Pell

New Member

Download miễn phí Luận văn Định hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế quản lý chi ngân sách nhà nước cho giáo dục và đào tạo trên địa bàn tỉnh Nghệ An





Mô hình quản lý chi NSNN cho giáo dục - đào tạo là một trong những thử thách mà các cấp, các ngành phải giải quyết nhằm đạt mục tiêu là phân phối hiệu quả và công bằng các khoản chi tiêu của Nhà nước cho giáo dục - đào tạo.
Có thể thấy, tổ chức quản lý của ngành giáo dục - đào tạo đã trải qua nhiều thay đổi trong những năm 90, nhất là do xu hướng phân cấp nhiều hơn. Các cơ chế tổ chức quản lý giáo dục ở Việt Nam xoay quanh ba loại thể chế: trung ương, chính quyền địa phương, các cơ sở giáo dục, tất cả đều chịu trách nhiệm theo những cách khác nhau trước Quốc hội, HĐND các cấp. Việc kiểm soát các nguồn lực trong ngành ngày càng trở nên phi tập trung. Nói chung huyện và xã quản lý giáo dục mầm non, tiểu học và THCS; tỉnh quản lý giáo dục THPT và một số trường đào tạo dạy nghề, các bộ ở trung ương quản lý giáo dục đại học. Tuy nhiên, có sự khác biệt về vấn đề này giữa các tỉnh.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

áo dục, tất cả đều chịu trách nhiệm theo những cách khác nhau trước Quốc hội, HĐND các cấp. Việc kiểm soát các nguồn lực trong ngành ngày càng trở nên phi tập trung. Nói chung huyện và xã quản lý giáo dục mầm non, tiểu học và THCS; tỉnh quản lý giáo dục THPT và một số trường đào tạo dạy nghề, các bộ ở trung ương quản lý giáo dục đại học. Tuy nhiên, có sự khác biệt về vấn đề này giữa các tỉnh.
Tỉnh Nghệ An, mô hình quản lý ngân sách giáo dục - đào tạo thời kỳ 2001 trở lại đây đã có nhiều sự thay đổi. Hiện nay, việc phân cấp quản lý được thực hiện như sau :
* ở cấp tỉnh :
- Uỷ ban nhân dân tỉnh trực tiếp quản lý các trường cao đẳng.
- Sở Giáo dục và Đào tạo là cơ quan chuyên môn của UBND tỉnh, được UBND tỉnh giao quản lý Nhà nước về công tác giáo dục trên địa bàn tỉnh và quản lý trực tiếp các trường: Trung học chuyên nghiệp, các trường THPT, Trung tâm kỹ thuật tổng hợp – hướng nghiệp thuộc tỉnh và các Trung tâm giáo dục thường xuyên.
- Đối với các trường dạy nghề giao cho Sở Lao động – Thương binh và Xã hội trực tiếp quản lý.
- Đối với các trường, các trung tâm đào tạo khác trực thuộc ngành nào do ngành đó trực tiếp quản lý.
* ở cấp huyện : UBND các huyện, thành phố, thị xã (gọi chung là huyện) có trách nhiệm quản lý trực tiếp phòng Giáo dục và đào tạo, các Trường mầm non, trường tiểu học, trường THCS, Trung tâm kỹ thuật tổng hợp – hướng nghiệp, dạy nghề thuộc huyện.
Bên cạnh việc phân cấp quản lý Nhà nước về giáo dục - đào tạo là sự phân cấp quản lý ngân sách. Tuy nhiên ở từng thời kỳ có sự phân cấp khác nhau, cụ thể là:
- Đối với cấp tỉnh :
+ Sở Tài chính thực hiện chức năng quản lý nhà nước về mặt tài chính, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, các Sở, các ngành quản lý và điều hành ở tất cả các khâu: lập và phân bổ dự toán; điều hành cấp phát và kiểm tra quyết toán ngân sách cho các đơn vị, cơ sở giáo dục - đào tạo trực thuộc Sở Giáo dục và đào tạo và các Sở, ngành khác; tham mưu cho UBND tiến hành phân cấp hay uỷ quyền quản lý chi ngân sách cho các đơn vị trực thuộc huyện.
+ Sở Giáo dục và Đào tạo trực tiếp quản lý ngân sách các đơn vị trực thuộc Sở trong các khâu: lập và phân bổ dự toán; kiểm tra, quyết toán; phối hợp với các Sở, ngành khác và các huyện lập, phân bổ dự toán cho các đơn vị trực thuộc, ngành, huyện.
+ Các Sở, ngành khác trực tiếp quản lý các đơn vị thuộc ngành mình.
- Đối với cấp huyện :
UBND các huyện trực tiếp quản lý các đơn vị trên địa bàn huyện mình theo nhiệm vụ đã được phân cấp hay uỷ quyền.
Năm 2002 trở về trước, tỉnh trực tiếp quản lý ngân sách chi cho sự nghiệp giáo dục - đào tạo đối với các huyện, thành phố, thị xã bằng hình thức uỷ quyền.
Từ năm 2003 đến nay, chi ngân sách cho sự nghiệp giáo dục - đào tạo của tất cả các huyện, thành phố, thị xã được giao cho huyện, thành phố, thị xã quản lý và được tỉnh bố trí cân đối trong dự toán đầu năm.
Có thể khái quát chung mô hình quản lý ngân sách giáo dục - đào tạo ở Nghệ An hiện nay như sau (Sơ đồ 2.1).
2.2.1.2. Tổ chức bộ máy quản lý chi NSNN cho giáo dục - đào tạo.
Theo mô hình quản lý như trên, tổ chức bộ máy trực tiếp quản lý chi NSNN cho giáo dục - đào tạo ở Nghệ An được bố trí ở nhiều cấp. Cụ thể là :
* ở cấp tỉnh :
- Tại Sở Tài chính: Việc theo dõi, quản lý chi ngân sách cho giáo dục - đào tạo được phân công cho một số phòng ban chức năng trực tiếp đảm nhiệm. Cụ thể là:
+ Phòng Hành chính Văn xã chịu trách nhiệm theo dõi quản lý chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục - đào tạo đối với các đơn vị thuộc ngành, cấp tỉnh (trừ một số đơn vị cấp tỉnh đóng trên địa bàn huyện đã phân cấp cho huyện quản lý), hiện nay số lượng cán bộ phòng bố trí trực tiếp theo dõi quản lý là 1 người.
+ Phòng Ngân sách Huyện xã chịu trách nhiệm theo dõi quản lý chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục - đào tạo đối với các huyện, hiện nay số lượng cán bộ được bố trí theo dõi trực tiếp là 2 người, trong đó 1 người theo dõi khối các trường THPT, 1 người theo dõi quản lý các khối còn lại.
Riêng đối với nguồn kinh phí XDCB tập trung, công tác quản lý thực hiện theo các quy định hiện hành của Nhà nước về quản lý vốn đầu tư XDCB, công việc này được giao cho phòng Đầu tư XDCB đảm nhiệm.
- Tại Sở Giáo dục và Đào tạo: căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ đã được phân cấp để tổ chức bộ máy theo dõi quản lý, hiện nay biên chế của phòng tài vụ sở gồm 6 người.
- Đối với các Sở, ngành khác có các trường, các trung tâm đào tạo, dạy nghề trực thuộc, thông thường phân công 1 cán bộ quản lý theo dõi năm ở bộ phận tài vụ hay kế hoạch của sở.
* ở cấp huyện :
Phòng tài chính các huyện hiện nay bố trí từ 1 hay 2 người theo dõi quản lý chi ngân sách cho sự nghiệp giáo dục - đào tạo đối với các đơn vị đóng trên địa bàn, tại Phòng giáo dục và đào tạo thông thường bố trí một kế toán.
* ở các đơn vị dự toán :
Các đơn vị dự toán cấp cơ sở trực tiếp nhận kinh phí do cơ quan tài chính cấp, có chủ tài khoản (thường là hiệu trưởng, giám đốc trung tâm) và kế toán (do cấp có thẩm quyền bổ nhiệm hay phân công).
2.2.2. Nhiệm vụ chủ yếu của cơ chế quản lý chi NSNN cho giáo dục đào tạo
2.2.2.1. áp dụng định mức chi NSNN cho giáo dục - đào tạo
Định mức là một trong những căn cứ quan trọng để tổ chức tốt công tác quản lý chi NSNN. Tuy nhiên, đối với giáo dục - đào tạo, trong quy trình lập ngân sách, ngoài những định mức chi tiết thường được áp dụng theo hệ thống các định mức chi NSNN áp dụng cho lĩnh vực hành chính sự nghiệp, các định mức đóng vai trò tham khảo chính trong quá trình thảo luận ngân sách như tỷ lệ giáo viên/ học sinh, quy mô lớp học..., còn lại các định mức như chi tiêu trên một đầu dân, chi tiêu trên một đầu học sinh chủ yếu mang tính hướng dẫn quá trình phân bổ kinh phí.
Từ năm 1992 trở về trước, ở nước ta việc phân bổ kinh phí ngân sách giáo dục cho các địa phương (tỉnh, thành phố) được xác định theo đầu học sinh các cấp học. Từ năm 1993 (thực hiện theo nghị quyết 76/HĐBT ngày 9/9/1992 của Hội đồng Bộ trưởng – nay là Chính phủ), định mức chi cho giáo dục được tính theo dân số và có hệ số thích hợp cho từng vùng dân cư và từ đó đến nay Bộ Tài chính đã nhiều lần sữa đổi bổ sung, sửa đổi định mức chi ngân sách giáo dục, đào tạo để phù hợp với từng thời kỳ. Cụ thể, năm 1996 Bộ Tài chính đã có thông tư số 38 TC/NSNN ngày 18/7/1996 hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 1997, ban hành kèm theo mức chi ngân sách về giáo dục, đào tạo và năm 1998 có hướng dẫn số 562 TC/HCSN ngày 3/3/1998 hướng dẫn các mức chi trong lĩnh vực hành chính sự nghiệp. Trong đó, bổ sung mức chi sau đại học, mức chi đối với học sinh hệ đào tạo tại chức, mức chi đối với học sinh phổ thông các cấp học, học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú và mức chi xoá mù chữ. Năm 2003, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 193/2003/QĐ-TTg quy định hệ thống định mức chi của ...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Tiềm năng và định hướng phát triển du lịch văn hóa ở tỉnh Tây Ninh Văn hóa, Xã hội 0
D Dịch tễ học cơ sở và các bệnh phổ biến Sách đào tạo BS chuyên khoa định hướng y học dự phòng Y dược 0
D Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế Môn đại cương 0
D Chế tạo vật liệu nano ZnO bằng phương pháp điện hóa và định hướng ứng dụng Khoa học kỹ thuật 0
D SKKN Gợi động cơ cho việc hình thành định lý và định hướng giải một số bài tập ở chương 2, 3. hình h Luận văn Sư phạm 0
D Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng và sử dụng bộ câu hỏi định hướng bài học phần dẫn xuất Hidrocacbon Hó Luận văn Sư phạm 0
D Nghiên cứu, phân lập và nuôi cấy tăng sinh tế bào gốc mỡ định hướng ghép tự thân trong điều trị vết Y dược 0
H Phân tích và một số định hướng chiến lược phát triển ở công ty sơn Tổng hợp Luận văn Kinh tế 0
V Phương hướng hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty TNHH Thiết bị và Công nghệ Thiên Hoà Luận văn Kinh tế 2
N Định hướng và giải pháp phát triển NVTTM ở Việt Nam Kiến trúc, xây dựng 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top