bin8291792

New Member

Download miễn phí Khóa luận Triển vọng và thách thức của việc cải cách doanh nghiệp nhà nước theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con ở Việt Nam





Mô hình công ty mẹ - công ty con là một mô hình tổ chức phổ biến ở những nước phát triển, là sản phẩm tất yếu của nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên, để áp dụng vào Việt Nam cho phù hợp với tính chất và điều kiện của nền kinh tế nhiều thành phần của nước ta là một điều không đơn giản. Là một trong số ba doanh nghiệp Nhà nước đầu tiên, thay mặt tiêu biểu cho các DNNN đang làm ăn có hiệu quả trong nền kinh tế mới, được Thủ tướng Chính phủ cho phép thí điểm xây dựng theo mô hình công ty mẹ – công ty con, sự thành công của VINALINES có ý nghĩa quan trọng trong việc khẳng định những ưu thế của mô hình tổ chức mới.
Mục tiêu chủ yếu của TCT khi chuyển sang mô hình mới là nhằm: tập trung sức mạnh về vốn và tài sản, cơ sở vật chất của tất cả các doanh nghiệp thành viên để thực hiện chiến lược chủ yếu về “đầu tư phát triển, kinh doanh và thị trường” trên cơ sở thống nhất thực hiện quy trình công nghệ khép kín của ngành giữa “đội tàu cảng dịch vụ”; đảm bảo sự thống nhất trong chỉ đạo, điều hành hai lĩnh vực quan trọng nhất là kinh doanh và tài chính thông qua việc thực hiện quyền sở hữu về vốn của TCT; duy trì, phát huy quyền tự chủ kinh doanh, mở rộng phát triển sản xuất của các doanh nghiệp thành viên trên cơ sở chiến lược chung của toàn TCT, có tính đến hiệu quả đầu tư và sự phân công phạm vi, lĩnh vực, thị trường cho từng doanh nghiệp nhằm nâng cao sức cạnh tranh của từng doanh nghiệp và toàn TCT. Ngay sau khi được Thủ tướng Chính phủ cho phép thí điểm xây dựng doanh nghiệp theo mô hình tổ chức công ty mẹ - công ty con, TCT Hàng hải Việt Nam đã nhanh chóng kiện toàn bộ máy các đơn vị thành viên, tiến hành những bước cải cách cơ cấu, đẩy mạnh quá trình cổ phần hoá các doanh nghiệp theo đúng kế hoạch đã đề ra. Cho đến cuối tháng 11/2002, TCT đã hoàn thành hầu hết kế hoạch đã đề ra đối với vấn đề cổ phần hoá và sắp xếp lại các doanh nghiệp thành viên. Bộ máy quản lý của TCT cũng được tổ chức lại cho phù hợp với mô hình mới.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

Tiêu chí 2 là những DNNN đa dạng hoá sở hữu, gồm: cổ phần hoá trên 50% tổng số cổ phần doanh nghiệp; những DNNN hoạt động trong một số lĩnh vực quan trọng khi CPH, nhà nước không giữ trên 50% tổng số cổ phần doanh nghiệp, nhưng sẽ nắm giữ cổ phần đặc biệt theo quyết định của thủ tướng Chính phủ; giao doanh nghiệp cho tập thể người lao động hay bán doanh nghiệp với những DNNN có vốn từ 5 tỷ đồng trở xuống mà không cổ phần hoá được.
Tiêu chí 3 là những DNNN (không thuộc danh mục tiêu chí đầu tiên) thua lỗ kéo dài, không hoàn thành nhiệm vụ, không thực hiện được chuyển đổi sở hữu thì tuỳ theo hoàn cảnh cụ thể có thể được sáp nhập, giải thể, thực hiện phá sản…
Cũng theo quyết định này, Chính phủ không phân biệt TCT 90 hay TCT 91 nữa mà chỉ có một loại TCT. Nếu không kể những ngành đặc thù thì sẽ có 68/94 TCT không bảo đảm tiêu chí về vốn. Với những TCT này, tuỳ điều kiện cụ thể Nhà nước sẽ cho tổ chức lại, mà một trong các biện pháp là tổ chức cơ cấu lại theo mô hình tổng công ty đầu tư vốn vào các doanh nghiệp thành viên hay mô hình tổ chức công ty mẹ – công ty con.
Mô hình công ty mẹ con là biện pháp hợp lý để đổi mới các DNNN ở nước ta hiện nay
3.2.1 Mô hình công ty mẹ - công ty con là giải pháp tạo mối quan hệ bình đẳng, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đối với DNNN
Như phần trên đã trình bày, mô hình TCT 90, 91 nói riêng và các DNNN nói chung hiện nay đang ngày càng thể hiện nhiều bất cập, đặc biệt là hiệu suất sử dụng vốn. Quan hệ sử dụng vốn giữa Tổng công ty và Nhà nước cũng như quan hệ giữa Tổng công ty và các đơn vị thành viên chưa tạo được tính tự chủ về vốn cho cả hai bên. Đặc biệt, công tác quản lý tài chính của các đơn vị thành viên chưa được quan tâm đúng mức, tính chủ động trong công tác điều hành vốn cũng như quản lý còn hạn chế, khả năng huy động vốn kém. Tuy vậy, với mô hình công ty mẹ - công ty con, tổng công ty (công ty mẹ) và các doanh nghiệp thành viên (công ty con) sẽ bình đẳng trong quan hệ theo Luật Doanh nghiệp, và vẫn hoạt động với tư cách là một pháp nhân độc lập, tự chủ kinh doanh và tự chủ về mặt tài chính. Các công ty con nằm dưới công ty mẹ sẽ tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình và nhận đặt hàng từ công ty mẹ thông qua hợp đồng kinh tế. Do vậy, mối liên hệ về vốn giữa công ty mẹ và các công ty con là thông qua các hợp đồng kinh tế chứ không phải là mối liên hệ mệnh lệnh hành chính, gượng ép hay mối quan hệ thu nộp như trong mô hình tổng công ty cũ, hay nói cách khác là “quan hệ về kinh tế” sẽ thay thế cho “quan hệ về hành chính”. Quyền lợi và trách nhiệm của các công ty con cũng đầy đủ hơn, như công ty con toàn quyền sử dụng quỹ khen thưởng từ kết quả kinh doanh theo chế độ Nhà nước và một phần quỹ phát triển sản xuất đối với các công ty con có 100% vốn là của Nhà nước. Như vậy, mặc dù có ràng buộc về tài chính nhưng các công ty vẫn có thể độc lập tương đối nhằm tối ưu hoá nguồn vốn của mình.
Bên cạnh đó, nếu như với mô hình tổng công ty cũ, cơ chế tài chính không cho phép tổng công ty tối ưu hoá việc sử dụng nguồn vốn đầu tư, tài sản, điều hoà vốn, lãi lỗ giữa các doanh nghiệp thành viên thì với mô hình mới này, công ty mẹ sẽ chi phối các công ty con theo tỷ lệ vốn đầu tư, tài sản và vị thế của mình thông qua điều lệ tổ chức hoạt động và quy chế tài chính. Với tỷ lệ cổ phần chi phối, công ty mẹ có thể can thiệp dưới nhiều hình thức thông qua Hội đồng quản trị của công ty thành viên. Lợi nhuận sẽ được phân chia theo tỷ lệ góp vốn của hai bên. Tất nhiên, khi việc kinh doanh thua lỗ, công ty mẹ cũng phải chia sẻ trách nhiệm với các công ty con. Ngoài ra, để xây dựng “ngôi nhà chung” đủ mạnh trong cạnh tranh của từng giai đoạn phát triển, công ty mẹ có thể huy động vốn từ các công ty con trên cơ sở sự thống nhất và tự nguyện và nhằm tăng thêm tiềm lực tài chính, coi như một quỹ đầu tư chung. Nhờ cơ chế huy động vốn theo nguyên tắc có vay, có trả, công ty con khi giúp vốn được hưởng lãi theo thoả thuận và đồng vốn sẽ được đầu tư trở lại theo các dự án, hợp đồng kinh tế giữa công ty mẹ và các công ty con. Như vậy, với mô hình này, mối quan hệ giữa các bộ phận là bình đẳng, cùng có lợi.
Có thể nói, việc củng cố lại tổ chức của các DNNN lớn của nước ta theo mô hình công ty mẹ - công ty con một mặt vừa tạo được tính tự chủ cho doanh nghiệp thành viên, mặt khác lại tạo được mối quan hệ chặt chẽ về vốn và quản lý giữa công ty mẹ và công ty con, qua đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho cả hai phía, thúc đẩy sự lớn mạnh của các DNNN. Nói cách khác, “thành lập công ty mẹ - công ty con cũng chính là xác định lại người chủ đích thực sở hữu đồng vốn của doanh nghiệp” Bạch Văn Bảy, Phó trưởng Ban sắp xếp lại DNNN – Thời báo Tài chính số ngày 1/10/2001
.
3.2.2 Đổi mới DNNN theo mô hình công ty mẹ - công ty con là biện pháp phù hợp để nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổng công ty, tiến tới thành lập các tập đoàn kinh doanh mạnh ở nước ta.
Với mô hình tổng công ty cũ, để có thể tồn tại, các doanh nghiệp thành viên phải cạnh tranh trực tiếp với nhau, dẫn tới sự tổn hại tất yếu của một hay nhiều doanh nghiệp thành viên, từ đó dẫn tới sự suy giảm hiệu quả hoạt động chung của cả tổng công ty. Trong khi đó, bản thân tổng công ty lại chỉ đóng vai trò là cơ quan quản lý đơn thuần về mặt hành chính. Sự điều phối của cơ quan quản lý là tổng công ty chỉ dừng lại ở mức trung gian chứ không quyết định trực tiếp về các vấn đề liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp. Như vậy thì không những bản thân các doanh nghiệp thành viên yếu đi mà quan trọng hơn là bản thân các tổng công ty, vốn được coi là hạt nhân của nền kinh tế, cũng tự suy yếu, không đủ sức để cạnh tranh với các tập đoàn hùng mạnh nước ngoài khi Việt Nam tham gia đầy đủ vào quá trình hội nhập. Chỉ có bằng cách xây dựng các DNNN theo mô hình công ty mẹ - công ty con, tuân theo đúng những quy luật kinh tế khách quan của nền kinh tế thị trường thì mới có thể tạo ra sự ràng buộc về trách nhiệm và quyền lợi, qua đó nâng cao sức mạnh của cả tập đoàn.
Mặt khác, mô hình công ty mẹ - công ty con với đa sở hữu về vốn, dựa trên nguyên tắc quản lý tập trung dân chủ, bình đẳng và tôn trọng lợi ích của toàn công ty và mỗi đơn vị thành viên, sẽ giảm bớt được liên kết theo kiểu mệnh lệnh hành chính, giúp thực hiện tổ chức bộ máy gọn nhẹ, có hiệu lực, được gắn kết với nhau bằng cơ chế vốn linh hoạt giữa công ty mẹ và các đơn vị thành viên, giữa các công ty con với nhau. Việc phân bổ lợi nhuận dựa trên tỷ lệ góp vốn và lợi ích kinh tế dựa trên cơ sở các hợp đồng kinh tế sẽ tạo nên sức mạnh toàn diện, giúp doanh nghiệp đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.
Không những thế, thực tế đã cho thấy, mô hình TCT 91 mới chỉ dừng lại ở mức quá độ lên tập đoàn kinh doanh. Trong tình hình mới, tập đoàn kinh doanh phải có một cơ cấu tổ chức tiên tiến, ...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Chính sách của việt nam với mỹ và quan hệ việt mỹ những năm đầu thế kỷ XXI, thực trạng và triển vọng Văn hóa, Xã hội 0
D Nghiên cứu đặc điểm trường phóng xạ tự nhiên phục vụ điều tra đánh giá môi trường và dự báo triển vọng khoáng sản phóng xạ vùng Tây Bắc Việt Nam Khoa học Tự nhiên 1
D Thành tựu và triển vọng phát triển thực phẩm biến đổi gen trên thế giới Khoa học Tự nhiên 0
D Thạch luận Granitoid Phanerozoi khối nâng Phan Si Pan và triển vọng khoáng sản liên quan Khoa học Tự nhiên 1
D Quan hệ ẤN ĐỘ - VIỆT NAM từ năm 1991 đến 2015 thực trạng và triển vọng Văn hóa, Xã hội 0
T Quan hệ thương mại, đầu tư Pháp – Việt thực trạng và triển vọng Công nghệ thông tin 0
R Về thị trường Mỹ và triển vọng xuất khẩu hàng hoá của Việt nam sang thị trường Mỹ Luận văn Kinh tế 0
A Triển vọng và khả năng xuất khẩu mặt hàng Dệt may của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ Luận văn Kinh tế 0
T Quan hệ thương mại giữa Việt Nam và EU trong 10 năm qua (1990 - 2000) và đề ra triển vọng và những giải pháp Luận văn Kinh tế 2
K Quan hệ thương mại giữa Việt Nam - Trung quốc. thực trạng và triển vọng Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top