Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Lời mở đầu 4
Chương I 5
LÝ LUẬN CHUNG VỀ CƠ CẤU TỔ CHỨC 5
I Cơ cấu tổ chức 5
1 Khái niệm cơ cấu tổ chức 5
2 Các thuộc tính cơ bản của cơ cấu tổ chức 5
3 Các yếu tố ảnh hưởng đến cơ cấu tổ chức 8
4 Một số mô hình cơ cấu tổ chức quản lý 9
II Quá trình xây dựng cơ cấu tổ chức 15
1 Những nguyên tắc đối với việc xây dựng cơ cấu tổ chức 15
2 Quá trình xây dựng cơ cấu tổ chức 17
Chương II 18
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA LIÊN MINH HTX TỈNH LAI CHÂU 18
I Bối cảnh kinh tế xã hội tỉnh Lai Châu và sự ra đời Liên minh HTX tỉnh 18
1 Lịch sử hình thành Liên minh HTX tỉnh 19
2 Chức năng, nhiệm vụ Liên minh HTX tỉnh 19
3 Kết quả hoạt động của Liên minh HTX tỉnh từ 2005 - 2007. 20
4 Về cơ cấu nhân sự Liên minh HTX tỉnh Lai Châu 30
5 Tài chính của Liên minh HTX tỉnh 32
II Thực trạng bộ máy tổ chức Liên minh HTX tỉnh 33
1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức Liên minh HTX tỉnh Lai Châu 33
2 Thực trạng các thuộc tính của cơ cấu tổ chức Liên minh HTX tỉnh Lai Châu 34
III Đánh giá chung về tổ chức bộ máy Liên minh HTX tỉnh Lai Châu 41
Chương III 43
GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA LIÊN MINH HTX TỈNH LAI CHÂU 43
I Phương hướng hoàn thiện 43
II Chiến lược của tổ chức 43
III Giải pháp hoàn thiện cơ cấu tổ chức Liên minh HTX tinh Lai Châu 44
1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức mới của Liên minh HTX tỉnh 44
2 Cơ cấu cán bộ Liên minh HTX tỉnh theo trình độ, số lượng 45
3 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Thường trực, các phòng chuyên môn và TT tư vấn hỗ trợ 46
4 Mối quan hệ công tác và trách nhiệm chung của các phòng chuyên môn và TT thuộc Liên minh HTX tỉnh 53
5 Ưu điểm của bộ máy tổ chức sau khi hoàn thiện 54
Kết luận 55
Danh mục tài liệu tham khảo 56
LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, nền kinh tế nước ta ngày càng phát triển, thu nhập của người dân tăng, mức sống được nâng lên rõ rệt. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, Kinh tế tập thể ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, đóng góp của kinh tế tập thể vào GDP của đất nước ngày càng tăng.
Hệ thống Liên minh HTX từ Trung ương đến địa phương đang ngày càng đóng vai trò quan trọng, là một trong những tổ chức kinh tế xã hội quan trọng của nền kinh tế. Với chức năng cơ bản tham mưu giúp Tỉnh uỷ, UBND tỉnh củng cố, xây dựng và phát triển các loại hình Kinh tế tập thể ngày càng vững mạnh; đồng thời là cơ quan thay mặt và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho các Hợp tác xã và tổ chức thành viên; tuyên truyên, vận động, phát triển kinh tế hợp tác, hợp tác xã; tư vấn, hỗ trợ cung cấp các dịch vụ cho các thành viên; đào tạo bồi dưỡng cán bộ chủ chốt hợp tác xã…Vì vậy, việc hoàn thiện bộ máy tố chức cơ quan Liên minh HTX tỉnh là cần thiết đối với tỉnh Lai Châu
Qua quá trình thực tập tại Liên minh HTX tỉnh, em thấy bộ máy tổ chức Liên minh HTX tỉnh đã đạt được những thành tựu rất lớn trong những năm qua. Tuy nhiên, nền kinh tế luôn phát triển và biến động. Kinh tế tập thể ngày càng phát triển. Do vậy, hoàn thiện hơn nữa cơ cấu tổ chức để Liên minh HTX tỉnh có thể phát triển phù hợp với cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa theo Chủ trương của Đảng và nhà nước là rất cần thiết.
Dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Đoàn Thị Thu Hà, các đồng chí Lãnh đạo cơ quan và anh chị trong các phòng chuyên môn cơ quan Liên minh HTX tỉnh em đã mạnh dạn lựa chọn chuyên đề thực tập chuyên ngành với nội dung: “Hoàn thiện cơ cấu tổ chức của Liên minh HTX tỉnh Lai Châu”.
Chuyên đề của em gồm 3 chương chính:
Chương I: Lý luận chung về cơ cấu tổ chức.
Chương II: Phân tích thực trạng cơ cấu tổ chức của Liên minh HTX tỉnh.
Chương III: Giải pháp nhằm hoàn thiện cơ cấu tổ chức Liên minh HTX tỉnh.
Tuy kiến thức còn hạn chế nhưng em hi vọng đề tài này có thể đóng góp được cho Liên minh HTX tỉnh những điều cần thiết trong quá trình hoàn thiện công tác tổ chức bộ máy quản lý, nhằm xây dựng được một bộ máy tổ chức linh hoạt, hợp lý và hiệu quả cao trong quá trình hoạt động của Liên minh HTX tỉnh Lai Châu.
Trong quá trình nghiên cứu bản thân em đã luôn cố gắng, nỗ lực tuy nhiên cũng không tránh khỏi những sai sót. Em kính mong được sự góp ý của các Lãnh đạo cơ quan, các Thầy, Cô giáo và các bạn để đề tài của em được hoàn thiện hơn./.
CHƯƠNG I

LÝ LUẬN CHUNG VỀ CƠ CẤU TỔ CHỨC
I. CƠ CẤU TỔ CHỨC:
1. Khái niệm cơ cấu tổ chức:
Cơ cấu tổ chức là tổng hợp các bộ phận (đơn vị và cá nhân ) có mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, được chuyên môn hóa, có những nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm nhất định, được bố trí theo những cấp, những khâu khác nhau nhằm thực hiện các hoạt động của tổ chức và tiến tới những mục tiêu đã xác định.
2. Các thuộc tính cơ bản của cơ cấu tổ chức:
2.1. Chuyên môn hoá:
Chuyên môn hoá là việc phân chia nhiệm vụ phức tạp thành những hoạt động đơn giản, mang tính độc lập tương đối để giao cho từng người.
Việc chuyên môn hoá sẽ biến mỗi người trở thành chuyên gia trong một số công việc nhất định mà họ đảm nhiệm.
Chuyên môn hoá có ưu điểm là tạo ra vô vàn việc công việc khác nhau, mỗi người có thể lựa chọn cho mình những công việc và vị trí phù hợp với tài năng và lợi ích của họ.
Hạn chế của chuyên môn hoá là những phần việc bị chia cắt thành những khâu nhỏ, tách rời nhau và mỗi người chịu trách nhiệm về một khâu, họ nhanh chóng cảm giác công việc của mình là nhàm chán.
2.2. Tầm quản lý:
Tầm quản lý ( Tầm kiểm soát ): Là số người và bộ phận mà một nhà quản lý có thể kiểm soát có hiệu quả. Tầm quản lý rộng sẽ cần ít cấp quản lý, còn tầm quản lý hẹp dẫn đến nhiều cấp.
Các mối quan hệ với tầm quản lý:
- Tầm quản lý và trình độ của các cán bộ quản lý có quan hệ tỷ lệ thuận.
- Tính phức tạp của hoạt động quản lý và tầm quản lý có quan hệ tỷ lệ nghịch.
- Trình độ và ý thức tôn trọng, tuân thủ mệnh lệnh của cấp dưới với tầm quản lý có quan hệ tỷ lệ thuận.
- Tầm quản lý và sự rõ ràng trong xác định nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm có quan hệ tỷ lệ thuận.
- Năng lực của hệ thống thông tin có ảnh hưởng đến tầm quản lý. Hệ thống thông tin đầy đủ, chính xác kịp thời, sẽ rút ngắn khoảng cách giữa cấp trên và cấp dưới.
2.3. Sự phối hợp các bộ phận của tổ chức:
* Khái niệm.
Phối hợp: Là quá trình liên kết hoạt động của những con người, bộ phận, phân hệ và hệ thống riêng rẽ nhằm thực hiện có kết quả và hiệu quả các mục tiêu chung của tổ chức.
Mục tiêu của phối hợp: Đạt được sự thống nhất hoạt động của các bộ phận bên trong và cả các bộ phận bên ngoài tổ chức. Khi một tổ chức đặt ra cho mình các mục tiêu càng lớn thì đòi hỏi mức độ phối hợp ngày càng cao.
* Các công cụ phối hợp:
Phối hợp là quá trình năng động và liên tục, được thực hiện và nhờ vào các công cụ chính thức và phi chính thức sau:
1- Các Kế hoạch
2- Hệ thống tiêu chuẩn Kinh tế - kỹ thuật
3- Các công cụ cơ cấu
4- Giám sát trực tiếp
5- Các công cụ của hệ thống thông tin, truyền thông và tham gia quản lý.
6- Văn hoá tổ chức.
2.4. Mối quan hệ quyền hạn trong tổ chức:
Quyền hạn là quyền tự chủ trong quá trình quyết định và quyền đòi hỏi sự tuân thủ quyết định gắn liền với 1 vị trí quản lý nhất định trong cơ cấu tổ chức.
Khi các nhà quản lý được trao quyền hạn, họ sẽ phải chịu trách nhiệm. Đó là bổn phận phải hoàn thành các hoạt động được phân công.
* Các loại quyền hạn trong cơ cấu tổ chức:
1- Quyền hạn trực tuyến:
Là quyền hạn cho phép người quản lý ra quyết định và giám sát trực tiếp đối với cấp dưới.
2- Quyền hạn tham mưu:
Bản chất của mối quan hệ tham mưu là cố vấn. Chức năng của các tham mưu là điều tra, khảo sát, nghiên cứu, phân tích và đưa ra những ý kiến tư vấn cho những người quản lý trực tuyến mà họ có trách nhiệm phải quan hệ. Sản phẩm lao động của cán bộ hay bộ phận tham mưu là những lời khuyên chứ không phải các quyết định cuối cùng.
3- Quyền hạn chức năng:
Là quyền trao cho một cá nhân hay một bộ phận được ra quyết định và kiểm soát những hoạt động nhất định của các bộ phận khác.
2.5. Sự phân bổ quyền hạn giữa các cấp trong tổ chức:
* Tập quyền:
Là cách tổ chức trong đó mọi quyền ra quyết định được tập trung vào cấp quản lý cao nhất của tổ chức.
* Phân quyền:
Là xu hướng phân tán quyền ra quyết định cho những cấp quản lý thấp hơn trong hệ thống thứ bậc. Phân quyền là hiện tượng tất yếu khi tổ chức đạt tới quy mô và trình độ phát triển nhất định làm cho một người không thể đảm đương được mọi công việc quản lý.
* Uỷ quyền trong quản lý tổ chức:
Là hành vi của cấp trên trao cho cấp dưới một số quyền hạn để họ nhân danh mình thực hiện những công việc nhất định.
Tuỳ từng hoạt động của mỗi đơn vị, mỗi tổ chức, mỗi ngành nghề khác nhau mà từ đó các tổ chức đưa ra các mức độ phân quyền khác nhau. Mức độ phân quyền càng lớn khi:
Quyết định được đề ra ở cấp thấp quan trọng


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

HongThanhP

New Member
Re: [Free] Hoàn thiện cơ cấu tổ chức của Liên minh hợp tác xã tỉnh Lai Châu

cho mình xin tài liệu này với
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Thực trạng và một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác tổ chức lao động khoa học cho lao động quản lý tại Công ty cơ khí 79 Văn hóa, Xã hội 0
D Hoàn thiện công tác quản trị về cơ sở vật chất kỹ thuật tại nhà hàng luxury, khách sạn luxury Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích công tác tổ chức bộ máy và hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty hasan - Dermapharm Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện định vị sản phẩm của công ty trên thị trường mục tiêu tại công ty Dụng Cụ Cắt và Đo Lường Cơ Khí Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện công tác quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tại bệnh viện y học cổ truyền tỉnh hưng yên Y dược 0
D Hoàn thiện chính sách đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan nhà nước tỉnh Quảng Niinh Văn hóa, Xã hội 0
V Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty dụng cụ cơ khí xuất khẩu Luận văn Kinh tế 2
G Hoàn thiện công tác tổ chức tiền lương tại nhà máy cơ khí Hồng Nam Luận văn Kinh tế 0
G Hoàn thiện cơ chế quản lý vốn tại Công ty TNHH một thành viên đóng tàu Phà Rừng Luận văn Kinh tế 0
V Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty xuất nhập khẩu và đầu tư xây dựng Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top