rainbow_139

New Member

Download miễn phí Đề tài Dạy học các nội dung kinh tế, văn hoá phần lịch sử Việt Nam ở lớp 7 trường trung học cơ sở





 
MỞ ĐẦU 1
I. Lý do chọn đề tài 1
II. Lịch sử vấn đề nghiên cứu 3
III. Mục đích nghiên cứu : 5
IV. Nhiệm vụ của đề tài : 5
V. Phương pháp nghiên cứu : 6
VI. Bố cục của đề tài : 6
NỘI DUNG 7
CHƯƠNG I : 7
VAI TRÒ, Ý NGHĨA CỦA VIỆC DẠY HỌC CÁC NỘI DUNG KINH TẾ, VĂN HOÁ Ở TRƯỜNG THCS. 7
1.1. Khái niệm kinh tế, văn hoá trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông 8
1.2. Vai trò, ý nghĩa của các nội dung kinh tế, văn hoá trong khoá trình lịch sử dân tộc ở trường THCS. 12
1.2.1. Đối với nhiệm vụ hình thành tri thức lịch sử cho học sinh. 13
1.2.2. Vấn đề bồi dường tư tưởng, đạo đức, tình cảm cho học sinh. 17
1.2.3. Đối với việc phát triển năng lực tư duy và hành động thực tiễn. 20
1.3 Tình hình dạy học các nội dung kinh tế, văn hoá trong khoá trình lịch sử dân tộc ở trường THCS hiện nay. 23
CHƯƠNG II 31
CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC CÁC NỘI DUNG KINH TẾ, VĂN HOÁ PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM Ở LỚP 7 TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ 31
2.1. Các kiến thức kinh tế, văn hoá trong chương trình, SGK cải cách giáo dục (phần Lịch sử Việt Nam ). 31
2.2. Xác định kiến thức cơ bản của nội dung kinh tế, văn hoá phần lịch sử Việt Nam ở lớp 7 cần truyền thu cho học sinh. 43
2.3. Các biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học nội dung kinh tế, văn hoá trong khoá trình lịch sử Việt Nam ở lớp 7 trường THCS. 50
2.3.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xác định các biện pháp dạy học nội dung kinh tế, văn hoá trong khoá trình lịch sử Việt Nam ở lớp 7 trường THCS. 50
2.3.3. Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giảng dạy các nội dung kinh tế, văn hoá trong khoá trình lịch sử Việt Nam ở lớp 7 trường THCS. 60
CHƯƠNG III : THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM.KÊT LUẬNTÀI LIỆU THAM KHẢO 74
KÊT LUẬNTÀI LIỆU THAM KHẢO 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO 76
 
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

tâm, trong đó tỷ lệ các loại bài kinh tế, văn hoá như sau :
Lớp
Loại bài
Tổng số bài
Chính trị, quân sự
Kinh tế, văn hoá
Kinh tế, văn hoá và các vấn đề khác
6
27
17
6
4
7
15
8
3
4
8
Tập I
11
7
1
3
Tập II
18
12
3
3
9
Tập I
10
9
1
Tập II
23
15
5
3
10
23
19
3
1
11
23
19
4
12
Tập I
20
17
3
1
Tập II
18
13
5
Từ năm học 2003 chương trình, SGK Lịch sử tiếp tục được biên soạn và đưa vào thực hiện (bắt đầu từ lớp 6) theo tinh thần đổi mới nhằm trang bị cho học sinh nhận thức toàn diện tiến trình phát triển của lịch sử thế giới và lịch sử dân tộc. Chương trình, SGK Lịch sử THCS được cấu tạo như sau :
-Lớp 6 : 1 tiết/tuần, học sinh được học :
+ Lịch sử thế giới phần xã hội nguyên thuỷ và cổ đại.
+ Lịch sử Việt Nam từ nguyên thuỷ đến thế kỷ thứ X.
-Lớp 7 : 2 tiết/tuần, học sinh được hoc:
+ Lịch sử thế giới trung đại
+ Lịch sử Việt Nam từ thế kỷ thứ XI đến giữa thế kỷ XIX.
-Lớp 8 : 1,5 tiết/tuần, học sinh được học:
+ Lịch sử thế giới cận đại
+ Lịch sử Việt Nam từ giữa thế kỷ XIX đến 1945.
-Lớp 9 : 1,5 tiết/tuần, học sinh được học:
+ Lịch sử thế giới hiện đại.
+ Lịch sử Việt Nam từ 1945 đến nay.
Từ cấu trúc của chương trình và tỷ lệ các nội dung kinh tế, văn hoá được đưa vào chương trình, nội dung SGK Lịch sử ở trường phổ thông biên soạn từ 1990 - 1991 và chương trình SGK mới đang tiến hành hiện nay, chúng tui rút ra một số kết luận sau :
Thứ nhất : Chương trình, nội dung SGK Lịch sử ở trường phổ thông được biên soạn từ 1990 - 1991 và chương trình SGK mới đang tiến hành hiện nay xây dựng trên một cơ sở lý thuyết tương đối toàn diện, có tính thuyết phục cao và bảo đảm được tính hệ thống của nó. Với cấu trúc của chương trình đường thẳng kết hợp đồng tâm đã giải quyết hợp lý mối quan hệ giữa lịch sử thế giới và lịch sử dân tộc, giữa lịch sử dân tộc với lịch sử địa phương và đáp ứng phù hợp với khả năng nhận thức, đặc điểm tâm lý của học sinh. Song, đi sâu tìm hiểu chương trình, chúng ta thấy rõ rằng ở trường THCS, chương trình đảm bảo tính hệ thống của tri thức lịch sử Việt Nam (từ nguồn gốc đến nay) đó là một thuận lợi cho việc tăng tỷ lệ các nội dung kinh tế, văn hoá trong chương trình, nhưng lại không hoàn chỉnh về tri thức lịch sử thế giới (Học sinh không được học lịch sử thế giới cổ - trung đại). Chương trình và SGK mới thực hiện từ năm 2003 đã khắc phục được nhược điểm này. Ở trường PTTH, chương trình đảm bảo tính hệ thống tri thức lịch sử thế giới nhưng lại không hoàn chỉnh về tri thức lịch sử Việt Nam. Lịch sử Việt Nam chủ yếu là từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến nay. Trước đó, ở lớp 11, các em được học 8 tiết khái quát tiến trình lịch sử dân tộc từ nguyên thuỷ đến đầu thế kỷ XX. Chương trình cũng thực hiện sự đổi mới về mặt nội dung, nhất là việc cập nhật những thành tựu mới của sử học thế giới và sử học Việt Nam, cập nhật cách nhìn nhận, đánh giá mới về một số sự kiện, hiện tượng lịch sử, chương trình cũng thể hiện tính toàn diện, khách quan, khoa học. Những vấn đề chính trị, quân sự, kinh tế, văn hoá… được trình bày khá cân đôi, hợp lý (đặc biệt ở trường THCS), hình thức trình bày cũng được đổi mới theo hướng làm cho nội dung gọn nhẹ, chính xác và chặt chẽ, giản lược những chi tiết, những sự kiện, hiện tượng rườm rà không cần thiết. Tuy dòng lịch sử chính trị, quân sự vẫn là dòng chính song không coi nhẹ lịch sử kinh tế, văn hoá. “Những vấn đề kinh tế, văn hoá được chú trọng đúng mức có thể giúp học sinh nhận thức đầy đủ hơn diện mạo và tiến trình lịch sử dân tộc cũng lịch sử thế giới”. Ví như ở lớp 6 trường THCS, so với chương trình cải cách thêm 3 tiết (trong 4 tiết) trình bày sự phát triển kinh tế, văn hoá Đông Sơn và đời sống văn hoá vật chất, tinh thần thời Văn Lang. Ở lớp 7, trong số 28 tiết chương trình đã giành 10 tiết cho nội dung xây dựng kinh tế, văn hoá đất nước…
Thứ hai : Tỷ lệ giữa các sự kiện, hiện tượng về kinh tế, văn hoá với các sự kiện, hiện tượng về lịch sử chính trị, quân sự, giữa các nội dung kinh tế, văn hoá trong các thời kỳ lịch sử khác nhau của lịch sử dân tộc, giữa khoá trình lịch sử dân tộc với lịch sử thế giới, giữa chương trình Lịch sử cấp THCS và cấp PTTH chưa được cấu tạo một cách cân đối. Nhìn chung những tri thức về kinh tế, văn hoá vẫn chiếm một tỉ lệ ít hơn nhiều so với lượng tri thức về đấu tranh quân sự, chính trị… Giữa chương trình Lịch sử cấp THCS và PTTH tỷ lệ các nội dung kinh tế, văn hoá cũng được cấu tạo khác nhau. Chương trình Lịch sử cấp THCS tỷ lệ các nội dung kinh tế, văn hoá được đưa vào nhiều hơn, đặc biệt là ở khoá trình Lịch sử dân tộc, lớp 6 chiếm 22,2%, lớp 7 chiếm 20%, lớp 8 chiếm 13,6%, lớp 9 chiếm 18% chưa kể các loại bài kinh tế, văn hoá và các vấn đề khác. Chương trình Lịch sử cấp PTTH, các khoá trình lịch sử thế giới (nhất là Lịch sử thế giới cổ trung đại) giới thiệu các sự kiện kinh tế, văn hoá nhiều hơn so với các khoá trình Lịch sử Việt Nam. Trong khoá trình Lịch sử Việt Nam, các kiến thức về kinh tế, văn hoá chỉ chủ yếu tập trung ở phần “khái quát tiến trình Lịch sử Việt Nam từ nguyên thuỷ đến đầu thế kỷ XX” (ở lớp 11) và càng về sau càng ít dần. Tuy nhiên, so với cấp THCS, các nội dung kinh tế, văn hoá được trình bày ở cấp PTTH mang tính khái quát cao hơn, không dàn trải, chi tiết, cụ thể, thực hiện được mối quan hệ biện chứng giữa sự phát triển kinh tế với văn hoá. Ví như, ở lớp 6 trường THCS khi tìm hiểu sự ra đời và phát triển của nhà nước Văn Lang - Cơ sở cho sự xuất hiện của nên văn minh Văn Lang - Âu Lạc, qua sự phát triển kinh tế, đời sống văn hoá tinh thần của cư dân Việt Cổ, học sinh được hướng dẫn tìm hiểu cụ thể sự biến đổi trong sản xuất (thông qua công cụ lao động và trình độ kỹ thuật lao động) và những sinh hoạt văn hoá bình dị (ăn mặc, ở, đi lại) của cư dân Văn Lang. Ở lớp 11, tìm hiểu nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc của người Việt cổ, các em được giới thiệu sự phát triển kinh tế (cơ sở cho sự ra đời của nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc) và những thành tựu chủ yếu của nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc. Rõ ràng, cách trình bày các nội dung kinh tế, văn hoá ở cấp PTTH mang tính khái quát cao đáp ứng được trình độ nhận thức của học sinh.
Thứ ba : Ngoài một số bài, mục trình bày các sự kiện kinh tế, văn hoá khá đầy đủ, chi tiết còn phần lớn chỉ giới thiệu chung chung, sơ lược. Đây chính là nguyên nhân làm cho môn Lịch sử cho đến nay chưa đem lại cho học sinh nhận thức đầy đủ về các vấn đề kinh tế, văn hoá. Cách trình bày các sự kiện kinh tế, văn hoá lại quá ngắn gọn, sơ lược, khô khan gây cho giáo viên không ít khó khăn khi khai thác SGK trong quá trình giảng dạy và học sinh tâm lý không hứng thú học tập, tiếp thu các nội dung kiến thức về kinh tế, văn hoá. Nên chăng, SGK cần tập trung vào một số lĩnh vực kinh tế, văn hoá tiêu biểu nhưng giới thiệu ...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Quan điểm Giải tích về các cách tiếp cận khái niệm giới hạn và việc phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh trong dạy học Luận văn Sư phạm 0
D Giáo án Dạy học theo chủ đề Toán 10 Tên chủ đề Các hệ thức lượng trong tam giác (Mẫu mới) Luận văn Sư phạm 0
D Nâng cao chất lượng dạy và học môn hóa học ở các trường trung học phổ thông Khoa học Tự nhiên 0
D Rèn luyện cho học sinh kỹ năng giải quyết các tình huống thực tiễn trong dạy học sinh học 8 Nông Lâm Thủy sản 0
D Tổ chức các tình huống học tập và hướng dẫn học sinh tích cực, tự lực giải quyết vấn đề khi giảng dạy chương dòng điện trong các môi trường, vật lý 11 Luận văn Sư phạm 0
D Thực trạng sử dụng các phương pháp dạy học tích cực ở một số trường tiểu học tại TP Hồ Chí Minh Luận văn Sư phạm 0
D Lồng ghép trò chơi trong các tiết dạy Tiếng Anh nhằm gây hứng thú cho học sinh khối 6,7,8 ở trường THCS Luận văn Sư phạm 0
D vận dụng dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề vào các tiết luyện tập về quan hệ vuông góc trong hình học 11 Luận văn Sư phạm 0
D Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập theo các mức độ tư duy trong dạy học chương Anđehit – xeton – axit cacboxylic lớp 11 THPT Ngoại ngữ 0
D Tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học phần di truyền học (Sinh học 12 - Trung học Khoa học Tự nhiên 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top