bum_bu0n.b4dkny

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
PHẦN I
CẤU TRÚC CỦA MỘT HỆ THỐNG TẠO ẢNH QUANG TUYẾN

Máy X-quang là một hệ thống thiết bị, trong đó bao gồm các thiết bị chủ yếu sau:
- Thiết bị tia X: gồm bóng X-quang, khối tạo cao thế, khối điều khiển.
- Thiết bị hiện ảnh gồm màn huỳnh quang, cat-xet, bìa tăng quang và phim.
- Thiết bị buồng tối như thùng rửa (hiện) và tráng (hãm) phim, đèn soi, đánh dấu phim, đồng hồ báo giờ và nhiệt kế.
- Thiết bị bảo vệ có cửa sổ kính chì, phòng ngăn tia có cửa sổ, áo và găng chì…
Các thiết bị này tham gia vào quá trình tạo ảnh X-quang.
I. BÓNG X-QUANG
1. Nguyên lý hoạt động
- Bóng X-quang là linh kiện thiết yếu trong các thiết bị X-quang, nó hoạt động trên nguyên lý biến đổi năng lượng từ dạng này sang dạng khác.
- Một chùm tia điện tử đang chuyển động rất nhanh, khi gặp vật cản sẽ đột ngột giảm tốc độ. Tại thời điểm này động năng của chùm tia sẽ chuyển đổi.
+ Phần lớn (tới khoảng 99% trang thiết bị X-quang xét nghiệm) chuyển đổi thành nhiệt năng nung nóng vật cản.
+ Phần nhỏ chuyển đổi thành năng lượng tia X có bước sóng thẳng 10 – 100Phần mềm (10-12m) phát xạ qua cửa sổ của bóng.
2. Cấu tạo
- Bóng X-quang có thể xem như dạng đặc biệt của diốt chỉnh lưu chân không, bóng X-quang gồm các bộ phận chủ yếu sau:
+ Nguồn bức xạ điện tử - catốt.
+ Nguồn bức xạ tia X-Anốt, vật cản trên đường đi của chùm tia điện tử. Điện tích với chùm tia điện tử bắn vào gọi là điểm hội tụ. Đó chính là nguồn phát xạ tia X.
+ Vỏ thủy tinh (vỏ trong) bao quanh anốt và catốt, đã được hút chân không để tạo áp lực âm loại từ các phân tử khí cản trở trên đường đi của chùm tia điện tử.
+ Vỏ bóng (vỏ ngoài) thường bằng hợp kim nhôm phủ chì để ngăn ngừa tia X bức xạ theo những hướng không mong muốn có hại cho môi trường xung quanh và còn có tác dụng tản nhiệt. Ngoài ra trên vỏ còn bố trí cửa sổ tia X nơi ghép nối với hộp chuẩn trực và vị trí các đầu nối.
Hiện nay, hai loại bóng được ứng dụng phổ biến trong thiết bị X-quang là:
+ Bóng X-quang anốt cố định
+ Bóng X-quang anốt quay
II. KHỐI TẠO CAO THẾ
1. Khái niệm chung
Bóng X-quang chỉ phát xạ khi chùm tia điện tử bức xạ từ catốt của nó phải cố động năng đủ lớn. Muốn vậy, ta nối hai cực anốt, catốt của bóng với một nguồn điện áp cao thế có tự số khoảng từ 20KV đến 100KV. Điện áp này được tạo nhờ khối cao thế thường còn gọi là thùng cao thế. Thực chất hai tên gọi này có khác nhau đôi chút. Khối cao thế bao gồm biến áp cao thế và chỉnh lưu cao thế. Trong đó, thùng cao thế, ngoài hai cấu kiện trên còn chứa biến thế cấp nguồn sợi đốt, rơ le chọn bóng và một vài linh kiện bảo vệ khác nữa cũng như các cực đầu vào, ra.
2. Khối cao thế cao tần:
Như đã nói ở trên, các khối cao thế trong các máy X-quang truyền thống mà ở đó nguồn điện cung cấp cho khối chỉnh lưu cao thể được lấy từ nguồn điện lưới có tần số 50Hz hay 60Hz đều có những nhược điểm. Để khắc phục những nhược điểm này, các nhà sản xuất đã ứng dụng kết hợp giữa nguồn điện xoay chiều có tần số cao và đã sản xuất loại máy X-quang thế hệ mới đó là máy X-quang cao tần.
III. ĐIỀU KHIỂN THAM SỐ TRONG THIẾT BỊ X-QUANG
Khi tiến hành các xét nghiệm X-quang, người sử dụng phải kiểm soát được liều lượng tia X sao cho phù hợp với từng đối tượng và bệnh lý để đạt được ảnh có chất lượng tốt nhất. Liều lượng tia X quyết định bởi các tham số có sẵn:
+ Trị số điện áp cao thế - KV
+ Trị số dòng điện bóng X-quang –mA
+ Thời gian chụp – s (sec)
Vì vậy trong bất kỳ máy X-quang nào, dù loại truyền thống hay cao tần, dù đơn giản hay phức tạp đều cần có ba loại mạch để điều khiển, đo lường và chỉ các tham số cơ bản trên.
IV. THIẾT BỊ ĐỊNH VỊ CÓ HỘP CHUẨN TRỰC, LƯỚI VÀ SÀNG, BÀN BỆNH NHÂN VÀ CỘT BÓNG…
Như đã nói ở trên, muốn có ảnh hưởng X-quang, chất lượng cao, ngoài việc lựa chọn các tham số liên quan tới công suất phát xạ như KV, mA, s, còn cần thiết phải khu trú chùm tia X vào vùng cần thăm khám, phải bố trí sao cho khoảng cách giữa bóng và phim thích hợp với từng loại xét nghiệm, phải loại bỏ ảnh hưởng của phát xạ thứ cấp… Những điều này có thể nhờ các thiết bị tạo dạng và định vị chùm tia X như hộp chuẩn trực, lưới bàn bệnh nhân và cột bóng.
1. Hộp chuẩn trực và lưới
Với mục đích tăng độ đối quang nghĩa là tăng chất lượng ảnh và giảm nhiều tia tác động vào người bệnh nhân cần xử lý chùm tia X phát ra từ bóng X-quang. Hộp chuẩn trực và lưới được dùng với mục đích này.
a. Hộp chuẩn trực
- Hộp chuẩn trực còn gọi là di-aphram (diaphragam) là một công cụ đặt giữa bóng X-quang và người bệnh, có chức năng giới hạn chùm tia theo một kích thước do người vận hành quyết định.
- Hộp chuẩn trực có cấu trúc như ống kính máy ảnh, gồm các tấm chì gắn với các cơ cấu điều khiển bằng tay hay động cơ điện, lỗ mở của hộp có thể có dạng hình chữ nhật hay hình tròn và một hệ thống quang bao gồm đèn chiếu và gương giúp cho người vận hành có căn cứ để điều chỉnh kích thước và định vị chùm tia X. Kích thước chùm tia cần được chọn càng nhỏ càng tốt, miễn là bao
- Động cơ quay anốt là loại động cơ không đồng bộ, gồm 2 bộ phận: Cuộn chạy – còn gọi là cuộn chính (P) và cuộn pha – còn gọi là cuộn phụ (A). Nó được nối với nguồn thông qua một tục C để tạo góc lệch pha khoảng 900 giữa 2 dòng điện IP và IA do đó từ trường quay tạo ra.
- Nếu không có những biện pháp đặc biệt để đạt được tốc độ quay 3.600 vòng/phút hay 9.000 vòng/phút, thời gian cần thiết tối thiểu là 20”. Khi tiến hành xét nghiệm, ta không thể không chờ đợi lâu như vậy đặc biệt trong các ca đòi hỏi bệnh nhân nín thở… Vì vậy phải có biện pháp để anốt nhanh chóng quay đủ tốc độ chỉ sau 0.8” – 1” với tốc độ 3.600 vòng/phút hay 2” với tốc độ 9.000’/phút.
Giải quyết vấn đề này, người ta thường cấp điện cho động cơ a nốt theo hai bước: Bước 1 từ điện áp nguồn rất cao (VD: 300VAC) để động cơ a nốt khởi động tức thời, khắc phục quán tính ỳ ban đầu. Sau khi đã đạt được tốc độ quay cần thiết tới bước 2 giảm điện áp xuống, trị số danh định (VD: 60VAC) để duy trì tốc độ. Cả hai chức năng kiểm soát này được thực hiện nhờ một mạch đặc biệt trong máy gọi là mạch khởi động.
5. Phòng ngừa quá KV và quá tải
- Mỗi bóng X-quang có những vùng giới hạn đối với các đặc trưng kỹ thuật của nó như KVmax… Nếu vì lý do nào đó như trục trặc trong mạch điện hay do người sử dụng thiết đạt những chỉ số (KV, mA, s) không thích hợp, nằm ngoài giới hạn chịu đựng của bóng… Trong những trường hợp này việc phát tia bị cấm để đảm bảo an toàn cho bóng và các thiết bị liên quan. Mạch điện thực hiện chức năng này gọi là mạch phòng ngừa quá KV và quá tải.
6. Phòng ngừa quá dòng (mA)
- Khi có sự trục trặc đối với bóng hay cáp cao thế như bóng bị lọt khí, cáp bị dò điện thì dòng điện qua bóng và mạch chỉnh lưu sẽ tăng quá giới hạn. Trong trường hợp này phải tắt máy kiểm tra.
7. Mạch bảo vệ bóng quá nóng
- Khi làm việc trong thời gian dài, bóng có thể bị nóng quá nhiệt độ giới hạn cho phép. Khi đó khối dầu bao quanh bóng sẽ nở ra, khiến cho công tắc thông báo quá nhiệt tác động, nối mạch còi phát tín hiệu báo động cần cho bóng nghỉ.
8. Chuyển tiếp đến chế độ hoạt động một cách an toàn
- Trong quá trình xét nghiệm X-quang, thường xảy ra điều này: Khi đang soi, phát hiện thấy hình ảnh lạ, cần bấm công tắc chụp ngay rồi lại tiếp tục soi. Sự chuyển tiếp này không đơn giản vì các tham số yêu cầu trong chế độ soi khác xa với dòng trong chế độ chụp. Vì vậy phải có thời gian trì hoãn nhất định để bóng thích nghi với chế độ mới.
- Người ta đã chứng tỏ rằng khi chuyển từ soi sang chụp cần có thời gian trễ khoảng 0,5’’ để nhiệt độ catốt tăng lên đủ sinh dòng cần thiết. Ngược lại khi chuyển từ chụp sang soi khoảng thời gian cần là 1” để ca tốt nguội đi.

KẾT LUẬN

Thiết bị X-quang được dùng phổ biến trong các ngành công nghiệp, đặc biệt nó đã trở thành người bạn thân thiết của ngành y. Vì thế thiết bị X-quang ngày nay có chức năng phong phú và đặc trưng kỹ thuật rất cao như:
- Công suất phát xạ lớn (chỉ số KV đạt trên 100KVp và dòng tới cỡ 1000mA).
- Thời gian phát xạ ngắn tới vài ms.
- Liều lượng tia xạ qua bệnh nhân giảm
- Hình ảnh rõ ràng.
- Có thể chụp cắt lớp theo mặt phẳng hay không gian cho kết quả là những hình ảnh có chiều sâu và chi tiết cỡ vài mm2.
- Cho phép nhiều người cùng quan sát hình ảnh thông qua hệ thống truyefn hình.
- Có thể lập chương trình tự động xét nghiệm nhờ ứng dụng hệ thống máy tính.
- Lưu trữ hình ảnh không chỉ trên phim mà còn trên đĩa từ.
- Công suất tiêu hao tổng thế thấp.
- Đảm bảo cho bệnh nhân, người sử dụng và môi trường xung quanh.
- Thiết bị X-quang hiện nay đang được sử dụng ở nước ta gồm khá nhiều chủng loại, nhiều kiểu do nhiều hãng tại nhiều quốc gia sản xuất. Tuy vậy chúng đều có chung một cấu trúc cơ bản.

MỤC LUC
PHẦN I 1
CẤU TRÚC CỦA MỘT HỆ THỐNG TẠO ẢNH QUANG TUYẾN 1
I. BÓNG X-QUANG 1
1. Nguyên lý hoạt động 1
2. Cấu tạo 1
II. KHỐI TẠO CAO THẾ 2
1. Khái niệm chung 2
2. Khối cao thế cao tần: 2
III. ĐIỀU KHIỂN THAM SỐ TRONG THIẾT BỊ X-QUANG 2
IV. THIẾT BỊ ĐỊNH VỊ CÓ HỘP CHUẨN TRỰC, LƯỚI VÀ SÀNG, BÀN BỆNH NHÂN VÀ CỘT BÓNG… 3
1. Hộp chuẩn trực và lưới 3
2- Bàn bệnh nhân và cột bong 5
V. THIẾT BỊ GHI ẢNH 6
1- Phim X-quang 6
2- Caxet và bìa tăng quang 7
VI. THIẾT BỊ VÀ DỤNG CỤ BUỒNG TỐI 9
PHẦN II 11
CHỨC NĂNG CƠ BẢN CỦA CÁC THÀNH PẦN 11
TRONG HỆ THỐNG MÁY X-QUANG 11
I. BÓNG X-QUANG 11
II. KHỐI TẠO CAO THẾ 15
1. Biến áp cao thế 15
2. Chỉnh lưu cao thế 17
III. ĐIỀU KIỆN THAM SỐ TRANG THIẾT BỊ X –QUANG 21
1. Mạch điều khiển điện áp cao thế KV 21
2. Chỉ số KV 22
3. Mạch điều khiển dòng bóng X-quang 23
4. Điều khiển thời gian trong thiết bị X-quang 26
PHẦN III 29
CÁC MẠCH BẢO VỆ TRONG MÁY X-QUANG 29
I. KHÁI NIỆM 29
1. Các biện pháp kiểm soát trước khi phát tia 29
2. Các biện pháp kiểm soát trong lúc phát tia 29
3. Kiểm soát nhiệt độ ca tốt trong chế độ chụp 30
4. Kiểm soát tốc độ quay anốt – Mạch khởi động 30
5. Phòng ngừa quá KV và quá tải 31
6. Phòng ngừa quá dòng (mA) 31
7. Mạch bảo vệ bóng quá nóng 31
8. Chuyển tiếp đến chế độ hoạt động một cách an toàn 32
KẾT LUẬN 33
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

Các chủ đề có liên quan khác

Top