Hweolere

New Member

Download miễn phí Tiểu luận Tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng ở Việt Nam





Mục lục
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ BẤT BÌNH ĐẲNG 2
I. Cơ sở lí luận chung 2
1. Khái niệm tăng trưởng kinh tế 2
2. Bất bình đẳng xã hội 5
II- Các tiêu chí đo lường tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội 7
1. Các tiêu chí đo lường tăng trưởng kinh tế 7
2. Các tiêu chí đo lường công bằng xã hội 9
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ BẤT BÌNH ĐẲNG Ở VIỆT NAM 13
I.-Thực trạng chất lượng và thành tựu tăng trưởng kinh tế ở việt nam 13
1. Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế 13
2. Tác động tích cực của tăng trưởng kinh tế 15
II. Đánh giá mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội 17
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ KẾT HỢP TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ CÔNG BẰNG XÃ HỘI, GIẢI QUYẾT BẤT BÌNH ĐẲNG Ở VIỆT NAM 19
KẾT LUẬN 20
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

tế trong mỗi thời kì;
- Thứ tư, nền kinh tế có tính cạnh tranh cao;
- Thứ năm, tăng trưởng kinh tế gắn liền với đảm bảo hài hòa đời sống xã hội;
- Thứ sáu, tăng trưởng kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường sinh thái;
● Đo lường tăng trưởng kinh tế
Để đo lường tăng trưởng kinh tế có thể dùng mức tăng trưởng tuyệt đối, tốc độ tăng trưởng kinh tế hay tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm trong một giai đoạn.
Mức tăng trưởng tuyệt đối là mức chênh lệch quy mô kinh tế giữa hai kỳ cần so sánh.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế được tính bằng cách lấy chênh lệch giữa quy mô kinh tế kỳ hiện tại so với quy mô kinh tế kỳ trước chia cho quy mô kinh tế kỳ trước. Tốc độ tăng trưởng kinh tế được thể hiện bằng đơn vị %.
Biểu diễn bằng toán học, sẽ có công thức:
y = dY/Y × 100(%),
trong đó Y là qui mô của nền kinh tế, và y là tốc độ tăng trưởng. Nếu quy mô kinh tế được đo bằng GDP (hay GNP) danh nghĩa, thì sẽ có tốc độ tăng trưởng GDP (hay GNP) danh nghĩa. Còn nếu quy mô kinh tế được đo bằng GDP (hay GNP) thực tế, thì sẽ có tốc độ tăng trưởng GDP (hay GNP) thực tế. Thông thường, tăng trưởng kinh tế dùng chỉ tiêu thực tế hơn là các chỉ tiêu danh nghĩa.
● Các nhân tố của tăng trưởng kinh tế
Các nhân tố kinh tế tác động đến tốc độ và chất lượng tăng trưởng kinh tế bao gồm:vốn,lao động,tiến bộ công nghệ và tài nguyên. Bốn nhân tố này khác nhau ở mỗi quốc gia và cách phối hợp giữa chúng cũng khác nhau đưa đến kết quả tương ứng.
Vốn: là yếu tố đầu vào quan trọng,có tác động trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế.Vốn sản xuất có liên quan trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế được hiểu là vốn vật chất,đó là toàn bộ tư liệu vật chất được tích lũy lại của nền kinh tế,bao gồm:nhà máy, thiết bị, máy móc, nhà xưởng và các trang thiết bị được sử dụng như những yếu tố đầu vào trong sản xuất. Để có được vốn, phải thực hiện đầu tư nghĩa là hy sinh tiêu dùng cho tương lai. Điều này đặc biệt quan trọng trong sự phát triển dài hạn, những quốc gia có tỷ lệ đầu tư tính trênGDP cao thường có được sự tăng trưởng cao và bền vững.
Lao động: Là yếu tố đầu vào không thể thiếu của sản xuất. Trước đây người ta chỉ quan niệm lao động là yếu tố vật chất giống như vốn.Những mô hình tăng trưởng kinh tế hiện đại gần đây đã nhấn mạnh đến khía cạnh phi vật chất của lao động là vốn con người,đó là lao động có kĩ năng sản xuất,lao động có thể vận hành máy móc thiết bị phức tạp,lao động có sáng kiến và phương pháp mới trong hoạt động kinh tế… Thực tế nghiên cứu các nền kinh tế bị tàn phá sau Chiến tranh thế giới lần thứ II cho thấy mặc dù hầu hết tư bản bị phá hủy nhưng những nước có nguồn nhân lực chất lượng cao vẫn có thể phục hồi và phát triển kinh tế một cách ngoạn mục. Một ví dụ là nước Đức, "một lượng lớn tư bản của nước Đức bị tàn phá trong Đại chiến thế giới lần thứ hai, tuy nhiên vốn nhân lực của lực lượng lao động nước Đức vẫn tồn tại. Với những kỹ năng này, nước Đức đã phục hồi nhanh chóng sau năm 1945. Nếu không có số vốn nhân lực này thì sẽ không bao giờ có sự thần kỳ của nước Đức thời hậu chiến."[1]
Tiến bộ công nghệ: Là nhân tố tác động ngày càng mạnh đến tăng trưởng ở các nền kinh tế ngày nay.Yếu tố công nghệ được hiểu theo hai dạng: Thứ nhất là thành tựu kiến thức; Thứ hai là sựu áp dụng phổ biến các kết quả nghiên cứu, thử nghiệm vào thực tế nhằm nâng cao trình độ phát triển chung của sản xuất.
Tài nguyên: Là một trong những yếu tố sản xuất cổ điển, những tài nguyên quan trọng nhất là đất đai, khoáng sản, đặc biệt là dầu mỏ, rừng và nguồn nước.Việc sử dụng tài nguyên là vấn đề có tính chiến lược,lựa chọn công nghệ để có thể sử dụng hiệu quả và tiết kiệm tài nguyên của quốc gia là vấn đề sống còn của sự phát triển.
Bên cạnh các nhân tố kinh tế là các nhân tố phi kinh tế tức là các nhân tố chính trị, xã hội, thể chế. Các nhân tố này có tác động gián tiếp và rất khó lượng hóa cụ thể mức độ tác động của chúng đến tăng trưởng kinh tế. Có thể kể ra một số nhân tố phi kinh tế tác động đến tăng trưởng như: các yếu tố văn hóa- xã hội, thể chế và sự tham gia của cộng đồng.
Bất bình đẳng xã hội
Bất bình đẳng xã hội là sự không ngang bằng nhau về các cơ hội hay lợi ích đối với những cá nhân khác nhau trong nhóm hay nhiều nhóm xã hội.
Cơ sở tạo nên bất bình đẳng xã hội: Do sự khác nhau về những cơ hội trong cuộc sống; Do sự khác nhau về địa vị xã hội; Do sự khác nhau về ảnh hưởng chính trị
Phân tầng xã hội là vấn đề thu hút sự quan tâm, chú ý của nhiều nhà nghiên cứu và hoạch định chính sách. Để trả lời câu hỏi về mức độ bất bình đẳng ở Việt Nam, trước hết chúng ta cần có hướng tiếp cận nhằm đo lường bất bình đẳng. Một cách khái quát, có 2 phương pháp đo lường về bất bình đẳng: Thứ nhất, đo lường bất bình đẳng nói chung thông qua hệ số Gini – được sử dụng rộng rãi trong nhiều nghiên cứu; Thứ hai, đo bất bình đẳng về cơ hội thông qua khoảng cách chênh lệch về đầu ra giữa các nhóm xã hội. Trong hai phương pháp này, bất bình đẳng cơ hội mô tả rõ nét về sự bất bình đẳng xã hội hơn và chỉ ra “cái bẫy bất bình đẳng” tồn tại dai dẳng từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Theo cách tiếp cận thứ nhất, hệ số Gini của Việt Nam vào thời điểm năm 1998 là 0,35 và năm 2004 là 0,423 , trong khi đối với hầu hết các nước đang phát triển, hệ số Gini chi tiêu hoặc thu nhập nằm trong khoảng từ 0,3 đến 0,6. Như vậy theo cách tiếp cận này, trong sự so sánh với các nước có điều kiện tương tự trong khu vực và trên thế giới, bất bình đẳng ở Việt Nam ở mức vừa phải. Như vậy, cách tiếp cận này cho chúng ta một cái nhìn khá lạc quan về mức độ bình đẳng ở Việt Nam.
Tuy nhiên, dưới góc độ bất bình đẳng cơ hội, chúng ta lại có một cái nhìn khác về khoảng cách giàu cùng kiệt của Việt Nam. Căn cứ vào các chỉ số về bất bình đẳng cơ hội (giữa nhóm giàu và nhóm nghèo, giữa nông thôn và đô thị, giữa nam và nữ) trong những lĩnh vực (như thu nhập, tỉ lệ đói nghèo, chi tiêu công cộng cho y tế, tỉ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh) đều cho thấy có sự chênh lệch giữa các nhóm xã hội khác nhau. Đặc biệt, khoảng cách giàu cùng kiệt ngày càng mở rộng: chênh lệch về tỉ lệ cùng kiệt giữa nông thôn và đô thị ngày càng doãng ra từ 2,65 lần (1993) lên 4,95 lần (1998), 5,4 lần (2002) và lên đến 6,94 lần (2004). Đặt trong sự so sánh với các nước trong khu vực và trên thế giới, bất bình đẳng về cơ hội của Việt Nam không ở mức vừa phải, mà thuộc loại cao hơn. Sự khác biệt này được thể hiện rõ trong sự so sánh giữa nông thôn – đô thị, giữa nhóm người Kinh/Hoa và các dân tộc thiểu số. Trong đó, khoảng cách chênh lệch tuyệt đối về mức sống giữa người dân tộc thiểu số với người Kinh/Hoa ngày càng mở rộng hơn so với khoảng cách chênh lệch tuyệt đối về mức sống giữa nông thôn và đô thị.
Như vậy, ở Vi
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top