Download miễn phí Chuyên đề Gỉai pháp mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Thành





MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 3
CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHO VAY TIÊU DÙNG ĐỐI VỚI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 5
1.1. KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA CHO VAY TIÊU DÙNG 5
1.1.1 Khái niệm cho vay tiêu dùng. 5
1.1.2.Vai trò. 5
1.2.NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ MỞ RỘNG CVTD. 9
1.2.1.Quan niệm về mở rộng cho vay tiêu dùng. 9
1.2.2. Các chỉ tiêu phản ánh mở rộng cho vay tiêu dùng. 10
1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc mở rộng CVTD của NHTM: 14
1.3. KINH NGHIỆM VỀ CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA MỘT SỐ NGÂN HÀNG VÀ BÀI HỌC CHO NHTM VIỆT NAM. 22
1.3.1 Kinh nghiệm cho vay tiêu dùng: 22
1.3.2 Bài học cho NHTM Việt Nam 26
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CVTD TẠI CHI NHÁNH NHNo&PTNT - HÀ THÀNH. 29
2.1. MỘT SỐ NÉT GIỚI THIỆU VỀ CHI NHÁNH NHNo&PTNT - HÀ THÀNH 29
2.1.1. Sự hình thành và phát triển của chi nhánh: 29
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh NHNo&PTNT–Hà Thành. 30
2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TÍN DỤNG. 32
2.2.1. Hoạt động huy động vốn. 32
2.2.2. Hoạt động cho vay. 36
2.2.3. Kết quả kinh doanh. 40
2.3. THỰC TRẠNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI CHI NHÁNH NHNo&PTNT- HÀ THÀNH. 41
2.3.1. Thực trạng hoạt động tiêu dùng tại Việt Nam. 41
2.3.2. Quy chế quản lý, quy định về hoạt động CVTD của NHNN Việt Nam. 44
2.3.3. Đối tượng CVTD tại chi nhánh. 47
2.3.4. Giới thiệu danh mục hồ sơ vay tiêu dùng tại chi nhánh. 48
2.3.5. Quy trình cho vay của CVTD tại chi nhánh. 49
2.3.6. Thực trạng hoạt động CVTD và mở rộng CVTD chi nhánh NHNo&PTNT - Hà Thành. 50
2.3.7. Đánh giá kết quả đạt được trong việc mở rộng CVTD tại chi nhánh NHNo&PTNT - Hà Thành. 57
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP MỞ RỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI CHI NHÁNH NHNo&PTNT – HÀ THÀNH 65
3.1. ĐÁNH GIÁ VỀ NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA THỊ TRƯỜNG CVTD VIỆT NAM HIỆN NAY. 65
3.1.1. Thuận lợi. 65
3.1.2 Khó khăn. 65
3.2. ĐỊNH HƯỚNG MỞ RỘNG CVTD TẠI CHI NHÁNH 66
3.2.1. Định hướng chung về hoạt động kinh doanh của chi nhánh trong năm tới. 66
3.2.2. Định hướng mở rộng CVTD tại chi nhánh NHNo&PTNT- HÀ THÀNH. 68
3.3. GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI CHI NHÁNH NHNo&PTNT- HÀ THÀNH. 68
3.3.1. Giải pháp về nguồn vốn. 68
3.3.2. Xây dựng chính sách kinh doanh cụ thể để cho vay tiêu dùng. 69
3.3.3. Xây dựng và hoàn thiện danh mục sản phẩm CVTD. 70
3.3.4. Đa dạng hóa cách vay tiêu dùng. 71
3.3.5. Xây dựng chính sách lãi suất linh hoạt. 71
3.3.6. Xây dựng, phát triển khách hàng gắn giữa mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng. 72
3.4. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ. 76
3.4.1. Kiến nghị với nhà nước và chính quyền địa phương. 76
3.4.2. Kiến nghị với ngân hàng nhà nước. 78
3.4.3. Kiến nghị với NHNo&PTNT VN. 80
KẾT LUẬN 82
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

nhánh không chú trọng vào nguồn vốn huy động từ dân cư, mà trái lại nguồn vốn này ngày càng tăng theo các năm. Đáng chú ý nhất là năm 2009, vốn huy động từ dân cư là 493.684 triệu đồng tăng so với năm 2008 là 295.963 triệu đồng tức tỉ lệ tăng 150%, điều này chứng tỏ ngân hàng đã có những chiến lược tiếp cận nguồn vốn này rất hiệu quả vì lượng tiền nhàn rỗi chủ yếu nằm ở đối tượng khách hàng này.
Nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế sẽ giúp ngân hàng thuận lợi trong công tác quản lí vốn vì đây là nguồn vốn lớn,chi phí quản lí đối với loại vốn này thường thấp hơn nhiều so với các vốn khác,nhưng các doanh nghiệp gửi vốn chủ yếu là để giao dịch vì vậy nguồn vốn này có tính ổn định không cao.Ngoài nguồn vốn từ doanh nghiệp ,ngân hàng cũng cần gia tăng nguồn vốn đối với dân cư,để thu hút thêm nhiều khách hàng là dân cư và tạo sự cân bằng cần thiết cho nguồn vốn.
2.2.2. Hoạt động cho vay.
Đối với kinh doanh ngân hàng, nếu nguồn vốn là điều kiện tiên quyết thi hoạt đông sử dụng vốn cũng đóng vai trũ hết sức quan trọng, nó quyết định sự sống còncủa mỗi ngân hàng. Kênh sử dụng vốn chính của ngân hàng chính là hoạt động cho vay, vì đây là hoạt động mang lại doanh thu lớn nhất chiếm khoảng 70% tổng doanh thu của các ngân hàng.Trong ba năm gần đây,do ảnh hưởng chung của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã tác động xấu đến hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng.Đối với chi nhánh NHNo&PTNT Hà Thành thì hoạt động tín dụng vẫn có tốc độ tăng trởng so với năm trước nhng nó đã giảm dần trong việc đem lại nguồn thu cho ngân hàng.Sở dĩ như vậy vì nền kinh tế khó khăn sức vay giảm sút và để ngân hàng hạn chế rủi ro,giảm thiểu các khoản vay khó trả và do chi nhánh mới thành lập nên thị trường và thị phần còn hạn chế.
Là một chi nhánh thuộc hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam, chi nhánh Hà Thành thực hiện hoạt động tín dụng nhằm phát triển nông nghiệp và nông thôn, hỗ trợ nhu cầu phục vụ cho xây dựng cơ sở hạ tầng của nhà nông, các chi phí dịch vụ sản xuất nông nghiệp… Ngoài ra, chi nhánh cũng thực hiện các khoản cho vay, tài trợ theo dự án, phương án đối với doanh nghiệp, hộ sản xuất nhỏ và cho vay dân cư ( cho vay tiêu dùng ). Hoạt động cho vay tiêu dùng ngân hàng chủ yếu là hoạt động cho vay còn có các hoạt động khác như chiết khấu giấy tờ có giá, bảo lãnh, cho thuê…chiếm một phần rất nhỏ.
Trước hết, ta xem quy mô tín dùng của chi nhánh trong những năm gần đây.
Bảng 4: Hoạt động tín dụng của chi nhánh những năm gần đây.
Đơn vị: triệu đồng.
Chỉ tiêu
31/12/2007
31/12/2008
31/12/2009
Doanh số cho vay:
Số tiền
So với năm trước
536.048
-5,3%
736.212
+37,34%
1.290.724
+75,32%
Doanh số thu nợ:
Số tiền
So với năm trước
608.986
+30,38%
550.113
-9,66%
958.475
+74,23%
Tổng dư nợ:
Số tiền
So với năm trước
225.244
-24,52%
423.021
+87,80%
758.240
+79,24%
Nợ quá hạn
-Nợ quá hạn/Tổng dư nợ (%)
248
0,11%
888
0,21%
17.439
2,3%
( Nguồn từ báo cáo thường niên của chi nhánh)
Qua bảng ta thấy tổng dư nợ và doanh số cho vay năm 2009 đã tăng lên so với năm 2008 cho thấy nỗ lực của ngân hàng trong việc tích cực hoạt động,mở rộng khách hàng.Tổng dư nợ năm 2009 tăng lên 79,24 % so với năm trớc là con số đáng mừng nhưng so với qui mô hiện nay của ngân hàng thì đó chưa phải là con số cân xứng.Vì vậy,chi nhánh cần có các biện pháp hợp lí để khắc phục.
Doanh số cho vay tăng trong khi doanh số thu nợ lại giảm so với năm 2007 cho thấy công tác thu hồi vốn của ngân hàng còn chưa tốt.Tỷ lệ nợ quá hạn/tổng dư nợ cũng tăng so với năm trước phản ánh chất lợng tín dụng đang có xu hướng giảm xút.Nguyên nhân chủ yếu là do gia tăng nợ quá hạn trong hoạt động cho vay tiêu dùng.Vậy chi nhánh cần nâng cao hơn nữa công tác thẩm định cũng như công tác thu hồi vốn hiệu quả hơn,nhất là đối với hoạt động cho vay tiêu dùng để tránh đem đến rủi ro cho ngân hàng.
Về cơ cấu tín dụng xét theo thời hạn cho vay vẫn chủ yếu là cho vay ngắn hạn,chiếm trên 65% các khoản cho vay. Cho vay trung và dài hạn chiếm một tỉ trọng nhỏ trong tổng dư nợ của ngân hàng.
Bảng 5. Cơ cấu tín dụng của chi nhánh theo thời hạn.
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
31/12/2007
31/12/2008
31/12/2009
Dư nợ ngắn hạn:
Số tiền
Tỷ trọng
181.225
80,5%
332.624
78,63%
501.991
66,2%
Dư nợ trung hạn:
Số tiền
Tỷ trọng
39.629
17,6%
78.252
18,5%
249.956
33%
Dư nợ dài hạn:
Số tiền
Tỷ trọng
4.390
1,9%
12.145
2,8%
7.220
0.95%
(Nguồn từ báo cáo tổng kết của Chi nhánh Hà Thành)
Nhìn vào cơ cấu dư nợ cho vay theo thời gian, thể hiện dư nợ vay ngắn hạn 2008 so với năm 2007 về số tuyệt đối tăng 153.399 triệu đồng ( tăng 84,6% ). Năm 2009 so với năm 2008 số tuyệt đối tăng 169.367 triệu đồng tương ứng tỉ lệ tăng 50,92%. Tuy nhiên điều đáng chú ý là cho vay trung hạn tăng lên rất mạnh qua các năm, điển hình năm 2009 cho vay trung hạn tăng 171.704 triệu đồng ( tỉ lệ tăng 219,42%) so với năm 2008, trong khi đó so với năm 2007 thì năm 2008 cho vay trung hạn tăng 38.623 triệu đồng ( tỉ lệ tăng là 97,46%). Mặt khác, hoạt động cho vay dài hạn năm 2008 so với năm 2007 về số tuyệt đối tăng 7.755 triệu đồng với tỉ lệ tăng tương ứng là 176,65%, nhưng sang năm 2009 thì cho vay dài hạn lại giảm xuống chỉ còn 7.220 triệu đồng (tỉ lệ giảm 40,55%). Mặt khác tỉ trọng cho vay trung dài hạn trong tổng dư nợ cho vay tăng lên rõ rệt, năm 2007 mới chỉ chiếm khoảng 19,5% nhưng cho đến năm 2009 thì con số này đã tăng lên đạt khoảng 34% trong tổng dư nợ. Cơ cấu cho vay đã có sự dịch chuyển mạnh sang loại hình cho vay trung và dài hạn, đây là loại hình rủi ro cao hơn cho vay ngắn hạn nhưng lãi suất cho vay lại cao hơn nhiều, chứng tỏ ngân hàng bắt đầu chú trọng hơn trong việc mở rộng cho vay nhưng đi kèm với việc đảm bảo an toàn hiệu quả cho các khoản vay,mặt khác do ngân hàng đang thực hiện phát triển loại hình cho vay tiêu dùng mà chủ yếu là cho vay mua sắm,xây dựng nhà cửa và đây đều là những khoản vay trung và dài hạn là chủ yếu.
Hoạt động tín dụng luôn chứa đựng rất nhiều rủi ro, do vốn chủ sở hữu của ngân hàng so với tổng giá trị tài sản là rất nhỏ nên chỉ cần một tỉ lệ nhỏ danh mục cho vay có vấn đề như giảm giá trị hay không thể thu hồi thì có thể đẩy ngân hàng tới nguy cơ phá sản. Vì thế, mặc dự tăng trưởng tín dụng là mục tiêu của ngân hàng nhưng tăng trưởng vẫn đảm bảo chất lượng tín dụng tốt. Nhìn vào số liệu nợ quá hạn trong 3 năm gần đây đều có xu hướng tăng lên. Cụ thể,năm 2008 nợ quá hạn là 888 triệu đồng tăng hơn so với năm 2007 là 640 triệu đồng với tỉ lệ tăng tương ứng là 258%, trong khi đó năm 2009 nợ quá hạn tăng rất mạnh cả về tỉ trọng lẫn số tương đối, tỉ lệ nợ xấu từ mức 0,21% năm 2008 thì tới năm 2009 đó là 2,3% trên tổng dư nợ, về số tương đối tăng 16.551 triệu đồng so với năm 2008 ( tỉ lệ tăng 1863,85%). Những con số trên phản ánh phần nào chất lượng cho vay của ngân hàng giảm, song chưa thể nói lên rằng hoạt động ngân hàng sa sút, yếu kém. Nợ quá hạn có tăng nhưng không tăng nhiều và vẫn nhỏ hơn mức cho phép(...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
M Gỉai pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng phát triển Lào chi nhánh Luông Năm Tha Tài liệu chưa phân loại 0
M Gỉai toán Xác Suất và thống kê . Sinh viên chia sẻ 1
D Tìm hiểu về bộ chứng từ trong thanh toán xuất nhập khẩu thực trạng và các giải pháp hoàn thiện tại Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Một số biện pháp đổi mới phương pháp tổ chức để nâng cao hiệu quả Hoạt động giáo dục ngoài giờ Luận văn Sư phạm 0
D Bằng chứng kiểm toán và các phương pháp thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán BCTC Kế toán & Kiểm toán 0
D So sánh kết quả điều trị sốt xuất huyết độ iii ở trẻ dư cân béo phì bằng hai phương pháp truyền dịch Y dược 0
D Quyền an tử và vấn đề hợp pháp hóa an tử ở Việt Nam Luận văn Luật 0
D Giải pháp nâng cao chất lượng thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Vietinbank Luận văn Kinh tế 0
A Đánh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp quản lý chất thải rắn tại thành phố đông hà tỉnh Quảng trị Khoa học Tự nhiên 0
D Nguyên tắc quyền yêu cầu tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong tố tụng dân sự Luận văn Luật 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top