vtb_thuan

New Member

Download miễn phí Luận văn Xâm phạm bản quyền qua Internet: nghiên cứu kinh nghiệm của một số quốc gia Anh, Pháp, Mỹ





MỤC LỤC
A.LỜI MỞ ĐẦU 1
B. NỘI DUNG 4
CHƯƠNG I 4
TỔNG QUAN VỀ XÂM PHẠM BẢN QUYỀN QUA INTERNET 4
1. Một số vấn đề liên quan xâm phạm bản quyền qua Internet: 4
1.1. Khái niệm về bản quyền qua Internet 4
1.2. Nội dung bản quyền trên mạng Internet: 5
1.2.1. Quyền nhân thân: 5
1.2.2. Quyền tài sản: 6
2. Xâm phạm bản quyền qua Internet 9
2.1. Các hình thức xâm phạm bản quyền qua Internet 9
2.1.1. Hình thức sao chép bất hợp pháp các bài báo, bản tin, tranh ảnh, đồ họa 9
2.1.2. Hình thức tải xuống và phân phối bất hợp pháp các tác phẩm âm nhạc, điện ảnh, phần mềm chương trình máy tính. 10
2.1.3. Hình thức cắt xén, sửa chữa, làm sai lệch tác phẩm văn học 12
2. 2. Bảo vệ chống lại xâm phạm bản quyền qua Internet 13
2.2.1. Tự bảo vệ 13
2.2.2. Biện pháp dân sự 17
2.2.3. Biện pháp xử phạt hành chính: 19
2.2.4. Biện pháp hình sự: 20
2.2.5. Các biện pháp bảo vệ chống lại xâm phạm bản quyền qua Internet khác: 20
2.3. Các cơ quan tham gia bảo vệ chống xâm phạm bản quyền qua Internet 21
CHƯƠNG II 26
THỰC TRẠNG VÀ KINH NGHIỆM XỬ LÝ XÂM PHẠM BẢN QUYỀN QUA INTERNET CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA 26
1. Xâm phạm bản quyền qua Internet tại Mỹ: 26
1.1. Thực trạng xâm phạm bản quyền qua Internet tại Mỹ 26
1.1.1. Tình hình sử dụng Internet tại Mỹ 26
1.1.2. Thực trạng xâm phạm bản quyền qua Internet tại Mỹ 27
1.2. Kinh nghiệm xử lý xâm phạm bản quyền tại Mỹ 28
1.2.1. Biện pháp tự bảo vệ đa dạng: 29
1.2.3. Biện pháp giáo dục hoàn thiện: 32
2. Xâm phạm bản quyền qua Internet tại Pháp 34
2.1. Thực trạng xâm phạm bản quyền qua Internet tại Pháp 34
2.1.1. Tình hình sử dụng Internet tại Pháp 34
2.1.2. Tình hình xâm phạm bản quyền qua Internet tại Pháp 35
2.2. Kinh nghiệm xử lý xâm phạm bản quyền qua Internet tại Pháp 37
2.2.1. Biện pháp dân sự mạnh tay: 37
2.2.2. Biện pháp khuyến khích hiệu quả: 40
3. Xâm phạm bản quyền qua Internet tại Anh 40
3.1. Thực trạng xâm phạm bản quyền qua Internet tại Anh 40
3.1.1. Tình hình sử dụng Internet tại Anh 40
3.1.2. Tình hình xâm phạm bản quyền qua Internet tại Anh 41
3.2. Kinh nghiệm xử lý xâm phạm bản quyền qua Internet tại Anh 43
3.2.1. Biện pháp dân sự chặt chẽ: 43
3.2.2. Biện pháp giáo dục thiết thực: 44
3.2.3. Biện pháp khuyến khích hợp lý: 45
4. Xâm phạm bản quyền tại các quốc gia khác: 46
4.1. Xâm phạm bản quyền qua Internet tại Thụy Sĩ 46
4.2. Xâm phạm bản quyền qua Internet tại Thụy Điển: 49
4.3. Xâm phạm bản quyền tại Úc 52
CHƯƠNG III: BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM TRONG VIỆC XỬ LÝ XÂM PHẠM BẢN QUYỀN QUA INTERNET 55
1. Thực trạng xâm phạm bản quyền qua Internet tại Việt Nam 55
1.1. Tình hình sử dụng Internet tại Việt Nam: 55
1.2. Tình hình xâm phạm bản quyền qua Internet tại Việt Nam: 57
1.2.1. Sự phổ biến của xâm phạm bản quyền qua Internet tại Việt Nam 57
1.2.2. Thiệt hại của xâm phạm bản quyền qua Internet đối với Việt Nam 59
2. Thực trạng xử lý xâm phạm bản quyền qua Internet tại Việt Nam 60
2.1. Biện pháp tự bảo vệ chưa phù hợp 60
2.2. Biện pháp dân sự và hình sự chưa được áp dụng triệt để 62
3. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong vấn đề xâm phạm bản quyền qua Internet 63
3.1. Bài học kinh nghiệm từ thực trạng xâm phạm bản quyền qua Internet tại Việt Nam 63
3.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam từ kinh nghiệm một số quốc gia 65
C. KẾT LUẬN 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO 71
 
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ối với việc tải và chia sẻ dữ liệu trực tuyến.
Microsoft cho rằng sự thiếu hiểu biết về luật và những hướng dẫn đối với việc download trên Internet làm cho giới trẻ nghĩ rằng hình phạt là không cần thiết và hành động download bất hợp pháp không đến nỗi ghê gớm bằng hành động trộm cắp. Chỉ có 48% được điều tra có ý kiến rằng hình phạt là hợp lý đối với việc download bất hợp pháp trong khi đó 90% có ý kiến rằng hình phạt chỉ thích hợp với việc ăn cắp, ăn trộm. Ngoài ra, đối với giới trẻ , ví tiền còn eo hẹp nên việc download bất hợp pháp có thể tiết kiệm cho họ một số tiền đáng kể. Chương trình giáo dục của Microsoft tập trung vào việc chuẩn bị cho những học sinh, sinh viên bước vào kỷ nguyên kỹ thuật số, giúp chúng hiểu được một cách đầy đủ việc xâm phạm bản quyền qua Internet ảnh hưởng đến cuộc sống của chúng như thế nào.
Để bổ sung cho chương trình giảng dạy và đề cao việc giáo dục này, Microsoft cũng tạo ra một website tương tác tại địa chỉ http:// www.mybytes.com để giúp cho giới trẻ có thể tìm hiểu và trao đổi về quyền sở hữu trí tuệ. Ngoài ra, Microsoft còn trộn lẫn các âm thanh độc quyền của Microsoft Window tạo thành một bản nhạc chuông độc đáo cho phép người sử dụng có thể download làm nhạc chuông điện thoại. Bản nhạc này của Microsoft thật sự ấn tượng và có tầm ảnh hưởng lớn tới nhận thức của giới trẻ.
Một sự kiện khác được Microsoft thực hiện nhằm giáo dục ý thức về xâm phạm bản quyền qua Internet trong năm 2008 là phát động "Ngày chống xâm phạm bản quyền toàn cầu". Chiến dịch này nhằm thu hút sự chú ý của dư luận tới các nỗ lực chống xâm phạm bản quyền của hãng. Trong khuôn khổ sự kiện này, Microsoft thắt chặt các nỗ lực chống xâm phạm bản quyền tại 49 quốc gia trên thế giới và bắt đầu bằng một vụ kiện bản quyền tại Mỹ.
Ngoài ra, các trường đại học và cao đẳng tại Mỹ cũng thực hiện các cách giáo dục hướng đến đối tượng học sinh, sinh viên. Một cuộc điều tra trên mạng Internet mang tên " The Campus Costs of P2P Compliance" đã đưa ra báo cáo dựa trên điều tra chi phí ngăn chặn chia sẻ dữ liệu bất hợp pháp tại 321 trường Đại học và Cao đẳng tại Mỹ bao gồm cả chi phí tiền bạc và thời gian. Theo báo cáo này, việc giáo dục chống xâm phạm bản quyền qua Internet có thể tiêu tốn đối với các trường khoảng từ 350,000$ đến 500,000 $ hàng năm. Chi phí này bao gồm cả chi phí cài đặt và quản lý các chương trình ngăn chặn dữ liệu P2P và chi phí thời gian cần thiết để thực hiện quản lý thông tin cá nhân người sử dụng. [33].
+ Đối tượng các bậc phụ huynh:
Các bậc phụ huynh là những người có ảnh hưởng rất lớn đến hành vi của con cái họ. Vì thế, ngoài những đối tượng thông thường như học sinh, sinh viên, RIAA của Mỹ hướng hoạt động giáo dục chủ yếu đến các bậc phụ huynh. Một chương trình mang tên "Parental Advisory Label" viết tắt PAL đã được thực hiện bởi các công ty, hãng thu âm tại Mỹ mà quản lý chương trình chính là RIAA. Mitch Bainwol, giám đốc điều hành của RIAA đã phát biểu:
" Chương trình này là một công cụ giúp cho các bậc phụ huynh có thể lựa chọn khi nào những đứa trẻ có thể được nghe những bản thu âm khác nhau". [39]
Tóm lại, Mỹ là một quốc gia rất chú trọng đến vấn đề xâm phạm bản quyền qua Internet với hàng loạt các biện pháp được thực hiện với nỗ lực chung chống xâm phạm bản quyền. Theo cuộc điều tra mới đây do NPD thực hiện, download bất hợp pháp từ các trang chia sẻ dữ liệu trực tuyến P2P tại Mỹ đã giảm 25%. [18]. Điều này thể hiện sự hiệu quả trong công tác bảo vệ chống xâm phạm bản quyền qua Internet tại Mỹ.
2. Xâm phạm bản quyền qua Internet tại Pháp
2.1. Thực trạng xâm phạm bản quyền qua Internet tại Pháp
2.1.1. Tình hình sử dụng Internet tại Pháp
Tại Pháp, con số người sử dụng Internet và tổng số các website thương mại đã tăng mạnh. Chỉ mới năm 2007 đã có khoảng 32 triệu người sử dụng Internet và hơn 21 triệu khách hàng trực tuyến tại Pháp. Doanh số bán lẻ trực tuyến trong năm 2007 ước chừng 22 tỷ USD và chiếm 72% tổng lượng bán toàn quốc gấp hơn nhiều lần so với con số 8% năm 2000. Tổng lượng bán trực tuyến của sản phẩm và dịch vụ tăng 33% từ năm 2006 đến năm 2007 đã thể hiện rằng Internet sẽ giữ vai trò chủ đạo trong doanh số bán hàng trong tương lai. Có thể thấy sự tăng mạnh trong tổng số người sử dụng Internet từ năm 2000 tính đến năm 2008 như sau:
Bảng 2.2 Thống kê việc sử dụng Internet và dân số của Pháp
Năm
Số người sử dụng Internet
Dân số
Chiếm % dân số
2000
8,500,000
58,879,000
14.4%
2004
24,848,009
60,293,927
41.2%
2006
30,837,595
61,350,009
50.3%
2007
32,925,953
61,350,009
53.7%
2008
36,153,327
62,177,676
58.1%
Nguồn: Tổng hợp số liệu từ ITU và NielsenNet
Theo thống kê tính đến 30/09/2009, Pháp đứng thứ 9 trong số 20 quốc gia dẫn đầu về số người sử dụng Internet. Theo thống kê này, dân số Pháp năm 2009 là 62,150,775 người trong đó số người sử dụng Internet tính đến cuối tháng 9 là 43,100,134 người, chiếm 69.3% dân số Pháp và chiếm 2.5% số người sử dụng Internet trên toàn thế giới. So với số lượng người sử dụng Internet năm 2000, số lượng người sử dụng Internet năm 2009 đã tăng 407.1%. Như vậy, có sự tăng trưởng đáng kể và thường xuyên số người sử dụng Internet tại Pháp qua các năm. Internet đã trở nên ngày càng phổ biến đối với hơn 62 triệu người dân Pháp. Sự tăng trưởng này có xu hướng tiếp diễn trong các năm tiếp theo. [23]
2.1.2. Tình hình xâm phạm bản quyền qua Internet tại Pháp
a) Sự phổ biến của xâm phạm bản quyền qua Internet tại Pháp
Theo nghiên cứu của SNEP, tỷ lệ chia sẻ dữ liệu trực tuyến thông qua các trang chia sẻ dữ liệu trực tuyến P2P tại Pháp khá cao. Tỷ lệ này chiếm 31% trong tổng số người dùng Internet tại Pháp và chỉ đứng thứ 2 sau Đức. [7, tr.8]
Các kênh chia sẻ dữ liệu mới cũng phát triển mạnh bao gồm nhiều gói phần mềm chia sẻ dữ liệu trực tuyến khác nhau. Ví dụ như phần mềm Instant Messaging bao gồm Window Live Messenger, Yahoo Messenger, AOL's AIM và rất nhiều các phần mềm khác cho phép chia sẻ dữ liệu dễ dàng và nhanh chóng. Ngoài chức năng cho phép chia sẻ dữ liệu trực tuyến, các phần mềm này còn cung cấp đường dẫn tới những dịch vụ lưu trữ trực tuyến như là Rapidshare, Megaupload, những phần dịch vụ lưu trữ trực tuyến cho phép download một cách dễ dàng. [ ibid., tr.9]. Vì thế tình trạng xâm phạm bản quyền qua Internet như download bất hợp pháp, chia sẻ file bất hợp pháp... xảy ra hết sức phổ biến tại Pháp. Trong tác phẩm của mình, các tác giả cũng ước tính rằng số lượng tác phẩm điện ảnh download qua Internet cao ngang với số người đến rạp chiếu phim.[ibid., tr.5]. Theo số liệu thống kê của ALPHA, số lượng download từ mạng P2P tại Pháp ước tính gần 14 triệu tại thời điểm tháng 6 năm 2008. Trung bình một ngày có khoảng 450,000 bộ phim được download kể từ đầu năm 2008.
b) Thiệt hại của xâm phạm bản quyền qua Internet đối với Pháp
Theo báo cáo của Phòng Thương mại Internet ICC, toàn châu Âu trong năm 2008 đã bị thiệt hại gần 9 tỷ GBP tương đương với 185,000 ...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử phúc thẩm các vụ án xâm phạm tính mạng, sức khỏe của con người từ thực tiễn Viện kiểm sát nhân dân cấp Luận văn Luật 0
R Các biện pháp xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo pháp luật Việt Nam hiện hành Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng xâm phạm quyền Sở hữu công nghiệp của các chủ thể kinh doanh hiện nay Luận văn Kinh tế 0
E Nghiên cứu mối quan hệ pháp lí giữa quá trình xác lập quyền và giám định xâm phạm quyền sở hữu công Văn hóa, Xã hội 0
T Thư khuyến cáo về hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ Luận văn Luật 0
N Trách nhiệm dân sự do xâm phạm quyền tác giả theo pháp luật Việt Nam Luận văn Luật 2
P Các tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ theo luật hình sự Việt Nam : Luận văn ThS. Luật Luận văn Luật 0
T Các tội xâm phạm tính mạng của con người trong Quốc triều hình luật và sự kế thừa trong Bộ luật hình Luận văn Luật 0
V Các tội xâm phạm tính mạng của con người trong Luật Hình sự Việt Nam (Trên cơ sở các số liệu xét xử Luận văn Luật 2
K Các tội xâm phạm sở hữu không có tính chiếm đoạt theo Bộ luật hình sự năm 1999 (Trên cơ sở nghiên cứ Luận văn Luật 1

Các chủ đề có liên quan khác

Top