neu_1326

New Member

Download miễn phí Ý tưởng tổ chưc sự kiện





Người dẫn chương trình: từ 1 – 2 người. Lưu ý: ·Ở Ban giám khảo nên
cơ cấu có thay mặt các đơn vị tham gia giao lưu, chọn người am hiểu các
nội dung, có thời gian dự xuyên suốt và không vướng bận các nội dung
khác để chấm điểm chính xác (có tham khảo trước khi công bố).·
Ở người dẫn chương trình: nên chọn người am hiểu công việc này.
VÀO CHƯƠNG TRÌNH Cần lưu ý các việc sau đây: · Thứ tự các nội
dung, tiết mục, sau khi hội ý xong cần ghi cụ thể để tránh nhầm lẫn, bỏ
sót. · Về bố trí tiết m ục: nên xen kẽ nhau để các đơn vị được lần lượt
xuất hiện trước mọi người. ·



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

Ý TƯỞNG TỔ CHƯC
SỰ KIỆN
Lên kế hoạch tổ chức một chương trình sự kiện "Tỉ mỉ, cẩn trọng đến
từng tiểu tiết, sau đó mới đến ý tưởng...", ông Lê Quốc Vinh, Chủ tịch
HĐQT kiêm Giám đốc điều hành (CEO) Cty Lê Bros, phác họa ngắn
gọn kỹ năng cần có của một chuyên viên tổ chức sự kiện (Event
Specialist).
Dưới đây là các khâu chuẩn bị cơ bản cho một chương trình được tổ
chức bài bản. Tổ chức giao lưu Giao lưu là sự tiếp xúc, gặp gỡ, trao đổi
qua lại giữa hai hay nhiều đơn vị với nhau nhằm học tập, giải trí, hiểu
biết lẫn nhau…, tăng cường hơn nữa m ối đoàn kết hữu nghị giữa các
đơn vị.
Giao lưu có rất nhiều hình thức thể hiện như: thông qua một kỳ trại, một
buổi đấu bóng đá, bóng chuyền… một buổi hội thảo, trao đổi. Riêng bài
này chỉ nhằm giới thiệu giao lưu là một hình thức hoạt động văn hóa,
văn nghệ, loại hình mà hiện nay ở các cơ sở Đoàn – Hội thường hay tổ
chức.
A. Công tác chuẩn bị: Để chương trình giao lưu diễn ra suôn sẻ và thành
công như ý định, trong chuẩn bị cần nắm chắc các ý sau:
1. Mục đích yêu cầu của cuộc giao lưu: Do xuất phát từ khái niệm giao
lưu nên người tổ chức cần xem đây là dịp thực hiện các chức năng cụ thể
của tổ chức mình.¨ Chức năng giáo dục và rèn luyện:
Ví dụ: Thông qua giao lưu, bằng hình thức thi tìm hiểu, hái hoa dân
chủ, tái hiện lịch sử… ta có thể lồng vào các nội dung tìm hiểu về Đảng,
Đoàn, Bác Hồ, về kiến thức chung, về phong tục tập quán của một địa
phương, hay đơn vị cụ thể nào đó… ¨ Chức năng giải trí, vui chơiVí dụ:
Thông qua giao lưu, ta có thể lồng vào các hình thức: hát, kể chuyện, trò
chơi sinh hoạt… tự tìm hiểu các mô hình hoạt động hay để học tập, tạo
cho các thành viên trong đơn vị tính dạn dĩ, lòng tự tin, tự chủ khi có dịp
xuất hiện trước đám đông…
2. Đối tượng cuộc giao lưu Về đối tượng ta nên nắm cụ thể: số lượng
bao nhiêu? Thành phần nào? Chia bao nhiêu tổ, toán? Chia theo từng
đơn vị hay pha trộn nhiều đơn vị thành 1 tổ? Số lượng nam nữ có tương
đồng không? Nam nhiều hay nữ nhiều? Tuổi? Đặc biệt là trình độ kỹ
năng tổ chức hoạt động của các lực lượng có tương đồng hay không?
Đây là điều quan trọng vì rất nhiều chương trình giao lưu không thành
công bởi xuất phát từ đối tượng không tương đồng về ngành nghề, tuổi
tác, số lượng…
3. Thời gian giao lưu: Nên nắm tổng thể thời gian có được là bao lâu: 2
giờ, 4 giờ, 1 ngày, 2 ngày…? Theo nguyên tắc hoạt động thì thời gian
càng nhiều cường độ hoạt động càng ít. Thời gian có được của cuộc giao
lưu là ngày hay đêm? Nếu là ngày thì nên xen vào các loại hình thể dục,
thể thao, tham quan ngắm cảnh… nếu là đêm thì nên có các loại hình
văn hóa, văn nghệ… phân bổ thời gian cần lưu ý các sinh hoạt khác như
ăn uống, ngủ nghỉ, các sinh hoạt cá nhân.
4. Địa điểm giao lưu: Có bao nhiêu địa điểm cần sử dụng, địa điểm
trong phòng hay ngoài trời? Chỗ ngồi cho người tham gia thế nào? Âm
thanh, ánh sáng? Trang trí? Thời tiết lúc giao lưu diễn ra? Có gì thuận
lợi cần phát huy, có gì khó khăn cần khắc phục?
5. Hình thức qui mô cuộc giao lưu: Hình thức, qui mô cuộc giao lưu thể
hiện ở nhiều góc độ: từ đầu đến cuối cuộc giao lưu; từ nội dung, hình
thức thể hiện, đến số lượng người tham gia lẫn đại biểu đến dự. Thí dụ:
Đêm giao lưu sẽ có diễn văn nghệ, vậy trong văn nghệ đó người diễn có
tập dợt nhiều không hay chỉ là xử lý tình huống? Dàn âm thanh ánh sáng
được chuẩn bị như thế nào? Có chụp ảnh, quay phim? Có đại biểu dự
nhiều không? Khán giả là ai? Số lượng…?
6. Nội dung cuộc giao lưu: Nội dung nào để giáo dục? Rèn luyện? Giải
trí? Làm quen? Để chúc mừng? Để tự thể hiện mình? Hình thức nào thể
hiện các nội dung đó? Hình thức có phù hợp với đối tượng?
7. Phương tiện phục vụ cho cuộc giao lưu: - Phục vụ cho ăn, ngủ nghỉ, đi
lại (nếu có). - Phục vụ cho các hoạt động: âm thanh, ánh sáng, bàn ghế,
hội trường, nước uống, trangtrí, đàn, máy ảnh. - Phục vụ cho các nội
dung: vật dụng trò chơi, câu hỏi, đáp án, bảng điểm,… - Quà thưởng,
quà lưu niệm…
8. Ban tổ chức cuộc giao lưu: Dự kiến ban tổ chức bao nhiêu người?
Thành phần gồm có ai? Chia bao nhiêu bộ phận? Phân công nhiệm vụ gì
cho mỗi bộ phận và cá nhân?... Cần phối hợp chặt với đơn vị giao lưu để
cùng thỏa thuận, để chuẩn bị tốt các nội dung trên. Tránh tự ý đề ra nội
dung sau đó buộc các đơn vị bạn phải theo ý định của riêng đơn vị mình.
B.Lên chương trình chi tiết cuộc giao lưu: Từ các ý đã chuẩn bị của
phần (A) ta cần cụ thể hóa thành chương trình chi tiết sau: Chương trình
chi tiết:
I. Mục đích yêu cầu cuộc giao lưu: (nêu cụ thể ra thành 2 nội dung: mục
đích, yêu cầu).
II. Nội dung và hình thức cuộc giao lưu: (nêu cụ thể các nội dung có
được, các hình thức thể hiện cụ thể qui mô dự định diễn ra…).
III. Thời gian, địa điểm, nhân sự: (nêu rõ thời gian tổng thể, địa điểm ở
đâu? Bao nhiêu địa điểm? Tổng số nhân sự tham gia? Chia bao nhiêu
tổ?).
IV. Chương trình chi tiết: KHAI MẠC 1. Tập hợp lực lượng: (cần nhanh
gọn để tạo ra khí thế phấn khởi ban đầu cho cuộc giao lưu). Một số hình
thức tập hợp lực lượng được sử dụng nhiều như: - Nếu giao lưu trong
hội trường: trước khi diễn ra, đơn vị chủ nhà nên có mặt trước, khi đơn
vị bạn tiến vào hội trường sẽ đón bằng cách hô băng reo, sau đó là các
bài hát tập thể chào mừng (Mừng anh, Nụ cười hồng, Bốn phương
trời…).
- Nếu giao lưu ở ngoài sân: đơn vị chủ nhà nên tổ chức chơi một số trò
chơi để tạo không khí vui tươi, sau đó có thể dùng các bài hát chào
mừng, hát sinh hoạt tạo thành liên khúc để mọi người trong vòng tròn
tạo nên đội hình rồng rắn mời gọi các thành viên của đơn vị bạn gia
nhập vòng tròn.
- Nếu muốn “ pha trộn ” lực lượng các đơn vị giao lưu, trước khi vào vị
trí ta nên tổ chức trò chơi “ ghép tim ” . - Nếu muốn tạo sự tự nhiên
trước khi giao lưu có thể chơi một số trò chơi khác như: nhảy sạp vào
hội trường (ai nhảy không đúng mời ra nhảy lại), đường lên thiên đàng
(đi vào lối có đèn để “ được ” Ban tổ chức thị thực bằng các hành động
hài hước vẽ mặt, bôi lọ…).
- Nếu muốn tạo khí thế vui khỏe thì tổ chức diễu hành, có lời giới thiệu
khi từng đơn vị tiến vào hội trường.
2. Tuyên bố lý do: Tùy theo tính chất từng cuộc giao lưu có thể nói
nghiêm túc hay nhẹ nhàng, vui tươi dí dỏm. Tuyên bố nên ngắn gọn,
súc tích xoay quanh các ý sau: - Lập lại mục đích ý nghĩa được giao lưu.
- Tinh thần đoàn kết và hữu nghị các đơn vị. - Tin tưởng cuộc giao lưu
sẽ thành công.
3. Giới thiệu đại biểu: Giới thiệu đại biểu trong giao lưu có nhiều hình
thức; nếu để tạo tính nghiêm túc thì đơn vị chủ nhà có thể đảm nhiệm cả
các thủ tục khai mạc, nội dung, bế mạc, trong đó có giới thiệu đại biểu.
Nếu để tạo sự gần gũi thân mật giữa các đơn vị thì có thể ...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
S Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về nguyên tắc của Mặt trận dân tộc thống nhất vào việc đổi mới tổ chức Văn hóa, Xã hội 0
H Tiểu luận:VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG PHÂN CHIA QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC TRONG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BỘ MÁY NHÀ N Tài liệu chưa phân loại 0
D Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc chuẩn bị về tư tưởng, chính trị, tổ chức cho việc thành lập Đảng Tài liệu chưa phân loại 2
T Cho hỏi về mối liên hệ Marketing PR quảng cáo tổ chức sự kiện và ngành học lý tưởng Sinh viên chia sẻ 0
P Tư tưởng Hồ Chí Minh về bản chất dân chủ của nhà nước và sự vận dụng trong đổi mới tổ chức, hoạt độn Tài liệu chưa phân loại 0
S Tiểu luận Sự vận dụng tư tưởng phân chia quyền lực nhà nước trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nh Tài liệu chưa phân loại 0
C [Free] Tiểu luận Vận dụng tư tưởng phân chia quyền lực nhà nước trong tổ chức và hoạt động của bộ má Tài liệu chưa phân loại 0
V Công tác tư tưởng của tổ chức cơ sở Đảng và nghiệp vụ công tác tư tưởng Tài liệu chưa phân loại 2
D [Knowledge] Tổ chức sự kiện: Nghề của những ý tưởng Kêu gọi đầu tư, hợp tác khởi nghiệp 0
T Bột ngũ cốc ăn kiêng - Lựa chọn lý tưởng cho chế độ giảm cân Sức khỏe 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top