hien_fg

New Member

Download miễn phí Báo cáo thực tập Xí nghiệp in Hậu cần trong thời kỳ đổi mới





Xuất phát từ đặc điểm tổ chức sản xuất và tổ chức quản lý nêu trên, để phù hợp với tình hình, điều kiện và trình độ quản lý thì Xí nghiệp cần áp dụng hình thức tổ chức công tác kế toán tập trung, toàn bộ công tác kế toán từ việc ghi sổ chi tiết đến tổng hợp, lập báo cáo, kiểm tra kế toán đều được thực hiện tại phòng tài chính của Xí nghiệp. Xuất phát như vậy cho nên Xí nghiệp in hậu Cần áp dụng hình thức kế toán : Nhật Ký Chung.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

Lời mở đầu
Trong những năm gần đây đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước với chủ trương phát huy nội lực, đẩy mạnh hợp tác liên doanh liên kết với các doanh nghiệp trong và ngoài nước, tận dụng mọi hỗ trợ của các tổ chức quốc tế để chúng ta thực hiên sự nghiệp Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước đua nước ta đi lên con đường xã hội chủ nghĩa.
Trên cơ sở phát triển của nền kinh tế nước nhà và sự phát triển về khoa học kỹ thuật các nước phương tây. Công nghệ in ấn ở nước ta cũng phát triển một cách nhanh chóng. Tận dụng và thừa hưởng nền văn minh đi trước, ngành in ấn của nước ta đã đáp ứng thoả mãn nhu cầu trong nước.
Xí nghiệp in Tổng cục Hậu cần trong điều kiện đổi mới đã hoàn thành nhiệm vụ của mình, đáp ứng được nhu cầu về sản phẩm in ấn trong Tổng cục Hậu cần, Tổng cục Chính trị và trong Quân đội. Xí nghiệp dần trưởng thành với bao nhiêu công sức và tâm huyết của các chiến sĩ hiện đã và đang công tác ở Xí nghiệp. Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, đồng thời hàng năm nộp Ngân sách Nhà nước hàng tỷ đồng. Xí nghiệp in Hậu cần đã và đang xứng đáng với vai trò của mình, tạo được sự tin yêu của Đảng, quân và dân.
Báo cáo thực tập của em được viết gồm 3 chương:
Chương I: Khái quát về xí nghiệp in Tổng Cục Hậu Cần
Chương II: Hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp in Hậu cần trong 2 năm gần đây.
Chương III: Xí nghiệp in Hậu cần trong thời kỳ đổi mới
Chương I Khái quát về xí nghiệp in Tổng Cục Hậu Cần
1.1.Quá trình hình thành và phát triển.
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta kết thúc với thắng lợi vẻ vang. Đất nước bước vào thời kỳ mới, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và tiếp tục cuộc cách mạng giải phóng Miền nam. Quân đội ta hoàn thành nhiệm vụ vẻ vang trong công cuộc kháng chiến, từng bước đi vào xây dựng chính quy hoá, hiện đại hoá. Trong công cuộc trở mình của đất nước nói chung và sự trưởng thành của quân đội nhân dân nói chung nghành Hậu Cần cũng từng bước vươn lên đáp ứng nhiệm vụ của dân tộc giao phó.
Để phục vụ kịp thời sự lãnh đạo, chỉ đạo sáng suốt của Đảng, Nhà Nước và trực tiếp từ sự chỉ huy của tổng cục đến các nghành nghiệp vụ, công tác in ấn, xuất bản đã được Đảng uỷ quân sự trung ương, Đảng uỷ tổng cục hậu cần quan tâm đúng mức. Cuối năm 1958 lãnh đạo Tổng cục Hậu Cần làm việc với tổng liên đoàn lao động Việt Nam để xin nhận nhà in lao động về Tổng Cục Hậu Cần. Đầu năm 1959, nhà in lao động được bàn giao cho Tổng Cục Hậu Cần gồm toàn bộ thiết bị và 56 cán bộ công nhân viên.
Chi bộ Đảng được thành lập thuộc liên chi tạp chí Hậu Cần, đồng chí Hoàng Xuân Phú được chỉ định làm bí thư chi bộ, đồng chí Xuân Mấm được chỉ định làm giám đốc xưởng.
Khi được điều về Tổng Cục Hậu Cần, xưởng đã dảm nhận nhiệm vụ in “tạp chí Hậu Cần”, “đặc san Hậu Cần”, “Tập san chiến sĩ Hậu Cần”, hoạ báo và các tài liệu khác của tổng cục. Đến năm 1961 xưởng in sát nhập vào nhà máy in Quân đội.
Ngày 05/08/1964 sau “sự kiện Vịnh Bắc Bộ”, Đế quốc Mỹ đem quân mở cuộc chiến tranh phá hoại Miền Bắc nước ta. Nhà máy in Quân đội nhân dân tổ chức một bộ phận sơ tán với đủ thành phần (sắp chữ, in typô, đóng sách...) lấy phiên hiệu là B1, triển khai sản xuất tại nông trường Việt Phi (Ba vì, Hà Tây).
Trước yêu cầu nhiệm vụ mới của cách mạng và Quân đội, nghành Hậu Cần cũng như Tổng Cục Hậu Cần có sự phát triển nhanh chóng. Lúc này nhu cầu có một cơ sở in của Tổng Cục Hậu Cần đã trở nên cấp bách. Lãnh đạo Tổng Cục Hậu Cần đã trao đổi ý kiến và đi đến thống nhất với lãng đạo tổng cục chính trị về việc bàn giao phân xưởng B1 của ngà máy in Quân đội về Tổng Cục Hậu Cần.
Trên cơ sở phân xưởng B1 tiếp nhận từ nhà máy in Quân đội, ngày 15/04/1968 đồng chí Vũ Văn Cấn chủ nhiệm Tổng Cục Hậu Cần ký quyết định 152/hay thành lập xưởng in Hậu Cần. Từ địa điểm sơ tán ở nông trường Việt Phi, xưởng in Hậu Cần ra đời. Toàn bộ 56 cán bộ chiến sĩ, công nhân viên của xưởng B1 đã sơ tán về làm việc ở đây và chính họ là những người đầu tiên xây dựng xí nghiệp in Hậu Cần từ thuở mới ra đời. Để nhanh chóng kiện toàn về tổ chức, Tổng Cục Hậu Cần đã bổ nhiệm đồng chí Lê Xuân Mấm, nguyên phó giám đốc nhà máy in Quân dội làm giám đốc xưởng in Hậu Cần, đồng chí Đỗ Như Vân làm phó giám đốc, đồng chí Nguyễn Quốc Duệ làm chính trị viên.
Xưởng in tổ chức thành 6 tổ sãn xuất, việc quản lý và điều hành sản xuất do toà soạn Tạp Chí Hậu Cần đảm nhận. Xưởng in Hậu Cần ra đời với những nhiệm vụ in tài liệu huấn luyện nghiệp vụ của các cục trong tổng cục, trong đó chủ yếu là Tạp Chí Hậu Cần, tờ tin “chiến sĩ Hậu Cần”. Sản lượng năm đầu đạt gần 53 triệu trang in. Xưởng đã có nhiều bước phát triển mới và ổn định hơn.
Từ tháng 10/1968 Tổng Cục Hậu Cần chủ trương xây dựng cơ sở mới của xưởng in. Các đồng chí Hoàng Phong, Lê Xuân Mấm được giao nhiệm vụ đi tìm địa điểm. Qua khảo sát một số nơi như Phổ Yên (Thái Nguyên), Tế Tiêu (Hà Tây). Cuối cùng địa điểm được chọn là khu đất nằm giữa hai thôn Phú Mỹ và Đình Thôn thược xã Mỹ Đình - Từ Liêm - Hà Nội.
Những năm sau sản xuất ổn định, sản lượng trang in năm sau tăng nhiều hơn năm trước. Đến năm 1975 khi đất nước giải phóng hai miền Nam Bắc, hoà chung với niềm vui của cả nước. Sản lượng Xưởng in đạt 229 triệu trang/năm. Từ năm 1976 trở lại những năm 1980, mặc dù gặp nhiều khó khăn về vật tư, nhất là giấy in nhưng xưởng đã khắc phục vượt qua mọi khó khăn để hoàn thành nhiêmh vụ và tự khẳng định mình, tăng cường sản lượng trang in. Đến năm 1981, xưởng in Hậu Cần được đổi tên thành xí nhgiệp in Hậu Cần. Từ nhũng năm 1981 đến năm 1987, hoạt động của xí nghiêph in Hậu Cần không ngừng được mở rộng. Sau đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, năm 1987, năm mửo đầu của cơ chế mới, trong sãn xuất kinh doanh của xí nghiệp đã đi vào hạch toán độc lập. Tự lực tự cường thúc đẩy sản xuất của xí nghiệp, đồng thời tham gia tích tực vào sự nghiệp phát triển nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Kết quả năm 1987 sản lượng đạt 235 triệu trang in. Vượt kế hoạch 2.17%.
Thực hiện quy chế 936/BQP của Bộ Quốc Phòng về quản lý và xuất bản in trong Quân đội, tháng 8/1992 xí nghiệp thực hiện giảm biên chế, số lao động hợp đồng được chấm dứt (Quân số xí nghiệp giảm từ 103 đồng chí xuống còn 67 đồng chí). Ngày 31/12/2003 Tổng số nhân viên của xí nghiẹp in Hậu Cần là 67 người trong đó có 7 người có trình độ chuyên môn bậc Đại Học, 14 người có trình độ trung cấp kỹ thuật và bình quân bậc thợ là bậc 6. Thực hiện chủ trương của Nhà nước và Bộ Quốc Phòng, xét tình hình thực tế và tính chất của hàng hoá của xí nghiệp in sản xuất, thủ trưởng Tổng Cục Hậu Cần đã quyết định từ 01/05/1995 xí nghiệp Hậu Cần thuộc quyền lãnh đạo quản lý của cục Chí...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top