phuongmeotk

New Member

Download miễn phí Đề tài Thực trạng sống thử trong sinh viên





MỤC LỤC
 
Lời mở đầu 1
I. Tổng quan về sống thử 2
1. Nguồn gốc và sự phát triển 2
2.Khái niệm sống thử 3
3. Nguyên nhân và mục đích sống thử 4
3.1. Nguyên nhân 4
3.1.1. Nguyên nhân bản thân 4
3.1.2. Nguyên nhân gia đình 4
3.1.2. Nguyên nhân gia đình 4
3.1.3. Nguyên nhân xã hội 5
3.2. Mục đích sống thử 5
4. Phân tích mặt lợi và mặt hại 6
II. Thực trạng sống thử trong sinh viên 8
1. Dấu chấm hết của quá trình sống thử 8
2. Những kết thúc có hậu 10
3. Những kết cuộc bi đát 11
III. Các ý kiến tham khảo 13
1. Ý kiến của chuyên gia 13
2. Ý kiến của các bậc phụ huynh 14
2.1. Phụ huynh đồng ý cho con sống thử 14
2.1.1. Khi phụ huynh gật đầu trước việc con sống thử 14
2.1.2. Sự thật đằng sau những cái gật đầu 15
2.2. Những tâm sự của một người mẹ 16
2.2. Những tâm sự của một người mẹ 16
3. Ý kiến của các sinh viên 19
IV. Biện pháp khắc phục 21
1. Đối với người đã sống thử 21
2. Đối với người đang sống thử 21
3. Đối với người sắp sống thử 21
V. Kết luận 22
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

việc sống thử. Do đó, bản khảo sát của nhóm mình có câu hỏi thứ hai:
Câu 2: Theo bạn, mục đích của sống thử:
A. Tiết kiệm chi phí
B. Tìm hiểu nhau để tiến tới hôn nhân
C. Thỏa mãn tình dục
D. Ý kiến khác.
Theo mình, đáp án A không thực tế vì hai người ở cùng không thể tiết kiệm hơn một nhóm người sống chung. Như một bạn trong nhóm mình phân tích, tiết kiệm ở đây là tiết kiệm tiền xăng (bạn trai đi đón bạn gái), tiền điện thoại ( 2 người “nấu cháo” khi nhớ nhau), tóm lại là tình phí. Đúng là tình phí chiếm một khoản không nhỏ trong chi phí của những người đang yêu nên ngẫm lại nó cũng đáng để tiết kiệm. Tuy nhiên, không có bạn nữ nào chọn đáp án này và chỉ có 4% bạn nam nghĩ vậy.
Đáp án B có số người chọn nhiều nhất: 56% nữ và 40% nam. Có người sống thử vì không muốn bị hôn nhân ràng buộc nhưng rất nhiều người muốn thông qua sống thử để tiến tới hôn nhân. Điều đó chứng tỏ các bạn rất nghiêm túc trong tình yêu nhưng đang là sinh viên mà nghĩ tới chuyện yên bề gia thất thì hơi sớm. Đó cũng là lí do vì sao mà tỷ lệ nam ít hơn nữ, có lẽ đối với nam trong giai đoạn này sự nghiệp quan trọng hơn.
Nhiều bạn nghĩ rằng ai mà chọn đáp án C là những kẻ lợi dụng, ích kỉ.Mình cũng nghĩ vậy, đồng ý rằng đây là một trong những nhu cầu sinh lí quan trọng và cơ bản của con người, nhưng với mục đích này thì đâu nhất thiết phải sống thử. Rất mừng là chỉ có 7% bạn nữ chọn đáp án C và đáng buồn là có đến 36% bạn nam xem đây là mục đích.
Còn lại có 37% bạn nữ và 20% bạn nam chọn đáp án D, có nghĩa là cà A và B, hay cả A, B và C đều đúng.
Qua câu hỏi này, mình xin tạm kết luận là: ngày nay sinh viên không còn sống thử theo trào lưu vì hầu như ai cũng có mục đích rõ ràng chứ không đơn giản là “thử để biết”.
4. Phân tích mặt lợi và mặt hại:
Tương ứng với phần này, nhóm mình có câu hỏi thứ ba:
Câu 3: Theo bạn, mặt lợi và hại của sống thử là:
A. Lợi nhiều
B. Hại nhiều
C. Ngang nhau
Và kết quả:
Nữ
Nam
A.
2%
44%
B.
76%
32%
C.
22%
24%
Sau đây, chúng ta cùng xem xét vấn đề.
4.1. Lợi:
Nếu là một “happy ending”:
Tiết kiệm chi phí
Được quan tâm, chăm sóc
Giúp đỡ nhau trong học tập cũng như trong cuộc sống
Thỏa mãn các nhu cầu
4.2. Hại:
Nếu không không phải là tình yêu đích thực:
Mất thời gian cho người “không phải một nửa đích thực” của mình.
Tổn thương tinh thần
+ Bị người yêu nói lời chia tay trong khi mình đã trót yêu sâu đậm
+ Không nỡ bỏ người yêu nên phải nén lòng dù biết sẽ không có kết quả tốt đẹp
Tổn thương thể xác
+ Bị người yêu sử dụng bạo lực trong thời gian chung sống
+ Nữ mang thai ngoài ý muốn phải đi nạo, phá thai
Dễ vướng vào các tệ nạn khác
Khi đã mất niềm tin vào tình yêu, cuộc sống nên suy nghĩ lệch lạc “ không còn gì để mất” làm cho các bạn sống buông thả => là nạn nhân bị các đối tượng xấu lôi kéo.
Bị người yêu trả đũa
Không cam chịu bị nói lời chia tay nên đối phương tìm cách trả đũa, trong đó tệ hại nhất là việc tung hình ảnh, video thân mật của hai người lên mạng. Điều này làm tổn hại nhân phẩm của người trong cuộc, bị dư luận dèm pha, ảnh hưởng lâu dài về tinh thần.
Ảnh hưởng đến cuộc hôn nhân tương lai
Vì xã hội vẫn chưa chấp nhận việc sống thử, trong đó có thể có một nửa đích thực của mình, người ấy chưa chắc sẽ chấp nhận một người vợ/chồng tương lai đã từng sống thử, chưa kể phải thuyết phục các vị phụ huynh còn mang nặng tư tưởng phong kiến.
Tùy thuộc từng trường hợp mà có các mức độ lợi, hại khác nhau. Nhìn chung, hại vẫn nhiều hơn đối với nữ nên 76% bạn nữ đã chọn đáp án B, trong khi đó 44% bạn nam chọn đáp án A vì cho rằng lợi nhiều hơn. Kết quả còn lại là: Số bạn nữ chọn đáp án A là 2% và đáp án C là 22%. Về phía nam có 32% chọn đáp án B và 24% chọn đáp án C.
Sau khi để các bạn suy nghĩ và tự xem xét mức độ lợi, hại của sống thử, nhóm mình có câu hỏi thứ năm:
Câu 5: Bạn có nghĩ đến hay chấp hận việc sống thử không?
A. Có
B. Không
Tự cảm giác rằng, phái nữ chịu nhiều thiệt thòi trong việc sống thử nên 76% bạn nữ đã nói Không. Ngược lại, 66% bạn nam nói Có. Kết quả này rất phù hợp, tương ứng với câu hỏi thứ 3, nghĩa là 76% bạn nữ cho rằng hại nhiều nên 76% bạn này đã nói không. Trong 44% bạn nam chọn hại nhiều và 24% bạn chọn lợi, hại ngang nhau thì có 66% bạn đồng ý sống thử.
II. Thực trạng sống thử trong sinh viên
Câu hỏi thứ 4 của nhóm mình liên quan mật thiết đến phần này và nó có nội dung như sau:
Câu 4. Bạn có quen biết ai sống thử không?
A. Có
B. Không
Kết quả:
Nữ: A: 63% B: 34%
Nam: A: 82% B: 18%
Qua kết quả này ta thấy rằng lượng sinh viên hiện nay sống thử khá nhiều. Vì số bạn nam chọn đáp án A nhiều hơn số bạn nữ nên mình cho rằng trong khu vực nam ở có nhiều đôi sống thử hơn. Do hầu hết bạn nam đồng ý sống thử nên có cái nhìn thoáng hơn, đồng cảm với những đôi sống thử, vì thế những đôi sống thử sẽ sống thoải mái hơn do không bị soi mói hay dị nghị trong khu vực này.
1. Dấu chấm hết của quá trình sống thử
Muốn hay không thì trước lúc tốt nghiệp ra trường cũng là thời điểm của những cặp sinh viên sống thử “lật bài ngửa” với nhau. Cũng có những “tổ ấm” tiếp tục được duy trì và có cơ hội “đơn hoa kết trái” nhưng phần lớn khi kết thúc đời sinh viên, tổ ấm của họ cũng tan rã, lộ diện những bộ mặt họ “Sở”.
Cũng lăn tăn gần nửa năm nay, khi bạn trai bước vào năm cuối nhưng đến cận ngày người yêu nhận bằng tốt nghiệp, Nhàn, ĐH Mở mới thấy lo lắng, hốt hoảng không biết mái ấm của hai người sẽ đi về đâu. Nhàn yêu Sơn từ đầu năm thứ hai, Sơn trên cô một khóa, yêu nhau được gần năm thì cùng nhau “góp gạo thổi cơm”.
Sống với nhau như vợ chồng một thời gian dài, dù không còn lãng mạn như thuở ban đầu nhưng Nhàn vẫn đầy mãn nguyện vì “tổ ấm” của họ vẫn “cơm ngon canh ngọt” chứ không như nhiều đôi khác suốt ngày lục đục và chia tay. Nhưng giờ đây, chỉ còn hai tháng nữa là Sơn ra trường, cậu không hề nhắc đến ý định của mình nhưng Nhàn biết người yêu có kế hoạch về quê.
Cuối cùng Nhàn phải hỏi: “Anh định thế nào đây?” thì Sơn tỉnh bơ: “Anh về quê chứ còn định gì nữa. Ở đây sống bằng không khí à?”. Nhàn sắp bật khóc thì Sơn “động viên”: “Em cứ lo học hành, sang năm tốt nghiệp nếu có cơ hội thì về quê cùng anh”.
Nhàn rầu rĩ: “Hóa ra là “Sở Khanh” tất. Ăn ở với người ta cả năm trời, giờ phủi tay như không. Trước đây còn hứa, anh sẽ ở Hà Nội chờ em ra trường mới tính đến công việc”.
Có nhiều gã họ “Sở” vì hoàn cảnh, công việc nên không thực hiện được lời hứa của mình nhưng không ít kẻ tranh thủ thời điểm tốt nghiệp để “bùng tình”.
Sau hai năm sống thử với cùng với bạn gái học Ngân hàng, Thành, ĐH Bách khoa đã muốn chia tay từ cuối năm ngoái nhưng anh cố chờ tốt nghiệp để “chạy” cho dễ. Đã thống nhất sẽ cùng ở lại Thủ đô lập nghiệp nhưng giờ Thành tuyên bố anh sẽ đi du học làm bạn gái ốm liệt giư
 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top