Download miễn phí Tứ vô lượng tâm





Từlà metta trong tiếng Pali, maitri trong tiếng Sanskrist, loving kindness trong tiếng Anh. Từlà
yêu người, mang đến cái vui cho người.
Bi là Karuna trong cảPali và Sanskrist, compassion trong tiếng Anh. Bi là yêu người, đau cái
đau của người, muốn làm cho người bớt khổ.
Nói vắn tắt, từbi là “ban vui, cứu khổ.”
Luận sưBuddhaghosa chỉcho chúng ta cách thực tập lòng từtừng bước một, bằng cách chia mọi
người thành bốn nhóm: Chính ta, người ta rất yêu mến, người ta không thương không ghét,
người ta ghét hay thù



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ng ta sẽ khảo sát
bốn tâm vô lượng trong trí tuệ bát nhã, tức là ở một mức triệt để hơn là xả của Phật Giáo Nguyên
Thủy.
Xả
Xả là upekkha trong tiếng Pali, upeksha trong tiếng Sanskrist.17 Theo luận sư Buddhaghosa18,
xả có nghĩa là tâm bình đẳng đối với mọi chúng sinh.19
Ngày nay, khi nói đến xả, chúng ta thường nghĩ đến xả bỏ, buông xả, tha thứ. Đối với chính
mình thì ta xả bỏ các thù hằn, ghen ghét, hờn giận trong lòng, xả bỏ ba nọc độc tham lam, sân
hận, si mê.20 Đối với người khác thì ta xả bỏ mọi lỗi lầm, xấu xa, yếu kém mà họ có.
Tuy nhiên, bát nhã thì lại triệt để hơn rất nhiều. Bát nhã là vô chấp hoàn toàn, là không chấp vào
bất kỳ điều gì, vật gì, ý gì, là xả hoàn toàn, xả triệt để. Trong Kinh Kim Cang,21đức Phật nói,
“Người thiện nam, người thiện nữ, phát tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác nên sanh tâm
như thế này: Ta nên diệt độ tất cả chúng sanh, diệt độ tất cả chúng sanh rồi mà không có một
chúng sanh thật diệt độ. Vì cớ sao? Tu-bồ-đề,22nếu Bồ-tát còn tướng ngã, tướng nhân, tướng
chúng sanh, tướng thọ giả ắt không phải là Bồ-tát.”23
Vậy nghĩa là gì? Con đường Bồ tát là con đường tự độ mình và đồng thời độ tất cả chúng sinh.
“Tất cả chúng sinh” có nghĩa là tất cả chúng sinh, không phân biệt nam nữ, tốt xấu, thiện ác, già
trẻ, giàu nghèo, giỏi dốt, ngay cả không phân biệt loài người và các sinh vật khác. Bồ tát không
thấy có sự khác biệt giữa các chúng sinh. Hay nói đúng hơn, Bồ tát vẫn thấy có sự khác biệt
14
Prajna paramita.
15
Attachment; grasping.
16
Bát Nhã Tâm Kinh. Xin đọcTiểu Luận Về Bát Nhã Tâm Kinh, Việt dịch bởi Diệu Tâm và Trần Đình Hoành,
17
Trong Anh ngữ, xả là equanimity.
18
Buddhaghosa dịch là Phật Âm (âm thanh của Phật).
19
Xin xem chú thích 10 bên trên.
20
Vắn tắt là tham sân si.
21
Tên đầy đủ của Kinh Kim Cang là Kim Cang Năng Đoạn Bát-nhã Ba-la-mật-đa Kinh.
22
Tu-bồ-đề là tên một người đệ tử của Phật.
23
Kinh Kim Cang, đoạn 17, HT Thích Thanh Từ lược giảng,
chieu.org/uni/KinhSachThiKe/Kinh/KinhKimCang/TRANG_CHINH.htm.
3
giữa các chúng sinh khi nhìn bằng con mắt, nhưng không thấy sự khác biệt đó trong tâm mình.
Nghĩa là vô chấp trong tâm.
Bồ tát cũng không thấy khác biệt giữa ta và chúng sinh. Ta là chúng sinh, chúng sinh là ta. Ta và
chúng sinh là một. Bồ tát không chấp vào khác biệt giữa ta và chúng sinh. Bồ tát độ tất cả
chúng sinh nhưng thật không có chúng sinh nào được độ, vì khi độ chúng sinh Bồ tát chỉ thấy
như mình đang tự độ mình thôi.
Nhưng làm sao Bồ tát đạt được tâm vô chấp đó?
Bồ tát khởi đầu bằng cách xả bỏ cái tui (xả bỏ “tướng ngã”). Bồ tát xem xét cái tui của chính
mình, và thấy rằng cái tui thật là phù du hư ảo. Cái tui chỉ là kết hợp tạm thời của năm uNn--hình
thể, cảm giác, ấn tượng, tạo ý, và suy tưởng.24 Một lúc nào đó cái tui sẽ ngã xuống, rã ra và tan
biết đi. Giữa vũ trụ mênh mông, cái thân năm uNn chỉ là một điểm chớp nhỏ trên màn ảnh ra đa,
môt chớp rồi biến mất. Cái thân năm uNn này thực tế là Không; ngũ uNn giai không, như Bát Nhã
Tâm Kinh đã nói.25 Đó là vô ngã —không có cái tui vĩnh cửu.26 Vì thế Bồ tát không chấp nhận
“ý tưởng là có cái tôi;” Bồ tát không chấp nhận “tướng ngã.” 27
Nói một cách nôm na là xem như cái tui không có. Dĩ nhiên là khi cái tui không có thì lấy ai để
mà tham lam, sân hận, kiêu căng, ích kỷ, si mê, lo lắng, căng thẳng? Nếu cái tui còn là còn ba
độc tham sân si, là tâm còn ô nhiễm. Nếu cái tui mất là hết tham sân si, tâm trở nên thanh tịnh.
Cái tui còn là tánh phàm phu trong ta hiện ra, cái tui hết là Phật tánh trong ta hiện ra. Vì vậy, khi
Quán-tự-tại Bồ tát thấy rằng thân năm uNn của ngài là Không, ngài liền vượt qua mọi khổ ách.28
Vậy thì, việc đầu tiên Bồ tát làm trên đường hành đạo là xả bỏ cái tui của mình, hay nói theo
ngôn ngữ của Kinh Kim Cang là xả bỏ “tướng ngã.”
Điều thứ nhì Bồ tát làm là xả bỏ “tướng người,” (hay là “tướng nhân.”)29 “Nhân” không chỉ
có nghĩa eo hẹp là “người khác,” (đối nghĩa với “ngã”) như nhiều người thường nghĩ. “Nhân”
đây là pudgala trong tiếng Sanskrist và human trong tiếng Anh, tức là “con người.” Dĩ nhiên
“con người” thì bao gồm cả “ta” và “mọi người khác,” bao gồm cả “ta” và “người.”
Nếu cái thân ngũ uNn của ta là Không, thì cái thân ngũ uNn của tất cả mọi người khác cũng là
Không. Thế thì việc gì ta phải chấp vào cái tui của mọi người? Nếu ta không còn chấp vào cái
tui của mọi người thì lấy gì để mà khinh thường, trách móc, giận hờn, ghen ghét, chê bai người
khác? Nếu ta và mọi người đều là Không, thì lấy gì để có phân biệt giữa ta và người? Người
cũng như ta, ta là Không, người là Không, tất cả là Không.
24
Ngũ uNn: sắc thọ tưởng hành thức (five skandas: form, feeling, perception, mental formation, consciousness).
25
Xem chú thích 16.
26
Ngã là tôi, hay “cái tôi,” tiếng Sanskrist là Atman, tiếng Anh là self. Vô ngã là anatma trong tiếng Sanskrist và
non-self trong tiếng Anh.
27
Tướng ngã trong tiếng Sanskrist là Atman-samjna, tiếng Anh là “idea of self”. Samjna là tưởng, là idea hay
notion trong tiếng Anh. Cho nên Atman-sạmjna phải là “tưởng ngã” mới đúng. Tuy nhiên chúng ta đã quá quen
thuộc với từ “tướng” (phiên âm từ hán văn trong bao năm qua).
28
Đây là câu đầu tiên của Bát Nhã Tâm Kinh: “Quán-tự-tại Bồ-tát hành thâm bát-nhã ba-la-mật-đa thời, chiếu kiến
ngũ uNn giai không, độ nhất thiết khổ ách.” Xem chú thích 16.
29
Tướng nhân là pudgala-samjna, tiếng Anh là “idea of human being”. Tương tự như chú thích 27, đúng ra phải là
“tưởng nhân.”
4
Điều thứ ba Bồ tát làm là xả bỏ “tướng chúng sinh.”30 “Chúng” là từ để chỉ số đông. “Sinh”
là sự sống, trong tiếng Sanskrist là sattva, tiếng Anh là sentient being, có nghĩa là sinh vật hữu
tình, sinh vật có cảm giác. Nói chung, “chúng sinh” (hay “chúng sanh”) chỉ toàn thể mọi sinh
vật.
Con người chúng ta, nếu chưa thành Phật, thì kiếp kiếp vẫn còn loanh quanh trong sáu nẻo luân
hồi—trời, người, a-tu-la, súc sinh, địa ngục, ngạ quỷ. Tất cả các loài trong sáu nẻo luân hồi này
gọi chung là “chúng sinh.” Thế thì tất cả chúng sinh đều chỉ là một hình thái khác của con người
trong những kiếp tái sinh khác nhau mà thôi. Và nếu con người không thật có “cái ngã” của
mình, thì tất cả mọi chúng sinh cũng đều là “vô ngã” như thế. Con người, cũng như các chúng
sinh, tất cả đều là Không.
Nếu ta và chúng sinh đều là Không, thì lấy gì để có phân biệt giữa ta và chúng sinh? Chúng sinh
cũng như ta, ta là Không, chúng sinh là Không, tất cả là Không. Nếu ta không còn chấp vào cái
ngã của chúng sinh thì lấy gì để mà khinh thường, trách móc, giận hờn, ghen ghét, chê bai?
Ta nên nhớ rằng, Bồ tát tức là Bodhisattva, bodhi là giác ngộ, sattva là chúng sinh hữu tình. Vậy
có nghĩa là tất cả mọi chúng sinh trong sáu nẻo luân hồi, kể cả các loài súc sinh hay ngạ quỷ đều
có được khả năng giác ngộ trở thành Bồ tát.31 Vậy thì làm sao có được khác biệt giữa ta và
chúng sinh?
Điều thứ t
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top