt trên 1 tỷ USD. Các chuyên gia thị trường nhận định, kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam năm 2008 đạt mốc 2 tỷ USD là trong tầm tay. Hiện cà phê Việt Nam đang xuất khẩu sang khoảng 70 nước trên thế giới. Ngành cà phê Việt Nam hoàn toàn có cơ hội phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới với những thuận lợi sẵn có của ngành cũng như cơ hội thị trường thế giới mang lại. Lượng cà phê Việt Nam xuất khẩu ra thế giới là khá cao.
Với tình hình xuất khẩu cà phê của Việt Nam là tương đối lớn, sau đây chúng ta nghiên cứu một vài chính sách của chính phủ Việt Nam khuyến khích xuất khẩu càphê ra thế giới.Nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của cà phê Việt Nam trên cơ sở khai thác tối đa lợi thế so sánh của sản phẩm trên thị trường xuất khẩu và nội địa; phát triển toàn diện, bền vững, hiện đại hóa đồng bộ các khâu: sản xuất nông nghiệp – chế biến công nghiệp – giao dịch thương mại. Đến năm 2020, toàn bộ sản phẩm cà phê Việt Nam được sản xuất – chế biến hợp chuẩn, hợp quy, giao dịch bình đẳng tại các sàn giao dịch trong nước và nước ngoài với giá bán ngang bằng hay cao hơn giá sản phẩm cùng loại trên thị trường; giá trị gia tăng của sản phẩm do yếu tố chất lượng mang lại tăng từ 30 - 50% (tính theo giá cố định); hạn chế tối đa những thiệt hại đối với ngành cà phê do sự biến động bất lợi của thị trường thế giới; góp phần ổn định cuộc sống, cải thiện thu nhập của người trồng cà phê, trong đó phần đông là đồng bào các dân tộc thiểu số; nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp và vị thế của cà phê Việt Nam trên trường quốc tế; đóng góp đáng kể vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa Đất nước.
Các chính sách đó có nhằm khuyến khích, thúc đẩy, tạo điều kiện cho việc xuất khẩu cà phê Việt Nam không? Những chính sách đó có đạt được các yêu cầu của việc khuyến khích xuất khẩu càphê của Việt Nam?
II. Các chính sách khuyến khích xuất khẩu cà phê của chính phủ Việt Nam
1. Chính sách đối với sản xuất
Muốn có được nhiều lượng cà phê, thì trước tiên chính phủ Việt Nam cần ưu tiên cho việc sản xuất ra lượng cà phê đó. Nhằm thúc đẩy việc sản xuất cà phê thì cần có những chính sách về sản xuất bao gồm như chính sách về đất đai, chính sách về nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ và đào tạo, chính sách về tài chính và tín dụng, … các chính sách trên đều nhằm khuyến khích cho việc sản xuất cà phê
1.1 Chính sách đất đai
Phối hợp với các cơ quan hữu quan, nghiên cứu, đề xuất với Chính phủ các chính sách khuyến khích, hỗ trợ nông dân, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tổ chức sản xuất lớn, an toàn, bền vững, như:
- Khuyến khích các hộ nông dân trồng cà phê liên kết sản xuất dưới các hình thức tổ hợp tác, HTX để sản xuất, sơ chế và kinh doanh.
- Người trồng cà phê trong vùng quy hoạch được dùng quyền sử dụng đất và tài sản trên đất để góp cổ phần hay chuyển nhượng để hình thành các doanh nghiệp nông nghiệp, hay liên doanh liên kết sản xuất với các doanh nghiệp chế biến cùng kinh doanh và hưởng lợi.
- Xây dựng các chính sách hỗ trợ nông dân xây dựng sân phơi cà phê.
- Phối hợp với các địa phương giám sát việc trồng mới cà phê; những diện tích cà phê không theo quy hoạch sẽ không được hưởng các quyền lợi, chính sách từ phía Nhà nước và doanh nghiệp.
1.2 Chính sách về nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ và đào tạo
- Tăng đầu tư ngân sách cho nghiên cứu, chuyển giao khoa học công nghệ, nhất là công nghệ sinh học để chọn tạo ra các giống cà phê có năng suất, chất lượng ổn định, kháng được bệnh gỉ sắt, chín muộn và đồng đều (tránh thời điểm thu hoạch vào cuối mùa mưa và khắc phục tình trạng hái “tuốt cành”); hỗ trợ các nghiên cứu để đẩy mạnh cơ giới hóa các khâu chăm sóc và thu hái cà phê; nghiên cứu các giải pháp tưới tiết kiệm nước.
- Hỗ trợ thích đáng từ nguồn vốn sự nghiệp khoa học cho nghiên cứu, thiết kế, chế tạo các dây chuyền thiết bị chế biến cà phê có đặc tính kỹ thuật tương đương với các thiết bị tiên tiến của Thế giới, đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa công nghệ chế biến cà phê theo tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế.
- Triển khai và sớm ban hành hệ thống các tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế để hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện.
- Đẩy mạnh công tác khuyến nông và khuyến công đối với lĩnh vực trồng và chế biến cà phê, nhất là khâu sơ chế trong dân.
- Tổ chức đào tạo, đào tạo lại đội ngũ cán bộ quản lý thích ứng với cơ chế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế; cán bộ kỹ thuật và công nhân để tiếp thu và làm chủ các công nghệ, thiết bị hiện đại. Thông qua Chương trình khuyến nông tiến hành đào tạo nông dân về quy trình canh tác bền vững và chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật trong sơ chế, bảo quản cà phê thóc.
1.3 Chính sách tài chính, tín dụng:
- Phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất: Thực hiện phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, trong đó ngân sách Nhà nước đóng góp tỷ lệ đáng kể kết hợp với sự tham gia của doanh nghiệp và người dân trên địa bàn để đầu tư hoàn thiện kết cấu hạ tầng kinh tế cho các vùng sản xuất cà phê. Trước hết là giải quyết giao thông thông suốt 4 mùa ở các tỉnh Tây Nguyên và vùng trồng cà phê ở Trung bộ và Tây Bắc, tạo điều kiện giao thương, phát triển sản xuất hàng hóa quy mô lớn; đầu tư các hồ chứa nước, hệ thống kênh mương, đảm bảo đến năm 2015 đạt 75% và năm 2020 đạt 100% diện tích cà phê được tưới nước chủ động, tiết kiệm.
Nhà nước hỗ trợ kinh phí lập dự án phát triển hạ tầng thương mại đối với cà phê; thực hiện việc hỗ trợ doanh nghiệp được vay vốn tín...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Chính sách cổ tức tại các công ty ngành công nghệ thông tin niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam Luận văn Kinh tế 0
D Phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương của thành phố hà nội Văn hóa, Xã hội 0
D Nhận dạng các cụm liên kết ngành và một số đề xuất chính sách tại Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Thực Trạng Và Giải Pháp Nhằm Đẩy Mạnh Chính Sách Cho Vay Bất Động Sản Ở Các Ngân Hàng Thương Mại Luận văn Kinh tế 0
D Chính sách cổ tức của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH CỔ TỨC VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ ĐẾN GIÁ TRỊ THỊ TRƯỜNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM Luận văn Kinh tế 0
D Các tổ chức xã hội nghề nghiệp và hiệp hội kinh tế với việc xây dựng chính sách và pháp luật kinh tế trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam Luận văn Luật 1
D Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn chính sách kế toán của các doanh nghiệp xây lắp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng Luận văn Kinh tế 0
D chính sách pháp luật tố tụng hình sự trong các nghị quyết của đảng về cải cách tư pháp thể hiện tron Luận văn Luật 0
D Hoàn thiện chính sách đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan nhà nước tỉnh Quảng Niinh Văn hóa, Xã hội 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top