Download miễn phí Tiểu luận Phân tích hoạt động quảng cáo của các doanh nghiệp Việt Nam





Nhận thức của các công ty ở Việt Nam về quảng cáo đang rất khác nhau nhưng hầu hết là đã bắt đầu thấy được tầm quan trọng của dịch vụ này. Nhưng đa số việc đầu tư quảng cáo mạnh để mang sức cạnh tranh cho doanh nghiệp chỉ tập trung ở các công ty đa quốc gia đang hoạt động tại Việt Nam như Unilever hay P&G. Đối với các công ty Việt thì nổi cộm trong hoạt động này là Vinamilk và Tân Hiệp Phát. Nhiều công ty đã xây dựng chiến lược quảng cáo cho sản phẩm và dịch vụ của mình như một trong những nội dung quan trọng nhất của kế hoạch mở rộng và chiếm lĩnh thị trường. Một số chiến dịch quảng cáo được chú ý như “Sống là không chờ đợi” hay “Đồng hành cùng 7 chuyên gia về tóc hàng đầu thế giới” của Sunsilk, hay “Trẻ làm điều hay ngại gì vết bẩn” của Omo



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

phải đáp ứng tốt nhất và nhiều nhất những nhu cầu của khách hàng. Chính vì bản thân một sản phẩm tốt sẽ tự quảng cáo cho nó, nên doanh nghiệp cần chú ý đến điều này trong hoạt động quảng cáo.
Về xu hướng lựa chọn loại hình thức quảng cáo nào tại Việt Nam trong thời gian tới, ta có một số xu hướng như:
- Quảng cáo truyền hình vẫn là lựa chọn ưu tiên nhất, tuy hình thức này diễn ra không quá sôi động giữa người mua và người bán trên thị trường quảng cáo song nó vẫn luôn chiếm được sự quan tâm và có quyết định lựa chọn từ các doanh nghiệp.   - Quảng cáo Outdoor với đoán tăng vọt theo đà tăng trưởng kinh tế và xu hương đón nhận cách quảng cáo tiếp thị mới.
- Quảng cáo trên kênh Radio, một hình thức quảng cáo trước đây chúng ta không coi là tiềm năng nhưng thực tế cho thấy năm qua rất nhiều doanh nghiệp quan tâm tới hình thức quảng cáo này bởi khả năng phủ sóng tận ngõ ngách các vùng nông thôn.
- Quảng cáo trên Internet (hình thức quảng cáo trực tuyến): hình thức quảng cáo này trong năm 2011 sẽ tăng trưởng không đáng kể bởi hạ tầng cơ sở cung cấp cho dịch vụ quảng cáo này vẫn còn hạn chế và còn nhiều ấp ủ.
 - Kẹp tờ rơi quảng cáo vào báo chí hay còn gọi là quảng cáo báo chí nhưng nó khác ở chỗ không phải quảng cáo trên báo mà kẹp tờ quảng cáo vào báo chí. Chi phí cho hình thức quảng cáo này chỉ phù hợp với khu vực thành thị và chỉ tiếp cận được khoảng 20% lượng khách hàng mục tiêu. Cách quảng cáo này được xem là giải pháp toàn vẹn cho quảng cáo trên Internet và quảng cáo outdoor.
- Quảng cáo qua dịch vụ SMS Banking: Mặc dù dư luận phản đối rất nhiều về cách quảng cáo này nhưng hình thức quảng cáo này vẫn được sử dụng do có thể đa dạng hình thức quảng cáo.
 2.1.2 Thực trạng về hoạt động quảng cáo của các doanh nghiệp Việt Nam trong một số năm trở lại đây.
2.1.2.1 Thực trạng về ngân sách cho quảng cáo
Quảng cáo là công cụ không thể thiếu trong việc truyền thông tin đến khách hàng chính vì vậy, hàng năm các công ty ở Việt Nam cũng như các công ty khác trên thế giới chi một số tiền rất lớn lên đến hàng chục, hàng trăm triệu đô la cho hoạt động quảng cáo. Đây là thời gian khủng hoảng tài chính kinh tế thế giới đang diễn ra và các công ty đang tiến hành khắc phục hậu quả, nhưng việc chi nhiều cho quảng cáo vẫn được các công ty quan tâm và ngân sách quảng cáo vẫn tăng qua các năm.
BẢNG 1: TỔNG NGÂN SÁCH QUẢNG CÁO CỦA CÁC CÔNG TY Ở VIỆT NAM TỪ 2008 ĐẾN 2010
Năm
Chỉ tiêu
2008
2009
2010
Ngân sách
(triệu USD)
514,800
555,120
610,632
Mức tăng so với năm trước(%)
X
8%
10%
Nguồn: tổng hợp từ internet
Tổng ngân sách quảng cáo của các công ty tăng từ 514,8 triệu USD năm 2008 lên 555,12 triệu USD năm 2009 tăng khoảng 8% so với năm 2008. Sang năm 2010 ngân sách này tiếp tục tăng 10% so với 2009 khoảng 610,632 triệu USD.
Tuy có khủng hoảng kinh tế nhưng các doanh nghiệp vẫn chi nhiều cho quảng cáo. Nguyên nhân là do sản phẩm trên thị trường ngày càng đa dạng và phong phú, càng làm cho việc lựa chọn sản phẩm của doanh nghiệp trở nên khó hơn. Thêm nữa, sức ép ngày một lớn đến từ cánh cửa WTO, tuy vẫn có những điều kiện thuận lợi nhưng kèm theo đó sự cạnh tranh ngày càng cao. Chính vì vậy các doanh nghiệp ngày càng đầu tư mạnh vào quảng cáo để có thể tạo dựng được hình ảnh thương hiệu trong tâm trí khách hàng, lôi kéo khách hàng nhiều hơn. Qua đó có thể nâng cao tính cạnh tranh cho công ty. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam cao, nhận thức dành ngân sách cho quảng cáo của các doanh nghiệp Việt Nam cũng đang ngày một cao. Ngoài ra, tỷ lệ tiêu dùng ngành hàng thành thị ở Việt Nam đang đứng đầu Châu Á, với tỷ lệ tăng trưởng là khoảng 20% so với 11% của Trung Quốc, 4% của Thái Lan, 3% của Đài Loan…
Cụ thể ở Việt Nam năm 2008, tổng ngân sách quảng cáo của các công ty khoảng 514,8 triệu USD. Ngân sách dành cho quảng cáo tăng cao trên các kênh ti vi, đài phát thanh, báo và tạp chí in. Trong số các phương tiện truyền thông thì truyền hình vẫn dẫn đầu, chiếm 76,9% chi phí quảng cáo, kế đến là báo in: 22,8% và phần còn lại 0,3% thuộc về phát thanh.
Bước sang năm 2009, ngân sách quảng cáo của các công ty tiếp tục tăng và đạt khoảng 555,12 triệu USD, tăng 8% so với năm 2008. Quảng cáo truyền hình chiếm đến 70% tổng ngân sách quảng cáo của cả nước và khuynh hướng này vẫn tiếp tục tăng trong năm 2010.
Về cuối năm 2010 Ngân sách dành cho quảng cáo của các doanh nghiệp tăng theo từng tháng. Trong bối cảnh kinh tế thị trường thời hội nhập WTO đầy thách thức, thì hầu bao tiếp tục được mở chi cho quảng cáo để các doanh nghiệp nhanh chóng chiếm được thị phần trước khi quá muộn. Ngân sách này tiếp tục tăng 10% so với năm 2009 và đạt khoảng 610,632 triệu USD vào năm 2010, ngân sách cho quảng cáo của các công ty sẽ tiếp tục tăng, tăng mạnh từ 9 - 13% vào năm 2011 so với năm 2010 bởi sức ép ngày một lớn đến từ cánh cửa WTO.
*Về ngân sách quảng cáo theo ngành hàng: hầu hết các ngành nghề, ví dụ như sản phẩm vệ sinh - chăm sóc vẻ đẹp, bán lẻ, điện gia dụng... mức chi phí quảng cáo đều tăng qua các năm, đặc biệt tăng cao ở một số ngành tiêu dùng hàng ngày như: viễn thông, dược phẩm, thực phẩm, thức uống..
*Về các doanh nghiệp chi nhiều cho quảng cáo: có 10 doanh nghiệp chi nhiều nhất cho quảng cáo ở Việt Nam là Unilever Việt Nam, P&G Việt Nam, Vinamilk, VMS-MobiFone, Dutch Lady Việt Nam, công ty Bia Tân Hiệp Phát, Nestle Việt Nam, VinaPhone, Công ty Bia Việt Nam và Abbott Laboratories Inc.
2.1.2.1 Thực trạng quảng cáo qua một số phương tiện quảng cáo
a) Quảng cáo trên truyền hình: Quảng cáo truyền hình luôn là phương tiện quảng cáo được các doanh nghiệp lựa chọn hàng đầu bởi nó có thể tiếp cận với hầu hết với mọi đối tượng, truyền tải âm thanh và hình ảnh động giúp thông điệp quảng cáo được truyền tải nhiều và rõ ràng hơn.
BẢNG 2: NGÂN SÁCH QUẢNG CÁO QUA TRUYỀN HÌNH CỦA CÁC CÔNG TY Ở VIỆT NAM TỪ 2008 ĐẾN 2010
Năm
Chỉ tiêu
Năm 2008
Năm 2009
Năm 2010
Ngân sách
392,248
388,584
457,974
Tỷ trọng(%)
76
70
75
% tăng so với năm trước
X
- 0,93%
17,86%
Nguồn: tổng hợp từ internet.
Năm 2008, quảng cáo trên truyền hình chiếm khoảng 76% ngân sách quảng cáo của các công ty. Trong năm 2009 truyền hình vẫn là sự lựa chọn lớn nhất, và chiếm khoảng 70% vào năm 2009 giảm nhẹ khoảng 0,9% so với năm trước, và năm 2010 là 75% tăng 17,86% so với 2009.
Nguyên nhân là do truyền hình có thể truyền tải một cách sinh động hình ảnh của sản phẩm đến khách hàng. Thời đại thông tin bùng nổ, truyền hình vẫn là phương tiện được ưa chuộng nhất, đông người xem nhất, thu được lợi nhuận nhanh và nhiều nhất. Chính vì thế, quảng cáo trên truyền hình được xem là phương tiện đạt hiệu quả nhanh nhất với nhà sản xuất.
Các đoạn phim quảng cáo trên truyền hình đã có hình ảnh, lời nói- slogan minh họa cho các sản phẩm được trau chuốt, chọn lọc hơn. Nhiều sản phẩm chiếm được tình cảm của người xem, một phần lớn nhờ vào phim quảng cáo ấn tượng, slogan độc đáo. Chẳng hạn đoạn quảng cáo chai bia Sài Gòn lùn với câu: Có thể bạn không cao, nhưng người khá...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top