Download miễn phí Luận văn Một số giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm nước thải trong các phân xưởng nhuộm tại công ty Dệt May Hà Nội





Nguồn gây ô nhiễm chính của các công đoạn sản xuất trong công ty chính là công đoạn sản xuất của phân xưởng nhuộm. Nước thải từ các máy nhuộm, khí thải từ các máy nhuộm hở, lò hơi chính là nguồn gây ô nhiễm.
Song song với việc phải duy trì sản xuất, tìm kiếm thị trường, đảm bảo việc làm với thu nhập ổn định cho cán bộ công nhân viên chức trong Công ty, Lãnh đạo Công ty Dệt May Hà nội luôn coi trọng việc thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường, đặc biệt là khâu kiểm soát và giảm thiểu ô nhiễm đầu nguồn. Công ty đã đề ra các quy chế liên quan đến việc sử dụng nguyên vật liêu ( quy chế khoán chi phí ); quy chế về việc kiểm tra chất lượng hoá chất thuốc nhuộm đầu vào. gắn với nó là các chế độ thưởng phạt. Buộc các đơn vị trong Công ty phải thực hiện nghiêm túc, từ đó tiết kiệm được nguyên nhiên liệu đầu vào, hạ giá thành sản phẩm, giảm thiểu chất thải, giảm lượng ô nhiễm ngay từ đầu nguồn.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

loại nặng có thể có trong: xút công nghiệp nếu sản xuất bằng điện cực thuỷ ngân thì có 4Hg/tấn xút, tạp chất kim loại nặng (Cu, Cr, Pb, Hg, Co, Ni) có trong một số thuốc nhuộm, nhất là thuốc nhuộm hoàn nguyên và cả trong một số thuốc nhuộm hoạt tính
Một lượng tải halogen hữu cơ AOX (argano –halogen content ) đi vào nước thải từ một số thuốc nhuộm hoàn nguyên, phân tán, hoạt tính và một số ít pigment và tẩy trắng bằng NaOCl.
Các chất ngấm thấu và tẩy rửa không ion trên cơ sở ankyl phenol etoxylat “APEO” ( nh chất Timovetin JU của CuBa), chúng có thể phân giải vi sinh đến 80%, nhưng sản phẩm phân giải lại độc với cá.
Muối Glaube (Na2SO4) dùng để nhuộm tận trích thuốc nhuộm hoạt tính nếu thải ra ngoài với nông độ cao hơn 2g/l
Dầu hoả để tạo hồ nhũ hoá in pigment
Nhóm chất thứ hai: khó phân giả vi sinh
Phần lớn thuốc nhuộm và chất tẩy trắng quanh học, còn gọi là quang sắc “OBA” (optical brightening agents).
Phần lớn các chất tạo phức – càng hoá (sequestering agents), nhũ hoá và làm mềm.
Các chất hồ sợi dọc polyeste và sợi pha như rượu polivinyl, PVA làm mềm.
Các polyme tổng hợp dùng làm chất hồ hoàn tất.
Các chất hồ tổng hợp dùng trong in pigment
Dầu khoáng và silicon được tách ra trong xử lý trước vải, sợi tổng hợp (nh spandex, lycra).
Các chất giặt vòng thơm, mạch ankylen oxit dài hay mạch nhánh ankyl
Nhóm thứ ba: các chất tương đối không độc và có thể phân giải vi sinh
Xơ sợi và các tạp chất thiên nhiên của chúng trong công đoạn xử lý trước bị loại ra.
Bột sắn (khoai mỳ) không biến tính chất hoá học dùng để hồ sợi dọc.
Các chất giặt ankyl mạch thẳng, các chất tẩy rửa mềm
Axit axetic và axit formic
Muối trung tính ở nồng độ không cao
Ba nhóm chất trên có thể nói đều là những ”thủ phạm” gây ô nhiễm nước thải dệt nhuộm, cần quan tâm nhiều nhất nhóm thứ nhất.
Một số chất trong các chất kể trên được loại bỏ không gây ra những vấn đề đặc biệt trong xử lý cơ học – vi sinh nước thải nhưng một số chất lại gây khó khăn đáng kể.
1.2.2.3 Nguồn gốc các chất gây ô nhiễm nước thải
Các chất gây ô nhiễm nước thải có nguồn gốc nguyên nhiên vật liệu được sử dụng trong các công đoạn sản xuất hay được tạo ra ngoài ý muốn trong quá trình sản xuất dệt nhuộm cụ thể:
Các thành phần nguyên liệu không mong muốn như tạp chất thiên nhiên, muối, dầu và mỡ trong bông, len và sợi bị loại ra trong quá trình xử lý hoá học và cơ học tạo thành một phần chính của tải lượng ô nhiễm
Hoá chất, thuốc nhuộm sau khi hoàn thành chức năng, nhiệm vụ còn thừa không gắn màu vào xơ sợi được loại bỏ trong công đoạn giặt
Các công đoạn phụ trợ như vệ sinh máy móc, nồi hơi, lò dầu, xử lý nước cấp, và cả xử lý nước thải cũng tác động đến môi trường nói chung và nước thải nói riêng
Mức độ ô nhiễm chất thải phụ thuộc chủ yếu vào các hoá chất, chất trợ, thuốc nhuộm sử dụng, các công nghệ áp dụng và trình độ máy móc thiết bị
1.2.2.4 ảnh hưởng của các chất gây ô nhiễm trong nước thải ngành dệt nhuộm tới nguồn tiếp nhận
Nguồn tiếp nhận có thể là trạm nhà máy xử chất thải, hồ, sông, suối các nguồn nước bề mặt dùng cho mục đích khác nhau như cấp nước sinh hoạt, dùng cho mục đích thể thao và giải trí dưới nước hay cho mục đích bảo vệ thuỷ sinh. Ngoài ra có thể là vùng nước biển ven bờ
Tác hại cụ thể của nước thải ô nhiễm của ngành dệt nhuộm:
Độ kiềm cao làm tăng độ PH của nước, nếu PH >= 9 sẽ gây độc hại đối với các loài thuỷ sinh, gây ăn mòn các công trình thoát nước và hệ thống xử lý nước thải
Muối trung tính làm tăng hàm lượng tổng chất rắn TS lượng thải lớn gây tác hại đối với các loài thuỷ sinh do làm tăng áp suất thẩm thấu, ảnh hưởng tới quá trình trao đổi chất của tế bào
Hồ tinh bột biết tính làm tăng BOD, COD của nguồn nước, gây tác hại đối với đời sống thuỷ sinh do làm giảm oxy hoà tan trong nguồn nước
Độ màu cao do lượng thuốc nhuộm đi vào nước thải gây màu cho dòng tiếp nhận, ảnh hưởng đến quá trình quan hợp của các loài thuỷ sinh, ảnh hưởng xấu tới cảnh quan.
Các chất độc như sunfit, kim loại nặng, hợp chất halogen hữu cơ (AOX) có khả năng tích tụ trong cơ thể sinh vật với hàm lượng tăng dần theo chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái nguồn nước, gây ra một số bệnh mãn tính, ung thư với người và động vật
Hàm lượng ô nhiễm các chất hữu cơ cao sẽ làm giảm oxy hoà tan trong nước ảnh hưởng tới sự sống của các loài sinh vật
1.2.3 Tính đặc thù của nước thải dệt nhuộm
1.2.3.1 Các đặc tính của nước thải dệt nhuộm
Đặc trưng quan trọng nhất của nước thải từ các cơ sở dệt – nhuộm là sự dao động rất lớn cả về lưu lượng và tải lượng của chất ô nhiễm, nó thay đổi theo mùa, theo mặt hàng sản xuất và chất lượng sản phẩm. Nhìn chung nước thải các cơ sở dệt nhuộm có độ kiềm khá cao, có độ màu và hàm lượng các chất hữu cơ, tổng chất rắn cao. đặc tính nước thải và các chất ô nhiễm trong nước thải ngành dệt nhuộm thể hiện trong bảng 1.1
Bảng 1.1: Đặc tính của nước thải dệt nhuộm ở từng công đoạn.
Công đoạn
Chất ô nhiễm trong nước thải
Đặc tính của nước thải
Hồ sợi, gũi hồ
Tinh bột, glucose, carboxy metyl xelulo, polyvinyl alcol, nhựa, chất béo và sáp
BOD cao (34 đến 50% tổng sản lượng BOD)
Nấu tẩy
NaOH, chất sáp và dầu mỡ, tro, soda, silicat natri và xơ sợi vụn
Độ kiềm cao, màu tối, BO cao (30%tổng BOD)
Tẩy trắng
Hypoclorit, hợp chất chứa clo, NaOH, AOX, axit…
Độ kiềm cao, chiếm 5% BOD
Làm bóng
NaOH, tạp chất
Độ kiềm cao, BOD thấp ( dới 1% tổng BOD)
Nhuộm
Các loại thuốc nhuộm axit axetic và các muối kim loại
Độ màu rất cao, BOD khá cao (6% tổng BOD), TS cao
In
Chất màu, tinh bột, dầu, đất sét, muối kim loại
Độ màu cao, BOD cao và dầu mỡ
Hoàn thịên
Vết tinh bột, mỡ động vật, muối
Kiềm nhẹ, BOD thấp, lợng nhỏ
(Nguồn: Giáo trình công nghệ xử lý nước thải, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật)
Tóm lại, nước thải dệt nhuộm thường có khối lượng tương đối lớn, với các chỉ tiêu COD, BOD5, SS tương đối cao, có màu thường là đậm, nóng mùi khó chịu, PH thường có tính kiềm và axit mạnh và có tinh độc nhất định.
Cần nhấn mạnh rằng nồng độ các chất độc trong nước thải dệt nhuộm có thể là khá thấp, nhưng còn các chất độc đó trong nước thải trực tiếp ra ngoài mà không được sử lý nhất là ra sông, suối làm cho nguồn nước sinh hoạt cho cư dân làm nguy hại đến sức khỏe con người
1.2.3.2 Đặc điểm các loại nước thải nhuộm
Mục đích là tạo màu sắc khác nhau cho vải. Để nhuộm vải người ta thường sử dụng chủ yếu các loại thuốc nhuộm tổng hợp cùng với các hoá chất trợ nhuộm để tạo sự gắn màu của vải. phần thuốc nhuộm dư không gắn vào vải tuy nhiên nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như công nghệ nhuộm, loại vải cần nhuộm, độ màu yêu cầu thuốc nhuộm trong dung dịch nhuộm có thể ở dạng tan hay dạng phân tán. quá trình nhuộm xảy ra theo 4 bước:
Di chuyển các phân tử nhuộm đến bề mặt sợi
Gắn màu và...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động marketing tại Công ty TNHH TM&DV Thanh Kim Marketing 0
D Một Số Giải Pháp Nhằm Hoàn Thiện Hoạt Động Marketing Tại Công Ty TNHH Midea Consumer Electric Marketing 0
D Một Số Giải Pháp Hoàn Thiện Công Tác Tuyển Dụng, Đào Tạo Và Phát Triển Nguồn Nhân Lực Luận văn Kinh tế 0
D Một số giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm đóng tàu của Tập đoàn công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kênh phân phối tại công ty tnhh hàn việt hana Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích tình hình tiêu thụ và một số giải pháp marketing nhằm đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm ở công ty may xuất khẩu Luận văn Kinh tế 0
D một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã Văn hóa, Xã hội 0
D Một số Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ ăn uống tại khách sạn Thắng Lợi Luận văn Kinh tế 0
D Đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt và đề xuất một số giải pháp quản lý chất lượng nước trên địa bàn Huyện Mê Linh Nông Lâm Thủy sản 0
D nghiên cứu giải pháp công nghệ sản xuất một số loại rau ăn lá trái vụ bằng phương pháp thủy canh Nông Lâm Thủy sản 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top