huyhoang3129

New Member

Download miễn phí Tiểu luận môn học: Quản trị kinh doanh quốc tế





A. LỜI NÓI ĐẦU

B. NỘI DUNG

PHẦN I : CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG

PHẦN II: ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VÀO THỊ TRƯỜNG MỸ

 Chương I: Khái quát về nước Mỹ

 Chương II: Cơ chế và các bộ phận của cơ chế quản lý hàng nhập khẩu hàng dệt may của mỹ

 Chương III: Đặc điểm, dung lượng thị trường Mỹ về nhập khẩu hàng dệt may

 1. Tình hình nhập khẩu hàng dệt may của Mỹ

 2. Nguồn nhập khẩu hàng dệt may của Mỹ

 Chương IV: Thực trạng xuất khẩu ngành dệt may sang thị trường Mỹ

 1. Thực trạng

 2. Thuận lợi và khó khăn

PHẦN III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU NGÀNH HÀNG DỆT MAY

 I. Những chính sách của nhà nước

 II. Giải pháp đối với doanh nghiệp

C.KẾT LUẬN

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


hoảng 280 triệu người chiếm khoảng 5% dân số thế giới, mật dộ dân số khoảng 30 người/km2. Đây là nước đông dân thứ ba trên thế giới, có nền văn hoá đa dạng phong phú, đại đa số là dân da trắng ( chiếm gần 80% dân số ), số còn lại là da màu.
Về tôn giáo: 61% dân Mỹ theo đạo tin lành, 25% Thiên Chúa Giáo, 2% Do Thái, 5% các tôn giáo khác, 7% không theo đạo.
Về ngôn ngữ: chủ yếu nói tiếng Anh , một số ít nói tiếng Tây Ba Nha.
Nước Mỹ là một liên bang gồm 50 bang và một nhóm các đảo nằm ở Thái Bình Dương.
II.Nền kinh tế Mỹ
Đầu và khoảng giữa thế kỷ thứ 20, nền kinh tế Châu Âu, Châu á trong đó có Nhật Bản bị tàn phá nặng nề do hậu quả của hai cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất và thứ hai. Trong khi đó nền kinh tế Mỹ lại phát triển mạnh, giàu có lên nhờ chiến tranh: do bán vũ khí , lương thực, thực phẩm, do được tư bản của cải ở các châu lục khác chuyển tới cất dấu trong chiến tranh...kết thúc chiến tranh thế giới thứ hai năm 1945, GNP của nước Mỹ chiếm đến 42% GNP của toàn cầu, lúc bấy giờ trong thế giới tư bản Mỹ chiếm 54,6% tổng sản lượng công nghiệp, 24% xuất khẩu và 74% dự trữ vàng. Với sức mạnh tuyệt đối về kinh tế sau chiến tranh Mỹ bỏ vốn lớn để thành lập các tổ chức tài chính tiền tệ như Quỹ tiền tệ quốc tế ( IMF); Ngân hàng tái kiến thiết và phát triển quốc tế ( Ngân hàng thế giới-WB ). Ngoài ra nhiều tổ chức kinh tế như WTO, UNDP, UNIDO...cũng được sự tài trợ và chịu sự khống chế của Mỹ. Do đó Mỹ có sức chi phối rất lớn đối với nền kinh tế toàn cầu.
1. Về tài chính:
Nửa thế kỷ qua, nước Mỹ duy trì sức mạnh và khả năng tự do chuyển đổi của đồng đô la Mỹ: gần 50% tổng lưu lượng thanh toán và đầu tư quốc tế thực hiện qua đồng tiền này. Ngoài ra Mỹ duy trì sự thống trị thị trường tài chính tiền tệ thế giới thông qua sự phát triển nhanh thị trường chứng khoán: trị giá giao dịch qua thị trường chứng khoán Mỹ năm 2000 khoảng 14000 tỷ USD so với 2,5 ngàn tỷ của các nước NICs. Cùng với EU, Nhật, Mỹ là một trong ba chủ đầu tư lớn nhất toàn cầu. Tất cả các yếu tố trên cho phép Mỹ nắm và ảnh hưởng đến hoạt động tài chính của toàn cầu.
2. Về công nghiệp:
*Công nghiệp năng lượng
Đây là thế mạnh của Mỹ, có sức phát triển hàng đầu thế giới, chủ yếu là dầu mỏ, khí đốt, than, t huỷ điện, uranium. Dầu mỏ khai thác chủ yếu ở các bang Texas, California, Louisana. Lượng dầu khai thác trong nước dấp ứng 50% nhu cầu. Khí đốt khai thác ở các bang miền nam và California. Các mỏ than có dự trữ lớn nằm ở Apalaches cung cấp gần 2/5 sản lượng than dùng trong cả nước. Ngoài ra Mỹ còn là nước sản xuất nhiều điện nhất thế giới ( khoảng 2800 tỷ kwh, trong đó 1/2 là nhiệt điện ).
+Thuỷ điện: Mỹ đứng thứ hai thế giới sau Canada. Các nhà máy thuỷ điện trước đây phát triển dọc theo các thác nước ở sườn đông dãy Appalache với quy mô trung bình, nay đã nhường chỗ cho các đập thuỷ điện ở miền Tây lưu vực sông Colarado và Columbia.
+Năng lượng nguyên tử: Mỹ đứng đầu thế giới với công suất khoảng 67,1 triệu kw( bằng 1/10 công suất của toàn bộ các nguồn điện năng ). Ngoài ra còn có năng lượng mặt trời, gió.
*Công nghiệp chế tạo
Giá trị của khu vực công nghiệp này khoảng 1000 tỷ USD/năm. Nếu tính cả các công ty Mỹ đầu tư ở nước ngoài thì tổng sản phẩm của ngành công nghiệp chế tạo lên đến ẵ tổng sản phẩm công nghiệp toàn thế giới. Ngành chế tạo hàng không, điện tử, tin học, nguyên tử, vũ trụ, hoá chất...là các ngành công nghiệp mũi nhọn của Mỹ. Ngoài ra còn công nghiệp luyện kim, công nghiệp dệt, xe hơi...vi điện tử ở Texas, chế tạo ô tô ở Tennessee, máy bay ở Seattle, Los Angeles, tàu vũ trụ ở Houston.
3. Về nông nghiệp:
Nước Mỹ có nền nông nghiệp rất phát triển: Nhờ có diện tích lãnh thổ rộng lớn, có nhiều miền khí hậu thuận lợi, công nghệ sinh học phát triển khả năng ứng dụng cao; Chính phủ Mỹ hàng năm giành trên 10 tỷ USD tài trợ cho phát triển nông nghiệp. Chính vì vậy tất cả các ngành nông nghiệp của Mỹ: Trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản, chế biến nông sản đều rất phát triển; Xuất khẩu nông sản năm 2000 mang về cho nước Mỹ trên 46 tỷ USD, Mỹ đứng đầu thế giới về xuất khẩu lúa mỳ, bắp, thịt các loại...đứng thứ ba thế giới về xuất khẩu gạo, thuỷ sản, nước trái cây..
4. Về các loại dịch vụ:
Ngoài dịch vụ tài chính, Mỹ cũng chi phối các loại hình dịch vụ khác trên thế giới như: dịch vụ điện tử thương mại, dịch vụ du lịch, dịch vụ vận tải hàng không, dịch vụ vận tải biển...Mỗi loại hình dịch vụ chiếm từ 7-22% thị phần dịch vụ quốc tế, hàng năm mang lại doanh thu cho đất nước hàng ngàn tỷ USD. Theo dự đoán, đến năm 2010 thu nhập từ dịch vụ chiếm đến 93% GDP của Mỹ.
5. Về chính sách đối ngoại:
Chính phủ Mỹ không chủ trương ưu tiên thúc đẩy nhanh tiến trình toàn cầu hoá và tự do hoá trong tất cả các lĩnh vực kinh tế, tài chính, ngân hàng thương mại, dịch vụ...bằng cách xây dựng Hệ thống thương mại và thị trường thế giới trên cơ sở các nguyên tắc, sáng kiến của Mỹ. Các nguyeen tắc và sáng kiến này được thể chế hoá bằng các Hiệp định của WTO. Mỹ dùng cơ chế của WTO để buộc các nước thực hiện các cam kết song phương và đa phương. Mở cửa thị trường của mình, đặc biệt mở cửa các lĩnh vực Mỹ có lợi thế cạnh tranh hay Mỹ độc quyền. Cho đến thời điểm này tháng 3/2001, Mỹ đã ký khoảng 280 Hiệp định thương mại song phương, đa phương và các Hiệp định chuyên ngành. Việc thực hiện các Hiệp định này đảm bảo sự thuận lợi hơn cho sự bành trướng và duy trì vị trí số 1 của nền kinh tế Mỹ trên thế giới.
Chương II:
Cơ chế và các bộ phận của cơ chế quản lý
hàng nhập khẩu dệt may của Mỹ
Hoạt động nhập khẩu hàng hoá vào Mỹ chịu sự điều tiết bởi hệ thống luật chặt chẽ, chi tiết. Chính phủ Mỹ thông qua 5 cơ quan cơ bản để điều tiết nền ngoại thương của Mỹ, đó là:
1.Hệ thống luật cơ bản điều tiết hoạt động nhập khẩu vào Mỹ
*Luật thuế suất năm 1930: Luật này ra đời nhằm điều tiết hàng hoá nhập khẩu vào Mỹ, bảo vệ chống lại việc nhập khẩu hàng hoágiả, luật này quy định mức thuế rất cao đối với hàng nhập khẩu. Đến nay nhiều điều khoản của luật này vẫn còn hiệu lực song thuế suất đã được sửa đổi nhiều lần và hạ xuống nhiều.
*Luật buôn bán năm 1974: Luật này định hướng cho các hoạt động buôn bán. Luật có nhiều điều khoản cho phép đền bù tổn thất cho các ngành công nghiệp Mỹ bị cạnh tranh bởi hàng nhập khẩu. Đạo luật này gây ra nhiều bất lợi cho hàng hoá nhập khẩu vào Mỹ vì hàng hoá của Mỹ đã được chính phủ đứng sau lưng bảo hộ.
*Hiệp định buôn bán năm 1979: Bao gồm các điều khoản về sự bảo hộ của chính phủ về các chướng ngại kỹ thuật trong buôn bán, các sửa đổi thuế bù trừ và thuế chống hàng thừa, ế- một loại thuế đánh vào các loại hàng hoá bị đánh giá là có trợ giá hay bán phá giá. Hiệp định này được thông qua nhằm mục đích thực hiện một số bộ luật được thương lượng tại Vòng đàm phán Tokyo của GATT.
*Luật tổng hợp về buôn bán và cạnh tranh năm 1988: Luật này uỷ nhiệm tổng thống...

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top