Download miễn phí Đề tài Hoàn thiện cơ sở pháp lý về thành lập và hoạt động của Công ty cho thuê tài chính - Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam





MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I - NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG
CHO THUÊ TÀI CHÍNH. 3
I-/ KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG CHO THUÊ TÀI CHÍNH (CTTC). 3
1-/ Lịch sử phát triển của hoạt động CTTC. 3
2-/ Khái niệm, đặc điểm của hoạt động cho thuê tài chính. 5
3-/ Lợi ích của CTTC đối với nền kinh tế thị trường. 9
II-/ CƠ CHẾ PHÁP LÝ TRONG VIỆC THÀNH LẬP VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CÔNG TY CTTC TẠI VIỆT NAM. 12
1-/ Quy chế thành lập của Công ty CTTC tại Việt nam. 12
2-/ Quy chế hoạt động của Công ty CTTC tại Việt nam. 21
3-/ Hợp đồng CTTC. 23
CHƯƠNG II - THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CTTC TẠI CÔNG TY
CTTC - NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM 27
I-/ GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM VÀ CÔNG TY CTTC - NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM 27
1-/ Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. 27
2-/ Công ty cho thuê tài chính - Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. 29
II-/ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM. 34
1-/ Các hoạt động của Công ty. 34
2-/ Các bước tiến hành một hợp đồng CTTC tại Công ty CTTC - Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam 34
3-/ Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty quý I/2000. 44
CHƯƠNG III - HOÀN THIỆN CƠ CHẾ PHÁP LÝ ĐỂ PHÁT TRIỂN
THỊ TRƯỜNG CHO THUÊ TÀI CHÍNH Ở NƯỚC TA. 50
I-/ ĐÁNH GIÁ TỔNG QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG CHO THUÊ TÀI CHÍNH Ở NƯỚC TA THỜI GIAN QUA. 50
1-/ Những thành tựu. 50
2-/ Một số khó khăn từ môi trường pháp lý đối với hoạt động CTTC ở nước ta. 51
II-/ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CƠ CHẾ PHÁP LÝ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CTTC. 61
1-/ Một số kiến nghị đối với các cơ quan quản lý hữu quan. 61
2-/ Một số kiến nghị đối với các chủ thể thành lập Công ty CTTC tại Việt Nam 66
3-/ Một số kiến nghị đối với các Công ty CTTC đang hoạt động ở nước ta. 67
KẾT LUẬN 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO 72
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

n, sửa chữa, thanh toán tiền bảo hiểm tài sản thuê trong thời hạn thuê.
3. Có quyền yêu cầu bên thuê đặt tiền ký quỹ bảo đảm cho hợp đồng hay yêu cầu có người bảo lãnh đối với bên thuê, hay các biện pháp khác theo quy định của pháp luật.
4. Được quyền chuyển nhượng các quyền của mình trong hợp đồng cho một Công ty CTTC khác mà không cần sự đồng ý của bên thuê. Nhưng phải thông báo trước bằng văn bản cho bên thuê.
5. Có quyền từ chối cho thuê tài sản nếu dự án không có hiệu quả, trái pháp luật hay không có khả năng trả nợ đúng hạn.
6. Có quyền chấm dứt hợp đồng cho thuê trước thời hạn nếu bên thuê vi phạm hợp đồng và Công ty cũng có quyền thu hồi ngay tài sản cho thuê mà không cần đưa việc này ra bất kỳ cơ quan tư pháp hay toà án nào.
7. Có quyền sở hữu và đính ký hiệu sở hữu trên tài sản thuê trong suốt thời hạn cho thuê. Quyền sở hữu của Công ty không bị ảnh hưởng trong trường hợp bên thuê bị phá sản, giải thể, mất khả năng thanh toán. Tài sản thuê không được coi là tài sản của bên thuê khi xử lý tài sản để trả nợ cho các chủ nợ khác, hay để đảm bảo thi hành án.
8. Có quyền khởi kiện các tranh chấp kinh tế, dân sự và đề nghị khởi tố các vụ án hình sự liên quan đến hoạt động của Công ty.
- Quyền tổ chức bộ máy quản lý kinh doanh:
1. Công ty có quyền tổ chức bộ máy quản lý, kinh doanh phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ được giao.
2. Ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện các quy trình nghiệp vụ cần thiết trong phạm vi hoạt động của Công ty.
3. Trên cơ sở chỉ tiêu lao động và đơn giá tiền lương được Tổng Giám đốc Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam phê duyệt, Công ty được tuyển chọn lao động, lựa chọn hình thức trả lương, thưởng căn cứ vào kết quả kinh doanh hàng năm.
4. Có quyền đặt chi nhánh, văn phòng thay mặt khi cần tại các khu vực khi được Hội đồng quản trị Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đồng ý và được NHNN chấp thuận bằng văn bản.
- Quyền quản lý tài chính:
1. Công ty CTTC là đơn vị hạch toán kinh doanh độc lập, tự chủ về mặt tài chính, tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh và những cam kết của mình.
2. Trích lập và sử dụng các quỹ theo quy định hiện hành của Nhà nước.
3. Sử dụng phần lợi nhuận còn lại sau khi đã làm đủ nghĩa vụ với Nhà nước theo quy chế tài chính của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.
4. Hưởng các chế độ trợ cấp ưu đãi về vốn của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.
5. Xác định tỷ lệ hoa hồng, lệ phí thưởng trên cơ sở đóng góp có hiệu quả vào kết quả kinh doanh của Công ty phù hợp với chế độ tài chính hiện hành.
* Cùng với các quyền cơ bản trên, Công ty cũng phải đảm bảo những nghĩa vụ sau đây:
1. Thực hiện các quy định của pháp luật về nội dung và phạm vi hoạt động, về hệ số an toàn trong kinh doanh tiền tệ.
2. Bảo toàn sử dụng vốn được giao có hiệu quả, không ngừng tích luỹ vốn để đầu tư phát triển và chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của Công ty.
3. Nộp các loại thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật (49/CP).
4. Thực hiện đầy đủ các cam kết tài chính khác ghi trong hợp đồng với các đối tác và các nghĩa vụ có liên quan theo quy định của pháp luật hiện hành.
5. Hoàn trả các khoản tín dụng đã vay trong và ngoài nước.
6. Đăng ký kinh doanh và kinh doanh đúng ngành nghề đã được ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
7. Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với người lao động theo quy định của Bộ Luật lao động. Đảm bảo cho người lao động được tham gia quản lý Công ty.
8. Thực hiện các quy định của Nhà nước về bảo vệ tài nguyên, môi trường quốc phòng và an ninh quốc gia.
9. Thực hiện chế độ báo cáo thống kê, kế toán theo quy định của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam và NHNN Việt Nam.
II-/ Thực trạng hoạt động kinh doanh của Công ty cho thuê tài chính - Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.
1-/ Các hoạt động của Công ty.
Như đã trình bày ở trên, với phạm vi hoạt động trên toàn quốc Công ty CTTC được phép thực hiện các nghiệp vụ sau:
- Cho thuê tài chính các tài sản là máy móc thiết bị và các động sản khác đối với các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế.
- Tư vấn, nhận bảo lãnh cho khách hàng về những dịch vụ có liên quan đến hoạt động CTTC.
- Thực hiện các nghiệp vụ khác khi được NHNN và cơ quan chức năng Nhà nước cho phép.
Những nghiệp vụ trên được quy định trong điều lệ của Công ty CTTC, cũng phù hợp với Nghị định 04/CP. Trong 3 nghiệp vụ đó thì cho đến nay ở Công ty CTTC thuộc Ngân hàng Ngoại thương, cũng như hầu hết các Công ty CTTC khác, mới chỉ thực hiện một nghiệp vụ quan trọng nhất, mang tính “bản chất” của hoạt động CTTC đó là “Cho thuê tài chính các tài sản và máy móc, thiết bị và các động sản khác đối với các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế”. Đối với hai nghiệp vụ sau, cho đến nay NHNN và Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể mà chỉ quy định chung mang tính “mở”. Bởi lẽ, hoạt động CTTC là hoạt động mới mẻ đang trong giai đoạn “xâm nhập thị trường” nên các Công ty cần tập trung vào việc phát triển hoạt động CTTC. Đến khi có đủ điều kiện và được khách hàng chấp nhận, coi CTTC là một hình thức tài trợ hiệu quả thì khi đó NHNN phải có ý kiến chỉ đạo để các Công ty CTTC có thể thực hiện nốt hai nghiệp vụ còn lại, vừa tạo điều kiện mở rộng nội dung hoạt động của các Công ty cho thuê, vừa đáp ứng được nhu cầu của khách hàng về hoạt động CTTC và các dịch vụ có liên quan.
2-/ Các bước tiến hành một hợp đồng CTTC tại Công ty CTTC - Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
Quy trình nghiệp vụ CTTC đòi hỏi phải có một sự tuân thủ chặt chẽ về thủ tục tiến hành. Tại mỗi giai đoạn trong quá trình giải quyết công việc, các chủ thể thực hiện đều phải ghi ý kiến, kết luận rõ ràng và chịu trách nhiệm về các ý kiến kết luận đó. Các công việc tiến hành trong một quy trình CTTC có ý nghĩa quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của một giao dịch CTTC.
Quy trình bắt buộc của một giao dịch CTTC tại Công ty CTTC - Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam được khái quát theo sơ đồ sau (Theo Quyết định số 51/CTTC/QĐ ngày 15/5/2000 của Giám đốc Công ty CTTC - Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam Ban hành Quy trình nghiệp vụ CTTC):
Sơ đồ quy trình nghiệp vụ CTTC.
Khách hàng
Cán bộ cho thuê
Trưởng phòng kinh doanh
Tái thẩm định
Hội đồng tín dụng
Giám đốc
(1)
(2)
(3)
(4)
(4)
(4)
(3)
(5)
(Nguồn: Công ty CTTC - Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam).
Sơ đồ trên được giải thích như sau:
(1) Khách hàng có nhu cầu thuê tài chính tiếp xúc với cán bộ cho thuê và /hay Trưởng phòng kinh doanh, hay cán bộ cho thuê tìm kiếm khách hàng sau đó báo cáo với Trưởng phòng kinh doanh. Trưởng phòng kinh doanh phân công cán bộ trực tiếp làm việc (có thể là cán bộ tiếp xúc hay cán bộ khác)
Với khách hàng sau đó, cán bộ được phân công sẽ thu thập thông tin, lập tờ trình thẩm định và tập hợp các hồ sơ và thực hiện các công việc có liên quan.
(2) Cán bộ cho thuê hoàn chính tờ trình thẩm định ...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Thực trạng và một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác tổ chức lao động khoa học cho lao động quản lý tại Công ty cơ khí 79 Văn hóa, Xã hội 0
D Hoàn thiện công tác quản trị về cơ sở vật chất kỹ thuật tại nhà hàng luxury, khách sạn luxury Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích công tác tổ chức bộ máy và hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty hasan - Dermapharm Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện định vị sản phẩm của công ty trên thị trường mục tiêu tại công ty Dụng Cụ Cắt và Đo Lường Cơ Khí Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện công tác quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tại bệnh viện y học cổ truyền tỉnh hưng yên Y dược 0
D Hoàn thiện chính sách đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan nhà nước tỉnh Quảng Niinh Văn hóa, Xã hội 0
V Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty dụng cụ cơ khí xuất khẩu Luận văn Kinh tế 2
G Hoàn thiện công tác tổ chức tiền lương tại nhà máy cơ khí Hồng Nam Luận văn Kinh tế 0
G Hoàn thiện cơ chế quản lý vốn tại Công ty TNHH một thành viên đóng tàu Phà Rừng Luận văn Kinh tế 0
V Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty xuất nhập khẩu và đầu tư xây dựng Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top