nguyn.minhkhue

New Member

Download miễn phí Luận văn Năng lực cạnh tranh của hàng thủy sản Việt Nam trên thị trường Mỹ





MỤC LỤC
 
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: cơ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA PHÂN TÍCH NĂNG LỰC CẠNH TRANH HÀNG THUỶ SẢN VIỆT NAM TRÊN THỊ TRƯỜNG MỸ 8
1.1. Cơ sở lý luận 8
1.1.1. Cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của hàng hóa 8
1.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh hàng thủy sản xuất khẩu 19
1.2. Cơ sở thực tiễn 27
1.2.1. Thị trường hàng thủy sản ở Mỹ 27
1.2.2. Sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng thủy sản Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Mỹ 36
1.2.3. Kinh nghiệm của một số nước trong nâng cao năng lực cạnh tranh hàng thủy sản xuất khẩu vào thị trường Mỹ 40
Chương 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA HÀNG THỦY SẢN VIỆT NAM TRÊN THỊ TRƯỜNG MỸ 45
2.1. Hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam trên thị trường Mỹ từ năm 1994 đến nay 45
2.1.1. Kim ngạch xuất khẩu 45
2.1.2. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu 48
2.1.3. cách xuất khẩu 54
2.2. Phân tích năng lực cạnh tranh hàng thủy sản của Việt Nam trên thị trường Mỹ 55
2.2.1. Phân tích theo phương pháp SWOT 55
2.2.2. Phân tích theo phương pháp GAP 66
2.3. Đánh giá chung về năng lực cạnh tranh của hàng thủy sản Việt Nam trên thị trường Mỹ 79
Chương 3: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA HÀNG THỦY SẢN VIỆT NAM TRÊN THỊ TRƯỜNG MỸ 84
3.1. Nhóm giải pháp đối với nhà nước 84
3.1.1. Cải thiện quan hệ Việt Nam - Mỹ 84
3.1.2. Hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản trong hiểu biết hệ thống luật pháp của Mỹ và trợ giúp pháp lý khi cần thiết 86
2.1.3. Hỗ trợ xúc tiến xuất khẩu cho các doanh nghiệp 87
3.1.4. Chính sách đào tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ lao động trong ngành thủy sản 91
3.1.5. Đầu tư cơ sở hạ tầng 92
3.1.6. Kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm 94
3.2. Nhóm giải pháp đối với các cơ sở sản xuất, nuôi trồng, khai thác và xuất khẩu thủy sản sang thị trường Mỹ 97
3.2.1. Nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm thủy sản xuất khẩu trong các khâu nuôi trồng, khai thác, chế biến nhằm đáp ứng yêu cầu của thị trường Mỹ 98
3.2.2. Cạnh tranh bằng thương hiệu - một biện pháp mang lại hiệu quả kinh tế cao khi xuất khẩu sang thị trường Mỹ 101
3.2.3. Đẩy mạnh việc nghiên cứu, tìm hiểu về thị trường Mỹ 102
3.2.4. Tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại, giới thiệu sản phẩm tại thị trường Mỹ 103
3.2.4. Phát triển hệ thống phân phối hàng thủy sản trên thị trường Mỹ 105
KẾT LUẬN 108
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 111
PHỤ LỤC 115
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

a Mỹ. Qua các cuộc thử nghiệm mùi vị giữa sản phẩm cá basa Việt Nam và cá nheo Mỹ ở Đại học Mississippi và ở Baton Rouge thì cá basa Việt Nam được nhiều người ưa thích hơn.
Chính từ lý do lo ngại rằng các mặt hàng cá tra, cá basa của Việt Nam sẽ ngày càng được ưa chuộng trên thị trường Mỹ nên các nhà sản xuất, cung cấp nheo của Mỹ đã kiện Việt Nam bán phá giá sản phẩm cá tra, cá basa philê đông lạnh. Bên cạnh đó, CFA đã vận động chính quyền 3 bang miền nam nước Mỹ là Louisiana, Alabama, Mississipi ban bố lệnh cấm bán cá basa Việt Nam vào tháng 8 năm 2005. Không một sản phẩm cá tra, cá basa nào nhập khẩu từ Việt Nam được phép bán ở các bang này nếu không có giấy kiểm dịch do Cục nông lâm nghiệp bang cấp. Chất kháng sinh khiến cho các bang miền Nam của Mỹ ban bố lệnh cấm nhập khẩu một số lô hàng của Việt Nam là Flouroquinolones, chất được người nuôi thủy sản Việt Nam sử dụng để kiềm chế dịch bệnh. Việc ban hành lệnh cấm này đã gây bất bình không chỉ đối với doanh nghiệp xuất khẩu cá basa Việt Nam mà còn cả đối với nhập khẩu, người bán lẻ và người tiêu dùng Mỹ.
Cá ngừ là sản phẩm đứng thứ hai trong các mặt hàng cá xuất khẩu sang Mỹ. Năm 2004, sản lượng cá ngừ của nước ta xuất sang Mỹ đạt 8.627 tấn với kim ngạch 23,3 triệu USD, trong đó cá ngừ vây vàng có khối lượng là 2.217 tấn, KNXK là 15,519 triệu USD chiếm tỷ trọng 25,6% trong tổng KNXK cá ngừ của Việt Nam sang Mỹ. Năm 2005, Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ được 11.569 tấn cá ngừ, đạt kim ngạch 33,32 triệu USD tăng 56,5% so với năm 2004 chiếm tỷ trọng 4% trong tổng lượng nhập khẩu cá ngừ của Mỹ. Tuy con số này còn khá khiêm tốn so với một số nước xuất khẩu cá ngừ lớn trên thế giới như Thái Lan (36,9%), Philippin (17%), Ecuador (12,7%), nhưng đây là sản phẩm mang lại giá trị kinh tế cao cho XKTS Việt Nam và hứa hẹn nhiều tiềm năng phát triển. Cá ngừ Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ có các loại sản phẩm chủ yếu là cá ngừ tươi, cá ngừ đông lạnh, cá ngừ đóng hộp. Cá ngừ tươi, mà sản phẩm chủ yếu là cá ngừ vây vàng chiếm tỷ trọng lớn trong khối lượng cá ngừ xuất khẩu của Việt Nam. Cá ngừ vây vàng được xếp vào loại thực phẩm ngon với vị dịu và thịt thơm chủ yếu được xuất khẩu dưới dạng tươi. Đơn giá xuất khẩu cá ngừ vây vàng của Việt Nam sang thị trường Mỹ năm 2004 là 7 USD/1kg, năm 2005 là 6,9USD. Hiện nay,Việt Nam trở thành nhà cung cấp hàng đầu về sản phẩm cá ngừ vây vàng cho thị trường Mỹ. Cá ngừ vây vàng của Việt Nam và có một tương lai rất khả quan tại thị trường Mỹ, rất nhiều người Mỹ ưa chuộng sản phẩm này vì nó được coi là sản phẩm chứa hàm lượng protêin chất lượng cao, a xít béo omêga 3, hàm lượng chất béo bão hòa thấp.
Tuy nhiên, hiện nay sản phẩm cá ngừ Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ còn rất đơn điệu chủ yếu là các sản phẩm tươi nguyên con và phi lê. Để hoạt động xuất khẩu cá ngừ vào thị trường Mỹ có hiệu quả, thì các doanh nghiệp của Việt Nam cần biết những nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn của người tiêu dùng đối với sản phẩm này như: độ béo, hình dạng của miếng cá, màu sắc và độ tươi. Một khó khăn nữa mà sản phẩm cá ngừ Việt Nam đang gặp phải là những quy định hạn chế nhập khẩu thực phẩm của các cơ quan chính phủ Mỹ. Các nước xuất khẩu sản phẩm cá ngừ hộp sang Mỹ cần đáp ứng những quy định khắt khe của hải quan và Biên phòng Mỹ, luật chống khủng bố sinh học cụ thể là các điều khoản: mục 305- đăng ký cơ sở thực phẩm, mục 306- thiết lập và lưu giữ hồ sơ, mục 307- thông báo trước về lô hàng nhập khẩu.
Đối với sản phẩm cá rô phi, nhu cầu của thị trường Mỹ cũng rất lớn. Tuy nhiên, KNXK mặt hàng cá rô phi của Việt Nam chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng KNXK thủy sản của Việt Nam. Mặc dù Bộ Thủy sản đã có chương trình phát triển nuôi cá rô phi để xuất khẩu nhưng do chưa đáp ứng được yêu cầu về số lượng và chất lượng giống nên kết quả còn hạn chế. Mặt khác, do cá nuôi phân tán, kích cỡ nhỏ nên không đáp ứng đươc yêu cầu của xuất khẩu. Năng lực cạnh tranh mặt hàng này của Việt Nam chưa cao nhưng đây sẽ là mặt hàng có nhiều tiềm năng giúp Việt Nam tăng KNXK thủy sản sang thị trường Mỹ.
Cua, ghẹ: Trong những năm vừa qua thị trường xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam đối với mặt hàng cua ghẹ là Trung Quốc và Đài Loan, chủ yếu dưới dạng tươi sống hay sơ chế. Việt Nam đã sản xuất được giống cua và ghẹ nhân tạo, công nghệ sản xuất được chuyển giao ở nhiều địa phương trong cả nước, nhưng khâu bảo quản còn kém, hàm lượng chế biến chưa cao chủ yếu là xuất sống, giá bán cao, nên rất khó thâm nhập vào thị trường Mỹ. Do yêu cầu cao về chất lượng sản phẩm, nên mặt hàng cua ghẹ của Việt Nam vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường Mỹ và KNXK mặt hàng cua, ghẹ Việt Nam sang thị trường Mỹ còn ở mức khiêm tốn. Năm 2005, Mỹ nhập khẩu từ các nước 120.867 tấn cua ghẹ các loại, trong đó sản lượng cua ghẹ xuất khẩu của Việt Nam chỉ là 3.884 tấn, chiếm tỷ trọng rất nhỏ tổng nhập khẩu của Mỹ, thấp hơn nhiều so với các nước đứng đầu về xuất khẩu mặt hàng này sang Mỹ như Canada, Nga, Inđônêxia. Nhu cầu của thị trường Mỹ đối với mặt hàng này là tương đối lớn, nên ngành thủy sản Việt Nam cần quan tâm để nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu đối với mặt hàng này.
Mực và bạch tuộc: Trong những năm qua, sản phẩm mực và bạch tuộc của Việt Nam chưa được quan tâm xuất khẩu sang thị trường Mỹ mà chủ yếu xuất sang các nước Nhật Bản, EU. Sản phẩm mực và bạch tuộc còn chiếm tỷ trọng rất nhỏ cả về khối lượng và giá trị trong cơ cấu mặt hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam vào Mỹ. Các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu bao gồm mực nang và bạch tuộc đông lạnh, mực ống đông lạnh. Năm 2004, KNXK mực và bạch tuộc của Việt Nam đạt 3,90 triệu USD, năm 2005 là 5,5 triệu USD chiếm tỷ trọng 2,9% trong tổng KNNK các mặt hàng này của Mỹ và thấp hơn nhiều so với các nước xuất khẩu khác như Trung Quốc, Đài Loan, Philippin.
2.1.3. cách xuất khẩu
Các sản phẩm thủy sản của Việt Nam xuất hiện trên thị trường Mỹ chậm hơn sản phẩm các nước khác nên việc thâm nhập vào hệ thống kênh phân phối của Mỹ của các doanh nghiệp Việt Nam còn nhiều khó khăn. cách xuất khẩu thủy sản của Việt Nam chủ yếu có hai hình thức: xuất khẩu trực tiếp và qua đại lý trung gian đến những nhà nhập khẩu lớn của Mỹ chứ chưa có điều kiện phân phối trực tiếp sản phẩm xuất khẩu đến người tiêu dùng cuối cùng. Việc tìm hiểu và thâm nhập vào hệ thống kênh phân phối thủy sản của Mỹ là rất cần thiết cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam vì hiện nay lực lượng này chưa đủ sức để xây dựng mạng lưới phân phối riêng. Do vậy việc sử dụng các khâu trung gian là những nhà phân phối nổi tiếng, có uy tín trên thị trường Mỹ sẽ cho phép doanh nghiệp nhanh chóng tiếp cận thị trường, giảm thiểu rủi ro, tạo chỗ đứng ban đầu cho sản phẩm thủy sản xuất khẩu của mình.
Các doanh nghiệp XKTS Việt Nam ký hợp đồng với các doanh ...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top