nh0c_k0ol_9x

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong thời đại ngày nay, sự phát triển của khoa học và công nghệ cho phép con người mở
rộng khả năng khai thác tài nguyên, vượt qua các giới hạn bình thường của không gian như độ cao,
chiều sâu... Cùng với sức ép của sự bùng nổ dân số ở nhiều nước, vấn đề cạn kiệt tài nguyên cũng
bắt đầu song hành với nỗi lo ấy. Tài nguyên trên đất liền cạn kiệt, con người bắt đầu hướng đến tài
nguyên trên biển. Hướng ra biển, tiến ra biển trở thành một hướng phát triển mới của loài người,
một chiến lược lâu dài của nhiều nước trên thế giới.
Là một quốc gia ven biển, nằm bên bờ Biển Đông, Việt Nam có đường bờ biển dài 3260 km
từ Móng Cái đến Hà Tiên; có vùng biển và thềm lục địa rộng 1 triệu km2, gấp hơn 3 lần lãnh thổ
trên đất liền; với nhiều tài nguyên, khoáng sản quan trọng. Những lợi thế về vị trí địa lý, điều kiện
tự nhiên và tiềm năng kinh tế của vùng biển nước ta đóng vai trò quan trọng trong công cuộc xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Với sự đóng góp của các ngành kinh tế biển vào quá trình CNH-HĐH đất nước đã đánh dấu
một bước phát triển mới của Việt Nam trong công cuộc “tiến ra biển”. Tuy nhiên, đi đôi với sự phát
triển về kinh tế biển, ô nhiễm môi trường biển cũng đang trở thành một vấn đề cấp bách trong giai
đoạn hiện nay. Các vụ tràn dầu, rò rỉ các chất độc hại của tàu thuyền quốc tế, các rừng ngập mặn bị
tàn phá; nước thải công nghiệp không qua xử lý đổ trực tiếp xuống sông, suối chảy ra biển; thiên tai
làm xói mòn bờ biển đã gây thiệt hại không nhỏ đến môi trường biển của Việt Nam.
Tp. Hồ Chí Minh là một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học kĩ thuật quan
trọng của cả nước. Bên cạnh sự phát triển vượt bậc về kinh tế, Tp. Hồ Chí Minh cũng gặp phải
những thách thức về vấn đề môi trường, trong đó vấn đề ô nhiễm môi trường biển cũng được TP hết
sức quan tâm. Những thách thức về vấn đề môi trường biển hiện nay tại Tp. Hồ Chí Minh nói riêng
và cả nước nói chung đòi hỏi chúng ta phải tiếp cận, hiểu rõ các nguyên nhân, các nguồn gây ô
nhiễm môi trường biển, đánh giá những tác động của ô nhiễm môi trường biển đến các hoạt động
kinh tế - xã hội nhằm giảm thiểu những tác động đó để bảo đảm sự phát triển bền vững cho môi
trường biển nước ta hiện nay. Đó cũng chính là lý do mà tui chọn đề tài “Ô NHIỄM MÔI
TRƯỜNG BIỂN VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN CÁC HOẠT ĐỘNG KINH TẾ - XÃ HỘI
TP.HỒ CHÍ MINH”.
2. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài
2.1. Mục đích của đề tài
Mục đích của đề tài là tìm hiểu thực trạng của ô nhiễm môi trường biển, ảnh hưởng của nó
đến các hoạt động kinh tế - xã hội của thành phố, cũng như đề xuất các giải pháp cho vấn đề này. Từ
đó hướng đến sự phát triển bền vững môi trường biển tại Tp. Hồ Chí Minh.

2.2. Nhiệm vụ của đề tài
Các nhiệm vụ cần thực hiện :
- Tìm hiểu cơ sở lí luận vấn đề môi trường biển, ô nhiễm môi trường biển và các nguồn gây ô
nhiễm môi trường biển hiện nay.
- Tìm hiểu thực trạng ô nhiễm môi trường biển tại Việt Nam nói chung và Tp. Hồ Chí Minh
nói riêng.
- Đánh giá những ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường biển đến các hoạt động kinh tế - xã hội
Tp. Hồ Chí Minh trong giai đoạn từ năm 1997 - 2009.
- Tìm hiểu chiến lược biển của Việt Nam nói chung và TP.HCM nói riêng để đưa ra các giải
pháp cho vấn đề ô nhiễm môi trường biển tại Tp. Hồ Chí Minh hiện nay.
3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là ô nhiễm môi trường biển tại Tp. Hồ Chí Minh và
những ảnh hưởng của nó đến các hoạt động kinh tế - xã hội trong thời gian vừa qua (1997 - 2009).
4. Phạm vi nghiên cứu
Trong giới hạn cho phép, đề tài chỉ nghiên cứu những ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường
biển đến các hoạt động kinh tế - xã hội của Tp. Hồ Chí Minh (xét từ góc độ Địa lí Kinh tế - xã hội)
trong giai đoạn 1997 – 2009 đặt trong mối quan hệ với vùng ĐNB và vùng KTTĐ phía Nam, cũng
như đề xuất các giải pháp phát triển bền vững cho môi trường biển trong giai đoạn tới.
Do phạm vi ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường biển đến các hoạt động kinh tế - xã hội của
thành phố diễn ra ở nhiều khía cạnh nên đề tài chỉ phân tích một vài khía cạnh nổi bật nhất như công
nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ …và trong phạm vi không gian là các quận có hoạt động liên quan đến
môi trường biển như Nhà Bè, Cần Giờ…
5. Quan điểm nghiên cứu
5.1. Quan điểm lịch sử - viễn cảnh
Trong bối cảnh các nguồn tài nguyên trên đất liền ngày càng cạn kiệt, thì những tài nguyên
trên biển được nhiều nước hướng đến. Vấn đề khai thác tài nguyên trên biển, “hướng ra biển” của
nhiều nước đã làm cho ô nhiễm môi trường biển trở thành một trong nhưng vấn đề đang được quan
tâm trong giai đoạn hiện nay và cả trong tương lai. Vì vậy trên quan điểm lịch sử - viễn cảnh, chúng
ta sẽ đánh giá khách quan về vấn đề này trong quá khứ cũng như đưa ra nhưng dự báo trong tương
lai. Từ đó, chúng ta sẽ có những nhận định đúng đắn cho vấn đề này để có thể phát huy được các ưu
thế của đề tài, đồng thời khắc phục những hạn chế, thiếu sót của nó.
5.2. Quan điểm hệ thống
Ô nhiễm biển không chỉ bao gồm các hoạt động ô nhiễm xảy ra trên biển mà còn bao gồm
các hoạt động có nguồn từ đất liền. Vì thế ô nhiễm môi trường biển tại Tp. Hồ Chí Minh có liên
quan mật thiết đến các hoạt động ô nhiễm tại hệ thống sông Sài Gòn – Đồng Nai. Sông Đồng Nai là
một trong những con sông lớn của Việt Nam. Lưu vực sông Đồng Nai nằm phần lớn trong các tỉnh
thuộc vùng Đông Nam Bộ. Vì vậy khi nghiên cứu vấn đề ô nhiễm môi trường biển tại Tp. Hồ Chí
Minh cần liên hệ với những vấn đề môi trường tại lưu vực của hai con sông này.
Bên cạnh đó, ô nhiễm môi trường biển không chỉ xảy ra ở Việt Nam mà còn rất nhiều nước
trong khu vực Biển Đông và trên thế giới, chính vì vậy trên cơ sở hệ thống của khu vực, vùng giúp
chúng ta có cái nhìn đúng đắn về vấn đề này hiện nay. Từ đó học hỏi kinh nghiệm của các nước tiên
tiến, phát huy những thế mạnh của chúng ta để khắc phục triệt để vấn đề ô nhiễm môi trường biển
cũng như hạn chế đến mức thấp nhất tác hại của nó đến kinh tế - xã hội và môi trường.
5.3. Quan điểm phát triển bền vững
Khi nghiên cứu vấn đề môi trường đặc biệt là ô nhiễm môi trường biển cần dựa trên quan
điểm sinh thái và phát triển bền vững. Phát triển kinh tế - xã hội của TP.HCM phải đi đôi với sử
dụng hợp lí, bảo vệ và tái tạo tài nguyên thiên nhiên, chống gây ô nhiễm môi trường; kết hợp hài
hoà giữa phát triển kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của
con người.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp định lượng
6.1.1. Phương pháp sưu tầm và thống kê số liệu
Để đề tài được hoàn thành, việc sưu tầm các tài liệu liên quan có ý nghĩa quan trọng, những tài
liệu nghiên cứu, những thông tin dựa vào các nguồn như sách, tạp chí, báo chuyên ngành, các
website chuyên ngành về môi trường và ô nhiễm môi trường biển giúp cho việc phân tích được cặn
kẽ hơn. Sau khi sưu tầm các tài liệu tham khảo, người nghiên cứu phải chắt lọc các thông tin cần
thiết, thống kê các số liệu theo thời gian cho phù hợp với đề tài đã chọn. Phương pháp sưu tầm và
thống kê số liệu cho phép người nghiên cứu có cái nhìn khách quan nhất về vấn đề ô nhiễm môi
trường biển hiện nay tại Tp. Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung. Tuy nhiên nguồn tài liệu
lấy từ nhiều kênh thông tin khác nhau nên không thể tránh khỏi những thiếu sót.
6.1.2. Phương pháp phân tích và xử lí số liệu
Phương pháp này giúp phân tích các số liệu liên quan đến đề tài. Từ các số liệu thống kê đã
có, thông qua chương trình Microsoft Office Excel, người nghiên cứu có thể đưa ra những nhận
định, đánh giá chính xác về vấn đề ô nhiễm môi trường biển hiện nay tại Tp. Hồ Chí Minh.
6.1.3. Phương pháp thực địa
Việc nghiên cứu một vấn đề không thể thiếu sự tìm hiểu từ thực tế. Thông qua hoạt động quan
sát, tìm hiểu từ thực tế của vấn đề ô nhiễm môi trường biển hiện nay tại Tp. Hồ Chí Minh, người
nghiên cứu sẽ đưa ra được những minh chứng tốt nhất cho vấn đề trên. Từ đó, đánh giá được đúng
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Bài giảng môn ô nhiễm môi trường Nông Lâm Thủy sản 0
D 267 câu Trắc nghiệm ô nhiễm môi trường Có đáp án Khoa học Tự nhiên 0
D Đánh giá hiện trạng môi trường đất, nước và đề xuất một số giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại làng nghề đúc nhôm Bắc Ninh Nông Lâm Thủy sản 0
D Ô nhiễm môi trường - Nguyễn Thị Hường - Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng, 2010 Khoa học Tự nhiên 0
H Nghiên cứu xử lý hỗn hợp sau tẩy rửa cặn dầu chống ô nhiễm môi trường Kiến trúc, xây dựng 2
L Ô nhiễm môi trường ở Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung – Thực trạng, nguyên nhân và giải Kiến trúc, xây dựng 0
H Phân tích khả năng hạn chế ô nhiễm, bảo vệ môi trường thông qua các giải pháp tổ chức kiến trúc cảnh Kiến trúc, xây dựng 0
R Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất biện pháp quản lí ô nhiễm môi trường do sản xuất công nghiệp tại qu Khoa học Tự nhiên 0
V Đánh giá hiện trạng và xây dựng giải pháp kiểm soát ô nhiễm môi trường tại Chợ Đầu Mối Nông Sản Thực Khoa học Tự nhiên 0
N tốt nghiệp: Nghiên cứu đánh giá hiện trạng và xây dựng chương trình kiểm soát ô nhiễm môi trường nướ Khoa học Tự nhiên 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top