Download miễn phí Luận văn Thiết kế và tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp có nội dung hóa học cho học sinh lớp 10 và 11 trường trung học phổ thông





– Hoạt động theo chủ đềtháng: chỉnên lồng ghép hóa học vào các hoạt động
vào 1 trong 3 tiết NGLL trong từng tháng. Những tiết còn lại, GV vẫn phải đảm bảo
thực hiện nghiêm túc nhưphân phối chương trình của Bộ.
– Hoạt động ngoại khóa: Chọn khoảng thời gian sau khi HS thi xong. Việc
chọn thời điểm nhưvậy có hai tác dụng. Một mặt, khi đó HS có nhiều thời gian
chuẩn bị, có thểo bếcho chương trình một cách kĩlưỡng. Mặt khác, hoạt động cũng
là một cách tạo ra sân chơi thưgiãn cho HS sau kì thi, không đểcác em sa đà vào
những trò chơi không lành mạnh ngoài xã hội.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

, tác hại.
* Nêu một số biện pháp đơn giản để khắc phục mà HS có thể tham gia.
+ Có tranh ảnh, mẫu vật minh họa.
+ Lấy ví dụ thực tiễn, gần gũi với đời sống hàng ngày. Ví dụ: Vấn đề sử dụng
túi nilon; Vấn đề phân loại rác; HS trét kẹo sing gum ở mọi chỗ; HS dùng bút xóa
vẽ bậy lên bàn ghế, tường…
– HS trong lớp nêu ý kiến thắc mắc, chất vấn.
– Các HS trong nhóm thay phiên nhau giải trình.
b. Lưu ý
– Vì hoạt động này chỉ sử dụng trong phạm vi một tiết học nên GV chỉ yêu
cầu HS tìm hiểu môi trường xung quanh các em. Với những chủ đề lớn như mưa
axit, hiệu ứng nhà kính,… do tốn nhiều thời gian chuẩn bị nên chúng tui đưa vào
hoạt động ngoại khóa.
– Để phần báo cáo mang tính chất thuyết phục, GV có thể gợi ý HS trình bày
sản phẩm bằng bài trình chiếu powerpoint.
– Phân công nhiệm vụ trước khi báo cáo từ 2 – 3 tuần vì hoạt động tìm hiểu
khá mất thời gian.
– Cần xem qua sản phẩm của HS trước khi trình bày.
– Không để HS sa đà vào các kiến thức hóa học, mà nhấn mạnh trọng tâm là
những biện pháp bảo vệ môi trường.
– GV tự tìm kiếm thêm tư liệu để hỏi thêm hay giúp đỡ khi HS bí.
2.3.4.2. Hoạt động 2: Tệ nạn trong học đường
a. Mô tả hoạt động
Cũng như hoạt động 1 nhưng thay đổi một số yêu cầu:
+ Nội dung: các tệ nạn xã hội có liên quan đến kiến thức hóa học, ví dụ: ma
túy, thuốc lá, rượu bia, thói quen sinh hoạt ăn uống do mê tín dị đoan…
+ Liên hệ thực tế: TN với tệ nạn xã hội trong học đường.
+ Nêu ra một số biện pháp bảo vệ bản thân, tránh xa mọi cám dỗ.
b. Lưu ý
– Trong hoạt động này, GV cần nhấn mạnh vào trọng tâm:
+ Làm thế nào để bảo vệ bản thân tránh xa những tệ nạn xã hội?
+ Cách đối xử với những bạn có biểu hiện dính vào tệ nạn.
– Yêu cầu HS chuẩn bị hai nội dung này, sau đó đem lên lớp thảo luận.
– Có thể cho HS diễn thành hoạt cảnh, minh họa cho tác hại của các tệ nạn.
2.3.4.3. Hoạt động 3: Bùa trừ tà ma
a. Mô tả hoạt động
– Mỗi tổ chuẩn bị một tiểu phẩm với các yêu cầu:
+ Nội dung: một tệ nạn mê tín dị đoan liên quan đến hóa chất, cụ thể:
thuốc chữa bệnh “thần kỳ”, bùa trừ tà ma…
+ Giải thích được bản chất hóa học của các hiện tượng “kì lạ” đó.
+ Tuyên truyền nhằm giúp người thân không bị mắc lừa.
+ Sử dụng 1 thí nghiệm minh họa.
b. Lưu ý
– Hoạt động này tuy không khó, nhưng do HS ít tiếp xúc, nên không biết
nguồn tìm tư liệu. Do đó, GV cần gợi ý cho các em cụ thể về những mánh khóe mà
các thầy hay dùng, và để các em lựa chọn trong số đó để thể hiện thành tiểu phẩm.
– GV cần duyệt qua phần giải thích hiện tượng của các em để tránh bị sai sót
về mặt kiến thức.
2.3.4.4. Hoạt động 4: Bạn biết gì về ma túy?
a. Mô tả hoạt động
– GV chia lớp thành 4 nhóm với các nhiệm vụ:
+ Nhóm thứ nhất: tìm hiểu về lợi ích của một số chất gây nghiện với các nội
dung: tên gọi, phạm vi sử dụng, tác dụng… Giải thích được tác dụng dựa trên các
tính chất lí hóa học.
+ Nhóm thứ hai: tìm hiểu về tác hại của ma túy về mặt thể chất và tinh thần.
+ Nhóm thứ ba: tìm hiểu thực trạng tệ nạn ma túy trong xã hội, chủ yếu là
trong học đường.
+ Nhóm thứ tư: tìm hiểu về trách nhiệm của HS trong việc phòng chống tệ nạn
ma túy.
b. Lưu ý
– Nội dung chuẩn bị của nhóm hai có thể được chuyển hóa thành tiểu phẩm,
nhằm giúp các em nhận thấy rõ tác hại của ma túy.
– Hoạt động này nếu làm không khéo dễ dẫn đến hiểu lầm từ phía HS. Do đó
GV cần có sự chuẩn bị kĩ lưỡng để điều chỉnh khi các em có những nhận định sai
lầm về tác dụng của một số chất ma túy có ích.
– Phần ích lợi chỉ nên cho HS lược qua ngắn gọn bằng cách giới thiệu một số
loại thuốc có chứa chất gây nghiện được sử dụng trong y học. Hoạt động cần nhấn
mạnh vào nội dung do nhóm 2, 3, 4 chuẩn bị.
– HS sử dụng tranh ảnh, hình vẽ thay cho mẫu vật thật.
2.3.4.5. Hoạt động 5: Khi Mị Châu là dân chuyên Hóa
a. Mô tả hoạt động
Một nhóm HS trong lớp làm vở kịch về An Dương Vương với các yêu cầu:
 Thời gian: 5 – 7’.
 Thời điểm: Diễn vào đầu giờ học, nhằm gây ấn tượng với HS.
 Nhấn mạnh được trọng tâm: “các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu
ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.
 Sử dụng vài thí nghiệm hóa học vui minh họa với các ý tưởng:
* Khi Mị Châu cùng cha trốn về biển Đông, Mị Châu dùng nhiều cách
để báo tin cho Trọng Thủy: thư bí mật; rắc hóa chất trên đường đi, khi
gió thổi khô thì sẽ hiện ra vệt.
* Vua cha giết chết Mị Châu bằng thuốc độc hóa học.
b. Lưu ý
– Hoạt động này tổ chức nhằm tạo cho HS không khí vui vẻ, nên không nhất
thiết phải chuẩn bị cầu kỳ về trang phục, bối cảnh…
– Cần để HS nhấn mạnh vào trọng tâm vở kịch: biết tỉnh táo trước mọi âm
mưu của kẻ thù.
– Yêu cầu HS tự rút ra bài học thông qua ý nghĩa của tiểu phẩm. Có thể cho
các em liên hệ với thực tế, giúp các em hiểu rõ trách nhiệm của mình trong sự
nghiệp bảo vệ Tổ quốc.
2.3.4.6. Tác dụng của các hoạt động về nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc của TN
1. Về nhận thức:
– Củng cố kiến thức hóa học.
– Thấy được tầm quan trọng của kiến thức hóa học trong thực tiễn.
– Thấy được tác hại của một số hóa chất cụ thể đối với môi trường trong hoạt
động “Hóa chất gây hại cho môi trường như thế nào?”, và đời sống con người với
hoạt động “Bạn biết gì về ma túy”…
– Biết được một số biện pháp phòng chống ô nhiễm.
– Hiểu tác hại của các tệ nạn xã hội đối với mỗi cá nhân, gia đình và xã hội.
– Biết cách từ chối, biết tự vệ khi bị lôi kéo vào các tệ nạn.
– Biết cách vận dụng kiến thức lí thuyết làm sáng tỏ những bí ẩn của thực tiễn,
hiểu thực chất của những mẹo do các thầy làm ra để lừa người dân qua hoạt động
“Bùa trừ tà ma”.
– Tác dụng thật của một số chất ma túy có lợi cũng như tác hại to lớn khi dùng
không đúng cách.
– Thấy được trách nhiệm của thanh niên trong việc phòng chống tệ nạn ma
túy, trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.
2. Về kĩ năng:
– Kĩ năng liên hệ kiến thức lí thuyết – thực tiễn.
– Kĩ năng tiến hành thí nghiệm: trong hoạt động “Bùa trừ tà ma” và “Khi Mị
Châu là dân chuyên Hóa”.
– Kĩ năng vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề trong thực tiễn.
– Kĩ năng làm việc tập thể.
– Kĩ năng thuyết trình.
– Khả năng tuyên truyền, thuyết phục.
3. Về tư tưởng, thái độ:
– Hình thành ý thức bảo vệ môi trường và cụ thể hóa ý thức đó thành những
hành động có ý nghĩa.
– Hình thành tư tưởng sống lành mạnh, trong sạch và tuyên truyền tư tưởng
sống lành mạnh cho mọi người.
– Có thái độ tích cực trong đấu tranh phòng chống các tệ nạn xã hội.
– Có cái nhìn đúng đắn với những người không may bị lôi kéo vào các tệ nạn.
– Biết cách tự bảo vệ bản thân tránh xa mọi cám dỗ.
– Thấy được trách nhiệm của TN trong c
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top