daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Hiện nay, Bộ GD-ĐT đang triển khai các hoạt động nghiên cứu để chuẩn bị cho việc đổi mới chương trình, SGK sau năm 2015. Chương trình, SGK sau năm 2015 có xu hướng tích hợp liên môn các môn học như Lý, Hoá, Sinh thành môn Khoa học tự nhiên; tương tự các môn Sử, Địa, Giáo dục Đạo đức và công dân tích hợp thành môn Khoa học xã hội theo hướng hình thành và phát triển năng lực cho người học.
Trong đổi mới phương thức dạy học, dạy học tích hợp được xem là một trong những xu hướng đổi mới làm tăng tính hiệu quả của hoạt động giáo dục phù hợp với mục tiêu đổi mới giáo dục. Ở THCS và THPT tích hợp môn học còn đang được nghiên cứu thử nghiệm trong phạm vi hẹp, mà chưa được triển khai đại trà. Thực tế nhiều giáo viên khi được hỏi về vấn đề này tỏ ra e ngại, lo lắng.
Bộ giáo dục và đào tạo cũng đã tổ chức cuộc thi về xây dựng các chủ đề tích hợp liên môn theo hướng dẫn tại công văn số 4188/BGDĐT–GDTrH ngày 07/08/2014 về việc “Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn và cuộc thi Dạy học theo chủ đề tích hợp”, nhằm thúc đẩy việc gắn kiến thức lý thuyết và thực hành trong nhà trường với thực tiễn đời sống; đẩy mạnh thực hiện dạy học theo phương châm "học đi đôi với hành"; khuyến khích giáo viên sáng tạo, thực hiện dạy học theo chủ đề, chủ điểm có nội dung liên quan đến nhiều môn học và gắn liền với thực tiễn; góp phần đổi mới hình thức tổ chức dạy học, đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập; tăng cường hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học.
Sinh học là môn học có nội dung kiến thức gần gũi và liên quan nhiều đến thực tiễn cuộc sống. Sinh học lớp 8 có nội dung chủ yếu giới thiệu về các cơ quan, bộ phận và chức năng của chúng trong cơ thể con người, rất cần tích hợp thêm một số vấn đề trong đó có kỹ năng vận dụng giải quyết một số tình huống thực tiễn, tăng cường khả năng vận dụng tổng hợp, khả năng tự học, tự nghiên cứu của học sinh;
Để đảm bảo được điều đó, nhất định phải thực hiện thành công việc chuyển từ phương pháp dạy học theo lối “ truyền thụ một chiều” sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kĩ năng, hình thành năng lực và phẩm chất; đồng thời phải chuyển cách đánh giá kết quả giáo dục từ nặng về kiểm tra trí nhớ sang kiểm tra, đánh giá năng lực vận dụng kiến thức giải quyết vấn đề. Trước bối cảnh đó và để chuẩn bị quá trình đổi mới chương trình SGK giáo dục phổ thông sau năm 2015, cần thiết phải đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học và cách thức đánh giá kết quả giáo dục theo hướng phát triển năng lực của người học.
Chính vì những lý do nói trên em quyết định chọn vấn đề: “Rèn luyện cho học sinh kỹ năng giải quyết các tình huống thực tiễn trong dạy học sinh học 8” làm đề tài nghiên cứu.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Rèn luyện cho học sinh kỹ năng giải quyết các tình huống thực tiễn nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học (đổi mới phương pháp dạy học) Sinh học lớp 8.
3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
3.1. Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn liên quan đến đề tài.
3.2. Phân tích nội dung chương trình Sinh học lớp 8 để chọn lọc nội dung cần giải quyết các tình huống thực tiễn.
3.3. Xây dựng các bước rèn luyện kỹ năng giải quyết các tình huống thực tiễn cho học sinh.
3.4. Xây dựng câu hỏi, bài tập và giáo án cho việc rèn luyện kỹ năng giải quyết các tình huống thực tiễn.
3.5. Xây dựng các tiêu chí để đánh giá kỹ năng giải quyết các tình huống thực tiễn ở học sinh.
3.6. Thực nghiệm sư phạm để đánh giá hiệu quả của việc hình thành kỹ năng giải quyết các tình huống thực tiễn ở học sinh lớp 8.
4. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
4.1. Khách thể nghiên cứu: Học sinh lớp 8 THCS
4.2. Đối tượng nghiên cứu: Phương pháp, biện pháp rèn luyện cho HS kỹ năng giải quyết các tình huống thực tiễn trong dạy học sinh học 8
5. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Nếu rèn luyện cho học sinh giỏi kỹ năng giải quyết các tình huống thực tiễn thì sẽ nâng cao hiệu quả lĩnh hội kiến thức, gia tăng khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống và phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh THCS trong dạy học sinh học 8.
6. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu thiết kế và sử dụng câu hỏi, bài tập vận dụng trong chương trình sinh học lớp 8 THCS.
7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
7.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
7.1.1. Nghiên cứu các loại tài liệu về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước trong công tác giáo dục.
7.1.2. Nghiên cứu nội dung, chương trình SGK Sinh học 8 và các giáo trình có liên quan làm cơ sở cho việc sưu tầm, xây dựng, phân loại hệ thống các tư liệu.
7.2. Phương pháp chuyên gia
7.3. Phương pháp điều tra cơ bản
7.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
7.5. Phương pháp thống kê toán học nhằm xử lí kết quả nghiên cứu
8. LƯỢC SỬ VẤN ĐỀ
8.1. Trên thế giới
- Kỹ năng là một trong những yếu tố giúp con người hoạt động có kết quả, do đó từ trước đến nay có rất nhiều nhà triết học, giáo dục học nghiên cứu về vấn đề này:
- Nhà triết học Hy lạp cổ đại Arixtốt (384-322) đã coi kỹ năng như một phẩm chất, một phần phẩm hạnh của con người. Ông cho rằng nội dung phẩm hạnh là “Biết định hướng, biết việc làm, biết tìm tòi”.
- Thế kỷ 19 các nhà giáo dục học nổi tiếng như J.J Rutxô (pháp), K.D. Usinxki (Nga), I.A Cômenxki (Tiệp Khắc) cũng đã đề cập đến các kỹ năng trí tuệ của học sinh và con đường hình thành kỹ năng này.
- Vào thập niên đầu của thế kỷ XX có thể kể một số tác giả như:
+ Xavier Roegoers (1982) đề xuất các kỹ năng cơ bản và phân loại chúng [17]. Ở một số nước như Liên Xô, đã có nhiều tài liệu sử dụng câu hỏi, bài tập vận dụng trong dạy học như: Socolovskaia 1971, Abramova. P.B.Gopman, Kadosnhicov…
8.2. Ở Việt Nam
Việc nghiên cứu về kỹ năng và biện pháp rèn luyện kỹ năng trong quá trình dạy học cũng được các tác giả nghiên cứu ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Các bộ môn Toán, Vật Lý, Hóa học… đã sử dụng bài tập để rèn luyện kỹ năng như: Dương Xuân Trinh (1992), Nguyễn Ngọc Quang và Nguyễn Cương (1982), Nguyễn Văn Khôi (1995). Trong sinh học từ những năm 60 của thế kỷ XX đã có nhiều công trình của: Trần Bá Hoành (1970), Nguyễn Đức Thành (1986), Lê Đình Trung (1994), Vũ Đức Lưu (1995), Lê Thanh Oai (2004)…
Phan Đức Duy (1999), “ Sử dụng bài tập tình huống sư phạm để rèn luyện cho sinh viên kỹ năng dạy học sinh học”
Hà Lệ Chi (2004), “ Sử dụng tình huống để rèn luyện một số kỹ năng nhận thức cho học sinh”.
Trần Thị Thúy (2007), “ Sử dụng bài tập thực hành thí nghiệm để rèn luyện một số kỹ năng tư duy thực nghiệm trong dạy học sinh học THPT”
Trần Thái Toàn (2014), trao đổi rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh trong dạy học sinh học bậc THPT. [14]
Như vậy việc sử dụng câu hỏi, bài tập để rèn luyện kỹ năng trong dạy học đã được nghiên cứu từ rất sớm. Tuy nhiên việc sử dụng câu hỏi, bài tập để rèn luyện kỹ năng giải quyết các tình huống thực tiễn trong dạy học vẫn còn hạn chế. Vì vậy, việc đi sâu nghiên cứu lí luận, thiết kế và sử dụng câu hỏi, bài tập để rèn luyện kỹ năng giải quyết các tình huống thực tiễn là cần thiết.
9. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

KẾ HOẠCH THỰC HIỆN
Thời gian Nội dung công việc
8.2015 đến 9.2015 Tìm hiểu lựa chọn đề tài nghiên cứu, xây dựng đề cương nghiên cứu.
15.10.2015 đến 30.10.2015 Bảo vệ đề cương, hoàn chỉnh đề cương nghiên cứu.
30.10.2015 đến 2.2016 Nghiên cứu cơ sở lí luận của đề tài, thiết kế tiến trình dạy học nhằm rèn luyện kỹ năng giải quyết các tình huống thực tiễn
2.2016 đến 4.2016 Tiến hành thực nghiệm sư phạm.
4.2016 đến 5.2016 Xử lí kết quả thực nghiệm sư phạm.
6.2016 đến 9.2016 Viết và hoàn chỉnh luận văn.
10.2016 Bảo vệ luận văn.

10. CẤU TRÚC LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của luận văn có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài
Chương 2: Quy trình và các biện pháp rèn luyện cho HS kỹ năng giải quyết các tình huống thực tiễn trong dạy học sinh học 8
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm
11. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN
- Xây dựng các bước rèn luyện kỹ năng giải quyết các tình huống thực tiễn.
- Đề xuất các biện pháp để tổ chức rèn luyện kỹ năng giải quyết các tình huống thực tiễn trong quá trình tiếp nhận tri thức sinh học lớp 8.
- Đề ra được các địa chỉ tích hơp, tiêu chí để đánh giá kỹ năng giải quyết các tình huống thực tiễn ở HS.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D RÈN LUYỆN THAO TÁC PHÂN TÍCH TỔNG HỢP CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG TAM GIÁC Ở LỚP 7 Luận văn Sư phạm 0
D Rèn luyện kĩ năng dự đoán và kiểm chứng cho học sinh trong dạy học Hình học không gian lớp 11 nâng c Luận văn Sư phạm 0
D Rèn luyện năng lực chứng minh cho học sinh thông qua dạy học hình học lớp 8 Luận văn Sư phạm 0
D Rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề cho học sinh trong dạy học bài tập toán ở trường trung học phổ t Luận văn Sư phạm 0
D rèn luyện năng lực chủ động sáng tạo cho học sinh trong dạy học hóa học ở trường trung học cơ sở Luận văn Sư phạm 0
D Rèn luyện tính tích cực, tự lập cho học sinh khi dạy bài tập chương "Dòng điện xoay chiều" vật lý lớ Luận văn Sư phạm 0
T Quy trình và nội dung rèn luyện kỹ năng nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên khoa sư phạm- ĐHQG Hà Nội Luận văn Sư phạm 2
Y Giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên huyện Ứng Hòa – Hà Nội hiện nay Kinh tế chính trị 0
D một số biện pháp rèn luyện kỹ năng giải bài tập cho học sinh trung bình, yếu môn hóa lớp 10 trung họ Luận văn Sư phạm 0
L Rèn luyện tư duy sáng tạo cho học sinh phổ thông trung học thông qua các bài tập về ứng dụng của đạo Luận văn Sư phạm 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top