Download miễn phí Khóa luận Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất một số giải pháp sản xuất sạch hơn tại nhà máy ván sợi ép MDF Gia Lai

MỤC LỤC
CHƯƠNG I - MỞ ĐẦU 1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.3 TÍNH THIẾT THỰC CỦA ĐỀ TÀI 2
1.4 PHƯƠNG PHÁP, PHẠM VI NGHIÊN CỨU & GIỚI HẠN ĐỀ TÀI 2
1.4.1 Phương pháp nghiên cứu 2
1.4.1.1 Phương pháp luận 2
1.4.1.2 Phương pháp thu thập số liệu 3
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu 3
1.4.3 Giới hạn của đề tài 3
CHƯƠNG II - LÝ THUYẾT VỀ Ô NHIỄM VÀ NGĂN NGỪA 4
Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG 4
2.1 CÁC QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG 4
2.1.1 Chất gây ô nhiễm và nguồn gây ô nhiễm môi trường trong sản xuất 4
2.1.2 Các biện pháp đánh giá các tác động và kiểm soát ô nhiễm môi trường. 4
2.1.2.1 Biện pháp kỹ thuật 4
2.1.2.1 Các công cụ kinh tế. 5
2.1.2.2 Quản lý nhà nước về ô nhiễm môi trường 6
2.2 SẢN XUẤT SẠCH HƠN. 7
2.2.1 Sản xuất sạch hơn là gì ? 7
2.2.2 Các Giải Pháp SXSH 7
2.2.2.1 Giảm chất thải tại nguồn 8
2.2.2.2 Tuần hoàn chất thải 8
2.2.2.3 Cải tiến sản phẩm 8
2.2.2 Các lợi ích của SXSH 8
CHƯƠNG III - TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÁN SỢI ÉP MDF TRONG NƯỚC VÀ TRÊN THẾ GIỚI 9
3.1 TÍNH ƯU VIỆT CỦA VÁN SỢI ÉP MDF. 9
3.2 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT TRÊN THẾ GIỚI 9
3.3 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT Ở VIỆT NAM 10
3.3.1 Hiện trạng ngành chế biến gỗ và sản xuất ván sợi ép MDF Việt Nam 10
3.3.1.1 Các cơ sở sản xuất hiện nay 10
3.3.1.2 Nguồn nguyên liệu gỗ 10
3.3.1.3 Nguồn lực lao động 10
3.3.1.4 Tình hình đầu tư, xây dựng cơ bản trong ngành ván MDF 11
3.3.1.5 Thị trường và khả năng tiêu thụ sản phẩm. 11
3.3.2 Vấn đề môi trường 11
3.3.2.1 Chất thải rắn 11
3.3.2.2 Khí thải và bụi 11
3.3.2.3 Nước thải 12
3.4 MỘT SỐ BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT VÀ XỬ LÝ Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ 12
CHƯƠNG IV - TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG CỦA NHÀ MÁY VÁN SỢI ÉP MDF GIA LAI 13
4.1 KHÁI QUÁT VỀ KHU VỰC THỊ XÃ AN KHÊ 13
4.1.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên 13
4.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội 13
4.2 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT 14
4.2.1 Quá trình hình thành 14
4.2.2 Vị trí nhà máy 14
4.3 TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ NHÀ MÁY MDF 14
4.3.1 Cơ sở hạ tầng 15
4.3.2 Cơ cấu tổ chức và bộ máy của công ty 15
4.3.2.1 Các cấp quản lý 15
4.3.2.2 Chức năng và nhiệm vụ của bộ máy quản lý 16
4.4 CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT 16
4.4.1 Công nghệ và thiết bị 16
4.4.1 Nguyên nhiên vật liệu và các loại hoá chất 16
4.4.1.1 Nguyên liệu gỗ 16
4.4.2.2 Hoá chất sử dụng trong sản xuất ván MDF 17
4.4.2.3 Sản phẩm và thị trường tiêu thụ 17
4.5 HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÀ NGUỒN PHÁT SINH CHẤT THẢI TẠI NHÀ MÁY MDF GIA LAI. 18
4.5.1 Hiện trạng môi trường tại nhà máy MDF 18
4.5.1.1 Hiện trạng môi trường không khí 18
4.5.1.2 Hiện trạng môi trường nước 19
4.5.1.3 Hiện trạng tiếng ồn tại khu vực nhà máy 21
4.5.1.4 Hiện trạng môi trường đất 21
4.5.1.5 Hiện trạng môi trường sinh thái 22
4.5.2 Nguồn phát sinh chất thải tại nhà máy MDF 22
4.5.2.1 Nguồn sản xuất 22
4.5.2.2 Nguồn sinh hoạt 24
4.6 TÁC ĐỘNG CỦA CHẤT THẢI ĐỐI VỚI CON NGƯỜI VÀ MÔI TRƯỜNG 24
4.6.1 Tác động lên môi trường không khí 24
4.6.2 Tác động nên môi trường nước 26
4.6.2.1 Về nước thải sản xuất 26
4.6.2.2 Về nước thải sinh hoạt 27
4.6.3 Tác động nên môi trường đất 27
4.6.4 Tác động lên sinh vật 27
4.6.5 Tác động lên kinh tế của nhà máy 27
4.6.6 Tác động lên sức khoẻ cộng đồng 28
CHƯƠNG V - CÁC BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẠI NHÀ MÁY MDF GIA LAI VÀ CÁC MẶT HẠN CHẾ 29
5.1 CÁC BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG ĐANG ÁP DỤNG TẠI NHÀ MÁY MDF GIA LAI 29
5.1.1 Các giải pháp công nghệ 29
5.1.2 Biện pháp quản lý hành chính 30
Hiện nay nhà máy chưa thực hiện các biện pháp quản lý hành chính nào để kiểm soát ô nhiễm nên sự quan tâm và nhận thức về bảo vệ môi trường còn rất hạn chế. 30
5.1.3 Biện pháp hỗ trợ 30
5.2 PHÂN TÍCH CÁC MẶT HẠN CHẾ CỦA CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẠI NHÀ MÁY MDF GIA LAI 30
CHƯƠNG VI - ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP SẢN XUẤT SẠCH HƠN TRONG SẢN XUẤT TẠI NHÀ MÁY VÁN ÉP MDF GIA LAI 32
6.1 TỔNG QUAN VỀ SẢN XUẤT 32
6.2 ĐỊNH MỨC NGUYÊN LIỆU, NĂNG LƯỢNG VÀ HOÁ CHẤT 33
6.3 PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ NGUYÊN NHÂN PHÁT THẢI. 34
6.3.1 Cân bằng vật liệu và các hoá chất cho 1 m3 ván thành phẩm 34
6.3.2 Cân bằng nước cho 1 m3 ván thành phẩm 36
6.3.2.1 Cân bằng nước ở công đoạn rửa dăm gỗ 36
6.3.2.2 Cân bằng nước hơi và làm mát 36
6.3.3 Cân bằng khối lượng và năng lượng ở lò hơi. 36
6.3.3.1 Cân bằng khối lượng 36
6.3.3.2 Cân bằng năng lượng 37
6.3.4 Định giá dòng thải 38
6.3.5 Phân tích các nguyên nhân của dòng thải và các giải pháp SXSH 39
6.3.5.1 Các giải pháp thực hiện đối với quá trình sản xuất chính 39
6.3.5.2 Các giải pháp thực hiện đối với nước công nghệ, làm mát và nước thải 40
6.3.5.3 Các giải pháp thực hiện đối với lò hơi 40
6.4 ĐÁNH GIÁ SƠ BỘ CÁC GIẢI PHÁP 40
6.4.1 Đối với các giải pháp của quá trình sản xuất chính . 40
6.4.1.1 Về mặt kinh tế 40
6.4.1.2 Về mặt kỹ thuật 42
6.4.1.3 Về mặt môi trường 43
6.4.2 Đối với việc sử dụng nước. 44
6.4.2.1 Về mặt kinh tế 44
6.4.3.1 Về mặt kỹ thuật 46
6.4.2.3 Về mặt môi trường 46
6.4.3.1 Về mặt kinh tế 47
6.4.3.2 Về mặt kỹ thuật 48
6.4.3.2 Về mặt môi trường 49
6.4 LỰA CHỌN CÁC GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT 50
6.4.1 Tiêu chí lựa chọn các giải pháp 50
6.4.2.2 Thứ tự ưu tiên các giải pháp 50
CHƯƠNG VII - KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 54
TÀI LIỆU THAM KHẢO 56
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1.2 Các quá trình công nghiệp. 4
Sơ đồ 2.2 Các nấc thang quản lý và xử lý chất thải công nghiệp 5
Sơ đồ 1.4 Hệ thống thoát nước của nhà máy 22
Sơ đồ 2.4 Sự tuần hoàn nước ở khâu rửa dăm 22
Sơ đồ 1.6 Công nghệ sản xuất ván sợi ép MDF 32
Sơ đồ 3.6 Cân bằng vật liệu và các hoá chất cho 1 m3 ván thành phẩm 34
Sơ đồ 3.6 Cân bằng vật liệu và các hoá chất cho 1 m3 ván thành phẩm (tt) 35
Sơ đồ 4.6 Cân bằng nước ở công đoạn rửa dăm gỗ 36
Sơ đồ 5.6 Cân bằng nước hơi và làm mát 36
Sơ đồ 6.6 Cải tạo hệ thống xử lý và sử dụng tuần hoàn nước thải 44
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
MỞ ĐẦU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Thời đại công nghiệp vốn đã có nền tảng phát triển từ những thế kỷ XIII – XIV cùng với thời gian ngành này phát triển thành cuộc đại công nghiệp ở các nước phương Tây và cho đến ngày nay đó là sự phát triển tột bậc và hưng thịnh nhất cùng với các ngành sản xuất truyền thống là nông nghiệp, thương mại, dịch vu. Nhưng hậu quả gây ra nghiêm trọng đối với môi trường là những ngành công nghiệp, trãi qua một thời gian dài chạy đua với nền sản xuất con người mới nhận thấy môi trường đang bị ô nhiễm tới mức đe doạ cuộc sống của con người. Ngành môi trường ra đời với mục đích giảm thiểu, cải thiện và phục hồi môi sinh cho trái đất hay thiết thực hơn là môi trường sống cho con người.
Các ngành công nghiệp tại Châu Âu và các nước phương Tây đã phải cố gắng hết sức để cải thiện môi trường và nhiều khái niệm đã bắt đầu hình thành về việc làm thế nào để vừa duy trì sản xuất vừa cải thiện việc quản lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên và giảm thiểu ô nhiễm.Vì vậy bên cạnh sử dụng các hệ thống kiểm soát ô nhiễm còn phải sáng tạo ra các phương tiện để ngăn ngừa ô nhiễm.Trong những thập kỷ qua, các ý tưởng về giảm thiểu nguồn ô nhiễm, tối thiểu hoá chất thải và sản suất sạch hơn trở nên đáng tin cậy, đó là việc áp dụng liên tục của chiến lược về môi trường và kinh doanh mang tính chất ngăn ngừa phối hợp sử dụng các nguồn tài nguyên, chế biến và sản xuất hàng hoá hay cung cấp các dịch vụ một cách hiệu quả hơn, tăng lợi nhuận và giảm thiểu những rủi ro cho môi trường.
Ngành công nghiệp sản xuất ván nhân tạo ra đời nguyên nhân chính là nguồn cung cấp gỗ tự nhiên đã bị giảm sút bởi sự khai thác quá mức của con người. Bao gồm việc tạo ra các loại ván phục vụ cho nhu cầu của cuộc sống như sự thay đổi về cách thức xây dựng nhà ở, nhà kiểu mới đòi hỏi những tấm gỗ rộng lớn có chức năng cách nhiệt, cách âm tốt, chống cháy, ít bị côn trùng và nấm phá hoại … Bao gồm nhiều loại khác nhau như : ván dán, ván dăm, ván sợi, ván mộc, ván ghép thanh, ván mộc,….Mỗi loại ván được sản xuất với một công nghệ phù hợp, song điểm chung nhất là vật liệu được liên kết với nhau bằng keo hữu cơ hay vô cơ và được ghép thành tấm dưới áp lực trong điều kiện bàn ép có gia nhiệt hay không gia nhiệt tuỳ theo mỗi loại sản phẩm và các loại keo. Sản xuất ván sợi là một trong những ngành thuộc về ván nhân tạo là ván được ép thành tấm từ bột gỗ nghiền phong phú về đặc tính vật lý, cơ học, hoá học cũng như kích cỡ sản xuất theo yêu cầu của thị trường tiêu thụ.
Quá trình thực tập tại nhà máy ván sợi ép MDF tại An Khê – Gia Lai nhằm thực tế hoá dây chuyền sản xuất với những tác động đối với môi trường xung quanh, tình hình cũng như thái độ quan tâm đến môi trường tại khu vực sản xuất. Khảo sát từ đầu vào cho đến khâu cuối cùng của quá trình sản xuất nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường hiện có, tìm ra nguồn gây ô nhiễm và đề xuất những giải pháp thích hợp hơn như giảm thiểu chất thải tại nguồn hay tuần hoàn sử dụng chất thải … cải tiến hệ thống cũ trở thành những hệ thống tốt hơn và có hiệu quả hơn.
1.2 MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
Tiến hành khảo sát quy trình sản xuất tại nhà máy ván sợi ép MDF đánh giá tình hình sản xuất cũng như hệ thống quản lý và kiểm soát ô nhiễm hiện tại từ đó đề xuất các giải pháp sản xuất sạch hơn cho nhà máy MDF.
1.3 TÍNH THIẾT THỰC CỦA ĐỀ TÀI
Nền kinh tế nước ta đã phát triển tương đối nhanh chóng trong thập kỷ qua và vẫn sẽ tiếp tục tăng trưởng với tốc độ cao trong những năm tới, đời sống của nhân dân đã và đang được cải thiện, kéo theo nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao,s trong đó có nhu cầu gỗ và các sản phẩm về gỗ, đặc biệt năm 2004 là năm Việt Nam xuất khẩu gỗ đạt mốc son khi ghi tên vào “Câu lạc bộ 1 tỷ USD”. Năm 2005, xuất khẩu gỗ ước tính đạt 1,5 tỷ đồng.
Hơn nữa rừng tự nhiên của nước ta trãi qua nhiều năm chiến tranh, thiên tai và bị con người tàn phá đã trở nên kiệt quệ, không còn khả năng phục vụ cộng đồng, dân cư tiếp tục tăng. Trong bối cảnh như vậy, Nhà nước đã chú trọng sự nghiệp trồng rừng nhằm che phủ xanh đất trống đồi núi trọc, bảo vệ môi trường và cung cấp nguyên liệu cho nhà máy chế biến lâm sản.
Tổng công ty lâm nghiệp Việt Nam là một doanh nghiệp lớn của Nhà nước trong lĩnh vực lâm nghiệp có chủ trương đổi mới công nghệ, chuyển hướng từ chỗ dựa vào gỗ tự nhiên là sang gỗ rừng trồng Nhà máy ván sợi ép cường độ trung bình tại Gia lai là nhà máy được thành lập nhằm thực hiện chủ trương này của Tổng công ty lâm nghiệp Viêt Nam.
Ngành sản xuất ván ép là một ngành mới hiện nay bởi công nghệ sản xuất khá hiện đại các vấn đề môi trường đối với ngành sản xuất này thực sự mới mẻ và có nhiều tiềm ẩn. Song không một ngành sản xuất nào là không có những vấn đề về môi trường. Vì vậy áp dụng sản suất sạch hơn để phòng ngừa ô nhiễm môi trường là thiết thực hơn cả. Trên cơ sở giảm thiểu cả về lượng lẫn về chất của chất thải, sản xuất sạch hơn giúp cho các doanh nghiệp tiết kiệm chi phí kiểm soát ô nhiễm so với xử lý cuối đường ống.
1.4 PHƯƠNG PHÁP, PHẠM VI NGHIÊN CỨU & GIỚI HẠN ĐỀ TÀI
1.4.1 Phương pháp nghiên cứu
1.4.1.1 Phương pháp luận
Trong những năm cuối của thế kỷ 20, các tác động môi trường của phát triển công nghiệp đã được đánh giá đầy đủ hơn, đồng thời những thách thức mới về môi trường trong tiến trình phát triển trên quy mô toàn cầu và từng quốc gia trong thế kỷ 21 cũng được nhận biết một cách rõ nét hơn. Vì vậy, các tiêu chuẩn môi trường của nhiều nước có xu hướng ngày càng chặt chẽ hơn và các chi phí cho việc thải bỏ an toàn chất thải đã làm cho gánh nặng môi trường đối vơi các doanh nghiệp trở nên bức xúc cần có cách giải quyết không làm hại đến năng lực cạnh tranh của họ.
Chính đòi hỏi này đã thúc đẩy các nước công nghiệp phát triển và các tổ chức môi trường thay đổi cách tiếp cận trong quản lý môi trường từ chú trọng kiểm soát ô nhiễm sang chủ động phòng ngừa việc tạo ra chất thải vào cuối năm 1989. Chương trình môi trường của Liên Hợp Quốc (UNEP) đã khởi xướng chương trình sản xuất sạch hơn (SXSH). Trong chương trình nghị sự 21, hội nghị Liên Hợp Quốc Môi trường và Phát triển (UNCED) đã dành ưu tiên cho việc giới thiệu các phương pháp SXSH, các công nghệ phòng ngừa ô nhiễm và tuần hoàn để đạt được sự phát triển bền vững. (PGS.TS Trần Văn Nhân, giám đốc Trung Tâm Sản Xuất Sạch Việt Nam, 1999).
Sự khác nhau cơ bản giữa kiểm soát ô nhiễm và SXSH là thời điểm thực hiện. Kiểm soát ô nhiễm được thực hiện sau khi đã có chất thải, hay nói cách khác là tiếp cận “phản ứng và xử lý”; trong khi đó, SXSH là tiếp cận chủ động, theo hướng “đoán và phòng ngừa”. Như chúng ta đã biết phòng bệnh bao giờ cũng tốt hơn chữa bệnh.
Bên cạnh việc giảm thiểu các chất thải ô nhiễm thông qua SXSH, giảm nguyên liệu và năng lượng tiêu thụ cũng có thể là một thành quả của tiếp cận này.
Có một điều quan trọng cần nhấn mạnh rằng SXSH không chỉ là vấn đề thay đổi thiết bị, là vấn đề thay đổi thái độ, áp dụng bí quyết ”know-how” và cải thiện quá trình sản xuất và sản phẩm.
Cùng tồn tại với khái niệm SXSH và có cùng triết lý chủ động phòng ngừa ô nhiễm bằng cách ngăn chặn các nguyên nhân phát sinh ra chất thải là các khái niệm “giảm thiểu chất thải”, “phòng ngừa ô nhiễm”, “năng suất xanh”… do các tổ chức và quốc gia khác nhau sử dụng.
1.4.1.2 Phương pháp thu thập số liệu
Theo tình hình thực tế sản xuất của nhà máy phương pháp thu thập số liệu và các thông số của các quá trình trong dây chuyền sản xuất là các thông số thiết kế, các báo cáo sản xuất theo định kỳ tháng hay quý và các số liệu trong quá trình vận hành…
Trong quá trình thực hiện đề tài, các số liệu tính toán và xử lý dựa trên một số tài liệu tham khảo đáng tin cậy.
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu
Ngành sản xuất ván nhân tạo khá đa dạng về chủng loại các sản phẩm ứng với mỗi ngành thì công nghệ sản xuất khác nhau nên các vấn đề môi trường sẽ khác nhau. Do sự hạn chế về thời gian nên đề tài chỉ tập trung nghiên cứu về tình hình kiểm soát và đánh giá hiện trạng môi trường tại nhà máy ván sợi ép MDF Gia Lai đề xuất một số giải pháp sản xuất sạch hơn và phân tích một số biện pháp về khía cạnh kinh tế, kỹ thuật và môi trường cho nhà máy nhằm cải thiện, bảo vệ môi trường sinh thái cũng như an toàn lao động cho người công nhân.
1.4.3 Giới hạn của đề tài
Đối với việc đánh giá hiện trạng môi trường của nhà máy ván sợi ép MDF Gia Lai. Các thiết bị đo đạc các chỉ tiêu chất lượng môi trường không khí, nước và các tài liệu liên quan đến môi trường tại nhà máy còn hạn chế. Nên cơ sở đánh giá không đầy đủ, chính xác chủ yếu dựa vào nghiên cứu đánh giá tác động môi trường của nhà máy.
Đối với quá trình cân bằng vật chất nguyên nhiên liệu và năng lượng. Thiếu các thiết bị đo đạc, phân tích cũng như các tài liệu không đầy đủ tại các vị trí nên kết quả quá trình cân bằng mang tính cảm tính và sai số lớn. Thời gian thực tập và thu thập số liệu hạn chế nên chỉ khảo sát tính chất nước thải sản xuất vào mùa nắng nên không đảm bảo tính thay mặt cho cả năm. Do điều kiện đi lại khó khăn nên tần số thí nghiệm về khả năng keo tụ và lắng có thể chưa chính xác như mong muốn.
Đối với việc đánh giá tính khả thi một số biện pháp sản xuất sạch hơn. Chi phí đầu tư chỉ ước tính và dựa vào một số tài liệu nghiên cứu để nên sai lệch lớn. Các lợi ích về kinh tế, kỹ thuật và môi trường chỉ là các ước tính sơ bộ và chủ quan có thể chưa phù hợp với thực tế và chưa phân tích hết các trở ngại, các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện…


CHÖÔNG II - LÝ THUYẾT VỀ Ô NHIỄM VÀ NGĂN NGỪA
Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
2.1 CÁC QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG
2.1.1 Chất gây ô nhiễm và nguồn gây ô nhiễm môi trường trong sản xuất
Ứng với mỗi sản phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của con người, trong quá trình sản xuất để tạo ra được một sản phẩm, trước hết cần là nguyên liệu thô ban đầu, nước công nghệ, các loại hoá chất cần thiết và các nguồn năng lượng khác công đoạn trung gian , các thiết bị máy móc cần thiết khác cuối cùng cho ra một sản phẩm hoàn chỉnh.
Trong quá trình đó nguồn gây ô nhiễm chính là các công đoạn trong sản xuất và chất gây ô nhiễm chính là những nguồn đầu vào là các nguyên liệu thô loại ra do không đủ quy cách trở thành phế thải. Hoá chất tham gia trong quá trình phản ứng nhằm biến đổi một số tính chất của nguyên liệu ban đầu cũng sẽ có một phần bị biến chất và thải ra ngoài một phần nào đó… Sơ đồ sau thể hiện quá trình sản xuất phát sinh các chất thải.

Sơ đồ 1.2 Các quá trình công nghiệp.
Nguồn CEFINA – Viện Môi trường và Tài nguyên – Đại học Quốc Gia, 1999.
2.1.2 Các biện pháp đánh giá các tác động và kiểm soát ô nhiễm môi trường.
Hiện nay để giải quyết các vấn đề ô nhiễm công nghiệp, thường người ta sử dụng các biện pháp sau:
2.1.2.1 Biện pháp kỹ thuật
Thải bỏ trực tiếp là phương pháp cổ điển nhất và hoàn toàn mang tính thụ động. Khi công nghiệp chưa phát triển, lượng chất thải sinh ra còn ít, khả năng đồng hóa ô nhiễm của môi trường còn lớn nên các vấn đề ô nhiễm và bảo vệ môi trường chưa được nhận thức và quan tâm đúng mức. Tuy nhiên, hiện nay giải pháp này vẫn còn khá phổ biến ở hầu hết các địa phương trong cả nước.
Xử lý cuối đường ống cũng mang tính thụ động và đối phó, khi sản xuất công nghiệp ngày càng gia tăng thì ô nhiễm môi trường cũng bắt đầu hiện rõ, cùng lúc này các chính sách và quy định pháp luật về quản lý và bảo vệ môi trường được ban hành. Việc xử lý các chất thải trước khi thải vào môi trường được các nhà sản xuất công nghiệp lựa chọn. Khuyết điểm lớn nhất của giải pháp này là có thể gây ra ô nhiễm thứ cấp không thể kiểm soát, chi phí giảm thiểu ô nhiễm cao, khó xử lý triệt để mà chỉ cho phép giảm bớt mức độ ô nhiễm và độc hại của dòng thải trước khi thải ra môi trường bên ngoài. Về thực chất, đây là sự biến đổi chất ô nhiễm từ dạng này sang dạng khác.
Tái sinh và tái sử dụng: mang tính chủ động, nhằm biến đổi các chất thải ở bên ngoài quá trình sản xuất thành các dạng vật chất hay năng lượng có thể đưa trở lại quá trình sản xuất hay sử dụng vào mục đích khác. Tuy nhiên giải pháp tái sinh chất thải thường ít có tính khả thi về kinh tế lẫn kỹ thuật do ít có thị trường tiêu thụ các chất thải tái sinh, ô nhiễm thứ cấp có thể phát sinh, hay chi phí cho quá trình tái sinh cao hơn nhiều so với xử lý cuối đường ống và không phải loại chất thải nào cũng có thể tái sinh được bằng những tiến bộ kỹ thuật hiện thời.
Sản xuất sạch hơn (SXSH) : cũng mang tính chủ động nhưng được ưa chuộng hơn do không những cho phép đáp ứng các tiêu chuẩn quy định về môi trường dễ dàng, cho phép bảo toàn các nguồn tài nguyên để phát triển bền vững mà còn có khả năng đạt được những lợi ích về kinh tế. Các doanh nghiệp ở Việt Nam có thuận lợi lớn là có thể áp dụng ngay SXSH do các doanh nghiệp chưa sẳn sàng đầu tư cho xử lý chất thải cuối đường ống vì tốn kém và không tìm được nguồn kinh phí để triển khai. Biện pháp này hiện nay đang được phổ biến và triển khai khá rộng rãi cho các cấp quản lý môi trường và các doanh nghiệp trong cả nước.

Bảng 3.1 Dự kiến nhu cầu gỗ hàng năm ở thị trường trong nước ( đơn vị : triệu m3) 10
Bảng 1.4 Thành phần loại keo Better 17
Bảng 2.4 Thành phần loại keo Dynea 17
Bảng 3.4 Thành phần nước thải nhà máy MDF 20
Bảng 4.4 Đăc điểm chính của loại nhiên liệu DO 25
Bảng 5.4 Khí thải từ các loại xe tải nặng tải trong nặng trên 16 tấn (sử dụng dầu DO) 25
Bảng 6.4 Đăc điểm chính của loại nhiên liệu FO 25
Bảng 7.4 Tính chất của nước thải ở công đoạn rửa dăm 26
Bảng 1.6 Số liệu định mức trung bình tháng năm 2004 cho 1m3 ván 33
Bảng 2.6 Số liệu định mức tháng 3 năm 2005 cho 1m3ván 34
Bảng 3.6 Định giá dòng thải 38
Bảng 4.6 các giải pháp đề xuất đối với các quá trình sản xuất chính 39
Bảng 5.6 Các giải pháp đề xuất đối với việc sử dụng nước 40
Bảng 6.6 các giải pháp đề xuất đối với lò hơi 40
Bảng 7.6 Hệ số hút âm của một số vật liệu 41
Bảng 8.6 Ước tính mức chi phí các loại keo trên 1m3 ván 41
Bảng 9.6 Chi phí đầu tư lắp đặt đồng hồ đo nước 45
Bảng 10.6 Thứ tự ưu tiên các giải pháp đối với các hoạt động sản xuất chính 51
Bảng 11.6 Thứ tự ưu tiên các giải pháp đối với hoạt động sử dụng nước sản xuất và sinh hoạt. 52
Bảng 12.6 Thứ tự ưu tiên các giải pháp đối với các hoạt động đốt lò hơi 53


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
A Đánh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp quản lý chất thải rắn tại thành phố đông hà tỉnh Quảng trị Khoa học Tự nhiên 0
D Đánh giá việc thực hiện các quyền sử dụng đất tại thành phố Việt Trì, tỉnh Phú THọ Nông Lâm Thủy sản 0
D Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất huyện Thanh Ba tỉnh Phú Thọ Nông Lâm Thủy sản 0
D Điều tra, đánh giá về ý thức học tập hiện nay của sinh viên học viện nông nghiệp Việt Nam Văn hóa, Xã hội 0
D Đánh giá hiện trạng chất lượng nước mặt sông Vàm Cỏ Đông tại huyện Bến Lức tỉnh Long An năm 2016 Khoa học Tự nhiên 0
D Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Long An Nông Lâm Thủy sản 0
D Đánh giá hiệu quả của kỹ thuật PCR phát hiện trực tiếp Mycobacterium Tuberculosis trong mẫu bệnh phẩm Y dược 0
D Đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt và đề xuất một số giải pháp quản lý chất lượng nước trên địa bàn Huyện Mê Linh Nông Lâm Thủy sản 0
D Hoàn thiện công tác đánh giá thực hiện công việc tại Công ty Cổ phần Đầu tư Thành Quang Luận văn Kinh tế 0
D Đánh giá hiện trạng môi trường làng nghề cơ khí xã Thanh Thủy Nông Lâm Thủy sản 1

Các chủ đề có liên quan khác

Top