Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
2. Mục đích nghiên cứu đề tài 1
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 2
4. Bố cục của niên luận 2
PHẦN NỘI DUNG 3
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ TRANH CHẤP KINH DOANH - THƯƠNG MẠI, TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH DOANH - THƯƠNG MẠI BẰNG TRỌNG TÀI 3
1.1. Khái quát về tranh chấp kinh doanh thương mại 3
1.1.1. Khái niệm về tranh chấp kinh doanh thương mại 3
1.1.2. Đặc điểm của tranh chấp kinh doanh thương mại 4
1.1.3. Yêu cầu về giải quyết tranh chấp trong thương mại 4
1.1.4. Các hình thức giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại 5
1.2. Khái quát về trọng tài thương mại 6
1.2.1. Khái niệm về trọng tài thương mại 7
1.2.2. Đặc điểm của trọng tài thương mại 7
1.2.3. Một sô ưu điểm và hạn chế của trọng tài thương mại 8
1.2.4. Các hình thức tổ chức trọng tài 9
1.3. Giải quyết tranh chấp kinh doanh - thương mại bằng trọng tài theo pháp luật hiện hành 10
1.3.1. Các nguyên tắc giải quyết tranh chấp kinh doanh - thương mại bằng trọng tài 10
1.3.2. Thẩm quyền của trọng tài thương mại 11
1.3.3. Trình tự giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại bằng trọng tài 13

CHƯƠNG 2: MỘT SỐ BẤT CẬP TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH DOANH THƯƠNG MẠI BẰNG TRỌNG TÀI VÀ ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ GIẢI QUYẾT 17
2.1. Tình hình kinh tế xã hội ở Việt Nam 17
2.2. Một số bất cập của pháp luật hiện hành về giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài 18
2.3. Một số đề xuất, kiến nghị 24
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nền kinh tế nước ta sau hơn hai mươi hai năm đổi mới và mở cửa đã có những chuyển biến tích cực, hợp tác và giao lưu thương mại ngày càng phát triển. Song cũng trong bối cảnh đó, các quan hệ thương mại ngày càng trở nên đa dạng và phức tạp. Các quan hệ này không chỉ được thiết lập giữa các chủ thể kinh doanh trong nước mà còn mở rộng tới các tổ chức nước ngoài. Chính vì vậy, tranh chấp thương mại là điều không thể tránh khỏi và cần được quan tâm giải quyết kịp thời.
Pháp luật Việt Nam nói chung cũng như pháp luật thương mại Việt Nam nói riêng đã quy định nhiều hình thức giải quyết tranh chấp như: thương lượng, hòa giải, tòa án hay trọng tài. Với những quy định của pháp luật hiện hành đã góp phần giải quyết các tranh chấp trong quan hệ thương mại một cách nhanh chóng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của nền kinh tế và xu thế hội nhập quốc tế, tranh chấp cũng ngày càng nhiều với tính chất và mức độ ngày càng phức tạp. Trước tình hình đó, việc lựa chọn cách nào để giải quyết tranh chấp có tầm quan trọng đặc biệt bởi nó có thể quyết định mức độ thiệt hại của doanh nghiệp một khi thương vụ bị đổ bể.
Hiện nay, không có cách giải quyết tranh chấp nào chiếm vị thế tuyệt đối cả. Tuy nhiên, căn cứ vào những ưu điểm vượt trội của trọng tài thì cách này đang được các doanh nghiệp lựa chọn, đặc biệt là đối với các tranh chấp có yếu tố nước ngoài. Từ thực tiễn trên, em đã chọn đề tài: “Giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại bằng trọng tài và thực tiễn” làm đề tài cho niên luận của mình.
2. Mục đích nghiên cứu đề tài.
Niên luận hướng tới mục đích là làm sáng tỏ các quy định của pháp luật hiện hành về cách giải quyết tranh chấp kinh doanh - thương mại bằng trọng tài, nêu lên thực trạng, bất cập của pháp luật, từ đó đưa ra một số kiến nghị để hoàn thiện hơn pháp luật giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài.
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
Niên luận chủ yếu nghiên cứu các quy định của pháp luật hiện hành về giải quyết các tranh chấp bằng trọng tài, cụ thể được quy định trong Pháp lệnh trọng tài thương mại 2003 và Luật trọng tài thương mại 2010 (LTTTM 2010) (hiệu lực 01/01/2011).
4. Bố cục của niên luận
Phần mở đầu
Phần nội dung
Chương 1: Khái quát về tranh chấp kinh doanh - thương mại, trọng tài thương mại và giải quyết tranh chấp kinh doanh - thương mại bằng trọng tài
Chương 2: Một số bất cập trong việc giải quyết tranh chấp kinh doanh - thương mại bằng trọng tài và đề xuất kiến nghị giải quyết
Phần kết luận.

PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ TRANH CHẤP KINH DOANH - THƯƠNG MẠI, TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH DOANH - THƯƠNG MẠI BẰNG TRỌNG TÀI
1.1. Khái quát về tranh chấp kinh doanh - thương mại
1.1.1. Khái niệm về tranh chấp kinh doanh - thương mại
Tranh chấp kinh doanh hay còn gọi là tranh chấp thương mại là những thuật ngữ hay được sử dụng ở các nước trên thế giới. Ở Việt Nam, trong những năm gần đây, khái niệm tranh chấp kinh doanh thương mại được sử dụng thay thế cho khái niệm tranh chấp "kinh tế" trước đây.
Nhìn chung, "tranh chấp kinh tế" và "tranh chấp kinh doanh thương mại" đều được hiểu là những xung đột, bất đồng về quyền, lợi ích kinh tế giữa các chủ thể trong quá trình xác lập và giải quyết các quan hệ kinh tế hay kinh doanh thương mại.
Theo quan điểm hiện nay, trong điều kiện nền kinh tế thị trường ở nước ta có sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế, kéo theo sự đa dạng về đối tượng chủ thể và lợi ích cần bảo vệ, hoạt động kinh doanh thương mại ngày càng đa dạng, không ngừng phát triển trong tất cả mọi lĩnh vực kinh doanh sản xuất, thương mại dịch vụ. Vì vậy, tranh chấp kinh doanh, thương mại trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam phát sinh nhiều dạng tranh chấp mới, có những biểu hiện đa dạng về nội dung và mức độ khác nhau.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top