nofear_bmt

New Member

Download miễn phí Báo cáo Thực tập tại trung tâm tần số vô tuyến điện khu vực V - Cục tần số vô tuyến điện





 
Trên thực tế tất cả các phép đo tần số được tiến hành ở các trạm kiểm soát là các phép đo từ xa, được thực hiện bởi các máy thu. Để kết quả đạt được chính xác, các máy thu phải có các đặc tính sau :
- Độ nhạy đầu vào cao;
- Điều chế méo và xuyên điều chế thấp;
- Bộ lọc đầu vào thích hợp ( bộ tiền chọn lựa ) để bảo vệ dải tần số đo chống lại các tần số không mong muốn;
- Các đầu vào tần số chuẩn ngoài;
- Tạp âm của bộ dao động trong thấp;
- Có điều chỉnh độ lợi thủ công, từ xa hay tự động;
- Có đầu ra IF làm chuẩn cho các phép đo khác
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

.
Các trạm kiểm soát cố định tại trung tâm V bao gồm:
- Trạm trung tâm tại Hải Phòng: phát hiện và định hướng nguồn phát xạ từ 9KHz đến 3GHz. Trạm trung tâm thực chất là một máy tính điều khiển các trạm điều khiển từ xa trên cơ sở các chương trình điều khiển.
- Trạm kiểm soát cố định loại 1: Thu đo và định hướng các nguồn phát xạ VTĐ đến tần số 2.7 GHz (cụ thể khoảng 20 MHz – 3 GHz), các trạm này được đặt ở các Trung tâm tần số VTĐ khu vực, các thành phố lớn quan trọng, trung tâm vùng có mật độ máy phát cao, đông dân cư cần xác định nhanh nguồn can nhiễu và các phát xạ vô tuyến bất hợp pháp.Tại Trung tâm tần số khu vực V thì các trạm cố định loại 1 này được đặt tại các vị trí như: Đông Hưng (Thái Bình), Hải Dương, Xuân Trường(Nam Định).
- Trạm kiểm soát cố định loại 2: Thu đo và định hướng các nguồn phát xạ VTĐ đến tần số 1GHz ( khoảng 20 MHz – 1.3 GHz). Các trạm này được đặt tại các thị xã, các vùng có mật độ đài phát không cao, các cửa khẩu, sân bay, hải cảng. Tại Trung tâm tần số khu vực V thì các trạm cố định loại 2 được đặt tại Hòn Gai, Móng Cái, Cửa Ông (Quảng Ninh).
Các trạm kiểm soát cố định cho phép khảo sát phổ tần số vô tuyến điện, đo các thông số của phát xạ điện từ trường với thời gian tối thiểu cho phép. Điều đó được thể hiện qua những nhiêm vụ sau:
- Kiểm soát và đo các chỉ tiêu của các đàiVTĐ ví dụ như: tần số, băng thông, điều chế…
- Các phép đo liên quan đến nhiễu bao gồm:
Xác định các nguồn gây nhiễu
Nhận dạng các phát xạ nhiễu
Từng bước loại trừ nhiễu.
- Nhận dạng và phân tích các loại phát xạ bằng việc định hướng và phân tích tín hiệu
- Phát hiện và từng bước đình chỉ các hoạt động vô tuyến không được cấp phép
- Tham gia hệ thông kiểm soát quốc tế
- Nghiên cứu độ chiếm dụng phổ tần
Các trạm kiểm soát điều khiển từ xa
Các trạm kiểm soát tự động điều khiển từ xa nhận nhiệm vụ từ các Trung tâm Tấn số khu vực qua đường liên lạc vô tuyến ( viba, ADSL, VSAT)hay hữu tuyến ( dial - up) đảm bảo công tác kiểm soát được liên tục mà không có sự có mặt của nhân viên vận hành. Chế độ hoạt động của trạm có thể được định trước hay ở chế độ thoại trực tiếp. Các trung tâm khu vực có thể dừng hoạt động của trạm bất cứ lục nào và yêu cầu thực hiện một nhiệm vụ khác.
Phạm vi kiểm soát của một trạm ĐKTX khoảng trong vòng bán kính là 50 km – 60 km. Thực tế, người ta thường bố trí 3 trạm tạo thành hình tam giác đều mỗi cạnh 60 km để kiểm soát.
Các xe đo, định vị lưu động và bán lưu động
Các xe lưu động có các chức năng sau:
- Thực hiện các phép đo cơ bản
- Khảo sát cường độ trường
- Kiểm tra chất lượng các đường truyền
- Đo các tham số của tín hiệu TV
- Xe định vị lưu động có thể dò tìm đến tận nguồn phát xạ
Các xe đo, định vị khắc phục được hạn chế về tầm kiểm soát của các thiết bị đặt cố định của mỗi trung tâm, xác định nhanh chóng nguồn nhiễu. Ngoài ra trong khi lưu động, xe còn phải đo nhiều tham số rất quan trọng khác phục vụ cho công tác phân tích vùng bao phủ của mạng thông tin di động (A/D).
Các máy thu chuyên dùng ICOM R9000, AR3000
AR3000 : - Băng tần làm việc là dải V/UHF
- Có 400 kênh nhớ có thể lưu trữ các thông tin như tần số, mode thu, độ suy giảm RF…
- Chế độ làm việc theo một dải với bước nhảy tuỳ ý.
R9000 : Về cơ bản máy thu R9000 có đầy đủ chức năng như của máy thu AR3000 chỉ khác dải tần hoạt động rộng hơn và thêm một số chức năng khác:
- Băng tần làm việc là 100 KHz ÷ ~ 2 GHz
- Có 1000 kênh nhớ để lưu trữ các thông tin như tần số, mode thu, độ suy giảm RF…
- Có khả năng quan sát được dạng tín hiệu ( dạng phổ tín hiệu)
- Có khả năng định hướng tín hiệu
- Phân tích được sự điều chế
Các thiết bị chuyên dụng này được thực hiện chủ yếu với mục đích thu các tín hiệu có thể giải điều chế được, đặc biệt là các tín hiệu thoại như: FM, AM, SSB, WFM, NFM.. Các máy thu này sử dụng 2 loại anten là AH7000 và DA3000
Thiết bị kiểm tra
Anten thu đo
- Mục tiêu của anten là thu lấy các tín hiệu từ môi trường với mức lớn nhất có thể, đồng thời giảm tối thiểu ảnh hưởng của nhiễu. Các chỉ tiêu cụ thể của anten kiểm soát sẽ được xác định chủ yếu bởi các ứng dụng riêng. Để đạt được kết quả tốt nhất thì phân cực anten phải phù hợp với phân cực của dạng sóng thu, trở kháng đường truyền và đầu vào của máy thu để đảm bảo truyền tối đa công suất. Các anten bán định hướng có thể dùng kiểm soát nói chung, xác định phổ tần. Để quan sát tín hiệu riêng có thể dùng anten định hướng nhằm thu được mức tín hiệu lớn nhất và hạn chế ảnh hưởng của can nhiễu. Cho đến nay chưa có một loại anten nào có khả năng thu hiệu quả tất cả các loại tín hiệu do đó các trạm kiểm soát yêu cầu phải có một số các loại anten khác nhau với cấu hình thích hợp với từng băng tần : VLF, LF, MF,HF,V/UHF, SHF…
- Với tần số dưới 30 MHz , khuyến nghị dùng anten cần phân cực đứng hay anten dây, có chiều cao tổng thể không lớn hơn 0.1λ tại tần số cần đo, có sử dụng mặt phản xạ.
- Trong dải tần từ 30 MHz đến 1000 MHz, khuyến nghị dùng anten lưỡng cực (dipole) dải rộng hay anten có hướng. Anten phải có độ cao phù hợp ( vd : 10m) và hướng anten phù hợp với góc tới và phân cực của tín hiệu cần thu. Nếu đo trong một dải tần rộng khuyến nghị dùng anten loga chu kì.
- Với tần số trên 1 GHz, độ lợi anten trở thành thông số quan trọng do độ mở hiệu dụng nhỏ và suy hao ống dẫn sóng và phiđơ cao. Vì vậy khuyến nghị dùng anten Horn hay anten loga chu kỳ nằm trong mặt phản xạ của parabol hay bộ phân thu tín hiệu độ mở lớn. Anten có độ lợi cao cũng cần điều chình để thu được phát xạ mong muốn nhất.
Máy phân tích phổ
Máy phân tích phổ là thiết bị thực hiện nhiều phép đo liên quan đến tần số: phát hiện và phân tích tất cả các loại tín hiệu xuất hiện trong lĩnh vực thông tin vô tuyến, các hài, các sản phẩm xuyên điều chế, đo đạc các tín hiệu có biên độ thấp bị che lấp bởi nhiễu. Thiết bị được dùng đối với tần số thấp, tần số sóng mang, băng tần cơ bản, tần số trung tần, vi ba, vệ tinh.
Máy phân tích phổ có các chức năng chính như sau:
- Đo phổ
- Đo băng thông(phương pháp X dB,β% ), đo công suất kênh lân cận, đo tín hiệu hài…
- Chức năng hiện giá trị max/min
- Chức năng đánh dấu cực đại, cực tiểu, các đỉnh kế cận
- Lưu trữ các giá trị đo
Các khả năng trên cho phép máy phân tích phổ thực hiện các phân tích tín hiệu theo tần số, ứng dụng trong các lĩnh vực sản xuất, duy trì các đường thông tin viba, radar, thiết bị viễn thông, hệ thống CATV, thiết bị phát thanh, thông tin di động, kiểm tra các thiết bị, khảo sát tín hiệu.
Máy đo tổng hợp
Máy đo tổng hợp là một thiết bị VTĐ có các chức năng sau:
- Đo và kiểm tra các tham số máy phát ở các cách điều chế khác nhau: AM, FM, SSB
- Đo và kiểm tra các tham số máy thu ở các cách điều chế khác nhau: AM, FM, SSB
- Phân tích phổ
- Hiển thị dạng sóng
Các tha...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top