Zany_Boy

New Member

Download miễn phí Lý thuyết chuyên môn hàn





- Cácbon : khử ôxy tương đối tốt tạo thành CO2 , hàm lượng C 0,18%.
- Mangan : là chất khử ôxy rất tốt, khử được tác dụng của lưu huỳnh, làm giảm khả năng nứt nóng và hợp kim hóa nâng cao độ bền mối hàn. Trong lõi que hàn Mn = (0,4-0,6)% , có trường hợp lên tới 0,8% hay 1,1%.
- Silic : Khử ôxy mạnh hơn Mn, song tạo thành SiO2 (có nhiệt độ nóng chảy cao), làm xỉ quánh hơn; do đó dễ gây ra rỗ xỉ. Mặt khác nó còn làm cho cácbon không bị ôxy hóa ở nhiệt độ cao và khi đông đặc cácbon mới bị ôxy hóa tạo thành khí CO khó thoát ra ngoài gây rỗ khí, ngoài ra nó còn làm tăng sự bắn tóe kim loại vũng hàn. Hàm lượng Si 0,03%.
- Crôm : khi hàn, Cr bị ôxy hóa tạo thành Cr2O3 có nhiệt độ nóng chảy cao nên nằm lại trong vũng hàn gây rỗ xỉ. Hàm lượng Cr 0,3%.
- Niken : không gây ảnh hưởng đến quá trình hàn (bị lẫn trong kim loại que hàn), hàm lượng Ni 0,3%.
- S, P : có hại đến quá trình hàn, hàm lượng nhỏ hơn 0,03%.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

không tăng được nữa, mặc dầu mật độ dòng điện tỷ lệ với cường độ dòng điện, vết cực không tăng mà chỉ mật độ dòng điện tăng. Bởi thế điện thế tăng và đường cong đặc tính dốc lên. Loại đường đặc tính này dùng trong hàn tự động dưới lớp thuốc và hàn khí bảo vệ.
.c) Quá trình hình thành hồ quang:
Quá trình hình thành hồ quang xảy ra rất ngắn (khoảng 1/10giây), nhưng nó có thể chia làm 4 giai đoạn sau :
Hình I-1
a) b) c) d)
- Giai đoạn a : Que hàn tiếp xúc với vật hàn, tại các chỗ nhấp nhô mật độ dòng điện tăng lên rất cao.
- Giai đoạn b : do mật độ dòng điện tại chỗ tiếp xúc tăng cao sẽ sinh ra nhiệt lượng lớn làm nóng chảy kim loại và điền đầy khoảng không gian giữa hai điện cực.
- Giai đoạn c : khi nhấc que hàn lên khỏi vật hàn, do tác dụng của lực từ trường, cột hồ quang bị kéo dài ra, tiết diện ngang giảm xuống.
- Giai đoạn d : Tại chỗ thắt, mật độ dòng điện tăng cao làm kim loại đạt đến nhiệt độ sôi và cắt đứt phần kim loại lỏng đi vào vũng hàn, hồ quang được hình thành.
Sau khi hồ quang hình thành, do ảnh hưởng của nhiệt hồ quang sẽ xảy ra hiện tượng phát xạ nhiệt điện tử trên bề mặt catốt, kèm theo sự tăng đáng kể của điện áp làm cho hiện tượng tự phát xạ tăng lên và hồ quang được duy trì.
2.2.3 Hiện tượng thổi lệch hồ quang và biệm pháp khắc phục.
Hồ quang hàn được hình thành trong môi trường khí giữa hai điện cực (Một điện cực có thể là vật hàn), cho nên coi nó như là một dây dẫn mền và dưới tác dụng của một số yếu tố khác nó có thể bị kéo dài và dịch chuyển khỏi vị trí bình thường ta gọi là hiện tượng thổi lệch hồ quang và gây hậu quả xấu cho quá trình hàn.. Hiện tượng này thường xảy ra với dòng một chiều, còn với dòng xoay chiều do chiều dòng điện thay đổi liên tục nên hồ quang ít bị thổi lệch.
2.2.3.1 Một số yếu tố ảnh hưởng đến hiện tượng thổ lệch hồ quang
a) ảnh hưởng của từ trường riêng.
Khi hàn, xung quanh cột hô quang, điện cực hàn, vật hàn . sẽ sinh ra từ trường . Nếu từ trường xung quanh cột hồ quang phân bố đối xứng, thì nó sẽ không bị thổi lệch (hình b). Nếu từ trường phân bố không đối xứng thì nó sẽ bị thổi lệch về phía có từ trường yếu hơn (hình a,c) cột hồ quang thổi lệch ngược với phía nối dây.
b) ảnh hưởng củavật liệu sắt từ.
Khi đặt gần hồ quang một vật sắt từ giữa chúng sẽ sinh ra một lực điện từ có tác dụng kéo hồ quang về phía sắt từ đó. Điều này khó khăn khi hàn góc hay khi hàn gần cuối đường hàn.
c) ảnh hưởng của góc nghiêng que hàn.
Góc nghiêng que hàn cũng ảnh hưởng đến sự phân bố đường sức từ xung quanh hồ quang. Bởi vậy chọn góc nghiêng que hàn thích hợp có thể thay đổi đueoẹc tính chất phân bố đường sức từ và có thể tạo ra từ trường đồng đều, khắc phục hiện tượng thổi lệch hồ quang khi hàn .
vh vh
2.2.3.2 Các biệm pháp khắc phục.
Để khắc phục và hạn chế ảnh hưởnh của hiện tượng thổi lệch hồ quang chúng ta có thể sử dụng một trong những biệm pháp sau đây:
- Thay đổi cách nối dây với vật hàn để tạo ra từ trường đối xứng
- Chọn góc nghiêng que hàn nghiêng một cách thích hợp.
- Giảm chiều dài hồ quang đến mức có thể (bằng cách hàn hồ quang gắn).
- Thay dòng điện hàn một chiều bằng dòng xoay chiều.
- Đặt thêm vật sắt từ ở gần cuối đường hàn.
2.2.4 Phân loại hàn hồ quang hàn
a) Phân loại theo dòng điện.
Phân loại theo dòng điện, hàn hồ quang tay được chia ra :
1/ Hàn bằng dòng điện xoay chiều AC (Alternating Current).
+ Ưu điểm : thiết bị đơn giản, dễ chế tạo, dễ bảo quản sửa chữa, giá thành thấp, thuận tiện ở nơi gần lưới điện và hồ quang ít bị thổi lệch.
+ Nhược điểm : Khó gây hồ quang và hồ quang cháy không ổn định, do đó chất lượng mối hàn không đạt được yêu cầu cao, không dùng được với tất cả các loại que hàn.
2/ Hàn bằng dòng điện một chiều DC (Direct Current).
+ Ưu điểm : dễ gây hồ quang và hồ quang cháy ổn định, tiện lợi ở nơi xa lưới điện, chất lượng mối hàn đạt được cao.
+ Nhược điểm : tổn hao nhiều năng lượng (do dùng máy phát, chỉnh lưu), hồ quang hay bị thổi lệch.
Do có những ưu nhược điểm trên mà hiện nay cả hai phương pháp này cùng tồn tại và bổ trợ cho nhau.
b) Phân loại theo cách nối dây.
1/ Nối trực tiếp
Nối trực tiếp là nối một cực của nguồn điện hàn với que hàn, còn cực kia nối với vật hàn. Khi hàn bằng dòng một chiều, nối trực tiếp được phân ra : nối thuận và nối nghịch.
+ Nối thuận: là nối cực dương của nguồn với vật hàn, cực âm với que hàn.
+ Nối nghịch: là nối cực dương của nguồn với que hàn, cực âm với vật hàn. Khi hàn vật mỏng dùng phương pháp nối nghịch và hàn vật dầy nối thuận.
a) Nối trực tiếp b) Nối gián tiếp c) Nối hỗn hợp
2/ Nối gián tiếp : là nối hai cực của nguồn điện với que hàn còn vật hàn không nối cực. Hồ quang cháy giữa hai que hàn, do vậy có thể điều chỉnh được lượng nhiệt của vũng hàn khi hàn bằng cách thay đổi chiều dài cột hồ quang (hình vẽ). Cách nối dây này dùng khi hàn các vật mỏng, hàn thép có nhiệt độ nóng chảy thấp bằng điện cực không nóng chảy.
3/ Nối hỗn hợp
Dùng khi hàn hồ quang tay bằng dòng ba pha. Hai cực của nguồn điện nối với que hàn còn cực kia nối với vật hàn. Ưu điểm là nhiệt tập trung cao, năng suất hàn cao. Thường áp dụng khi hàn vật dầy, các kim loại và hợp kim nóng chảy cao.
c) Phân loại theo điện cực
1/ Hàn bằng điện cực nóng chảy (que hàn, dây hàn……) : mối hàn do kim loại điện cực và kim loại vật hàn tạo nên.
2/ Hàn bằng điện cực không nóng chảy (Vonfram, điện cực than).
Mối hàn tạo nên có thể chỉ do kim loại vật hàn nóng chảy (nếu không dùng que hàn phụ), hay do cả kim loại que hàn và vật hàn tạo nên khi hàn bằng điện cực nóng chảy hay không nóng chảy có dùng que hàn phụ. Hồ quang có thể cháy trực tiếp giữa que hàn và vật hàn hay cháy gián tiếp giữa que hàn và que hàn bằmg nguồn điện hai pha hay ba pha.
2.3 Chuẩn bị phôi và khĩ thuật khai triển một số mặt hình học cơ bản.
Công việc chuẩn bị phôi trước khi hàn bao ngồm:
- Khai triển phôi.
- Cắt và tạo hình.
- Chuẩn bị mép hàn
- Hàn đính và gá lắp.
- Làm sạch.
2.3.1 Kỹ thuật khai triển một số hình học cơ bảN
Khai triển phôi là"trải" chi tiết từ dạng hình không gian ra hình phẳng, sau đó tính toán, xác địng các yếu tố công nghệ như: lượng dư gia công, dung sai…rồi cắt ra phôi có kích thước cần thiết là các phôi hàn .
2.3.1.1 Các phép dựng hình cơ bản.
2.3.1.1 Khai triển một số mặt hình học cơ bản.
1. Khai triển hình trụ tròn.
Khai triển hình trụ tròn có:
dt - đường kính trong
D n - đường kính ngoài.
t - chiều dầy vật liệu.
H - Chiều cao hình trụ
Xác địng:
dtb- đường kính trung bình
dtb = dt + Dn - t
L chiều dài tấm vật liệu khai triển
L = p.dtb
Khai triển của hình trụ là hình chữ nhật có kích thước LxH
2. Khai triển hình nón.
Khai triển hình nón có:
D - đường kính đáy
H- chiều cao
Xác định R và b:
R=
hay R=
b=
Dựa vào R,b dựng được hình khai triển.
c) Khai triển hình nón cụt đều.
Khai triển hìn...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top