Download miễn phí Luận văn Giải pháp hỗ trợ tạo việc làm cho người sau cai nghiện ma túy ở nước ta hiện nay





MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ MA TÚY, VIỆC LÀM VÀ HỖ TRỢ VIỆC LÀM CHO NGƯỜI SAU CAI NGHIỆN MA TÚY 8
1.1. Ma túy và tác hại của nghiện ma tuý đối với kinh tế - xã hội 8
1.2. Việc làm và hỗ trợ tạo việc làm trong quản lý đối với người sau cai nghiện và phòng ngừa tái nghiện 21
1.3. Kinh nghiệm tạo việc làm cho người sau cai nghiện 32
Chương 2: THỰC TRẠNG HỖ TRỢ TẠO VIỆC LÀM CHO NGƯỜI SAU CAI NGHIỆN MA TÚY Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 37
2.1. Tình hình tệ nghiện ma túy và công tác cai nghiện hiện nay 37
2.2. Thực trạng tình hình việc làm và hỗ trợ tạo việc làm sau cai nghiện ở nước ta hiện nay 42
2.3. Đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết 16/2003/QH11 - Đề án thí điểm sau cai, tại Thành phố Hà Nội 54
Chương 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP TRONG HỖ TRỢ TẠO VIỆC LÀM CHO NGƯỜI SAU CAI NGHIỆN MA TÚY Ở VIỆT NAM 77
3.1. Dự báo một số yếu tố tác động đến công tác quản lý sau cai, hỗ trợ tạo việc làm cho người sau cai nghiện trong những năm sắp tới 77
3.2. Một số quan điểm chung 79
3.3. Nhóm giải pháp chủ yếu hỗ trợ tạo việc làm cho người sau cai nghiện ma túy ở Việt Nam trong thời gian tới 82
KẾT LUẬN 110
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 112
PHỤ LỤC
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

đối tượng sau cai của Tuyên Quang còn nhiều khó khăn, nan giải:
- Công trường 06 còn nhiều thiếu thốn, việc tiêu thụ sản phẩm về lâu dài gặp nhiều khó khăn, nhất là các công trường sản xuất đá.
- ở cộng đồng, gia đình đối tượng phải chịu trách nhiệm chính trong việc thế chấp vay vốn và quản lý, giúp đỡ, hướng dẫn đối tượng về việc làm. Đối với những đối tượng có hoàn cảnh quá khó khăn thì chính quyền, đoàn thể xã phường cho vay vốn có tín chấp và trực tiếp liên hệ, tạo điều kiện để bố trí cho đối tượng làm các công việc giản đơn như bốc vác, khai thác cát sỏi, sản xuất gạch ngói. Đồng thời, vận động các cơ sở sản xuất khác trên địa bàn tiếp nhận họ vào làm việc và có chính sách ưu tiên đối với các cơ sở này. Nhưng trên thực tế, vẫn có nơi, chính quyền các tổ chức đoàn thể, kể cả gia đình còn mặc cảm với đối tượng, không tạo điều kiện giúp đối tượng vay vốn làm ăn.
- Kinh phí dạy nghề còn quá thấp (theo chế độ hiện hành là 240.000 đồng/người) thời gian dạy nghề rất ngắn, chất lượng chưa cao. Mặt khác, các công trường mới chỉ dạy được một số nghề đơn giản như thợ xây, mộc, trồng nấm.
Các địa phương khác cũng đã tạo việc làm cho đối tượng sau khi chữa trị phục hồi bằng nhiều hình thức. Có những cơ sở sản xuất tuy không lớn nhưng đã tự nguyện nhận đối tượng vào làm việc. Tuy nhiên, công tác tạo việc làm cho đối tượng rất khó khăn và phức tạp, thường kết quả không bền vững. cần có sự đột phá mới về chính sách của Nhà nước mới có thể tạo cơ sở cho công tác này thực hiện được ở địa phương
2.2.3.3. Mô hình cai nghiện, dạy nghề và giải quyết việc làm tại gia đình và cộng đồng
Mô hình này được kết hợp với phong trào “Xây dựng xã phường lành mạnh không có tệ nạn xã hội” và cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư” cùng với một số Chương trình phát triển kinh tế xã hội của địa phương như: Chương trình xoá đói giảm nghèo, giải quyết việc làm… đây là mô hình huy động xã hội cao với sự tham gia tích cực của các tầng lớp nhân dân và bản thân gia đình người nghiện, huy động được nhiều nguồn lực hỗ trợ cho các địa phương có khó khăn về ngân sách.
2.2.3.4. Mô hình giải quyết các vấn đề xã hội sau cai
Mô hình này được hình thành những năm qua rất đa dạng, linh hoạt, phù hợp với đặc điểm từng địa phương. Nội dung chủ yếu là quản lý, giám sát, hỗ trợ vốn, tạo việc làm, ổn định đời sống thông qua các chương trình kinh tế xã hội như giải quyết việc làm, đào tạo nghề, xoá đói giảm nghèo. Qua phong trào đã phát động được phong trào quần hcúng tham gia phòng chống tệ nạn xã hội, tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Chẳng hạn, thành phố Hà Nội tổ chức cho người sau cai nghiện sinh hoạt tại các Câu lạc bộ quản lý sau cai nghiện (gọi tắt là Câu lạc bộ B93) và tổ chức các cơ sở kinh doanh dịch vụ như sửa chữa xe máy, cho thuê cốp pha, cắt tóc…nhằm tạo việc làm cho người sau cai nghiện, huy động các doanh nghiệp đóng trên địa bàn tiếp nhận người nghiện sau cai vào làm việc. Sau 6 năm triển khai mô hình Câu lạc bộ B93 từ Dự án AD/VIE/98/B93, tới nay Hà Nội đã có 111 Câu lạc bộ với 1.058 người sau cai nghiện tham gia. Tỷ lệ tái nghiện sau 1 năm bình quân các Câu lạc bộ chỉ còn từ 40 - 50% trong khi các xã phường không có Câu lạc bộ tỷ lệ tái nghiện là 90 - 95%. Một số địa phương khác cũng có những mô hình kết hợp giải quyết các vấn đề xã hội sau cai với sự quản lý giám sát giúp đỡ người sau cai tại cộng đồng như của thành phố Thái Nguyên, của xã Ninh Hoà (Hoa Lư - Thái Bình), phường Chăm Mát (thị xã Hoà Bình); mô hình giúp đỡ và vay vốn tạo việc làm cho người sau cai ở quận Hải Châu (thành phố Đà Nẵng)… đã giúp đỡ những người nghiện từ bỏ được ma túy, làm lại cuộc đời.
2.2.3.5. Mô hình cai nghiện tập trung thời gian dài, lấy lao động, tạo việc làm là biện pháp trị liệu, giáo dục chủ yếu theo tinh thần Nghị quyết số 16/2003/QH11 của Quốc hội (gọi tắt là Đề án sau cai)
Thành phố Hồ Chí Minh là địa phương đầu tiên kiến nghị Chính phủ và Quốc hội cho thí điểm Đề án sau cai và cách làm này đã được vận dụng mở rộng tại 6 địa phương khác là Bà Rịa - Vũng Tàu, Quảng Ninh, Tây Ninh, Bình Dương, Hà Nội và Long An.
2.3. Đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết 16/2003/QH11 - Đề án thí điểm sau cai, tại thành phố Hồ Chí Minh
Bảng 2.1: Phân tích tình hình người nghiện ma tuý ở TP. Hồ Chí Minh
STT
Tiêu chí
Bắt đầu triển khai đề án năm 2003 (tỷ lệ %)
Số liệu năm 2007
(tỷ lệ %)
1.
Tổng số
25.635 người
1.519 người
Nam
22.654 người (88,37%)
1.402 người (92,3%)
Nữ
2.981 người (11,63%)
117 người (11,63%)
2.
Độ tuổi
Dưới 18 tuổi
2,7
3,49
Từ 18 - 25 tuổi
52,9
40,09
Từ 26 - 35 tuổi
34,1
47,8
Từ 35 tuổi trở lên
10,3
8,62
3.
Địa bàn
Thành phố
70,8
64,12
KT3
7,0
6,58
Tỉnh
15,7
25,48
Lang thang
6,5
3,82
4.
Trình độ văn hoá
Mù chữ
12,2
4,54
Cấp 1
38,3
25,08
Cấp 2
34,1
47,8
Cấp 3
15,0
21,59
CĐ - ĐH - trên ĐH
0,4
0,99
5
Nghề nghiệp
Thất nghiệp
38,0
29,23
ổn định
6,3
20,54
Không ổn định
55,7
50,23
6
Sức khoẻ
Bình thường
56,9
77,16
Yếu
43,1
22,84
7
Thành phần gia đình
Lao động
62,5
60,17
Nông dân
5,2
14,55
Công nhân
5,6
13,89
CB-CNV
5,7
4,41
Hưu trí
8,7
4,48
Doanh nhân
12,3
2,50
8
Đời sống gia đình
Giàu
10,8
0,33
Khá
11,6
2,57
Đủ ăn
50,2
74,26
Nghèo
20,6
20,41
XĐGN
6,8
2,43
9
Loại ma tuý sử dụng
Heroin
98,3
98,95
Thuốc tây
1,2
0,39
Khác
0,5
0,66
10
Hình thức sử dụng
Tiêm (chích)
75,50
73,67
Hút (hít)
22,32
25,67
Uống
2,18
0,66
11
Liều sử dụng trong ngày
1 - 2 lần
88,8
93,29
3 - 5 lần
19,2
6,05
6 lần trở lên
2,0
0,66
12
Thời gian sử dụng
Dưới 1 năm
49,8
61,75
Từ 1 - 2 năm
33,9
23,44
Từ 3 - 4 năm
5,7
6,78
5 năm trở lên
10,6
8,03
13
Số lần cai
1 lần
49,0
66,24
2 lần
35,5
28,40
3 lần trở lên
15,5
13,52
14
Có tiền án, tiền sự
38,0
24,25
Nguồn: Đề án tổ chức quản lý, dạy nghề và giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện của TP. HCM năm 2003.
2.3.1. Hoạt động dạy nghề và giải quyết việc làm tại các Trung tâm quản lý người sau cai nghiện
* Hoạt động dạy nghề
Dạy nghề cho đối tượng là một nội dung quan trọng trong Đề án tổ chức quản lý, dạy nghề và giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện. Đề án đã đặt ra chỉ tiêu cần đào tạo nghề cho 16.000 đối tượng trong 3 năm từ 2003 - 2005, bao gồm cả nghề ngắn hạn và dài hạn. Trong đó tập trung vào một số nghề trọng điểm.
Bảng 2.2: Qui mô đào tạo nghề qua các năm
TT
Tên nghề
Qui mô đào tạo
Tổng số
2003
2004
2005
A.
Nghề dài hạn:
1
Tiện, hàn
50
350
500
900
2
Điện máy
50
350
500
900
3
Điện lạnh
50
350
500
900
4
Điện tử
150
550
700
1.400
5
Điện công nghiệp
150
550
700
1.400
6
KTV tin học
150
550
700
1.400
7
Công nghệ thông tin
0
100
200
300
Tổng số
600
2.800
3.800
6.200
B
Nghề ngắn hạn
1
May công nghiệp
600
1.500
2.000
4.100
2
Mộc
200
500
700
1.400
3
Nghề khác
600
1.200
1.500
3.300
Tổng số
1.400
3.200
4.200
8.800
Tổng cộng
2.000
6.000
8.00...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D giải pháp thúc đẩy dịch vụ hỗ trợ vận tải biển việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế Luận văn Kinh tế 1
D Giải pháp hỗ trợ giảm nghèo theo nghị quyết 30A/2008/NQ-CP trên địa bàn huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang Nông Lâm Thủy sản 0
N Phân tích vai trò cộng đồng và đề xuất giải pháp hỗ trợ cộng đồng bảo vệ rừng ngập mặn Cần Giờ Khoa học Tự nhiên 0
M Giải pháp thúc đẩy hiệu quả hoạt động nhập khẩu ở công ty cổ phần hỗ trợ phát triển công nghệ detech Luận văn Kinh tế 0
C Giải pháp sử dụng có hiệu quả nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước tại chi nhánh quỹ hỗ Luận văn Kinh tế 0
N Giải pháp tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ vay vốn tại ngân hàng thương mại Luận văn Kinh tế 0
C Các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp ở Hà Nội giai đoạn từ nay đến 2015 Luận văn Kinh tế 0
P Những giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) tại Vi Luận văn Kinh tế 0
L Giải pháp phát triển dịch vụ hỗ trợ kinh doanh cho doanh nghiệp nhỏ và vừa Luận văn Kinh tế 0
P Giải ngân vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top