blue_page3006

New Member

Download miễn phí Đề tài Quản trị quốc tế





 
LỜI MỞ ĐẦU 2
I. BẢN CHẤT CỦA QUẢN TRỊ QUỐC TẾ: 3
1. KINH DOANH QUỐC TẾ 3
1.1. Khái niệm hoạt động kinh doanh quốc tế 3
1.2. Động cơ tham gia kinh doanh quốc tế của các doanh nghiệp 3
2.KHÁI NIỆM, BẢN CHẤT VÀ CHỨC NĂNG CỦA QUẢN TRỊ QUỐC TẾ 4
2.1 Khái niệm: 4
2.2 Bản chất của quản trị quốc tế: 4
2.3 Chức năng của quản trị quốc tế: 4
3. CÁC TỔ CHỨC CÓ THAM GIA QUẢN TRỊ QUỐC TẾ: 5
3.1 Các doanh nghiệp nội địa ( A domestic budiness): 5
3.2 Doanh nghiệp quốc tế ( An international business): 5
3.3 Các doanh nghiệp đa quốc gia (A multinational business): 6
3.4 Doanh nghiệp toàn cầu (A global business): 6
4. CÁC ĐỊNH HƯỚNG ĐỐI VỚI QUẢN TRỊ QUỐC TẾ 6
- Định hướng vị chủng 6
- Định hướng đa trung tâm. 6
- Định hướng vùng. 7
- Định hướng toàn cầu. 7
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ợc tính trên cơ sở doanh thu bán hàng và trả theo kỳ vụ. Tuy nhiên, cũng có trường hợp số tiền này được trả một lần hay kết hợp giữa trả một lần và trả kỳ vụ. Các tài sản vô hình có thể bao gồm bản quyền sáng chế, phát minh, công thức, thiết kế, phương pháp, chương trình, nhãn mác sản phẩm và tên gọi sản phẩm đã được đăng ký.
Có hai kiểu cấp phép: Cấp phép công nghệ - Trọng tâm là để phát triển công nghiệp và công nghệ và cấp phép hàng hóa - danh tiếng – Trọng tâm là cầp phép một thương hiệu được công nhận.
2.2.2, Ưu nhược điểm của phương pháp cấp phép:
2.2.2.1, Ưu điểm:
Ưu điểm 1: Công ty không phải hứng chịu vốn phát triển khi thâm nhập thị trường nước ngoài mà vẫn đạt được lợi nhuận:
Hầu hết các hợp đồng sử dụng giấy phép đều yêu cầu bên được cấp phép các nguồn vốn cần thiết thông qua việc xây dựng các cơ sở sản xuất đặc biệt hay sử dụng tiềm lực dư thừa hiện có. Do đó, việc tận dụng được nguồn lực của đối tác khi thâm nhập thị trường nước ngoài đã làm cho hợp đồng cấp giấy phép trở nên rất hấp dẫn đặc biệt đối với các các công ty hạn chế về vốn và các nguồn lực nhưng lại sở hữu các bí quyết sản xuất.
Ưu điểm 2: Do không phải tốn thời gian để xây dựng và khởi công các cơ sở mới của mình, bên cấp giấy sẽ có điều kiện nhanh chóng thâm nhập thị trường
Do sẵn có cơ sở hạ tầng cũng như các kênh thông tin, các nguồn lực của bên được cấp phép mà bên cấp phép có thể bỏ qua các giai đoạn đầu tư và xây dựng các cơ sở hạ tầng ban đầu, nhanh chóng tham gia hoạt động kinh doanh và nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường.
Ưu điểm 3: Hợp đồng sử dụng giấy phép là một hình thức ít rủi ro hơn các hình thức khác khi thâm nhập thị trường quốc tế
Điều nay thể hiện cơ bản ở chỗ, khi thâm nhập thị trường bằng hình thức hợp đồng cấp phép, công ty sẽ thu được một khoản tiền nhất định- chính là phí cấp phép- mà khoản phí luôn luôn là lớn hay bằng 0 ngay cả khi đối tác kinh doanh không hiệu quả thì công ty sẽ vẫn không mất tiền cho hoạt động cấp phép.
Ưu điểm 4: Hợp đồng sử dụng giấy phép có thể giúp công ty hạn chế hiện tượng hàng hóa giả mạo xuất hiện trong chợ đen trên thị trường nước ngoài
Các nhà sản xuất trong một chừng mực nào đó có thể hạn chế bớt những người bán hàng lậu bằng cách bán giấy phép cho các công ty ở nước ngoài để họ đưa ra thị trường các sản phẩm có mức giá cạnh tranh hơn. Hơn nữa, các công ty mua giấy phép lúc này sẽ phải có trách nhiệm đối với việc chống lại các hoạt động buôn bán lậu các sản phẩm trên thị trường của họ.
2.2.2.2, Nhược điểm:
Nhược điểm 1: Khó kiểm soát các hoạt động của bên được cấp phép; từ đó, nảy sinh ra 3 vấn đề cơ bản:
Thứ nhất, không tận dụng được hiệu ứng kinh nghiệm:
Gỉa sử công ty X thực hiện cấp phép cho công ty A ở quốc gia A và công ty B ở quốc gia B (quốc gia A và quốc gia B có thể gần nhau về vị trí địa lý). Nếu đối tượng được cấp phép sẽ phục vụ cho việc sản xuất và kinh doanh các ngành hàng mà có quy mô sản xuất tối ưu là lớn, trong khi nhu cầu tiêu thụ của thị trường ở quốc gia A và quốc gia B là không đủ đáp ứng thì rõ ràng rằng việc cấp phép là không hiệu quả bằng việc công ty X đầu tư nhà máy sản xuất ở 1 trong hai quốc gia và sản xuất cung ứng cho cả hai. Đó chính là nhược điểm không tận dụng được hiệu ứng kinh nghiệm.
Thứ hai, không phát huy được tính kinh tế của địa điểm:
Gỉả sử công ty X ký kết hợp đồng cấp phép với công ty A ở Nhật Bản về công nghệ sản xuất sản phẩm α . Công ty Y (vốn là đối thủ cạnh tranh của công ty X) sau khi tính toán và lựa chọn thì tiến hành đầu tư sản xuất cũng sản phẩm α đó tại thị trường Trung Quốc. Xét tổng thể, việc sản xuất sản phẩm α tại thị trường Trung Quốc sẽ rẻ hơn rất nhiều so với sản xuất tại thị trường Nhật Bản. Như vậy, chúng ta thấy do không thể lựa chọn bên được cấp phép là những công ty đặt tại những địa điểm sản xuất có lợi thế hơn mà công ty X đã mất lợi thế cạnh tranh hơn so với công ty Y. Mọi việc sẽ trở nên đơn giản hơn nếu như cũng có một công ty ở Trung Quốc có mong muốn được cấp phép quyền sử dụng công nghệ sản xuất sản phẩm α đối với công ty X nhưng vấn đề là điều này không hoàn toàn do bên cấp phép quyết định.
Thứ ba, Khó tham gia vào việc hợp tác có tính chiến lược toàn cầu:
Nếu không sử dụng hình thức thâm nhập thị trường thông qua hợp đông cấp phép mà công ty tiến hành đầu tư thì sẽ thành lập được các công ty con ở các quốc gia khác nhau. Và việc lấy vốn của những công ty con ở những quốc gia kinh doanh tốt để hỗ trợ cho các công ty con khác ở các quốc gia đang khó khăn hay cần nhiều vốn hỗ trợ sẽ không khó khăn gì đối với công ty mẹ. Tuy nhiên, nếu là hình thức hợp đồng cấp phép thì bên cấp phép sẽ không thể nào lấy vốn của bên được cấp phép này hỗ trợ cho bên được cấp phép khác để thực hiện chiến lược phát triển tổng thể.
Do đó, cách thâm nhập thị trường thông qua hợp đồng cấp phép này thường không được ưu tiên sử dụng đối với các công ty theo đuổi chiến lược toàn cầu và chiến lược xuyên quốc gia. Chúng ta cũng thấy rằng các công ty theo đuổi chiến lược toàn cầu cũng như các công ty theo đuổi chiến lược xuyên quốc gia là những công ty mà tập trung việc gia tăng lợi nhuận thông qua việc cắt giảm chi phí để đạt được lợi ích kinh tế của hiệu ứng kinh nghiệm, các công ty này hướng đến việc đưa ra thị trường các sản phẩm tiêu chuẩn hóa, vì vậy họ thu được lợi ích tối đa từ quy mô.
Nhược điểm 2: Thâm nhập thị trường thông qua hợp đồng sử dụng giấy phép có thể tạo ra những đối thủ cạnh tranh trong tương lai
Điều này đặc biệt nguy hiểm khi một công ty trao quyền sử dụng một tài sản có lợi thế cạnh tranh của họ cho một công ty khác. Các hợp đồng này thường được ký kết trong khoảng thời gian một vài năm, hay thậm chí cả thập kỷ và hơn nữa. Trong thời gian đó, bên mua giấy phép có thể trở nên rất phát đạt trong việc sản xuất và tiêu thụ hàng hóa có sử dụng tài sản vô hình của công ty. Khi hợp đồng kết thúc, rất có thể bên mua giấy phép có khả năng sản xuất và bán các phiên bản mới tốt hơn sản phẩm của công ty.
Nhược điểm 3: Bên cấp giấy phép khó kiểm soát tốt chất lượng đầu ra của các đối tác
Điều này sẽ khiến cho công ty có nguy cơ mất thị trường, mất danh tiếng trong trường hợp công ty được cấp phép không sản xuất sản phẩm hay cung cấp dịch vụ không như công ty cấp phép đã mong đợi.
2.2.3, Nhượng quyền thương mại(Franchising) – một hình thức đặc biệt của cấp phép:
2.2.3.1, Khái niệm:
Nhượng quyền (franchising) là một hình thức hợp tác kinh doanh thông qua đó người nhượng quyền trao và cho phép người được nhượng quyền sử dụng tên công ty rồi trao cho họ nhãn hiệu, mẫu mã và tiếp tục thực hiện sự giúp đỡ hoạt động kinh doanh đối với đối tác đó, ngược lại, công ty nhận được một khoản tiền m
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top