suongrong269

New Member

Download miễn phí Báo cáo thực tập tại Đài Phát thanh và Truyền hình Hưng Yên





PHỤ LỤC
 
Phần 1: Mở đầu
Đài Phát thanh và Truyền hình Hưng Yên hôm nay
Phần 2: Các tin bài
A. Các bài phản ánh
1- Những khó khăn về cơ sở vật chất của trường THCS Phạm Ngũ Lão
2- Thành tích dạy tốt, học tốt của trường trung học cơ sở Phạm Ngũ Lão
3- “Những khó khăn gặp phải càng làm em thêm quyết tâm phấn đấu”
4- Trường tiểu học Nghĩa Dân làm theo lời Bác
5- Vấn đề cơ sở vật chất ở các nhà trẻ trong các xã thuần nông của tỉnh nhà hiện nay
 
B. T ản văn
6- Phố Hiến hôm nay
7- Thầy tôi
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ôm nay
7- Thầy tôi
LỜI CẢM ƠN
Qua bản Báo cáo thực tập này, em xin gửi lời Thank chân thành tới các thầy cô trong Khoa Văn học, Trường ĐHKHXH & NV, đặc biệt là Thầy giáo hướng dẫn đã chỉ bảo cho em nhiều kinh nghiệm khi tham gia thực tập. Đồng thời, em xin gửi lời Thank tới các cô chú, anh chị phóng viên phòng Chính trị - Văn xã, Đài Phát thanh và Ttruyền hình Hưng Yên, đặc biệt là chú trưởng phòng đã hướng dẫn và giúp đỡ em tận tình.
Thời gian thực tập tại Đài đã cho em rất nhiều hiểu biết và kinh nghiệm bổ ích cho công việc sau này.
PHẦN 1: ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH HƯNG YÊN HÔM NAY
I. Cơ cấu tổ chức và vai trò của Đài Phát thanh và Truyền hình Hưng Yên với đời sống mọi mặt tỉnh nhà.
Nằm cách chợ Gạo gần 1km, Đài Phát thanh và Truyền hình Hưng Yên thật dễ nhận ra với tháp truyền hình cao nổi bật so với xung quanh.
Bước vào trong cơ quan, tui cảm nhận ngay được không khí làm việc thật sự hết mình, sôi nổi của các phòng ban, các phóng viên của Đài. Hiện nay, Đài phát thanh và truyền hình Hưng Yên đã có thêm rất nhiều phòng ban mới. Tiêu biểu như: phòng quảng cáo, phòng văn nghệ..vv…Bên cạnh đó, nhiều phòng ban có tuổi nghề lâu nhất trong Đài đã được bổ sung và mở rộng thêm, như: phòng chính trị văn xã, phòng kĩ thuật, phòng biên tập, phòng thu hình, thu thanh..vv..
Ban giám đốc của Đài luôn đi sát sao trong hoạt động của từng phòng, kịp thời góp ý cụ thể từng vấn đề nhỏ như: cách tiếp cận vấn đề, cách viết tin bài, cách lấy tư liệu..vv…Sự nhiệt huyết ấy như một nguồn động lực mạnh mẽ thúc đẩy hoạt động của toàn bộ các phóng viên, biên tập viên, kĩ thuật viên trong Đài.
Hiện nay, với cơ cấu tổ chức gọn nhẹ, năng động cùng đội ngũ cán bộ trẻ, Đài Hưng Yên luôn đi đầu trong việc phản ánh kịp thời, đúng đắn đời sống chính trị, xã hội và văn hóa của tỉnh nhà. Với tính ưu việt đặc trưng của truyền hình và phát thanh cùng sự sáng tạo trong công việc, các tin bài được Đài đưa lên đều thu hút và đáp ứng được nhu cầu nghe nhìn và nắm bắt thông tin của người dân trong tỉnh và các tỉnh bạn. Những chương trình thu hút được sự quan tâm nhiều của bạn nghe và xem đài như: Chương trình nhà nông, chương trình an toàn giao thông, chương trình ca nhạc theo yêu cầu..vv... Các chương trình của Đài ngày càng đa dạng, đáp ứng thị hiếu của mọi lứa tuổi.
Với chức năng thông tin và tuyên truyền các hoạt động của tỉnh nhà, Đài Phát thanh và Truyền hình Hưng Yên đã trở thành một người bạn thân thiết không thể thiếu của nhân dân trong tỉnh. Đài không những phản ánh được đời sống mọi mặt của tỉnh mà qua đó còn gìn giữ được những nét đẹp văn hoá của vùng đất văn vật nổi tiếng tự ngàn xưa.
Cùng với Toà soạn báo, Đài Phát thanh và Truyền hình Hưng Yên luôn được UBND Tỉnh khen ngợi vì là lực lượng đi đầu trong tỉnh, sáng tạo và luôn đổi mới trong hoạt động.
II. Những khó khăn mà Đài phát thanh và truyền hình Hưng Yên gặp phải hiện nay.
Vấn đề quan trọng đầu tiên là cơ sở vật chất phục vụ cho công tác nghiệp vụ. Hiện nay, Đài còn thiếu về các trang bị hiện đại cho việc ghi hình, lấy tư liệu hay truyền phát thông tin. Hệ thống phát thanh còn chưa được mở rộng. Sự quan tâm của người khán giả có phần không cân bằng giữa phát thanh và truyền hình.
Bên cạnh đó, việc phát hiện, lấy thông tin mới trong địa bàn tỉnh ngày càng gặp khó khăn. Đó là do nơi cơ sở có xu hướng “ngại” cung cấp thông tin, “ngại” tiếp xúc với phóng viên, do hạn chế về phương tiện đi lại cho phóng viên. Kinh phí hỗ trợ cho mỗi lần đi thực tế của phóng viên đều không có. Họ phải tự bỏ tiền túi của mình ra. Vì vậy, khả năng phát huy tính chủ động, tích cực của phóng viên bị hạn chế. Hơn nữa, thời gian để phóng viên có thể đi sâu nghiên cứu một vấn đề nào đó thuộc kinh tế, chính trị, hay y tế thường rất ít do yêu cầu cần có tin nhanh, kịp thời.
Một điều nhạy cảm cần bàn đến là “bệnh thành tích” vẫn còn tồn tại trong các cơ quan nhà nước hiện nay. Với phương châm: “nói thẳng, nói thật” nhưng hiện nay nhiều vấn đề liên quan tới chính trị trong tỉnh hay các vấn đề mang tính quốc gia thường bị né tránh, không động chạm tới, mặc dù có thể chúng đang cần lên tiếng.
Đồng lương trả cho phóng viên, biên tập viên, kĩ thuật viên, phát thanh viên của Đài còn hạn chế. Thiết nghĩ, khi đảm bảo được đời sống của đội ngũ này thì mới phát huy được cao độ khả năng làm việc của họ.
Tựu chung lại, qua quá trình thực tập tại Đài, bằng khả năng hiểu biết của bản thân, sự chỉ bảo của thầy cô tại trường ĐHKHXH & NV và sự hướng dẫn tận tình của các anh chị phóng viên trong phòng làm việc, tui đã học hỏi được nhiều điều bổ ích cho công việc sau này. Các tin bài tui viết được đã giúp tui trau dồi kĩ năng viết báo, viết văn và hiểu sâu sắc thêm đời sống tỉnh nhà. Mong muốn sau này của tui là sẽ về làm việc để phục vụ cho sự nghiệp xây dựng quê hương thêm giàu đẹp.
PHẦN II: VẤN ĐỀ CƠ SỞ VẬT CHẤT Ở CÁC NHÀ TRẺ TRONG CÁC XÃ THUẦN NÔNG CỦA TỈNH NHÀ HIỆN NAY
Khi trẻ khoảng 4 đến 5 tuổi, trẻ dần được làm quen với môi trường mới với cô giáo và bạn bè mới. Tạm dời xa vòng tay cha mẹ, các em được hiểu biết thêm về các sự vật mới xung quanh mình qua quá trình đến nhà trẻ. Song, do điều kiện kinh tế còn hạn chế, ở các xã thuần nông trong tỉnh như: Chính Nghĩa, Đào Xá ( Kim Động), Cương Chính ( Tiên Lữ) ..vv…, cơ sở vật chất cho nhà trẻ còn thiếu thốn.
Điều đầu tiên phải nhắc tới là vấn đề môi trường nhà trẻ. Trẻ nhỏ vui chơi, học tập phải trong một môi trường trong sạch, thoáng mát, đảm bảo vệ sinh. Thế nhưng điều kiện vệ sinh cho trẻ trong các lớp học mẫu giáo vn chưa được đảm bảo. Ví dụ như: nền nhà bằng xi măng, khu vệ sinh không sạch sẽ.v.v…ảnh hưởng đến sức khỏe và ý thức của trẻ.
Cùng với đó, các trang thiết bị cho trẻ vui chơi, học tập trong các trường mẫu giáo này còn thiếu thốn như: tranh vẽ, đồ xếp hình, đất nặn, bảng viết và các trò chơi khác.
Giờ tới lớp của trẻ ở nhiều nơi vẫn chưa có sự xắp xếp hợp lí. Các lớp mầu giáo nên điều chỉnh giờ đi học của trẻ sao cho phù hợp với thời tiết từng mùa. Cần có chế độ thưởng phạt hợp lí với trẻ giúp các em có ý thức ngay từ nhỏ về một thói quen đúng giờ.
Hiện nay, đồng lương trả cho nghề trông trẻ còn thấp. Ở các xã thuần nông này, các gia đình có trẻ theo học thường trả cho cô giáo trông trẻ bằng thóc. Nếu quy ra tiền cũng không đáng bao nhiêu. Đây cũng là một nguyên nhân có ảnh hưởng tới chất lượng nuôi dạy trẻ.
Đi lên từ nghề nông, người dân nơi đây còn nhiều khó khăn trong kinh tế và tư tưởng nhưng với xu hướng ngày nay các gia đình đã dần có ý thức hơn về việc học hành của con em mình. Qua đây, chúng tui cũng mong rằng các cơ quan có chức năng trong tỉnh, huyện nên quan tâm, đầu tư hơn nữa cho vấn đề giáo dục mầm non của tỉnh nhà. Đây là bước quan trọng đầu tiên trong sự nghiệp vun trồng thế hệ trẻ cho quê hương sau này.
TRƯ
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top