daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...................................................................................................................2
CHƯƠNG I. SINH VẬT BIẾN ĐỔI GEN VÀ THỰC PHẨM BIẾN ĐỔI GEN.....3
1. Khái niệm........................................................................................................4
2. Những thành tích và lợi ích của công nghệ biến đổi gen................................5
2.1. Bốn lĩnh vực áp dụng trong nông nghiệp và thực phẩm ...........................5
2.2. Những đóng góp quan trọng của công trình biến đổi gen.........................5
2.3. Đối với nhiều lĩnh vực khác.......................................................................5
3. Công nghệ biến đổi gen và an toàn sinh học..................................................6
CHƯƠNG II. THÀNH TỰU GMO VÀ GMF TRÊN THẾ GIỚI ............................9
1. Sự phát triển của GMO và GMF trên thế giới.................................................9
2. Thực phẩm biến đổi gen từ vi sinh vật..........................................................10
3. Thực phẩm biến đổi gen từ thực vật..............................................................10
3.1. Các kết quả biến nạp gen thành công ở các giống cây trồng quan trọng.10
3.2. Tình hình cây trồng biến đổi gen được trồng thương mại trên toàn cầu..20
4. Thực phẩm biến đổi gen từ động vật.............................................................21
CHƯƠNG III. XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN THỰC PHẨM BIẾN ĐỔI GEN TRÊN THẾ GIỚI.........................................................................................................................37
1. Tiềm năng đóng góp của thực phẩm biến đổi gen........................................37
2. Trị giá thực phẩm biến đổi gen trên toàn cầu................................................38
3. Nhận định về GMF và triển vọng của chúng trong tương lai....................38
4. Xu hướng phát triển TPBĐG trên Thế giới………………………………...39
KẾT LUẬN.............................................................................................................42
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................43




MỞ ĐẦU
Hơn một thập kỷ qua, sự bùng nổ của công nghệ sinh học (CNSH), mà hàng đầu là công nghệ biến đổi gen, đã tạo bước đột phá trong phát triển khoa học và nhiều ngành kinh tế - kỹ thuật khác của loài người, có ảnh hưởng lớn lao đến sản xuất – môi trường – xã hội và cuộc sống. Thành tựu thật kỳ diệu, thách thức rất đa chiều nhưng cơ hội, triển vọng cũng cực kỳ to lớn!
Thật không thể phủ nhận vai trò của công nghệ sinh học trong việc cải thiện, chuyển gen cũng như tạo ra những sinh vật mang nhiều đặc điểm ưu việt. Chúng ta có thể kể một số thành công nổi bật trong việc tạo ra những động vật mang gen mong muốn.
Bằng cách thay đổi ADN, cho kết hợp với ADN khác, khoa học đã tạo được bộ một bộ gen mới, tiền thân của sản phẩm biến đổi gen hoàn chỉnh mà người ta quen gọi là GMO (Genetically Modified Organison) và thực phẩm biến đổi gen GMF (Genetically Modified Food). Theo số liệu thống kê, 45% ngô và 85% đậu nành của Mỹ là sản phẩm GMO, 70 đến 75% thực phẩm được chế biến bán trên thị trường của Mỹ có chứa thành phần chuyển gen.











CHƯƠNG I. SINH VẬT BIẾN ĐỔI GEN VÀ THỰC PHẨM BIẾN ĐỔI GEN
1. Khái niệm
- Công nghệ biến đổi gen là công nghệ chuyển gen theo kỹ thuật DNA tái tổ hợp với những công cụ và kỹ thuật phân tử, thông qua việc phân lập những gen có ích từ sinh vật cho rồi chuyển trực tiếp vào sinh vật nhận, để tạo ra những sinh vật biến đổi gen. Quá trình này hoàn toàn mang tính nhân tạo và không thấy trong tự nhiên.
- Theo định nghĩa của Nghị định Cartagena, sinh vật biến đổi gen - GMO (Genetically Modified Organison) (bao gồm động vật, thực vật và vi sinh vật) là sinh vật mà vật liệu di truyền của nó được biến đổi theo ý muốn chủ quan của con người, nó mang một tổ hợp nguyên liệu di truyền mới tạo ra nhờ sử dụng các kỹ thuật phân tử để đưa gen mới vào bộ gen của sinh vật, tạo ra một dạng chưa hề tồn tại trong tự nhiên. Thuật ngữ quốc tế gọi chúng là GMO (Genetically modified organism).Sinh vật GMO trong cây trồng gọi là cây trồng biến đổi gen. Thực phẩm được tạo ra từ các sinh vật biến đổi gen hay có chứa thành tố của chúng được gọi là Thực phẩm biến đổi gen.
- Thực phẩm biến đổi gen (GMF – Genetically modified food) Bản chất và tính hữu ích của công nghệ biến đổi gen trong tạo giống cây trồng có những điểm khác cơ bản kỹ thuật tạo giống truyền thống. ở kỹ thuật lai hữu tính truyền thống nhà tạo giống trộn hai bộ genome đơn bội của tế bào phấn và tế bào noãn với nhau, qua đó ta nhận được nhiều tính trạng không mong muốn, phải bằng kỹ thuật lai ngược hay lai tích luỹ mới loại bỏ được nhiều tính trạng không mong muốn để thu được một giống mới với những tính trạng bổ sung theo mong muốn.
Công nghệ chuyển gen tìm cách phân lập những gen có ích riêng biệt từ cây cho rồi chuyển trực tiếp vào cây nhận, tránh được những phiền phức của cách tạo giống truyền thống. Do vậy thời gian tạo một giống mới theo kỹ thuật chuyển gen sẽ nhanh hơn nhiều so với kỹ thuật lai hữu tính.
Hơn nữa với kỹ thuật mới có thể chuyển gen giữa các sinh vật khác loài, điều mà theo kỹ thuật truyền thống không thể làm được.
2. Những thành tích và lợi ích kỳ diệu của công nghệ biến đổi gen
Công nghệ biến đổi gen đã đạt được những thành tựu và mang lại lợi ích to lớn trong các lĩnh vực: nông nghiệp, công nghệ sinh học, y tế, bảo vệ môi trường, công nghiệp chế biến thực phẩm và thức ăn chăn nuôi.
2.1. Bốn lĩnh vực của công nghệ sinh học hiện đại này được áp dụng trong nông nghiệp và thực phẩm là:
1) Giống cây trồng và vật nuôi chuyển gen mang lại những đặc điểm nông – sinh quý giá mà các phương pháp truyền thống không tạo ra được;
2) Các chế phẩm sinh học dùng trong bảo vệ cây trồng - vật nuôi, như vaccine, thuốc trừ sâu bệnh, phân bón vi sinh;
3) Công nghệ bảo quản và chế biến nông hải sản bằng các chế phẩm vi sinh và enzyme. Giá trị nguyên liệu nông sản được nâng lên nhiều lần; công nghệ sản xuất thức ăn chăn nuôi;
4) Các chế phẩm sinh học phục vụ việc xử lý và bảo vệ môi trường nông nghiệp – nông thôn.

2.2. Những đóng góp quan trọng của công trình biến đổi gen bao gồm:
1) đóng góp vào an ninh lương thực, thực phẩm, thức ăn chăn nuôi rẻ hơn.
2) Bảo tồn đa dạng sinh học, hạn chế việc phá rừng làm nông nghiệp, bảo tồn đa dạng sinh học tại các cánh rừng và khu bảo tồn khắp thế giới.
3) đóng góp vào công cuộc xoá đói giảm nghèo.
4) Giảm dư lượng thuốc trừ sâu trong sản xuất nông nghiệp.
5) Giúp giảm thiểu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, giảm bớt khí thải nhà kính.
6) Góp phần vào việc sản xuất có hiệu quả hơn đối với nhiên liệu sinh học.
7) Góp phần mang lại các lợi ích kinh tế đáng kể cho nhà nông.

2.3. Đối với nhiều lĩnh vực khác, GMO cũng mang lại nhiều lợi ích lớn như:
1) Tăng cường chất lượng thực phẩm, loại trừ các thực phẩm nhiễm độc.
2) Sản xuất nhiều loại hoá chất, đặc biệt là dầu từ các cây chuyển gen như lanh, cải dầu, hướng dương.
3) Tạo ra các chất đặc biệt trong dược phẩm, mỹ phẩm, thuốc nhuộm.
4) Tăng khả năng chăm sóc sức khoẻ.
5) Sản xuất các loại dược phẩm chống các bệnh đặc biệt.
6) Tạo các chất hoá học ít gây ô nhiễm môi trường.
7) Bảo vệ môi trường.
Chính vì các lợi ích nêu trên mà công nghệ sinh học nói chung và công nghệ chuyển gen nói riêng đã có những bước phát triển nhảy vọt thần kỳ.
3. Công nghệ biến đổi gen và an toàn sinh học
Mặc dù mang lại những thành tựu cực kỳ to lớn mang tính toàn cầu, nhưng sinh vật chuyển gen nói chung và cây trồng chuyển gen nói riêng ngay từ khi mới phôi thai cho đến hôm nay đã gây ra những ý kiến trái chiều, những cuộc tranh cãi gay gắt, những lo sợ về khả năng rủi ro… trong giới khoa học, chính khách, quản lý và dư luận xã hội ở tầm quốc gia, tổ chức, cá nhân.
Về mặt quốc gia có 3 nhóm với những quan điểm khác nhau: nhóm thứ nhất hoàn toàn ủng hộ GMO gồm Mỹ, Canada, Mexico, Bazil, Achentina, Trung Quốc, Ấn độ, Australia. Nhóm thứ hai là nhóm không ủng hộ chủ yếu ở lục địa châu âu; nhóm còn lại có thái độ trung gian chờ đợi. Sở dĩ có tình trạng đối xử khác biệt như vậy với cây trồng biến đổi gen là do tác động khác nhau của các yếu tố chính trị, tôn giáo và kinh tế.
Các nước thuộc nhóm trung gian về cơ bản ủng hộ việc nghiên cứu phát triển nhưng còn khá thận trọng trong triển khai sản xuất vì lí do phụ thuộc vào thị trường tiêu thụ nông sản nằm chủ yếu ở các nước thuộc nhóm thứ hai!
Trên phạm vi các tổ chức quốc tế có những tổ chức ủng hộ tích cực và dũng cảm như ISAAA (Tổ chức quốc tế về tiếp thu các ứng dụng CNSH trong nông nghiệp), nhưng cũng có những tổ chức phản đối GMO như Liên đoàn quốc tế nông nghiệp hữu cơ (quy định các nông sản hữu cơ không được có nguồn gốc GMO) và một số tổ chức bảo vệ môi trường ở châu âu.
Ngay trong một quốc gia cũng có những ý kiến trái chiều: Thí dụ cộng đồng châu âu thì Uỷ ban EC chấp nhận việc sản xuất khoai tây chuyển gen, đức tán thành nhưng Italia lại không nhất trí.
Phe ủng hộ nêu những thành tựu to lớn của GMO (như nêu ở trên) đồng thời sau gần 15 năm ứng dụng kỹ thuật cây chuyển gen trên diện tích gần 100 triệu ha ở trên 25 nước với việc sử dụng ở 55 nước có dân số bằng nửa dân số thế giới vẫn chưa có một bằng chứng cụ thể nào về tác hại trực tiếp và gián tiếp của GMO.
Những ý kiến phản đối GMO nêu lên các lý do gồm:
1) Công nghệ biến đổi gen đã vượt quá những điều con người lẽ ra không nên làm; 2) Hiện có ít bằng chứng khẳng định sản lượng nông nghiệp tăng lên do GMO;
3) Nhiều ví dụ về ứng dụng GMO đã bị thất bại – Thí dụ sản xuất lúa không gây dị ứng;
4) Về y tế không đủ thông tin liên quan đến độc tố trong các sản phẩm có nguồn gốc từ GMO;
5) Khả năng ảnh hưởng đến môi trường khi đưa GMO ra môi trường đặc biệt đối với đa dạng sinh học;
6) Hoạt động nông công nghiệp thay đổi theo hướng bất lợi;
7) Những ảnh hưởng kinh tế - xã hội cũng có nguy cơ cao đặc biệt đến sự phát triển của các nông trại truyền thống vừa và nhỏ v.v…
Tựu trung người ta lo ngại những khả năng rủi ro, không an toàn của GMO trong các khía cạnh sau, đặc biệt sau thời gian ứng dụng lâu dài:
1) ảnh hưởng lên các sinh vật không cần diệt trong môi trường;
2) Sự tồn tại trong môi trường lâu hơn bình thường hay xâm chiếm những nơi cư ngụ mới;
3) Khả năng phát tán ngoài ý muốn sang các loài khác;
4) Tác động đến sự cân bằng sinh học tự nhiên và sự đa dạng sinh học;
5) ảnh hưởng đến sức khoẻ người, đồng vật;
6) Khả năng lai chéo tạo nên những loại sinh vật mới không mong muốn như cỏ dại nông lâm nghiệp;
7) ảnh hưởng đến hệ vi sinh vật đất và chu trình ni tơ v.v…
Từ thực trạng trên dẫn đến một quan điểm rộng rãi, ngày càng chiếm ưu thế trên phạm vi toàn cầu, đó là mở rộng ứng dụng CNSH và GMO đồng thời phải đảm bảo các biện pháp chống, ngừa mọi rủi ro. đó là an toàn sinh học.
An toàn sinh học là gì?
An toàn sinh học (Biosafety) là những biện pháp nhằm giảm thiểu hay loại bỏ những rủi ro tiềm tàng trước mắt và lâu dài, trực tiếp và gián tiếp mà các ứng dụng công nghệ sinh học (CNSH) có thể gây ra cho con người, động vật, thực vật, vi sinh vật, môi trường và đa dạng sinh học.
Nghị định thư Cartagena về an toàn sinh học gồm 55 khung và 40 điều và 4 phụ lục.
An toàn sinh học bao gồm 3 nội dung chính là đánh giá rủi ro, quản lý rủi ro và giám sát. Trong đó đánh giá rủi ro nhằm xác định những tác động bất lợi có thể xảy ra. Quản lý rủi ro bao gồm các biện pháp quản lý những tác hại đã nhận biết ở mức có thể chấp nhận được.
Mục tiêu của đánh giá và quản lý rủi ro là nhằm đảm bảo sự an toàn nhưng không được cản trở, thành rào cản đối với nghiên cứu và phát triển các sản phẩm (CNSH) có giá trị.
Các quyết định ứng dụng CNSH (chấp nhận hay không chấp nhận) sẽ được đưa ra trên cơ sở khoa học các kết quả đánh giá và quản lý rủi ro. Quan điểm này đã được các nhà lãnh đạo trên thế giới thống nhất thể hiện tại chương trình hành động 21 (AGENDA 21) được thông qua vào năm 1992 tại Hội nghị thượng đỉnh về môi trường toàn cầu.
Chương trình AE 21 khẳng định: CNSH cần được phát triển nhằm phục vụ lợi ích của nhân dân nhưng cần lưu ý rằng các kỹ thuật mới phải không được phá vỡ tính tổng hoà về môi trường hay làm tăng thêm các mối đe doạ cho sức khoẻ.
Quan điểm này cũng được vận dụng cho sự phát triển của công nghệ biến đổi gen và ứng dụng các sản phẩm biến đổi gen trên thế giới.















CHƯƠNG II. THÀNH TỰU GMO VÀ GMF TRÊN THẾ GIỚI
1. Sự phát triển của GMO và GMF trên thế giới
Bằng cách thay đổi ADN, cho kết hợp với ADN khác, khoa học đã tạo được bộ một bộ gen mới, tiền thân của sản phẩm biến đổi gen hoàn chỉnh mà người ta quen gọi là GMO và GMF.
Theo số liệu thống kê, 45% ngô và 85% đậu nành của Mỹ là sản phẩm GMO, 70 đến 75% thực phẩm được chế biến bán trên thị trường của Mỹ có chứa thành phần chuyển gen. Dưới đây là một số sản phẩm tiêu biểu của công nghệ chuyển gen được con người tạo ra trong thời gian gần đây.







Diện tích cây trồng biến đổi gen tăng 94 lần từ 1,7 triệu ha năm 1996 lên 160 triệu ha năm 2011.
29 quốc gia trên toàn thế giới đưa vào canh tác. Trong số đó có 19 nước đang phát triển và 10 nước công nghiệp.
5 nước đnag phát triển đứng đầu về diện tích : Ấn Độ, Trung Quốc, Braxin, Achentina và Nam Phi. Trên lục địa Châu Phi có thể nói cây trồng biến đổi gen đã trở thành công nghệ cây trồng được đưa vào ứng dụng nhanh nhất trong lịch sử.
Từ 1996 đến 2010, cây trồng biến đỏi gen góp phần đảm bảo an ninh lương thực, phát triển bền vững. Tổng trị giá 78,4 tỷ USD, tạo môi trường tốt hơn, bằng cách tiết kiệm 443 triệu kg thuốc trừ sâu, riêng 2010 đã giảm lượng khí thải CO2 là 19 tỷ kg, tương đương gần 9 triệu xe ô tô.





2. Thực phẩm biến đổi gen từ vi sinh vật
- Năm 1982, công ty Genetech In. sản xuất thành công insulin người tái tổ hợp trong vi khuẩn E.coli .
- Năm 1986 sản phẩm insulin thương mại đầu tiên (Humulin) do công ty Eli Lily và Genetech sản xuẩ, được sử dụng trong chữa tiểu đường cho người. Năm 1987 tổng hợp thành công insulin nhân tạo trong tế bào nấm men.
- Chủng vi khuẩn biến đổi gen Bacillus lichenifomis mang gen mã hóa enzyme amylase sử dụng trong sản xuất enzyme amylase.
- Chủng Bacillus subtillis chủng biến đổi gen được ứng dụng rộng rãi trong công nghệ sản xuât bia...
- Chủng nấm men biến đổi gen, để sản xuất thịt nhân tạo.
3. Thực phẩm biến đổi gen từ thực vật
Để chống lại tình trạng thiếu lương thực tại nhiều quốc gia kém phát triển trên thế giới, các nhà khoa học tại các quốc gia phát triển như Mỹ, Anh đã nghiên cứu về loại cây trồng biến đổi gen giúp mang lại năng suất, chất lượng cao. Tháng 8/2010, các nhà khoa học Anh công bố, họ đã giải mã thành công bản đồ gen của lúa mỳ, và có thể ứng dụng thành tựu này để giữ lại các đặc tính nổi trội của cây trồng, mang lại năng suất, sản lượng cao. Sau thành công này, cây lương thực biến đổi gen được xem là một bước tiến lớn của khoa học, song mang lại không ít tranh cãi, bởi không ai dám chắc sự an toàn của việc sử dụng thực phẩm biến đổi gen đối với sức khỏe con người.
3.1. Các kết quả biến nạp gen thành công ở các giống cây trồng quan trọng.
Sản phẩm Đặc điểm
Cải dầu Chống chịu chất diệt cỏ, hàm lượng laurate cao, hàm lượng oleic acid cao
Ngô Chống chịu chất diệt cỏ, kháng côn trùng
Bông Chống chịu chất diệt cỏ, kháng côn trùng
Khoai tây Kháng côn trùng, kháng virus
Đậu tương Chống chịu chất diệt cỏ, hàm lượng oleic acid cao
Bí Kháng virus
Cà chua Chín chậm
Lúa Chống chịu chất diệt cỏ, sản xuất vitamin A
Đu đủ Kháng virus

Cây ngô
Hiện nay, cây ngô đã được biến đổi gen để mang các tính trạng như kháng côn trùng và chống chịu thuốc diệt cỏ.
Dùng phôi ngô trong nuôi cấy dịch huyền phù phát sinh phôi để tái sinh các cây hữu thụ mang gen bar biến nạp. Sử dụng phương pháp bắn gen và chọn lọc bằng thuốc diệt cỏ bialaphos đã cho kết quả là mô callus phát sinh các phôi được biến nạp gen. Các cây biến nạp gen hữu thụ đã được tái sinh, ổn định di truyền và biểu hiện gen bar cùng với hoạt tính chức năng của enzyme phosphinothricin acetyltransferase quan sát được trong những thế hệ sau.
Gần đây, các kết quả biến nạp gen gián tiếp ở ngô nhờ Agrobacterium cũng đã được thông báo. Các thể biến nạp gen của dòng ngô lai gần (inbredline) A188 đã được tái sinh sau khi đồng nuôi cấy (cocultivation) giữa binary vector với phôi non. Tần số biến nạp được thông báo ở dòng A188 là khoảng 5-30%. Các thể lai thế hệ thứ nhất giữa dòng A188 và 5 dòng lai gần khác được biến nạp với tần số khoảng 0,4-5,3% (tính theo số cây biến nạp gen độc lập/phôi).
Cây lúa
Chuyển gen ở cây lúa đang được tập trung vào tính trạng chống chịu thuốc diệt cỏ và sản xuất vitamin A.
Kết quả tái sinh của cây lúa biến nạp gen bằng xung điện hoặc PEG thông qua nuôi cấy protoplast được thông báo lần đầu tiên cách đây khoảng 10 năm. Các nghiên cứu sau đó cũng đã sử dụng hai kỹ thuật này để biến nạp gen vào protoplast và phục hồi các cây biến nạp gen hữu thụ. Tuy nhiên, hạn chế của hai phương pháp này là phải xây dựng phương thức tái sinh cây từ tế bào đơn. Mặc dù các phương thức này đang dùng cho một số giống lúa thuộc loài phụ japonica (ví dụ: Taipei
Năm 2009 diện tích trồng cây biến đổi gen chủ yếu là ngô, bông, đậu tương, cải dầu. GMO đậu tương chiếm tới 75% tổng diện tích đậu tương, bông GMO chiếm 50% tổng diện tích, ngô chiếm 25%, cải dầu 21%.
Các nước khối EU nơi còn nhiều nước không ủng hộ GMO cũng đã trồng 94.750 ha cây trồng chuyển gen (năm 2009), riêng ngô chiếm 22% diện tích.
Năm 2009 có 32 nước cho phép nhập khẩu và sử dụng cây biến đổi gen đưa số nước trồng và sử dụng GMO lên 57.
Trong năm 2009, 3,6 tỷ người sống ở 25 nước trồng GMO, giá trị của thị trường giống GMO khoảng 10,5 tỷ USD.
Cây biến đổi gen mang nhiều lợi ích cho nông dân, nông nghiệp và môi trường.
Giá trị sản phẩm CNSH của thế giới về thuốc BVTV sinh học là 8 tỷ USD, chế biến nông sản là 150 tỷ USD, sản xuất giống cây trồng 120 tỷ USD, phục vụ chăn nuôi 100 tỷ USD. Dự báo tổng giá trị CNSH của thế giới năm 2010 sẽ đạt trên 1000 tỷ USD.
Sử dụng giống cây chuyển gen giảm 50% chi phí và tăng 50% năng suất một cách bền vững số sản phẩm tăng do sử dụng công nghệ biến đổi gen tương đương khối lượng cây trồng của 62,6 triệu ha. GMO làm giảm 365 triệu kg thuốc trừ sâu tương ứng 8,4% tổng sản lượng thuốc trừ sâu. Chỉ tính năm 2008 lượng khí CO2 được cây biến đổi gen hấp thu là 14,4 tỷ kg tương đương với 7 triệu ô tô thải ra. Người ta tính 14 triệu nông dân được hưởng lợi từ công nghệ chuyển gen trong đó 13 triệu là nông dân nghèo.
Người ta đoán từ năm 2009 sẽ có một làn sóng phát triển mới của cây trồng biến đổi gen với việc Trung Quốc cho phép thương mại hoá giống lúa GMO BT và giống ngô chuyển gen phytase, điều này sẽ ảnh hưởng tới 1 tỷ người ăn gạo trên thế giới cũng như thức ăn cho 500 triệu con lợn và 13 tỷ con gia cầm. Ấn độ sử dụng bông BT trên 87% tổng diện tích mang lại lợi nhuận từ 2002 đến 2008 là 5,1 tỷ USD, giảm sử dụng 50% thuốc BVTV, năng suất tăng gấp đôi.
- Theo thống kê từ năm 1996 đến 2008, số nước trồng cây trồng biến đổi gen đã lên tới 25 nước, trồng hơn 125 triệu ha cây trồng chuyển gen và tổng diện tích trồng trên toàn thế giới lên 73,5 lần, đã có 61 nước phê chuẩn 677 sản phẩm biến đổi gen và cho xuất hiện trên thị trường, trong đó khoảng 40% sản phẩm được phê chuẩn từ Châu Á.
- Năm 2008, số nước đang phát triển canh tác cây trồng chuyển gen đã vượt số nước phát triển trồng loại cây này (15 nước đang phát triển so với 10 nước công nghiệp). Hiện nay số nước trồng cây chuyển gen đã tăng lên 29 nước, đoán xu hướng này sẽ tiếp tục gia tăng trong thời gian tới nâng tổng số nước trồng cây chuyển gen lên 40 vào năm 2015.
- Một số nước châu Âu đã có quy định cho các sản phẩm biến đổi gen. Theo một cuộc điều tra năm 2002 cho thấy, 97% người tiêu dùng châu Âu mong muốn các sản phẩm biến đổi gen được dán nhãn rõ ràng, 80% hoàn toàn không thích sản phẩm biến đổi gen.
- Tuy nhiên, sau khi 133 nước đã thông qua Nghị định thư Cartagenea, đã xuất hiện một số xu hướng tích cực trong việc phát triển và thương mại cây trồng và sản phẩm biến đổi gene.
- Các nước đều nhất trí là không sử dụng các gene kháng sinh làm các chỉ thị chọn lọc cho cây trồng chuyển gen. Các nước châu Âu cuối cùng đã đồng ý nhập khẩu sản phẩm biến đổi gene của Hoa Kỳ, với điều kiện tất cả các sản phẩm này phải được dán nhãn
- Tính đến nay, tổng diện tích đất trồng cây biến đổi gen trên toàn thế giới đạt mức 800 triệu ha, trong đó nhiều nhất là Mỹ (62,5 triệu ha), Arghentina (21 triệu ha), Brazil (15,8 triệu ha), Ấn độ (7,6 triệu ha), và Canada (7,6 triệu ha)…
- - Đậu tương vẫn là giống cây trồng nhiều nhất trong năm 2008 (66 triệu ha), chiếm 53% diện tích đất trồng cây công nghệ sinh học trên toàn cầu, tiếp theo là ngô (37 triệu ha), bông (15,5 triệu ha) và cải canola (5,9 triệu ha). Ấn Độ là nước có số người trồng cây biến đổi gen nhiều nhất.
- Cây trồng biến đổi gen phát triển mạnh mẽ góp phần không nhỏ vào đảm bảo an ninh lương thực. Trong số 44 tỷ USD lợi nhuận tăng thêm nhờ công nghệ sinh học, có 44% lợi nhuận từ việc tăng năng suất cây trồng, 56% giảm chi phí sản xuất.



KẾT LUẬN
Gen là yếu tố mang đầy đủ các đặc điểm di truyền của một loài sinh vật. Trong tự nhiên, việc biến đổi gen vẫn diễn ra theo quá trình tiến hóa và thích nghi của từng loài. Qua hàng triệu năm tồn tại và phát triển, hầu hết các loài sinh vật hiện nay trên trái đất đều đã có một bộ gen khá ổn định. Quá trình thích nghi theo sự biến đổi của môi trường của các loài vẫn diễn ra không ngừng, nhưng để đạt được một bộ gen mới phải mất rất nhiều năm, trải qua rất nhiều thế hệ. Và dù ở bất kỳ thời điểm nào, không một loài sinh vật nào trên trái đất sở hữu một bộ gen cho phép chúng có những đặc điểm sinh học hoàn hảo cả. Tất cả các loài đều tồn tại những điểm yếu nào đó.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
T Xóa đói giảm nghèo - Thành tựu, thách thức và giải phápa Luận văn Kinh tế 0
K Phân tích nhận thức về các phương tiện tiến công đường không và tác động của các thành tựu khoa học Khoa học Tự nhiên 2
B Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI và nội dung đường lối đổi mới của Đảng - Những thành tựu và hạn chế của công cuộc đổi mới 1986-1991 Khoa học Tự nhiên 6
B Quá trình hình thành và phát triển của Viện khoa học Lao động và Xã hội và những thành tựu qua 25 nă Luận văn Kinh tế 0
W Thực trạng hoạt động ngoại thương Việt Nam - Những thành tựu và hạn chế Luận văn Kinh tế 3
D THÀNH TỰU CHỌN GIỐNG CÂY TRỒNG VÀ VẬT NUÔI VIỆT NAM Nông Lâm Thủy sản 0
O Nghiên cứu công tác ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ trong công tác nghiệp vụ tại Thư viện Q Văn hóa, Xã hội 0
T Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 - Thành tựu, vướng mắc và hướng hoàn thiện : Luận văn ThS. Luật: Luận văn Luật 0
G Thực trạng kinh tế Việt Nam và thành tựu của nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN Tài liệu chưa phân loại 0
P Thành tựu và những hạn chế mà còn tồn tại trong thành phần kinh tế nhà nước hiện nay Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top